Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp

Đánh giá thông số vận tốc lan truyền siêu âm M-mode màu (Vp) và tìm hiểu mối liên quan và tương quan giữa Vp với các thông số chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 5

Trang 5

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 6

Trang 6

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp

Nghiên cứu thông số VP siêu âm tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp
33
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Anh Vũ, email: bsnguyenanhvu@gmail.com 
Ngày nhận bài: 7/12/2018, Ngày đồng ý đăng: 12/3/2018; Ngày xuất bản: 25/04/2019
NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ VP SIÊU ÂM TIM 
TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI 
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Hoàng Nhật Hậu1, Nguyễn Anh Vũ2
(1) Bệnh viện Trung ương Huế; (2) Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại họcHuế 
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thông số vận tốc lan truyền siêu âm M-mode màu (Vp) và tìm hiểu mối liên quan và 
tương quan giữa Vp với các thông số chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 51 bệnh nhân đã được chẩn đoán THA, 
nhập viện và làm siêu âm tim tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu 
mô tả cắt ngang. Kết quả: Giá trị Vp đạt được trên nhóm nghiên cứu là 63,34 ± 28,22 cm/s. Nhóm có phì đại 
thất trái (62,68 ± 28,08 cm/s) thấp hơn so với nhóm không có phì đại thất trái (64,29 ± 29,08 cm/s) (p > 0,05). 
Vp giảm dần theo mức độ rối loạn chức năng tâm trương trong đó giảm rõ nhất khi có rối loạn chức năng tâm 
trương độ 2 (Vp = 36,18 ± 4,17 cm/s) so với độ 1 là 55,65 ± 21,43 cm/s. Vp có mối tương quan thuận mức độ 
vừa với vận tốc tối đa sóng E (r = 0,304, p < 0,05) và tỷ lệ sóng E/A (r = 0,319, p < 0,05). Ngoài ra Vp còn tương quan 
nghịch với độ dày vách liên thất (r = - 0,372; p < 0,01) và thành sau thất trái (r = - 0,347; p < 0,01). Kết luận: Vận 
tốc lan truyền M-mode màu (Vp) có thể xem như là một thông số siêu âm tim bổ sung cho các thông số siêu 
âm Doppler tim khác để phát hiện những biến đổi chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết 
áp. Thông số này có giá trị nhận diện giảm chức năng tâm trương độ 2 trở lên.
Từ khóa: tăng huyết áp (THA), rối loạn chức năng tâm trương (rLCNTTr), vận tốc lan truyền M-mode màu (Vp)
Abstract
COLOR M-MODE PROPAGATION VELOCITY (VP) 
TO ASSESS THE LEFT VENTRICULAR DIASTOLIC FUNCTION 
IN HYPERTENSION PATIENTS
Hoang Nhat Hau1, Nguyen Anh Vu2 
(1) Hue Central Hospital; (2) Dept. Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Objective: To evaluate the color M-mode (Vp) propagation velocity parameter and the correlation 
between Vp and left ventricular diastolic function parameters in hypertension patients. Subjects and 
Methods: A echocardiography study of 51 hypertensive patients, admitted to the Department of Cardiology 
of Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. This is a cross-sectional study. Results: The Vp value 
was 63.34 ± 28.22 cm/s. In the left ventricular hypertrophy group, the Vp was lower (62.68 ± 28.08 cm/s) 
than Vp of the left ventricular non hypertrophy group but not significative (p > 0.05). We found clearly 
a diminution of the Vp in the groupe with degree 2 of diastolic dysfunction (Vp = 36.18 ± 4.17 cm/s) in 
comparison with degree 1 (55.65 ± 21.43 cm/s). Vp was positively correlated with the left ventricular peak 
E-wave velocity (r = 0.304, p < 0.05) and the E/A wave ratio (r = 0.319, p < 0.05). In addition, Vp was inversely 
correlated with ventricular septal thickness (r = - 0.372, p < 0.01) and left ventricular post wall (r = -0.347; p < 
0.01). Conclusion: the Vp parameter may be used as a complement parameters to assess the left ventricular 
diastolic function in hypertensive patients. This parameter is valuable in patients with 2 stage or more of 
diastolic function disorder. 
