Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vancomycin với Staphylococcus aureus (S. aureus) phân lập từ bệnh phẩm cấy máu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai.

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 2960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin với các chủng Staphylococcus Aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai
NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU 
CỦA VANCOMYCIN VỚI CÁC CHỦNG 
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP 
TỪ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI 
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Phùng Thị Thường1, Đặng Văn Xuyên1, Đoàn Mai Phương2, Nguyễn Thái Sơn3
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vancomycin với Staphylococcus 
aureus (S. aureus) phân lập từ bệnh phẩm cấy máu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh 
viện Bạch Mai.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nghiên cứu định lượng trên 105 chủng S. 
aureus phân lập từ mẫu bệnh phẩm máu bệnh nhân nhiễm trùng huyết.
Kết quả: Trong 105 chủng S. aureus được phân lập kháng methicillin 48 chủng (45,7%). 
MIC của vancomycin với S. aureustrong khoảng 0,38 - 1,5 µg/ml. Giá trị MIC 0,5 µg/ml 
chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,9% vàgiá trị MIC 0,38µg/ml chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,9%.Giá trị 
MIC50 là 0,75 µg/ml. Giá trị MIC90 là 1,0µg/ml.
Kết luận: Nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin với S. aureus nằm trong khoảng từ 
0,38 - 1,5 µg/ml.
Keywords: Staphylococcus aureus, vancomycin
Abstract
STUDY ON MINIMUM INHIBITORY CONCENTRATIONS OF VANCOMYCIN 
TO STAPHYLOCOCCUS AUREUSISOLATED FROM SEPTIC PATIENTS, 
IN BACH MAI HOSPITAL
Objectives: Todetermine minimun inhibitory concentrations (MIC) of vancomycin to 
Staphylococcus aureus (S. aureus) isolated from septic patients in Bach Mai.
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
2 Bệnh viện VINMEC
3 Viện Quân Y 103
Chịu trách nhiệm chính: Phùng Thị Thường. Email: phungthithuongbm@gmail.com
Ngày nhận bài: 02/3/2019; Ngày phản biện khoa học: 18/3/2019; Ngày duyệt bài: 29/3/2019
56 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019)
Methods: With a cross sectional study, 105 S. aureus strains was isolated from blood simples 
from septic patients.
Results: Among, total 105 S. aureus strains isolated; 48 (45.7%) were methicillin resistant S. 
aureus. MIC of vancomycin to the strains ranged from 0.38 μg/ml to 1.5 μg/ml. The highest rate 
of MIC of S. aureus is at 0.5µg/ml (41,9%) and the lowest rate of MIC S. aureus is at 0,38µg/ml 
(1,9%). Values of MIC50is 0,75 µg/ml andvalues of MIC90is 1,0µg/ml.
Conclusions: MIC of S. aureus ranged from 0.38 μg/ml to 1.5 μg/ml.
Từ khoá: Staphylococcus aureus, vancomycin
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
S.aureus thường trú trên da và niêm mạc 
mũi, họng của người, thường gây nhiễm 
trùng bệnh viện cũng như trong cộng đồng 
dân cư với tỷ lệ mắc và tử vong cao trên toàn 
thế giới. Chúng có thể xâm nhập qua da sau 
một tổn thương ở da hoặc niêm mạc và gây 
nên các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da như áp 
xe, mụn nhọt, viêm nang lông, đầu đinh, hậu 
bối, chín mé. .. [1], [2], [3]. Ngoài ra S.aureus 
có thể xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm 
phổi. Trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn 
huyết, S.aureus là tác nhân hay gặp nhất. Đây 
là một thể bệnh nặng, dễ có biến chứng, tỷ 
lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời 
[2], [3], [4]. Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột 
cấp do ăn phải thức ăn có độc tố ruột của 
S.aureus, gây mất nước và điện giải có thể dẫn 
tới sốc [2], [3]. Viêm ruột cấp do độc tố ruột 
của S.aureus còn xảy ra trong trường hợp 
bệnh nhân uống kháng sinh kéo dài dẫn đến 
loạn khuẩn ruột, S.aureus chiếm ưu thế tiết 
ra độc tố ruột [2], [3]. S.aureus là một trong 
những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm 
khuẩn bệnh viện, những chủng S.aureus gây 
nhiễm khuẩn bệnh viện thường có khả năng 
kháng lại nhiều kháng sinh. S.aureus còn gây 
hội chứng sốc nhiễm độc do tiết ra độc tố gây 
sốc [4], [5], [6], [7].
