Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine

Chitosan polithyophene (CTs-PTH) được khử bằng điện hóa trên bề mặt điện cực

glassy carbon (CTs-PTH(act)/GCE). Phương pháp von-ampe hòa tan anot xung vi

phân (DP-ASV) được sử dụng để phân tích đồng thời acid uric, xanthine và

hypoxanthine với điện cực CTs-PTH(act)/GCE. Điều kiện tối ưu đã được nghiên

cứu là: lượng vật liệu: 2,5 L (1 mg/mL) μg, số vòng quét khử: 9, thế làm giàu: 0,6

V, thời gian làm giàu: 10 s, biên độ xung: 0,06 V. Kết quả cho thấy độ lặp lại tín

hiệu tốt ở ba nồng độ chất phân tích khác nhau.

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 1

Trang 1

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 2

Trang 2

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 3

Trang 3

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 4

Trang 4

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 5

Trang 5

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 6

Trang 6

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 7

Trang 7

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 8

Trang 8

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 9

Trang 9

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 3560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine

Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine, hypoxanthine
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 
39 
NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH ĐIỆN CỰC GLASSY CARBON BẰNG CHITOSAN 
POLITHYOPHENE ĐỂ XÁC ĐỊNH URIC ACID, XANTHINE, HYPOXANTHINE 
Huỳnh Thị Linh Phương2, Đặng Thị Thanh Nhàn2, 
Trần Thanh Tâm Toàn1, Nguyễn Hải Phong1* 
1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
*Email: nghaiphong62@gmail.com 
Ngày nhận bài: 20/9/2018; ngày hoàn thành phản biện: 01/10/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018 
TÓM TẮT 
Chitosan polithyophene (CTs-PTH) được khử bằng điện hóa trên bề mặt điện cực 
glassy carbon (CTs-PTH(act)/GCE). Phương pháp von-ampe hòa tan anot xung vi 
phân (DP-ASV) được sử dụng để phân tích đồng thời acid uric, xanthine và 
hypoxanthine với điện cực CTs-PTH(act)/GCE. Điều kiện tối ưu đã được nghiên 
cứu là: lượng vật liệu: 2,5 L (1 mg/mL) μg, số vòng quét khử: 9, thế làm giàu: 0,6 
V, thời gian làm giàu: 10 s, biên độ xung: 0,06 V. Kết quả cho thấy độ lặp lại tín 
hiệu tốt ở ba nồng độ chất phân tích khác nhau. 
Từ khóa: acid uric, hypoxanthine, modified glassy carbon electrode, xanthine. 
1. MỞ ĐẦU 
Xanthine (XA; 3,7-dihydropurine-2,6-dione) và hypoxanthine (HX; 1H-purin-6 
(9H) -one) là các hợp trung gian; Trong khi đó, acid uric (UA; 7,9-dihydro-1H-purine-
2,6,8 (3H) -trione) là sản phẩm cuối cùng trong chuỗi chuyển hóa purin của thực vật và 
động vật [1]. Cơ chế này bắt đầu với sự phân hủy của adenosine triphosphate (ATP) 
thành adenosine diphosphate (ADP). Sau đó, ADP bị phân hủy thành adenosine 
monophosphate (AMP) và được chuyển đổi thành inosine monophosphate (IMP). IMP 
được chuyển thành inosine (IN), IN chuyển thành HX. Sau đó, HX được chuyển thành 
XA, và cuối cùng XA được chuyển thành UA [2]. Như vậy, cơ chế này là một quá trình 
phân hủy điển hình của ATP trong cá thịt sau khi chết [3]. Vì vậy, việc xác định UA, 
XA và HX là một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng cá và thịt. Hàm 
lượng HX được sử dụng để ước tính sự tươi của cá và thịt [4]. Việc xác định UA, XA và 
HX đã được thực hiện bằng các phương pháp phân tích sắc ký như sắc ký lỏng hiệu 
năng cao [5, 6, 7]. 
Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine,  
40 
Chitosan là một loại cation amino-polysaccharide thu được từ quá trình 
deacetyl hóa kiềm của chitin [8]. Cấu trúc hóa học của chitosan chứa amino phản ứng 