Keyword: Hypertension, ventricular diastolic function, color M-mode propagation velocity
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tỉ lệ mắc tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng và 
dự kiến sẽ tác động đến 1,5 tỉ người khoảng 1/3 dân 
số thế giới vào năm 2025 [21],[17]. Tại Việt Nam theo 
điều tra 2005 thì tỉ lệ THA là 20,7% và tiền THA lên 
DOI: 10.34071/jmp.2019.2.6
34
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
đến 41,8%. Tổng chi phí điều trị cho THA bao gồm 
chi phí trực tiếp (điều trị THA và liên quan điều kiện 
y học) và chi phí gián tiếp (mất khả năng lao động 
và chất lượng sống) ước tính khoảng 4 ngàn tỉ USD 
trên toàn cầu [7], [16]. THA mạn tính là nguyên nhân 
phổ biến nhất gây rối loạn chức năng tâm trương 
(RLCNTTr) và suy tim tâm trương. Nó dẫn đến phì 
đại thất trái và tăng thành phần mô liên kết, cả 2 yếu 
tố này góp phần làm giảm độ chun giãn của tim. Siêu 
âm Doppler tim được xem như công cụ tốt nhất cho 
chẩn đoán sớm RLCNTTr với tất cả bệnh nhân THA 
[14]. Ngày nay đánh giá một cách chính xác RLCNTTr 
không xâm nhập có ý nghĩa quan trọng trong điều trị 
và tiên lượng nhưng vẫn còn là thách thức với các 
nhà tim mạch học [6]. Gần đây là siêu âm màu M- 
Mode qua dòng van hai lá đã cung cấp thêm thông 
tin về chức năng tâm trương thất trái cụ thể là vận 
tốc lan truyền màu M-mode [11]. Vì vậy chúng tôi 
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thông số Vp siêu âm 
tim trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở 
bệnh nhân tăng huyết áp” nhằm mục đích:
- Đánh giá hình thái, chức năng tâm trương thất 
trái và thông số Vp ở bệnh nhân THA bằng siêu âm 
Doppler.
- Tìm hiểu mối liên quan và tương quan giữa 
thông số Vp đánh giá chức năng tâm trương thất 
trái ở bệnh nhân THA với các thông số hình thái thất 
trái và chức năng tâm trương thất trái.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
51 bệnh nhân đã được chẩn đoán là THA được 
nhập viện và làm siêu âm tim tại Khoa nội tim mạch 
bệnh viện Đại học Y Dược Huế, từ tháng 4 năm 2016 
đến tháng 4 năm 2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tiêu chuẩn chẩn đoán 
và phân độ THA theo khuyến cáo Hội tim mạch Việt 
Nam năm 2015 [1] và chọn bệnh nhân chức năng 
tâm thu thất trái còn bình thường theo tiêu chuẩn 
của AHA và ESC: Phân suất tống máu EF ≥ 50%. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh van tim thực thể, 
bệnh cơ tim tiên phát, thứ phát, bệnh màng ngoài 
tim ... ất trái và Vp giữa 2 nhóm 
THA có phì đại thất trái và không. 
Bảng 3.5. So sánh các thông số chức năng tâm trương thất trái 
giữa phân nhóm mức độ RLCNTTr
Thông số
Phân loại mức độ RLCNTTr P
Bình Thường 
(n = 38)
(1)
Không Xác Định 
(n = 8)
(2)
RLCNTTr
(n = 5)
(3)
(1 & 2) (1 & 3) (2 & 3)
E (cm/s) 65,48 ± 20,33 74,10 ± 19,66 63,70 ± 7,83
A (cm/s) 89,71 ± 28,40 78,58 ± 24,42 69,04 ± 10,23 ٭
E/A 0,84 ± 0,50 1,07 ± 0,55 0,94 ± 0,16
e’v (cm/s) 6,73 ± 2,41 4,90 ± 1,73 3,90 ± 0,59 ٭ ٭
a’v (cm/s) 10,53 ± 2,07 8,27 ± 1,77 7,86 ± 1,49 ٭٭ ٭٭
e’b (cm/s) 9,63 ± 2,64 7,59 ± 2,72 6,76 ± 2,07 ٭ ٭
a’b (cm/s) 12,49 ± 2,64 11,64 ± 3,61 10,57 ± 2,32
e’tb (cm/s) 8,18 ± 2,37 6,24 ± 2,06 5,33 ± 1,17 ٭ ٭
E/e’tb 8,61 ± 3,56 12,43 ± 3,00 12,52 ± 3,35 ٭٭ ٭
LAVI (ml/m2) 22,40 ± 7,99 37,13 ± 14,76 42,44 ± 8,91 ٭٭٭ ٭٭٭
Vp (cm/s) 66,13 ± 28,25 62,22 ± 31,95 43,97 ± 15,40
p > 0,05; (٭): p < 0,05; (٭٭): p < 0,01; (٭٭٭): p < 0,001 (RLCNTTr: rối loạn chức năng tâm trương)
Thông số Vp không có sự khác biệt giữa 3 phân nhóm mức độ RLCNTTr trên (p > 0,05). Tuy vậy ta thấy Vp 
giảm dần, thấp nhất ở nhóm có RLCNTTr và cao nhất ở nhóm tăng huyết áp có chức năng tâm trương bình 
thường. 