Kháng sinh nhóm β- lactam là những 
kháng sinh hàng đầu được sử dụng để điều 
trị bệnh nhiễm trùng do S.aureus. Mặc dù 
vậy, hiện đang có sự gia tăng tỷ lệ S.aureus đề 
kháng lại các kháng sinh này. Tại Mỹ, MRSA 
gây nhiễm trùng bệnh viện chiếm đến trên 
60% các trường hợp S.aureus phân lập được 
khoa Hồi sức tích cực [8]. Tại Việt Nam, tỉ 
lệ S.aureus kháng methicillin (MRSA) chiếm 
khoảng 41-100% [5], [9], [10].
Kháng sinh vancomycin được sử dụng thay 
thế để điều trị nhiễm trùng do MRSA trong 
nhiễm khuẩn huyết và các bệnh nhiễm khuẩn 
khác [11]. Tuy nhiên, một số trường hợp thất 
bại điều trị S.aureus bằng vancomycin đã xảy 
ra, ngay cả khi kết quả xét nghiệm cho thấy 
các chủng MRSA hoàn toàn nhạy cảm với 
MIC vancomycin 2 µg/ml theo hướng dẫn 
của CLSI [12]. Thêm vào đó, hiện nay trên thế 
giới cũng như ở Việt Nam đang có xu hướng 
tăng giá trị MIC vancomycin trong giới hạn 
nhạy cảm, đây là nguy cơ đáng kể dẫn đến thất 
bại điều trị vancomycin trên chủng MRSA, 
được gọi là “MIC creep” [13]. Ngoài ra, hiện 
tượng S.aureus kháng vancomycin không 
đồng nhất, gọi là hVISA cũng đã xuất hiện 
trên thế giới. Đây là những vi khuẩn S.aureus 
có kết quả xét nghiệm cho thấy vẫn nhạy cảm 
với vancomycin bằng những phương pháp 
xác định MIC thông thường (MIC từ 1-2µg/
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA VANCOMYCIN VỚI CÁC CHỦNG 
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 57
NGHIÊN CỨU
ml) nhưng có chứa một quần thể nhỏ thể 
hiện sự kháng với vancomycin, gây thất bại 
trong điều trị lâm sàng. Những bệnh nhân 
nhiễm hVISA thường có đáp ứng kém với 
vancomycin và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy 
hVISA được coi là dự báo cho S.aureus giảm 
nhạy cảm với vancomycin [14], [15], [16].
Do vậy, việc xác định chính xác giá trị MIC 
vancomycin đối với S.aureus có ý nghĩa hết 
sức quan trọng, giúp các nhà lâm sàng tiên 
lượng hiệu quả điều trị nhiễm trùng S.aureus. 
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề 
tài: “Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của 
vancomycin với các chủng Staphylococcus 
aureusphân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn 
huyết tại Bệnh viện Bạch Mai”
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 105 chủng 
S.aureusphân lập được từ bệnh phẩm cấy máu 
dương tính bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại 
Bệnh viện Bạch Mai.
2.2. Địa điểm và địa điểm nghiên cứu: ...  pháp kháng sinh 
khuếch tán (Kirby- Bauer).
2.4. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:
- Xác định mức độ nhạy cảm của kháng 
sinh với các chủng S.aureus phân lập được 
bằng kỹ thuật Kirby- Bauer có kết hợp đặt 
khoanh giấy kháng sinh cefoxitine để xác 
định MRSA và MSSA
-Xác định MIC bằng vi pha loãng: Phương 
pháp này được gọi là “vi pha loãng” do sử 
dụng một lượng nhỏ canh thang được phân 
phối trong một khay nhỏ vô trùng có đáy tròn 
hoặc hình nón. Mỗi giếng chứa 0,1 ml canh 
thang Mueller-Hinton[19].
- Kỹ thuật MIC bằng dải Etest [19]
- Kỹ thuật MIC bằng kít pha loãng tự động 
của máy Vitek 2
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1.Tỷ lệ S. aureus kháng methicilin (MRSA)
Trong số 105 chủng S. aureus, 48 chủng kháng methicilin (45,7%), số chủng nhạy với methicilin 
là 57 chủng (54,3%).
