Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên có tốc độ đô thị hóa nhanh, nên

công tác quản lý đo đạc và thành lập bản đồ địa chính nhằm quản lý và sử dụng

một cách hợp lý, có hiệu quả nhất công tác quản lý nhà nước về đất đai là hết

sức cần thiết. Bản đồ địa chính tỉnh Thái Nguyên được thành lập trong hơn 30

năm qua (từ năm 1986 đến nay) bằng công nghệ truyền thống và công nghệ số

nên có sự khác biệt về độ chính xác. Các địa phương đo đạc trước năm 2000

bằng công nghệ truyền thống, đo bằng máy kinh vĩ quang cơ, xử lý số liệu,

biên tập bản đồ, tính toán diện tích bằng phương pháp thủ công, nên bản đồ có

chất lượng hạn chế, độ chính xác thấp, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý

đất đai bằng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại. Tính đến ngày

31/12/2019 tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ

địa chính cho 180/180 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố, thị xã,

khối lượng đã hoàn thành cụ thể như sau: Khối lượng lập lưới địa chính là 979

điểm tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, huyện Đồng Hỷ, huyện

Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyện Phú Lương và huyện Đại Từ. Tổng diện tích

đã đo đạc lập bản đồ địa chính 340.945,7 ha/352.664 ha, chiếm 96,7% tổng

diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 8680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
No.17_Aug 2020|Số 17 – Tháng 8 năm 2020|p.96-102 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, 
ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
Trần Thị Thu Hiền1*, Lê Thị Thu1, Đàm Thị Thanh Thủy2 
1Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật, Đại học Thái Nguyên 
2 Đại học Tân Trào 
*
Email: Thuhiencdkt2@gm
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
11/7/2020 
Ngày duyệt đăng: 
12/8/2020 
 Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên có tốc độ đô thị hóa nhanh, nên 
công tác quản lý đo đạc và thành lập bản đồ địa chính nhằm quản lý và sử dụng 
một cách hợp lý, có hiệu quả nhất công tác quản lý nhà nước về đất đai là hết 
sức cần thiết. Bản đồ địa chính tỉnh Thái Nguyên được thành lập trong hơn 30 
năm qua (từ năm 1986 đến nay) bằng công nghệ truyền thống và công nghệ số 
nên có sự khác biệt về độ chính xác. Các địa phương đo đạc trước năm 2000 
bằng công nghệ truyền thống, đo bằng máy kinh vĩ quang cơ, xử lý số liệu, 
biên tập bản đồ, tính toán diện tích bằng phương pháp thủ công, nên bản đồ có 
chất lượng hạn chế, độ chính xác thấp, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý 
đất đai bằng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại. Tính đến ngày 
31/12/2019 tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ 
địa chính cho 180/180 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố, thị xã, 
khối lượng đã hoàn thành cụ thể như sau: Khối lượng lập lưới địa chính là 979 
điểm tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, huyện Đồng Hỷ, huyện 
Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyện Phú Lương và huyện Đại Từ. Tổng diện tích 
đã đo đạc lập bản đồ địa chính 340.945,7 ha/352.664 ha, chiếm 96,7% tổng 
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 
Từ khóa: 
Nghiên cứu; hiên trạng;sử 
dụng đất;quản lý; đo đạc; 
bản đồ địa chính; Thái 
Nguyên. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế 
của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền 
núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã 
hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng 
Bắc Bộ. 
Phần lớn bản đồ địa chính trên địa bàn các huyện, 
thị xã, thành phố thuộc tỉnh trước kia được đo đạc theo 
hệ tọa Nhà nước HN 72 bằng công nghệ truyền thống 
có độ chính xác hạn chế, sau đó được số hóa, chuyển 
đổi về hệ tọa độ Quốc gia VN2000. Bản đồ địa chính 