37
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
Bảng 3.6. Thông số Vp ở các giai đoạn RLCNTTr
Thông số RLCNTTr độ 1 (2) RLCNTTr độ 2 (3) RLCNTTr độ 3 (0)
Vp (cm/s) 55,65 ± 21,43 36,18 ± 4,17 0
Có sự giảm thông số Vp khi RLCNTTr ở độ 2, trong khi đó độ 1 không thấy giảm.
3.5. Mối tương quan giữa thông số Vp với các thông số trên siêu âm Doppler tim
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa thông số Vp và một số thông số siêu âm và Doppler tim
Thông số Ve Ve/Va IVSd LVPWd p
Vp r = 0,304 r = 0,319 r = - 0,372 r = -0,347 < 0,05
4. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
 Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình là 
69,59 ± 12,97 cao hơn so với nghiên cứu khác điều 
này có tính tương đối, vì còn phụ thuộc vào mục 
đích và đối tượng nghiên cứu, đối tượng của chúng 
tôi bao gồm nhóm tuổi ≥ 70 và nhóm này lại chiếm 
tỷ lệ lớn trong nghiên cứu là 50,98%. Điều này cũng 
dễ nhận thấy vì huyết áp thường tăng với tuổi, theo 
JNC7 thì hơn 50% ở lứa tuổi 60-69 và gần 75% ở 
nhóm tuổi 70 tuổi trở lên bị THA [5]. Đối với nghiên 
cứu của Isao Inouye và cộng sự năm 1984 độ tuổi 
trung bình là 55 ± 9 [9] còn với Aleksandr Rovner độ 
tuổi trung bình là 55 ± 14 [18]. Để đánh giá mức độ 
THA một cách tối ưu nhằm phân chia độ huyết áp 
cho phù hợp với ảnh hưởng hậu quả của nó trên tim 
mạch và các cơ quan bị chi phối bởi độ THA còn gọi 
là cơ quan đích, góp phần tích cực cho ngăn ngừa, 
hạn chế và điều trị có hiệu quả hơn với bệnh lý tim 
mạch phổ biến này. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
với phân độ huyết áp độ 1 chiếm 33,33%, độ 2 chiếm 
27,49% và độ 3 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 41,18%, 
huyết áp tâm thu có trị số 169,51±21,92 mmHg còn 
huyết áp tâm trương có trị số 91,27±12,60 mmHg. 
Bảng 4.1. So sánh LVM và LVMI với các nghiên cứu khác
Thông số Chúng tôi 
(n = 51)
Phạm Gia Khải 
(n = 82) [2]
Trinh Quang Thân 
(n = 45)[3]
Yukiko Onse 
(n = 35)[13]
LVM (g) 186,39 ± 58,69 183,56 ± 91,82 209 ± 47,5
LVMI (g/m2) 115,87 ± 32,53 147,98 ± 44,3 123,09 ± 52,28 131 ± 22
(LMV: khối cơ thất trái; LMVI: chỉ số khổi cơ thất trái)
Theo bảng trên thì kết quả khối lượng cơ thất 
trái của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của 
Trịnh Quang Thân và thấp hơn so với Phạm Gia Khải 
và Yukiko vấn đề này có thể do có điều trị hay không 
giữa nhóm nghiên cứu.