58 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019)
Bảng 1. Kết quả kiểm tra chất lượng(QC) MIC vancomycin của S. aureus ATCC 29213
 TT Ngày thử nghiệm
Kết quả Giới hạn MIC 
(0,5-2 µg/ml)Vi pha loãng Liofilchem BioMerieux Vitek 2
1 3/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
2 4/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
3 7/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
4 8/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
5 9/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
6 10/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
7 14/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
8 16/7/14 0,75 1 0,75 ≤0,5 Đạt
Nhận xét: Tất cả các thử nghiệm của quá trình nghiên cứu xác định MIC vancomycin của S. 
aureus bằng các kỹ thuật vi pha loãng, dải giấy Etest, máy kháng sinh đồ tự động Vitek 2 đều được 
kiểm tra chất lượng, tiến hành song song với chủng mẫu S. aureus ATCC 29213. Kết quả từ bảng 
3.3 cho thấy tất cả các giá trị MIC vancomycin của chủng mẫu S. aureus ATCC 29213 để kiểm 
tra chất lượng đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép theo hướng dẫn của CLSI.
Bảng 2. Phân bố MIC vancomycin của S. aureus bằng kỹ thuật vi pha loãng
Nồng độ Số lượng (105) Tỷ lệ (%)
0,38 (µg/ml) 2 1,9
0,5 (µg/ml) 44 41,9
0,75 (µg/ml) 42 40,0
1,0 (µg/ml) 13 12,38
1,5(µg/ml) 4 3,8
2 (µg/ml) 0 0
Nhận xét: Giá trị MIC vancomycin nằm trong khoảng 0,38-1,5 µg/ml. Tại giá trị MIC = 0,5µg/
ml chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,9. Giá trị MIC bằng 0,38µg/ml chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,9%.
Bảng 3. Kết quảMIC vancomycin của S. aureusbằng kỹ thuật Etest Liofilchem 
Nồng độ Số lượng (105) Tỷ lệ (%)
0,38 (µg/ml) 2 1,9
0,5 (µg/ml) 15 14,3
0,75 (µg/ml) 66 62,9
1,0 (µg/ml) 19 18,1
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA VANCOMYCIN VỚI CÁC CHỦNG 
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 59
NGHIÊN CỨU
Nồng độ Số lượng (105) Tỷ lệ (%)
1,5(µg/ml) 3 2,9
2 (µg/ml) 0 0
Nhận xét: Kết quả cho thấy giá trị MIC vancomycin của S. aureus nằm trong khoảng 0,38-
1,5 µg/ml. Tại giá trị MIC = 0,75µg/ml chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,9%. Giá trị MIC = 0,38µg/ml 
chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,9%.
Bảng 4. Kết quả MIC vancomycin của S. aureusbằng kỹ thuật Etest BioMerieux (n=105)
Nồng độ Số lượng (105) Tỷ lệ (%)
0,38 (µg/ml) 0 0
0,5 (µg/ml) 2 1,9
0,75 (µg/ml) 19 18,1
1,0 (µg/ml) 77 73,3
1,5(µg/ml) 7 6,7
2 (µg/ml) 0 0
Nhận xét: Kết quả cho thấy giá trị MIC vancomycin của S. aureus bằng kỹ thuật Etest 
BioMerieux nằm trong khoảng 0,5-1,5 µg/ml. Giá trị MIC = 1µg/ml chiếm tỷ lệ cao nhất là 
73,3%. Giá trị MIC = 0,5 µg/ml chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,9%.
Bảng 5. Kết quả MIC vancomycin của S. aureus 
bằng máy kháng sinh đồ tự động Vitek 2 (n=105)
Nồng độ Số lượng (105) Tỷ lệ (%)
0,38 (µg/ml) 0 0
0,5 (µg/ml) 91 86,7
0,75 (µg/ml) 0 0
1,0 (µg/ml) 14 13,3
1,5(µg/ml) 0 0
Nhận xét: Kết quả cho thấy giá trị MIC vancomycin của S. aureus bằng máy kháng sinh đồ tự 
động Vitek 2 nằm trong khoảng 0,5-1 µg/ml. Giá trị MIC = 0,5 µg/ml chiếm tỷ lệ 86,7%. Giá trị 
MIC = 1µg/ml chiếm tỷ lệ 13,3%.