có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước 
về đất đai. Tuy nhiên, sau nhiều năm đến nay đất đai 
có biến động lớn nhưng việc chỉnh lý bản đồ chưa 
được đầy đủ, kịp thời, thiếu đồng bộ, độ chính xác 
không đảm bảo quy định. Việc sử dụng bản đồ gặp 
nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu quản lý 
đất đai trong thời kỳ mới. 
Sở Tài nguyên và Môi trường Thái nguyên đã tổ 
chức triển khai thực hiện thiết kế kỹ thuật - Dự toán 
được UBND tỉnh phê duyệt, với các hạng mục công 
việc bao gồm đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính bằng 
công nghệ số có độ chính xác cao theo hệ tọa độ quốc 
gia VN2000, thay thế hệ thống bản đồ công nghệ 
truyền thống hệ tọa độ HN72 trước đây, trên cơ sở đó 
thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp mới và cấp đổi 
GCNQSD đất, lập hồ sơ địa chính làm cơ sở để xây 
dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính nhằm đáp ứng 
tốt yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai 
theo luật đất đai 2013 theo chủ trương của Bộ Tài 
nguyên và môi trường. Hệ thống bản đồ địa chính, hồ 
sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng 
góp phần đắc lực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu 
quả công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp [4].
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và công tác 
quản lý, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên. 
2.1.2. Thời gian nghiêncứu 
Từ năm 2018 đến năm 2020 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
(i) Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã 
hội của tỉnh Thái Nguyên 
(ii) Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên. 
(iii) Nghiên cứu công tác quản lý, đo đạc bản đồ 
địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu thập tài liệu 
Các tài liệu được thu thập cả 3 cấp: Trung tâm 
Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi 
trường tỉnh Thái Nguyên, Văn phòng Đăng ký đất 
đai tỉnh Thái Nguyên, Phòng TNMT, Chi nhánh 
Văn phòng Đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân các 
phường, xã. Gồm những tài liệu sau: 
Bản đồ địa chính hệ HN72; Bản đồ chỉnh lý; 
Bản trích đo các thửa đất theo chỉ thị số: 31-CT-
TTg năm 2008; Bản đồ đo vẽ theo chỉ thị số: 31-
CT-TTg năm 2008; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; 
Các bản trích đo, trích lục đất tổ chức; Các điểm tọa 
độ địa chính cơ sở, điểm tọa độ địa chính; Sổ địa 
chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất, sổ đăng ký biến động đất đai; 
Giấy chứng nhận QSD đất đã cấp từ trước tới nay; 
Phương pháp đo vẽ chi tiết, chỉnh lý bản đồ địa 
chính 
- Xác định địa giới hành chính trên cơ sở hồ sơ 
địa giới và thực tế sử dụng đất. 
- Đối soát thực địa, xác định khu vực đo đạc 
chỉnh lý bản đồ địa chính. 
- Trên cơ sở hệ thống điểm lưới địa chính đã có 
trên địa bàn tiến hành thiết kế và thành lập lưới 
khống chế đo vẽ phủ trùm đảm bảo đủ mật độ điểm 
để đo vẽ thành lập bản đồ địa chính. 
- Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, lập bản 
mô tả ranh giới mốc giới thửa đất: 
+ Xác định và đánh dấu ranh giới các thửa đất 
tại thực địa. Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa 
đất, giao cho các chủ sử dụng đất liên quan và 
người dẫn đạc ký xác nhận. 
+ Trường hợp các thửa đất có tranh chấp thì 
UBND phường, xã có trách nhiệm giải quyết và ra 
quyết định bằng văn bản để có căn cứ thực hiện. 
+ Thu thập thông tin về hồ sơ pháp lý, mục đích 
đang sử dụng đất, người sử dụng đất; nguồn gốc sử 
dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình 
hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với 
giấy tờ về quyền sử dụng đất. 
- Công tác đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ: 
+ Bản đồ  ...  
mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng 