và các nhóm hydroxyl có thể được sử dụng cho các phản ứng hóa học [9]. 
Polythiophene là một polymer được nghiên cứu đáng kể, bởi vì tính chất điện hóa, 
phát quang, quang học do cấu trúc khung carbon liên kết p của polymer [10]. Từ 
những ưu điểm đó, sự kết hợp giữa chitosan và polythiophene được chọn để biến tính 
điện cực làm việc trong phương pháp phân tích điện hóa nhằm xác định đồng thời UA, 
XA và HX. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Hóa chất và thiết bị 
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là các hóa chất tinh khiết (PA): graphit, 
acid boric, acid acetic, acid photphoric, dinatri hydrophosphate, mononatri 
orthophosphate, paracetamol, caffein, acid ascorbic. 
Các thiết bị được sử dụng như sau: 
- Máy phân tích điện hóa CPA – HH5; 
- Điện cực glassy carbon và bình điện phân; 
- Các dụng cụ thuỷ tinh trước khi dùng bằng cách ngâm qua đêm trong dung 
dịch HNO3 2 M, sau đó siêu âm và rửa lại bằng nước cất 2 lần. 
2.2. Tổng hợp chitosan polithyophene 
Lấy 1,3 mL thiophen và 20 mL nước vào bình cầu 2 cổ, sau đó tiến hành siêu 
âm trong 30 phút (dung dịch 1); Đặt bình cầu lên máy khuấy từ có điều nhiệt bằng 
glixerol ở 60 oC; Cân chính xác 42 gam CTs và 10 mL dung dịch axit CH3COOH, khuấy 
đều hỗn hợp (dung dịch 2); Hòa tan 4,13 g (NH4)2S2O8 trong 20 mL nước (dung dịch 3); 
Tiếp theo cho dung dịch 2 vào dung dịch 1. Cuối cùng cho từ từ dung dịch 3 vào hỗn 
hợp và khuấy từ liên tục trong 6 h, ở nhiệt độ là 60 oC. Kết quả thu được chitosan 
polythiophen (CTs-PTH). 
2.3. Chuẩn bị và biến tính điện cực than thủy tinh 
Trước hết, chuẩn bị điện cực nền là điện cực đĩa than thủy tinh (GCE), có đường 
kính 2,8 ± 0,1 mm, điện cực GCE được mài bóng với bột Al2O3 có kích thước hạt (0,05 μm). 
Ngâm trong dung dịch HNO3 2 M, sau đó rửa bằng etanol, nước cất 2 lần, để khô tự nhiên 
ở nhiệt độ phòng. Lấy 2,5 µL dung dịch chứa chitosan polithyophene (CTs-PTH) nhỏ lên 
bề mặt điện cực GCE, để khô ở nhiệt độ phòng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 
41 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Đặc tính điện hóa của điện cực chứa CTs-PTH 
Phương pháp von-ampe vòng hòa tan (Cyclic Voltammmetric Stripping - CVS) 
được sử dụng để nghiên cứu đặc tính điện hóa của bốn chất phân tích là acid uric 
(UA), xanthine (XA), hypoxanthine (HX) và caffeine (CA) trên điện cực CTs-PTH/GCE. 
Kết quả các đường hòa tan trình bày ở Hình 1 cho thấy acid uric, xanthine, 
hypoxnthine và caffeine đều là bất thuận nghịch. Điều này được nhận thấy khi quét 
anot từ 0 V đến +1,6 xuất hiện cả bốn peak anot của UA, XA, HX cad CA. Song khí 
quét catot ngược lại từ +1,6 V đến 0 V không thấy xuất hiện bất kỳ peak nào. 
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8
-10
0
10
20
30
40
I 
/ 


E / V 
Hình 1. Các đường CVS của UA, XA, HX và CA sử dụng điện cực CTs-PTH/GCE. Điều kiện thí 
nghiệm (ĐKTN): Đệm PBS 0,2 M (pH = 7); CUA = CXA = CHX = CCA = 3.10-4 M; VCTs-PTH = 2,5 µL; Erange 0 
÷ +1,6 V; Eacc = -0,6 V; tacc = 10 s; trest = 5 s; v = 200 mV/s. 
3.2. Lựa chọn điện cực làm việc 
Phương pháp von-ampe vòng hòa tan (CVS) và von-ampe hòa tan anot xung vi 
phân (DP-ASV) được dùng để nghiên cứu với 3 loại điện cực: glassy carbon (GCE), 
glassy carbon biến tính bởi chitosan polythiophene (CTs-PTH/GCE), glassy carbon biến 
tính bởi chitosan polythiophene dạng khử bằng điện hóa (CTs-PTH(act)/GCE). 
Điện cực CTs-PTH/GCE, CTs-PTH(act)/GCE được chuẩn bị bằng cách sử dụng 
kỹ thuật phủ vật liệu chitosan polythiophene (phân tán trong nước) lên bề mặt điện 
cực GC ... t tiếp theo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 
43 
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
I 
/ 