IV. BÀN LUẬN
Đối với methicillin, để phát hiện S.aureus 
đề kháng methicillin (MRSA) Viện tiêu chuẩn 
lâm sàng và phòng xét nghiệm (CLSI) của Hoa 
Kỳ hướng dẫn sử dụng khoanh giấy kháng 
sinh cefoxitin để thử nghiệm. So với khoanh 
giấy methicillin, khoanh giấy cefoxitin dễ bảo 
quản, ít bị giảm hoạt lực hơn. Trong nghiên 
cứu này kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
S.aureus đề kháng methicillin (MRSA) là 
45,7%. Trong nghiên cứu của Wisplinghoff và 
60 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019)
cộng sự công bố năm 2012 về các chủng vi 
sinh vật gây nhiễm trùng máu thu thập ở các 
bệnh viện tại Mỹ với 24,179 trường hợp, các 
tác giả cho thấy số chủng S.aureus đề kháng 
methicillin (MRSA) đã tăng lên từ 22% (năm 
1995) lên 57% (năm 2001) [8]. Như vậy có thể 
thấy rằng tỷ lệ S.aureus đề kháng methicillin 
(MRSA) tại các bệnh viện trên thế giới cũng 
như ở Việt Nam đều dao động trong khoảng 
50%. Về diễn giải lâm sàng S.aureus đề kháng 
methicillin (MRSA) nghĩa là kháng toàn bộ 
các kháng sinh beta-lactam do chúng có có 
cùng cơ chế đề kháng. Như vậy hiện nay nếu 
sử dụng các kháng sinh beta-lactam để điều 
trị các nhiễm trùng do S.aureus thì tỷ lệ thất 
bại có thể tới 50%. Kháng sinh lựa chọn hàng 
đầu thay thế các kháng sinh beta-lactam là 
vancomycin.
* Về giá trị MIC vancomycin của S.aureus 
bằng vi pha loãng
Trong nghiên cứu này kết quả cho thấy giá 
trị MIC vancomycin của S.aureus thử nghiệm 
bằng kỹ thuật vi pha loãng nằm trong khoảng 
0,38 - 1,5 µg/ml. Tại giá trị MIC = 0,5µg/ml 
chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,9%. Theo hướng 
dẫn của CLSI (Hoa Kỳ) mức độ nhạy cảm 
vancomycin của S.aureus là ≤ 2 µg/ml [12]. 
Như vậy tất cả các chủng S.aureus phân lập 
được từ bệnh phẩm máu trong nghiên cứu 
này đều nhạy cảm với vancomycin, đa số còn 
nhạy cảm với nồng độ thấp. Tuy nhiên kết quả 
nghiên cứu còn cho thấy giá trị MIC = 1µg/ml 
chiếm 12,4% và giá trị MIC = 1,5µg/ml chiếm 
3,8%. Đối với những trường hợp này thất bại 
điều trị nhiễm trùng do S.aureus có thể xảy ra 
trên lâm sàng.
Giá trị MIC50 = 0,75 µg/ml với số chủng 
bị ức chế chiếm 83,8%. Tại giá trị MIC90 = 
1,0µg/ml có 96,2% số chủng bị ức chế. Các 
giá trị MIC50 và đặc biệt là giá trị MIC90 là 
những giá trị hết sức hữu ích, giúp cho các 
dược sỹ lâm sàng xây dựng liều kháng sinh 
phù hợp để điều trị nhiễm trùng do S.aureus.
* Giá trị MIC vancomycin của S.aureus 
bằng kỹ thuật Etest của hãng Liofilchem
Trong nghiên cứu này kết quả cho thấy giá 
trị MIC vancomycin của S.aureus thử nghiệm 
bằng kỹ thuật Etest của hãng Liofilchem 
nằm trong khoảng 0,38 - 1,5 µg/ml. Tại giá 
trị MIC = 0,75µg/ml chiếm tỷ lệ cao nhất với 
62,9%. Theo hướng dẫn của CLSI (Hoa Kỳ) 
mức độ nhạy cảm vancomycin của S.aureus 
là ≤ 2 µg/ml [12]. Như vậy tất cả các chủng 
S.aureus phân lập được từ bệnh phẩm máu 
trong nghiên cứu này đều nhạy cảm với 
vancomycin, đa số còn nhạy cảm với nồng độ 
thấp. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu còn cho 
thấy giá trị MIC = 1µg/ml chiếm 18,1% và 
giá trị MIC = 1,5µg/ml chiếm 2,9%. Đối với 
những trường hợp này thất bại điều trị nhiễm 
trùng do S.aureus có thể xảy ra trên lâm sàng.