T.T.T.Hien et al/ No.17_Aug 2020|p.96-102 
nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao 
nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo 
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn 
có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng 
Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn 
chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi 
Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi 
cao che chắn gió mùa đông bắc. 
Khí hậu 
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc 
bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang 
tính chất của nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 
10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 28. 
Tình hình giao thông vận tải 
Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là 
Quốc lộ 3, quốc lộ 1B, quốc lộ 37; tuyến đường cao 
tốc Thái Nguyên - Hà Nội: tuyến đường sắt Hà Nội 
- Quán Triều. Bao quanh các phường, xã là các trục 
đường nhựa và đường bê tông. 
 Đặc điểm phân bố dân cư 
Dân số trung bình năm 2019 trên địa bàn là 1.255 
nghìn người; tăng 11,3 nghìn người so với năm 2018. 
Dân số khu vực thành thị chiếm 35,1% và dân số khu 
vực nông thôn chiếm 64,9% tổng dân số. 
Nhìn chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 
của tỉnh Thái nguyên tương đối thuận lợi cho công 
tác đo đạc thành lập, bổ sung, chỉnh lý bản đồ địa 
chính. Tuy nhiên, Thái nguyên là tỉnh miền núi, các 
yếu tố địạ hình tương đối phức tạp nhiều đồi núi 
đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác đo đạc 
thành lập, bổ sung, chỉnh lý bản đồ địa chính. 
3.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên 
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến ngày 
31/12/2019 diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên 
là 352.664 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau: 
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2019 
STT Chỉ tiêu Mã 
Diện tích 
(ha) 
Cơ cấu 
(%) 
I TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 352.664 100,0 
1 Đất nông nghiệp NNP 303.555 86,08 
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 112.048 31,77 
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 61.029 17,31 
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 44.754 12,69 
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 16.275 4,61 
1.1.2 Đất tồng cây lâu năm CLN 51.019 14,47 
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 186.648 52,92 
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 109.605 31,09 
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 37.688 33,10 
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 39.354 10,69 
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4.622 1,31 
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 237 0,07 
2 Đất phi nông nghiệp PNN 44.445 12,63 
2.1 Đất ở OCT 12.346 4,06 
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 9.834 2,78 
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.512 0,71 
2.2 Đất chuyên dùng CDG 21.760 6,17 
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 158 0,04 
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2.657 0,75 
2.2.3 Đất an ninh CAN 479 0,14 
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1.269 0,36 
T.T.T.Hien et al/ No.17_Aug 2020|p.96-102 
STT Chỉ tiêu Mã 
Diện tích 
(ha) 
Cơ cấu 
(%) 
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 5.157 1,46 
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 12.041 3,41 
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 81 0,02 
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 69 0,02 
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 837 0,24 
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 5.642 1,60 
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3.698 1,05 
