Nghiên cứu rối loạn nhịp nhanh bộ nói tăng tính kích thích và nhận xét kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương
Rối loạn nhịp nhanh bộ nối tăng tính kích thích (Junction Ectopic Tachycardia - JET) đặc trưng bởi nhịp tim nhanh với phức bộ QRS hẹp và phân ly nhĩ thất, xuất hiện sớm trong 24 - 48 giờ sau phẫu thuật, gây ảnh hưởng đến diễn biến điều trị và kết quả hồi sức bệnh nhân sau phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ trước - trong - sau phẫu thuật liên quan tới rối loạn nhịp JET là gì? Các phương pháp điều trị hiện nay chưa có cách lựa chọn nào thực sự tốt nhất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu rối loạn nhịp nhanh bộ nói tăng tính kích thích và nhận xét kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu rối loạn nhịp nhanh bộ nói tăng tính kích thích và nhận xét kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP NHANH BỘ NÓI TĂNG TÍNH KÍCH THÍCH VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 1 Bệnh viện Nhi Trung ương 2 Trường Đại học Y Hà Nội Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hương Giang. Email: giangnh@nch.org.vn Ngày nhận bài: 16/12/2018; Ngày phản biện khoa học: 21/1/2019; Ngày duyệt bài: 16/3/2019 Nguyễn Hương Giang1, Đặng Thị Hải Vân2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp nhanh bộ nối tăng tính kích thích (Junction Ectopic Tachycardia - JET) đặc trưng bởi nhịp tim nhanh với phức bộ QRS hẹp và phân ly nhĩ thất, xuất hiện sớm trong 24 - 48 giờ sau phẫu thuật, gây ảnh hưởng đến diễn biến điều trị và kết quả hồi sức bệnh nhân sau phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ trước - trong - sau phẫu thuật liên quan tới rối loạn nhịp JET là gì? Các phương pháp điều trị hiện nay chưa có cách lựa chọn nào thực sự tốt nhất. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn nhịp JET, các yếu tố liên quan và nhận xét kết quả điều trị sớm rối loạn nhịp JET sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Đối tượng và phương pháp: Mô tả trên 494 bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh được hồi sức tại Khoa Hồi sức Ngoại tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/12/2017 đến 30/06/2018. Kết quả: Tỷ lệ JET trong tổng số rối loạn nhịp tim là 26,1%. Tỷ lệ JET cao nhất ở nhóm thông liên thất - hẹp eo/gián đoạn quai động mạch chủ (19,0%), tiếp đó là tứ chứng Fallot (15,4%). Các yếu tố như tuổi phẫu thuật nhỏ, cân nặng thấp, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài, thời gian cặp chủ kéo dài và hạ kali máu có nguy cơ gây rối loạn nhịp JET sau phẫu thuật (p<0,001). Tỷ lệ dùng thuốc cordarone chiếm tỷ lệ cao nhất (82,6%), tiếp đến là phương pháp chườm mát (73,9%), đặt máy tạo nhịp vượt tần số (65,2%). Hầu hết bệnh nhân rối loạn nhịp JET đều phải sử dụng các phương pháp điều trị phối hợp. Tất cả bệnh nhân rối loạn nhịp JET đều trở về nhịp xoang và không có bệnh nhân nào tử vong. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 3 TỔNG QUAN Kết luận: Rối loạn nhịp JET thường gặp nhất, xuất hiện sớm trong 24 giờ sau phẫu thuật, đặc biệt sau sửa toàn bộ tứ chứng Fallot và vá thông liên thất. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ liên quan trước - trong - sau phẫu thuật để hạn chế loại rối loạn nhịp này. Bệnh nhân rối loạn nhịp JET đáp ứng tốt với điều trị thuốc cordarone và liệu pháp hạ thân nhiệt. Từ khóa: JET, tim bẩm sinh, sau phẫu thuật, yếu tố nguy cơ. Abstract Introduction: Junctional Ectopic Tachycardia (JET) is characterized by tachycardia with narrow QRS complex and atrioventricular dissociation, typically occuring within 24 – 48 hours of cardiac surgery, affecting the result of treatment progress and post-operation recovery. Which are perioperative risk factors of JET? None of up-to-date management is the best option. Object: The incidence of JET after open-heart surgery at National Children’s Hospital, risk factors and early management’s results of JET after open-heart surgeries. Subjects and Method: Descriptive study of 494 patients after congenital heart surgeries at Cardiac Surgical Intensive Care Unit – National Children’s Hospital, between December 1st 2017 and June 30th 2018. Results: The incidence of JET in all types of postoperative arrhythmias was 26,1%, took second place after sinus bradycardia. The highest incidence was observed in the ventricular septal defect – coarction of the aorta – interrupted aortic arch group (19,0%), followed by tetralogy of Fallot (15,4%). Risk factors of postoperative JET include young operative age, low weight, long cardiopulmonary bypass time, long aortic cross-clamping time and hypokaleamia (p<0,001). Cordarone is most common treatment option (82,6%), followed by cooling therapy (73,9%) and overdrive pacing (65,2%). Most of patients suffered from JET were managed by two or more treatment options. All of these patients returned to sinus rhythm and none of them were death. Conclusion: Junctional Ectopic Tachycardia (JET) is the most common type of arrhythmias after congenital heart surgery, especially after total correction of ventricular septal defect and tetralogy of Fallot. Well-controlled perioperative risk factors decrease the incidence of JET. Patients suffered from JET were well-responsed to cordarone and cooling. Key words: arrhythmia, JET, congenital heart disease, postoperative, risk factors. 4 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn nhịp nhanh bộ nối tăng tính kích thích sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh đặc trưng bởi rối loạn nhịp tim nhanh với phức bộ QRS hẹp và phân ly nhĩ thất, xuất hiện sớm trong vòng 24 - 48 giờ sau phẫu thuật [1]. Với tỷ lệ mắc được báo cáo từ 2 đến 11,2%, JET là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất sau phẫu thuật tim bẩm sinh, ảnh hưởng đến diễn biến điều trị và kết quả hồi sức sau phẫu thuật [2]. Tỷ lệ tử vong của rối loạn nhịp JET thay đổi từ 3 đến 13,5% theo các tác giả [1], [3].Trong những năm vừa qua, tỷ lệ bệnh nhân tim bẩm sinh phức tạp được phẫu thuật ngày càng tăng, kể cả trẻ sơ sinh có cân nặng thấp. Bên cạnh đó, biến chứng sau phẫu thuật là điều rất khó tiên lượng được hết, đặc biệt là rối loạn nhịp tim, trong đó có rối loạn nhịp JET. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về rối loạn nhịp JET sau phẫu thuật còn hạn chế, vì vậy, đề tài này thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ rối loạn nhịp JET, các yếu tố liên quan và nhận xét kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân dưới 15 tuổi được chẩn đoán xác định tim bẩm sinh và được phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/12/2017 đến 30/06/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, chọn cỡ mẫu thuận tiện, lấy thông tin cơ bản trong hồ sơ bệnh án, phương pháp phẫu thuật và ghi nhận tình trạng rối loạn
File đính kèm:
- nghien_cuu_roi_loan_nhip_nhanh_bo_noi_tang_tinh_kich_thich_v.pdf