Trong 51 bệnh nhân THA (58,82% có phì đại thất 
trái), dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán mới của ASE/
EACVI 2016 [20] thì chúng tôi ghi nhận có 74,51% có 
chức năng tâm trương thất trái bình thường 15,69% 
thuộc nhóm không xác định được 2/4 tiêu chuẩn 
chẩn đoán và chỉ có 9,8% có rối loạn chức năng tâm 
trương. Chúng tối tiếp tục phân độ rối loạn tâm 
trương thì 9,92% rối loạn độ 1 còn 5,88% độ 2. So 
với các nghiên cứu khác trong nước tỷ lệ có RLCNTTr 
của chúng tôi thấp hơn. Theo Phạm Gia Khải (n=82) 
thì có 67,1% có RLCNTTr 32,9% bình thường [2], 
Trịnh Quang Thân (n=45) thì 68,89% RLCNTTr và 
31,11% bình thường [3]. Trên thế giới tỷ lệ RLCNTTr 
vẫn có sự khác nhau giữa các nghiên cứu dao động 
từ 18-84% điều này thể hiện RLCNTTr bị ảnh hưởng 
nhiều yếu tố, trong bệnh THA các yếu tố đã như 
tuổi, chủng tộc, béo phì, đáo tháo đường, bệnh 
thận mạn, chế độ ăn nhiều muối đã được nghiên 
cứu và có ảnh hưởng đến chức năng tâm trương 
[12]. Mặt khác tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm 
tim cũng thay đổi góp phần làm tỉ lệ khác nhau giữa 
các nghiên cứu.
4.2. Vận tốc lan truyền màu qua dòng van hai lá 
đo bằng M- mode màu (Vp)
Vận tốc lan truyền màu qua van 2 lá phụ thuộc 
nhiều vào tốc độ giãn của thất trái và nó đã trở 
thành một công cụ quan trọng trong nghiên cứu 
RLCNTTr [15]. Lemmon đã đề cập tác động của chậm 
khả năng giãn đã làm giảm vận tốc lan truyền đổ 
đầy sớm và nó giảm càng nhiều khi độ cứng thất 
trái càng tăng. Ngoài ra thông số này có thể được sử 
dụng trong RLCNTTr để ước tính khả năng giãn của 
thất trái mà không phụ thuộc vào tiền gánh và có thể 
dùng để phân biệt giữa chức năng tâm trương bình 
thường và giai đoạn giả bình thường [10]. Nghiên 
cứu của chúng tôi về Vp thì kết quả trung bình là 
63,34 ± 28,22 cm/s, có sự giảm Vp giữa nhóm THA 
không phì đại thất trái và có phì đại thất trái từ 64,29 
± 29,08 cm/s xuống còn 62,68 ± 28,08 cm/s tuy vậy 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của 2 
38
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
nhóm này về Vp, kết quả này cũng tương đương với 
nghiên cứu của Aleksandr Rovner năm 2006, nghiên 
cứu này cũng có sự giảm Vp giữa 2 nhóm không 
phì đại thất trái và có phì đại thất trái lần lượt là 
Vp=63±16 cm/s (n=70) và Vp=58±15 cm/s (n=86) và 
cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm 
[18]. Bên cạnh đó có sự giảm thông số Vp theo mức 
độ RLCNTTr mặc dù không có mối tương quan Vp 
giữa các nhóm nhưng ta thấy được có mối liên quan 
giữa Vp với rối loạn chức năng tâm trương. Điều 
này nói lên được rằng có sự giảm dần Vp cùng với 
mức độ RLCNTTr. Giữa các giai đoạn có sự giảm Vp 
mạnh ở nhóm RLCNTTr độ 2 (36,18 ± 4,17) so với độ 
1 (55,65 ± 21,43). Kết quả không có RLCNTTr độ 3 có 
thể đối tượng của chúng tôi là bệnh nhân đang điều 
trị nội trú nên một phần ảnh hưởng của thuôc điều 
trị nên rối loạn độ 3 có thể không tìm thấy. Theo 
Garcia và cộng sự thì đổ đầy thất trái bình thường 
khi Vp > 50 cm/s ở người trẻ và Vp > 45 cm/s với 
người già [8].
4.3. Mối tương quan giữa Vp với các thông số 
thất trái
Kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có sự 
tương quan nghịch giữa Vp với độ dày vách liên thất 
cả tâm thu lẫn tâm trương và độ dày thành sau thất 
trái (r = -0,372; p = 0,007; r = - 0,289; p = 0,04 và r = 
- 0,347; p = 0,013). Một nghiên cứu khác của Sekuri 
năm 2004 trên 39 bệnh nhân có ghi nhận sự tương 
quan nghịch với vách liên thất (r = - 0,498; p < 0,01)
[19]. Điều này chứng tỏ rằng khi có tăng khối lượng 
cơ thất trái sẽ làm giảm Vp một cách ý nghĩa.