A
E / V
 0.5
 2.5
 5
 7.5
 10
 12.5(a)
-2 0 2 4 6 8 10 12 14
0
2
4
6
8
10
12
14
 UA
 XA
 HX
 CA
Löôïng vaät lieäu / g
Ip
 /
 
A
(b)
Hình 3. Các đường DP-ASV(a) và cường độ dòng đỉnh (b) khi sử dụng các lượng vật liệu khác 
nhau. ĐKTN: như ở hình 2. 
3.3.2. Ảnh hưởng của số vòng khử vật liệu CTs-PTH 
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
I 
/ 

A
E / V
 1
 3
 6
 9
 12
 15
(a)
0 3 6 9 12 15 18
0
2
4
6
8
10
12
14
 UA
 XA
 HX
 CA
Soá voøng hoaït hoùa
I p
 /
 
A
(b)
Hình 4. Các đường DP-ASV(a) và cường độ dòng đỉnh (b) tại các vòng hoạt hóa khác nhau. 
ĐKTN như ở hình 2. 
Kết quả Hình 4 cho thấy: ở vòng khử đầu tiên, đã cho tín hiệu dòng đỉnh hòa 
tan của cả 4 chất phân tích. Tín hiệu hòa tan (IP) của UA, XA , HX, CA cao nhất ở vòng 
khử 9, còn ở các số vòng khử lớn ( > 9) CA, HX có cường độ Ip thay đổi không đáng kể. 
Do đó, 9 vòng quét khử được chọn cho các khảo sát tiếp theo. 
3.4. Ảnh hư ng của c c th ng th t on-ampe x ng i phân đến tín hiệu hòa 
tan 
3.4.1. Ảnh hưởng của thế làm giàu 
Từ kết quả ở Hình 5, cho thấy: Eacc = -0,6 V thì khả năng tách peak là tốt nhất, 
đồng thời sai số của tín hiệu Ip tương ứng với chất phân tích nhỏ. Do vậy, thế làm giàu 
là -0.6 V là được lựa chọn. 
Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine,  
44 
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
I 
/ 


E / V
 0.2
 -0.2
 -0.6
 -1
 -1.4
 -1.8(a)
-2.1 -1.8 -1.5 -1.2 -0.9 -0.6 -0.3 0.0 0.3 0.6
0
2
4
6
8
10
12
14
16
(b)
I 
/ 

A
E / V
 UA
 XA
 HX
 CA
Hình 5. Các đường DP-ASV của UA, XA HX, CA (a) và sự biến động của Ip (b) ở các thế làm 
giàu khác nhau. ĐKTN như ở hình 2, CUA = CXA = CHX = CCA = 2.10-4 M. 
3.4.2. Ảnh hưởng thời gian làm giàu 
Thời gian làm giàu có ảnh hưởng rất lớn đến tín hiệu hòa tan của chất phân 
tích. hi tăng thời gian làm giàu thì tín hiệu hòa tan tăng. Song, ở thời gian làm giàu 
lớn, bề mặt điện cực bị bão hòa chất phân tích thì tín hiệu hòa tan tăng không đáng kể. 
Chính vì thế việc khảo sát thời gian làm giàu nhằm mục đích chọn ra thời gian thích 
hợp mà tại đó đáp ứng được yêu cầu là tín hiệu hòa tan cao nhưng thời gian phân tích 
không tốn quá nhiều. Để tiến hành khảo sát thời gian làm giàu ch ng tôi tiến hành như 
sau: ghi đường von ampe hòa tan của các chất phân tích tại các thời gian làm giàu khác 
nhau (0, 2, 5, 10, 15, 20 và 30 s). Kết quả thu được ở Hình 6. 
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
0
2
4
6
8
10
12
I 
/ 

A
E / V
 0
 2
 5 
 10
 15
 20
 30
(a)
-5 0 5 10 15 20 25 30 35
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
I 
/ 