Giá trị MIC50 = 0,75 µg/ml với số chủng 
bị ức chế chiếm 79,0%. Tại giá trị MIC90 = 
1,0µg/ml có 97,1% số chủng bị ức chế. Các 
giá trị MIC50 và đặc biệt là giá trị MIC90 là 
những giá trị hết sức hữu ích, giúp cho các 
dược sỹ lâm sàng xây dựng liều kháng sinh 
phù hợp để điều trị nhiễm trùng do S.aureus.
* Giá trị MIC vancomycin của S.aureus 
bằng kỹ thuật Etest của hãng BioMerieux
Trong nghiên cứu này kết quả cho thấy giá 
trị MIC vancomycin của S.aureus thử nghiệm 
bằng kỹ thuật Etest của hãng BioMerieux nằm 
trong khoảng 0,5 - 1,5 µg/ml. Tại giá trị MIC = 
1,0µg/ml chiếm tỷ lệ cao nhất chủng S.aureus 
bi ức chế với 73,3%%. Theo hướng dẫn của 
CLSI (Hoa kỳ) mức độ nhạy cảm vancomycin 
của S.aureus là ≤ 2 µg/ml [12]. Như vậy tất 
cả các chủng S.aureus phân lập được từ bệnh 
phẩm máu trong nghiên cứu này đều nhạy 
cảm với vancomycin, đa số còn nhạy cảm với 
nồng độ thấp 1,0 µg/ml. Kết quả nghiên cứu 
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA VANCOMYCIN VỚI CÁC CHỦNG 
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 61
NGHIÊN CỨU
còn cho thấy, giá trị MIC = 1,5µg/ml số chủng 
bị ức chế chiếm 6,7% và giá trị MIC = 2,0µg/
ml không có chủng nào. Đối với những trường 
hợp khi các chủng chỉ chịu ức chế từ 1,5-2,0 
µg/ml, thì thất bại trong điều trị nhiễm trùng 
do S.aureus có thể xảy ra trên lâm sàng.
Giá trị MIC50 = 1,0 µg/ml với số chủng bị 
ức chế chiếm 93,7% và tại đây cũng là giá trị 
MIC90. Các giá trị MIC50 và đặc biệt là giá 
trị MIC90 là những giá trị hết sức hữu ích, 
giúp cho các dược sỹ lâm sàng xây dựng liều 
kháng sinh phù hợp để điều trị nhiễm trùng 
do S.aureus.
* Giá trị MIC vancomycin của S.aureus 
bằng máy kháng sinh đồ tự động Vitek2
Trong nghiên cứu này kết quả cho thấy 
giá trị MIC vancomycin của S.aureus thử 
nghiệm bằng máy kháng sinh đồ Vitek 2 nằm 
trong khoảng 0,5 - 1,0 µg/ml. Giá trị MIC = 
0,5 µg/ml chiếm tỷ lệ 86,7%. Giá trị MIC = 
1µg/ml chiếm tỷ lệ 13,3%. Như vậy tất cả các 
chủng S.aureus phân lập được từ bệnh phẩm 
máu trong nghiên cứu này đều nhạy cảm với 
vancomycin, đa số còn nhạy cảm với nồng 
độ thấp 1,0 µg/ml. Kết quả nghiên cứu còn 
cho thấy, giá trị MIC = 1,5-2,0µg/ml không 
có chủng nào. Đối với những trường hợp 
khi các chủng chỉ chịu ức chế từ 1,5-2,0 µg/
ml, thì thất bại trong điều trị nhiễm trùng do 
S.aureus có thể xảy ra trên lâm sàng.
Giá trị MIC50 = 0,5 µg/ml với số chủng 
ức chế 86,7%. Tại giá trị MIC90 = 1 µg/ml số 
chủng bị ức chế 100%. Các giá trị MIC50 và 
đặc biệt là giá trị MIC90 là những giá trị hết 
sức hữu ích, giúp cho các dược sỹ lâm sàng 
xây dựng liều kháng sinh phù hợp để điều trị 
nhiễm trùng do S.aureus.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Việc xác định chính xác nồng độ ức 
chế tối thiểu (MIC) vancomycin của S.aureus, 
đặc biệt là nồng độ MIC = 1 - 1,5 µg/ml là 
hết sức quan trọng, giúp cho các bác sỹ lâm 
sàng có thể tiên lượng được hiệu quả điều trị 
khi lựa chọn vancomycin để điều trị S.aureus 
kháng methicilin (MRSA).