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12 0,003 
3 Đất chưa sử dụng CSD 4.664 1,33 
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 989 0,28 
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.517 0,43 
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 2.157 0,61 
(Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2019)[2] 
* Đất nông nghiệp: Là 303.555 ha, chiếm 
86,08% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: 
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 112.048 
ha, chiếm 31,77%. 
- Diện tích đất trồng cây lâu năm là 51.019 ha, 
chiếm 14,57 % 
- Diện tích đất trồng cây hàng năm là 61.029 ha, 
chiếm 17,31 %. 
* Đất phi nông nghiệp: Là 44.445 ha, chiếm 
12,63% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: 
- Diện tích đất ở là 12.346 ha, chiếm 4,06 %. 
- Diện tích đất chuyên dùng là 21.760 ha, chiếm 
6,17 %. 
* Diện tích đất chưa sử dụng: Là 4.664 ha, 
chiếm 1,33% tổng diện tích đất tự nhiên. 
Trong cơ cấu các loại đất, đất nông nghiệp có tỷ 
trọng cao và có xu hướng giảm dần do quá trình đô 
thị hoá. Tỷ trọng đất phi nông nghiệp có xu hướng 
tăng, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì 
trong tương lai quỹ đất ở của tỉnh sẽ còn mở rộng. 
3.3. Nghiên cứu công tác quản lý, đo đạc bản đồ 
địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 
3.3.1. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính của tỉnh 
Thái Nguyên 
Tính đến hết năm 2019 tỉnh Thái Nguyên đã 
thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính được 180/180 
xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố, thị 
xã với tổng diện tích là 340.945,7 ha/352.664 ha, 
chiếm 96,7% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 
Công tác đo đạc thành lập, bổ sung, chỉnh lý 
bản đồ địa chính trong những năm qua đã đạt được 
những kết quả quan trọng, là cơ sở để thực hiện 
công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất, lập, hoàn 
thiện hồ sơ địa chính và xây dựng CSDL địa chính 
trên địa bàn tỉnh. Hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ 
địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng 
góp phần đắc lực trong việc nâng cao chất lượng, 
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai của 
các cấp. 
Hệ thống bản đồ địa chính đã thành lập có ý 
nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để xây 
dựng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở 
dữ liệu địa chính ở các địa phương phục vụ công 
tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp. Bản đồ 
được thành lập bằng công nghệ số, sử dụng các 
thiết bị công nghệ đo đạc có độ chính xác cao, 
thống nhất về cơ sở toán học, cùng với các tài liệu 
kèm theo bản đồ được lập đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng 
ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước về đất 
đai trong thời kỳ mới. Đặc biệt là các địa phương 
có bản đồ công nghệ truyền thống thành lập trước 
năm 2000, đến nay đã được đo đạc chỉnh lý bằng 
công nghệ số nâng cao chất lượng và độ chính xác 
thay thế cho bản đồ cũ, tạo điều kiện thuận lợi để 
thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp đổi 
GCNQSD đất, xây dựng hoàn thiện hệ thống hồ sơ 
địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính, đáp ứng tốt 
yêu cầu quản lý, góp phần tăng cường hiệu lực, 
hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai 
trên địa bàn tỉnh. 
T.T.T.Hien et al/ No.17_Aug 2020|p.96-102 
Bảng 2: Kết quả đo đạc bản đồ địa chính tính đến 30/12/2019 
TT 
Tên đơn vị 
hành chính cấp 
huyện 
Diện 
tích tự 
nhiên 
(ha) 
Tổng 
diện 
tích đã 
đo đạc 
(ha) 
Trong đó 
Số thửa 
đã đo 
đạc lập 
bản đồ 
địa 
chính 
(thửa) 
Tỷ lệ 
1/500 
Tỷ lệ 
1/1000 
Tỷ lệ 
1/2000 
Tỷ lệ 
1/5000 
Tỷ lệ 
1/10000 
