Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y

Mục tiêu: Mô tả thị giác lập thể (TGLT) của sinh viên (SV) Học viện Quân y và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới TGLT và ý nghĩa của chúng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá TGLT bằng bảng Fly stereo acuity test trên 297 SV Hệ Đại học, Học viện Quân y.

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y

Nghiên cứu chức năng thị giác lập thể của sinh viên học viện quân y
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 89 
NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THỊ GIÁC LẬP THỂ 
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y 
 Nguyễn Lê Trung1, Nguyễn Đình Ngân1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả thị giác lập thể (TGLT) của sinh viên (SV) Học viện Quân y và đánh giá một 
số yếu tố ảnh hưởng tới TGLT và ý nghĩa của chúng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang, đánh giá TGLT bằng bảng Fly stereo acuity test trên 297 SV Hệ Đại học, 
Học viện Quân y. Kết quả: Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có TGLT toàn thể. 54,5% SV 
đạt giá trị TGLT cục bộ tối đa 20 giây cung, 30,3% đạt giá trị 25 giây cung, 8,8% đạt 32 giây 
cung, 4,4% đạt 40 giây cung, 1% đạt 50 giây cung và 0,3% SV đều đạt 100, 160 và 200 giây 
cung. Giá trị TGLT cục bộ giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở nhóm cận loạn so với nhóm 
cận đơn thuần và chính thị. Không có sự khác biệt về giá trị này giữa SV nam và nữ cũng như 
giữa các độ cận khác nhau. Tuy nhiên, nhóm loạn thị trung bình có TGLT cục bộ kém nhóm 
loạn nhẹ (p < 0,05). Kết luận: Cần có sự chú ý về chất lượng TGLT ở nhóm SV mắc loạn thị để 
giúp tư vấn hướng nghiệp sau này. 
* Từ khóa: Thị giác lập thể; Thị giác lập thể toàn thể; Thị giác lập thể cục bộ. Loạn thị. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thị giác lập thể là một loại đặc biệt của 
quá trình nhận thức chiều sâu của thị giác 
hai mắt, được tạo ra do sự khác biệt về 
phương ngang giữa hai mắt. TGLT mô tả 
vị trí, hình ảnh vật trong không gian, giúp 
chúng ta thao tác chính xác theo không 
gian ba chiều. Vì vậy, TGLT có rất nhiều ý 
nghĩa trong cuộc sống. Rất nhiều nghề 
nghiệp đòi hỏi phải có TGLT tốt như: Lái 
xe, phi công, bác sỹ, kiến trúc sư... Trong 
nghề y, các công việc đòi hỏi sự chính 
xác như phẫu thuật nội soi, vi phẫu, nhãn 
khoa..., mức độ TGLT tốt là vô cùng quan 
trọng. Đánh giá TGLT của SV y khoa có 
thể là một gợi ý trong việc định hướng lựa 
chọn các chuyên ngành sâu sau khi tốt 
nghiệp đại học [1, 9]. 
Thị giác lập thể được chia thành TGLT 
tinh và TGLT thô. TGLT tinh quan sát vật 
đứng im hoặc chuyển động với gia tốc 
thấp, đánh giá chi tiết hình ảnh có độ chính 
xác cao do võng mạc vùng hoàng điểm tiếp 
nhận, cần cho các hoạt động đòi hỏi độ 
chính xác như xâu kim, phẫu thuật... TGLT 
thô quan sát vật thoáng qua hoặc di chuyển 
với tốc độ nhanh, đánh giá tương đối hình 
ảnh do võng mạc ngoại vi và một phần 
hoàng điểm tiếp nhận, cần cho các hoạt 
động đòi hỏi định hướng không gian như 
xuống cầu thang, lái xe... 
1. Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi: Nguyễn Đình Ngân (ngan.ophthal@vmmu.edu.vn) 
 Ngày nhận bài: 20/1/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 9/4/2020 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 90 
Trên lâm sàng, TGLT được đánh giá 