Các kỹ thuật xác định nồng độ ức chế tối 
thiểu (MIC) vancomycin của S.aureus bằng 
Etest Liofilchem, Etest BioMerieux, máy định 
danh tự động Vitek 2 đều cho các kết quả 
tương đương, không có sự khác biệt so với kỹ 
thuật vi pha loãng được CLSI khuyến cáo tiến 
hành.
Vì vậy, các phòng xét vi sinh tại mỗi bệnh 
viện có thể lựa chọn tiến hành kỹ thuật 
xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 
vancomycin của S.aureus phù hợp với điều 
kiện của mình bằng kỹ thuật Etest Liofilchem, 
Etest BioMerieux hoặc máy định danh tự 
động Vitek 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Lê Khánh Trâm (2012), Xác định kiểu cách cư trú và gen độc lực của Staphylococcus 
ở nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống, Luận án tiến sỹ y học, 
Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Học viện Quân Y (2008), Giáo trình sau đại học. Vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản 
Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Học viện Quân Y (2011), Giáo trình Vi sinh vật, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 
Việt Nam.
62 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019)
4. Lowy F. D. (1998). Staphylococcus aureus infections. N Engl J Med, 339(8), 520–
532.
5. Đoàn Mai Phương, Nguyễn Việt Hùng (2009). Tình hình kháng kháng sinh của vi 
khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện 
tỉnh phía Bắc. Y học lâm sàng, (42), 64–69.
6. Hoàng Thị Thanh Thủy, Pham Văn Ca, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Thị Thúy Hằng, 
Lê Thu Hồng (2013). Căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới 
Trung ương năm 2012. Tạp chí y học Việt Nam, (5), 89–92.
7. Kiều Chí Thành, Lê Thu Hồng Nghiên cứu cơ cấu vi khuẩn gây bệnh và tỷ lệ đề 
kháng kháng sinh của các chủng phân lập tại bệnh viện 103 từ 2/2010-12/2011. Tạp 
chí Y học Thực hành, (11(848)), 11–13.
8. Wisplinghoff H. , Bischoff T. , Tallent S. M. , et al. (2004). Nosocomial bloodstream 
infections in US hospitals: analysis of 24,179 cases from a prospective nationwide 
surveillance study. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am, 39(3), 309–317.
9. Đoàn Mai Phương, Nguyễn Xuân Quang (2008). Mức độ đề kháng kháng sinh 
của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2006-
30/06/2008. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học - Hội nghị khoa học bệnh 
viện Bạch Mai, 135-142.
10. Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Việt, Lê Thu Hồng, Hà Thị Thu Vân (2010). Nghiên 
cứu tử lệ và mức độ kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện 
103 giai đoạn 2007-2009. Tạp chí Y học Việt Nam, (2), 245–251.
11. Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Clsi (2013), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-
Third Informational Supplement, Clinical & Laboratory Standards Institute.
13. Steinkraus G. , White R. , and Friedrich L. (2007). Vancomycin MIC creep in non-
vancomycin-intermediate Staphylococcus aureus (VISA), vancomycin-susceptible 
clinical methicillin-resistant S. aureus (MRSA) blood isolates from 2001-05. J 
Antimicrob Chemother, 60(4), 788–794.
14. Neoh H. , Hori S. , Komatsu M. , et al. (2007). Impact of reduced vancomycin 
susceptibility on the therapeutic outcome of MRSA bloodstream infections. Ann Clin 
Microbiol Antimicrob, 6, 13.
15. Musta A. C. , Riederer K. , Shemes S. , et al. (2009). Vancomycin MIC plus 
heteroresistance and outcome of methicillin-resistant Staphylococcus aureus 
bacteremia: trends over 11 years. J Clin Microbiol, 47(6), 1640–1644.
16. Liu C. and Chambers H. F. (2003). Staphylococcus aureus with heterogeneous 
resistance to vancomycin: epidemiology, clinical significance, and critical assessment 
of diagnostic methods. Antimicrob Agents Chemother, 47(10), 3040–3045.
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA VANCOMYCIN VỚI CÁC CHỦNG 
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 63

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nong_do_uc_che_toi_thieu_cua_vancomycin_voi_cac_c.pdf