 Tổng số 352.664 340.945,7 1.414,9 94.595,4 88.454,9 67.247,7 89.232,8 2.657.037 
1 
Huyện Định 
Hoá 
51.352 51.352,0 11.779,3 6.965,0 10.791,8 21.815,9 282.352 
2 
TP. Thái 
Nguyên 
22.293 22.293,0 1.202,7 6.947,6 11.343,7 2.799,0 375.319 
3 TX. Phổ Yên 25.889 21.058,5 84,3 6.406,8 11.795,6 2.771,8 348.811 
4 TP. Sông Công 9.671 8.384,2 6.822,6 1.561,6 68.886 
5 Huyện Phú Bình 24.337 21.074,8 1.712,5 16.371,2 2.991,1 399.306 
6 Huyện Võ Nhai 83.943 82.194,5 53,6 8.087,6 12.232,1 2.275,6 59.545,6 139.352 
7 Huyện Đồng Hỷ 42.773 42.771,9 74,3 13.425,0 8.660,8 15.171,2 5.440,6 230.052 
8 
Huyện Phú 
Lương 
35.071 34.925,7 10.860,7 14.555,0 9.510,0 281.152 
9 Huyện Đại Từ 57.335 56.891,1 28.553,3 4.969,9 20.937,2 2.430,7 531.807 
(Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2019)[3] 
3.3.2. Quản lý bản đồ địa chính 
Bảng 3: Số lượng bản đồ địa chính đã được thành lập 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến tháng 6 năm 2019 
STT Tên đơn vị hành chính 
Bản đồ địa chính (tờ bản đồ) 
Năm đo vẽ 
Tỷ lệ 
1/500 
Tỷ lệ 
1/1000 
Tỷ lệ 
1/2000 
Tỷ lệ 
1/5000 
Tỷ lệ 
1/10000 
1 TP. Thái Nguyên 241 695 329 5 1991 - 2015 
2 TX. Phổ Yên 17 427 198 6 1989 - 1993 
3 TP. Sông Công 401 57 1986 - 1987 
4 Huyện Phú Bình 171 340 1993 - 1994 
5 Huyện Võ Nhai 11 809 509 11 34 1999 - 2015 
6 Huyện Đồng Hỷ 15 895 328 39 3 1995 - 2015 
7 Huyện Phú Lương 724 318 19 1998 - 2018 
T.T.T.Hien et al/ No.17_Aug 2020|p.96-102 
STT Tên đơn vị hành chính 
Bản đồ địa chính (tờ bản đồ) 
Năm đo vẽ 
Tỷ lệ 
1/500 
Tỷ lệ 
1/1000 
Tỷ lệ 
1/2000 
Tỷ lệ 
1/5000 
Tỷ lệ 
1/10000 
8 Huyện Đại Từ 1,428 432 28 20 1996 - 2016 
9 Huyện Định Hoá 1,178 490 23 14 1998 - 2019 
Tổng cộng 284 6728 3001 131 71 
(Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2019)[5] 
Bản đồ địa chính sau khi đo vẽ được bàn giao cho 
các cấp quản lý và sử dụng. Đối với các bản đồ được 
thành lập theo hệ tọa độ HN-72 đã được số hóa và 
chuyển hệ về hệ tọa độ quốc gia VN-2000, được lưu 
trữ và quản lý tại Trung tâm Công nghệ Thông tin và 
Văn phòng Đăng ký đất đai của Sở Tài Nguyên và Môi 
trường. Các bản đồ dạng giấy được phân loại, sắp xếp 
khoa học để sử dụng và lưu trữ tại 3 cấp gồm: Văn phòng 
Đăng ký đất đai của Sở Tài Nguyên và Môi trường (cấp 
tỉnh), Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành 
phố, thị xã (cấp huyện), UBND các xã, phường, thị trấn 
(cấp xã). Việc sử dụng, bảo quản và cung cấp thông tin 
dữ liệu được thực hiện theo các quy định của pháp luật. 
Công tác đo đạc thành lập, bổ sung, chỉnh lý bản 
đồ địa chính trong những năm qua đã đạt được những 
kết quả quan trọng, là cơ sở để thực hiện công tác 
đăng ký, cấp GCNQSD đất, lập, hoàn thiện hồ sơ địa 
chính và xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh 
cụ thể: 
- Đo đạc thành lập bản đồ địa chính gắn với cấp 
GCNQSD đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại 
28 xã, thị trấn thuộc 4 huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định 
Hoá, Đại Từ với tổng diện tích 21.291,0 ha; 
- Đo đạc bổ sung bản đồ địa chính tại 25 xã, 
phường, thị trấn thuộc 5 đơn vị cấp huyện (TP Thái 
Nguyên, các huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương 
và thị xã Phổ Yên); 
- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính tập trung tại 68 
xã, phường, thị trấn trên địa bàn 5 đơn vị cấp huyện 
(bao gồm: 32 xã, phường thuộc TP. Thái Nguyên, 10 
xã phường thuộc TP. Sông Công và 3 xã thuộc huyện 
Đồng Hỷ, 3 xã huyện Phú Lương, 20 xã huyện Phú 
Bình) với tổng diện tích chỉnh lý 47.535,47 ha. 
- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính không tập trung 
tại các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng 
Hỷ, Phú Bình, Võ Nhai, TP Thái Nguyên và thị xã 
Phổ Yên với 106.309 thửa. 
- Đo đạc, cắm mốc ranh giới phần đất các công ty 
nông, lâm nghiệp giữ lại tại 9 xã, thuộc 4 đơn vị cấp 