Khi khả năng thư giãn thất bị giảm, sóng E tăng 
do tăng áp lực đổ đầy thì Vp vẫn không tăng. Điều 
này đã gián tiếp nói lên răng Vp không phụ thuộc 
vào tiền gánh, một nghiên cứu tiến hành trên chó, 
khi thay đổi tiền gánh có ý nghĩa thì vẫn không làm 
thay đổi có ý nghĩa vận tốc lan truyền màu M-mode. 
Gần đây, sự không phụ thuộc của Vp vào tiền gánh 
đã được chứng minh ở người có hay không có rối 
loạn chức năng tâm thu. Takatsuji và cộng sự đã 
tiến hành trên 40 bệnh nhân thông tim và đã ghi 
nhận có tương quan nghịch mạnh (r = - 0,08; p < 
0,001), tương đương với kết quả của Garcia và cộng 
sự (r = - 0,86; p < 0,001) cũng như Brun (r = - 0,73; p 
< 0,0001)[14]. Theo Sekuri nghiên cứu trên 39 bệnh 
nhân THA đã ghi nhận có sự giảm Vp và Vp tương 
quan với DT (r = - 0,715; p < 0,01), IVRT (r = - 0,736, 
p < 0,01) và vách liên thất (r = - 0,498; p < 0,01) từ 
đó đưa ra kết luận rằng Vp là thông số quan trọng 
đánh giá RLCNTTr ở bệnh nhân THA. Nó liên quan 
với khả năng giãn của thất trái và nên xem xét siêu 
âm thường qui để đánh giá chức năng tâm trương 
vì Vp ít bị ảnh hưởng khi thay đổi nhỏ áp lực đổ đầy 
thất trái [19]. Khi so sánh Vp với các thông số chức 
năng tâm trương thì nghiên cứu của chúng tôi cũng 
cho kết quả tương đương như các nghiên cứu trên, 
Vp tương quan thuận với vận tốc tối đa tâm trương 
sớm (E), tỷ E/A và E/e’tb (p < 0,05) với lần lượt hệ 
số tương quan là r = 0,304; r =0,319 và r = 0,340 
so với thông số siêu âm Doppler mô, LAVI, TRv thì 
Vp không tương quan (p > 0,05). Ở nghiên cứu của 
chúng tôi có tương quan thuận với vận tốc sóng E 
nghĩa là có sự cùng giảm giữa Vp và E. Tuy vậy khi có 
RLCNTTr nặng sóng E thường tăng rất cao [14]. Điều 
này sẽ không hợp lý với sự cùng giảm với thông số 
Vp, nghiên cứu của chúng tôi có sự tương quan 
thuận vì trong nhóm RLCNTTr không có trường hợp 
nào có RLCNTTr nặng tức là RLCNTTr độ 3 vì vậy kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng hợp lý với sự 
tương quan thuận. 
5. KẾT LUẬN
Nên ứng dụng đo vận tốc lan truyền M-mode 
màu (Vp) như một thông số siêu âm Doppler tim bổ 
sung cho các thông số siêu âm tim kinh điển để phát 
hiện những biến đổi chức năng tâm trương thất trái 
ở bệnh nhân THA. Thông số này có ích nhận diện 
giảm chức năng tâm trương độ 2 trở lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội tim mạch học Việt Nam (2015), “Khuyến cáo về 
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2015”, Bản tóm tắt: 
Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết 
áp của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam 2015, tr. 1-36.
2. Phạm Nguyên Sơn, Phạm Gia Khải, Trần Văn Riệp 
(2001), “Nghiên cứu rối loạn chức năng tâm trương thất 
trái trong bệnh THA bằng siêu âm - Doppler tim”, Tạp chí 
tim mạch học Việt Nam, 27, tr. 35-30.
3. Trịnh Quang Thân, Phạm Như Thế, (2002), “Nghiên 
cứu hình thái và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh 
nhân tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler 
tim”, Luận án bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành Nội 
khoa, Đại học Y Dược Huế.
4. Cecilia Gutierrez, Danielg Blanchard (2004), 
“Diastolic Heart Failure: Challenges of Diagnosis and 
Treatment”, Practical Therapeutics, 69, pp. 2609-2615.