thông qua TGLT toàn thể và cục bộ. 
TGLT toàn thể được đo thông qua test 
chấm ngẫu nhiên, dựa trên sự tổng hợp 
hình ảnh thu được của hai mắt để tạo nên 
một hình ảnh mới mà bình thường một 
mắt không nhìn thấy được. Test này đánh 
giá chung cả TGLT thô và tinh; xác định 
đối tượng có TGLT hay không. TGLT cục 
bộ được đo thông qua test dạng đường 
viền, dựa trên các yếu tố gợi ý như màu 
sắc, đường viền, di động của vật để tạo 
nên hình ảnh nhìn thấy được. Test này 
đánh giá TGLT tinh và được sử dụng để 
đánh giá các mức độ của TGLT [2, 5, 6]. 
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về 
TGLT như: Nghiên cứu của Mohsen F. và 
CS (2004) về sự khác biệt TGLT ở nhóm 
trẻ không có tật khúc xạ và nhóm trẻ có 
tật khúc xạ [6], nghiên cứu của Yang J. và 
CS (2011) về mối liên quan giữa mức độ 
loạn thị đơn thuần và TGLT trên trẻ em 
[8], nghiên cứu của Kulp và CS (2014) về 
sự ảnh hưởng của viễn thị đến TGLT 
[4]. Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên 
cứu về vấn đề này. Năm 2016, Đặng Thị 
Hồng Ánh nghiên cứu đánh giá mức độ 
TGLT và ảnh hưởng của tật khúc xạ ở SV 
Đại học Y Hà Nội và đề nghị cần nghiên 
cứu thêm về vai trò của TGLT cũng như 
các yếu tố ảnh hưởng đến TGLT ở SV y 
khoa [1]. 
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đề tài này nhằm: 
- Mô tả TGLT của SV Học viện Quân y. 
- Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng 
tới TGLT và ý nghĩa của chúng. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên từ năm thứ nhất đến năm 
thứ sáu, Hệ Đại học, Học viện Quân y tự 
nguyện tham gia nghiên cứu từ 09/2017 - 
09/2018. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang. 
* Cỡ mẫu và chọn mẫu: 
- Cỡ mẫu được tính theo công thức 
mô tả, n ≈ 291,9. Dự kiến khám 300 SV. 
- Chọn đối tượng theo phương pháp 
ngẫu nhiên, phân tầng theo khoá học. 
- Số SV mỗi khoá được khám tính theo 
công thức: n = 300 x số SV một khoá /số 
SV toàn Hệ Đại học. 
- Dựa theo danh sách khoá học, dùng 
hàm ngẫu nhiên để lựa chọn các SV được 
khám cho đủ số đã tính. Sau khi làm tròn, 
thực tế chúng tôi đã khám cho 297 SV. 
* Phương tiện nghiên cứu: 
Bảng thị lực Snelen, dụng cụ khám 
mắt, bộ dụng cụ đo TGLT Fly stereo 
acuity test và kính phân cực, bộ phiếu thu 
thập số liệu in sẵn. 
* Các bước tiến hành: 
- Khám lâm sàng mắt và các bệnh 
toàn thân, đo thị lực. 
- Các trường hợp mắc tật khúc xạ được 
đo chính xác tật khúc xạ, chỉnh kính tối đa. 
- Đo TGLT: 
+ Cho đối tượng ngồi thoải mái đeo 
kính phân cực. Hướng dẫn nhìn cả hai mắt 
lần lượt vào hình của 2 bảng hình ảnh. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 91 
+ Giữ bảng ở khoảng cách 40 cm và 
tạo góc 45o với mặt, không để xoay lắc 
đầu trong quá trình đo. 
+ Với bảng TGLT dạng chấm ngẫu 
nhiên, SV trả lời có hoặc không nhìn thấy 
hình ảnh. 
+ Với bảng TGLT dạng đường viền; 
SV trả lời hình tròn nổi lên so với các hình 
khác tương ứng với 4 góc trên/dưới/ 
trái/phải. 
+ Kết quả đo: Lấy trong các hình trả lời 
đúng kết quả có số đo giây cung nhỏ nhất 
và ghi lại. Nếu trả lời sai ≥ 2 hình liên tiếp, 
lấy kết quả nhỏ nhất trước. Nếu trả lời sai 
1 lần thì cho đối tượng trả lời lại. 
* Các chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: 
+ Tuổi, giới. 
+ Các hình thái

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chuc_nang_thi_giac_lap_the_cua_sinh_vien_hoc_vien.pdf