huyện: 3.618,7 ha; đất bàn giao về địa phương tại 8 xã, 
thuộc 3 đơn vị cấp huyện: 4.008,02 ha. 
4. KẾT LUẬN 
- Tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi trong 
việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố 
trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài 
trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế. Tổng diện 
tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2019 là 352.664ha trong đó: 
Đất nông nghiệp: 303.555ha, chiếm 86,08% diện tích 
tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 44445ha, chiếm 12,63% 
diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 4664 ha, chiếm 
1,33% diện tích tự nhiên. 
- Tính đến hết năm 2019 tỉnh Thái Nguyên đã thực 
hiện đo đạc lập bản đồ địa chính được 180/180 xã, 
phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố, thị xã với 
tổng diện tích là 340.945,7 ha/352.664 ha, chiếm 
96,7% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 
- Đo đạc thành lập bản đồ địa chính gắn với cấp 
GCNQSD đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại 
28 xã, thị trấn thuộc 4 huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định 
Hoá, Đại Từ với tổng diện tích 21.291,0 ha; 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ministry of Natural Resources and 
Environment (2014). Circular No. 25/2014 / TT-
BTNMT dated May 19, 2014 on cadastral maps. 
Department of Natural Resources and Environment of 
Thai Nguyen Province (2019).Land inventory report 
2019, Thai Nguyen province. 
2. Department of Natural Resources and 
Environment of Thai Nguyen Province (2019). 
Reporting results of cadastral map measurement, 
cadastral record preparation, cadastral database 
development ofThai Nguyen province. 
3. People's Committee of Thai Nguyen Province 
(2018). Decision No. 980 / QD-UBND dated April 16, 
2018 approving technical design - cost estimates. 
Building a system of cadastral records and cadastral 
database of Thai Nguyen province. 
4. People's Committee of Thai Nguyen Province 
(2019). Statistical yearbook of Thai Nguyen 
Province. 
T.T.T.Hien et al/ No.17_Aug 2020|p.96-102 
Research situation of using land status and managing of surveying cadastral 
maps in Thai Nguyen province 
Tran Thi Thu Hien, Le Thi Thu, Dam Thi Thanh Thuy
Article info Abstract 
Recieved: 
11/7/2020 
Accepted: 
12/8/2020 
 In recent years, Thai Nguyen province has a rapid urbanization rate, so the 
management of measurement and establishing cadastral maps to manage and use 
rationally, the most effective state management of land is absolutely necessary. 
Thai Nguyen cadastral map has been established over the past 30 years (from 1986 
up to now) using traditional and digital technologies, so there is a difference in 
accuracy. The localities measured before 2000 with traditional technology, 
measured by theodolite, processed data, edited the map, calculated the area by 
manual method, so the map had limited quality with low accuracy, leading to 
difficulties in land management by modern information technology. From 
December 31, 2019, Thai Nguyen province has carried out the survey and 
cadastral mapping for 180/180 communes, wards and towns in 9 districts, cities, 
towns, the completed volume. Details are as follows: Volume of setting up 
cadastral grid is 979 points in Thai Nguyen city, Song Cong city, Dong Hy district, 
Dinh Hoa district, Vo Nhai district, Phu Luong district and Dai Tu district. The 
total area measured cadastral mapping 340,945.7 ha / 352,664 ha, accounting for 
96.7% of the total natural area of the province. 
Keywords: 
Research; current status; 
land use; management; 
measurement; cadastral 
maps; Thai Nguyen. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hien_trang_su_dung_dat_va_cong_tac_quan_ly_do_dac.pdf