39
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
5. Chobanian Aram V., Bakris George L., Black Henry 
R. et al (2003), “The Seventh Report of the Joint National 
Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and 
Treatment of High Blood Pressure: The JNC 7 report”, 
Jama, 289(19), pp. 2560-72.
6. De Boeck Bart W.L., Oh Jae K., Vandervoort Pieter 
M. et al (2005), “Colour M-mode velocity propagation: a 
glance at intra-ventricular pressure gradients and early 
diastolic ventricular performance”, Eur J Heart Fail, 7(1), 
pp. 19-28.
7. Do Ha T.P., Geleijnse Johanna M., Le Mai B. et al 
(2015), “National prevalence and associated risk factors 
of hypertension and prehypertension among Vietnamese 
adults”, Am J Hyperten, 28(1), pp. 89-97.
8. Garcia Mario J., Thomas James D.,Klein Allan L. 
(1998), “New Doppler echocardiographic applications for 
the study of diastolic function”, Journal of the American 
College of Cardiology, 32(4), pp. 865-875.
9. Isao inouye, Massie B., Loge D. et al (1984), 
“Abnormal Left Ventricular Filling: An Early Finding in 
Mild to Moderate Systemic Hypertension”, The American 
Journal Of Cardiology, 53, pp. 120-126.
10. Mario J. Garcia, Nicholas G. Smedira, Neil 
L. Greenberg (2000), “Color M-Mode Doppler Flow 
Propagation Velocity is a Preload Insensitive Index of Left 
Ventricular Relaxation: Animal and Human Validation”, J 
Am Coll Cardiol, 35, pp. 201-208.
11. Moller J. E., Sondergaard E., Seward J. B. et al 
(2000), “Ratio of left ventricular peak E-wave velocity 
to flow propagation velocity assessed by color M-mode 
Doppler echocardiography in first myocardial infarction: 
prognostic and clinical implications”, J Am Coll Cardiol, 
35(2), pp. 363-70.
12. Nadruz W. (2017), “Diastolic Dysfunction and 
Hypertension”, Med Clin N Am, 101, pp. 7-17.
13. Onose Yukiko, Oki Takashi, Yamada Hirotsugu et 
al (2001), “Effect of cilnidipine on left ventricular diastolic 
function in hypertensive patients as assessed by pulsed 
Doppler echocardiography and pulsed tissue Doppler 
imaging”, Jpn Circ J, 65(4), pp. 305-9.
14. Pasquale Palmiero, Annapaola Zito, Maria 
Maiello et al (2015), “Left ventricular diastolic function in 
hypertension: Methodological considerations and clinical 
implications”, J Clin Med res, 7(3), pp. 137-144.
15. Philippe Brun (1992), “Left ventricular flow 
propagation during early filling is related to wall relaxation: 
A color M-Mode Dopler analysis”, JACC, 20, pp. 420-432.
16. Ram C. Venkata S. (2014), “Introduction to 
hypertension”, Hyprtension: A clinical guide, 1, pp. 9-18.
17. Ronald G. Victor (2012), “Systemic hypertension: 
mechanisms and diagnosis”, Braunwald’s the Heart 
Disease, 45, pp. 935-955.
18. Rovner A., Waggoner A.D., Memon N. et al (2006), 
“Characterization of left ventricular diastolic function in 
hypertension by use of Doppler tissue imaging and color 
M-mode techniques”, J Am Soc Echocardiogr, 19(7), pp. 872-9.
19. Sekuri C., Tavli T., Danahaliloglu S. et al (2004), 
“Evaluation of diastolic function by transmitral color 
M-mode flow propagation velocity in hypertensive 
patients”, Anadolu Kardiyol Derg, 4(4), pp. 286-9.
20. Sherif F. Nagueh, Smiseth Otto A., Appleton C. 
P. (2016), “Recommendations for the Evaluation of Left 
Ventricular Diastolic Function by Echocardiography: An 
Update from the American Society of Echocardiography 
and the European Association of Cardiovascular Imaging”, 
J Am Soc Echocardiogr, 29, pp. 277-314.
21. World Health Organization (2013), “Global brief 
hypertention”, World Health Organization, pp. 1-40.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thong_so_vp_sieu_am_tim_trong_danh_gia_chuc_nang.pdf