E / V
 UA
 XA
 HX
 CA
(b)
Hình 6. Các đường DP-ASV (a) và sự biến động của Ip (b) với các thời gian làm giàu khác nhau. 
ĐKTN như ở hình 2, CUA = CXA = CHX = 2.10-5 M và CCA = 4.10-5 M; Eacc = -0,6 V. 
Từ kết quả Hình 6 cho thấy: hi tăng thời gian làm giàu từ 0 s đến 10 s, thì 
cường độ dòng đỉnh tăng. Tiếp tục tăng thời gian làm giàu thì dòng đỉnh hòa tan gần 
như không đổi. Do vậy để tiết kiệm thời gian phân tích 10 s được chọn cho các nghiên 
cứu tiếp theo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 
45 
3.4.3. Ảnh hưởng của biên độ xung 
 iên độ xung có ảnh hưởng rất lớn đến tín hiệu hòa tan của chất phân tích. Nếu 
biên độ xung nhỏ thì dòng đỉnh hòa tan sẽ thấp, biên độ xung lớn thì dòng đỉnh hòa 
tan cao đồng thời chân đỉnh doãng rộng làm giảm mức độ chọn lọc hay khả năng tách 
đỉnh hòa tan và định lượng đồng thời các chất phân tích. Do đó, việc chọn biên độ 
xung hợp l sẽ quyết định đến khả năng phân tích của phương pháp. Chính vì điều 
này ch ng tôi tiến hành khảo sát biên độ xung bằng cách ghi dòng đỉnh hòa tan của 
các chất phân tích ở các biên độ xung khác nhau. ết quả thu được ở Hình 7. 
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
0
5
10
15
20
25
I 
/ 

A
E / V
 0.04
 0.05
 0.06
 0.07
 0.08
 0.09
 0.1
(a)
0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.10 0.11
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
 UA
 XA
 HX
 CA
I 
/ 

A
 Bieân ñoä xung / V
(b)
Hình 7. Các đường DP-ASV (a) và dòng đỉnh hòa tan (b) tại các biên độ xung khác nhau.. Các 
giá trị được đo lặp lại 4 lần. ĐKTN như ở hình 6; tacc = 10 s. 
Từ kết quả ở Hình 7 cho thấy, khi biên độ xung bằng 0,05 và 0,07 V thì khả 
năng tách peak tốt nhất, tuy nhiên, ở biên độ xung 0,06 V thì sai số nhỏ hơn. Vì vậy, 
biên độ xung bằng 0,07 V được lựa chọn. 
3.5. Đ nh gi độ tin c y của phương ph p 
3.5.1. Độ lặp lại của dòng đỉnh hòa tan 
Độ lặp lại của Ip trên điện cực CTs-PTH(act)/GCE được xác định qua độ lệch 
chuẩn tương đối (relative standard deviation, RSD). Để đánh giá độ lặp lại của Ip, tiến 
hành ghi đo lặp lại 8 lần với 3 nồng độ khác nhau. ết quả được trình bày trong Hình 8 
và Bảng 1. 
Bảng 1. Các giá trị Ip,TB, RSD và RSDH ở 3 nồng độ khác nhau theo phương pháp DP-ASV 
C (M) Ip,TB(µA)(b) RSD, (%) ½.RSDH (%) (c) 
TN 1(a) 
[UA]= 5.10-5 1,793 2,005 5,807 
[XA]= 5.10-5 3,906 0,943 5,895 
[HX] = 5.10-5 2,139 1,297 5,994 
TN 2 
[UA]=10-5 1,203 1,637 7,398 
[XA]=10-5 1,522 1,501 7,511 
[HX] =10-5 0,683 3,455 7,637 
TN 3 [UA]= 5.10-6 0,693 4,247 8,212 
Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine,  
46 
[XA]= 5.10-6 0,675 1,737 8,337 
[HX] = 5.10-6 0,270 4,895 8,477 
(a): Số thí nghiệm; (b) Giá trị IP trung bình (n = 8); (c): độ lệch chuẩn tương đối tính 
theo hàm Horwitz. 
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2
2
3
4
5
6
7
8
9
10
I 
/ 

A
E / V
TN1
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2
2
3
4
5
6
7
8
9
I 
/ 

A
E / V
TN2
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2
2
3
4
5
6
7
8
9
I 
/ 

A
E / V
TN3
Hình 8. Các đường DP-ASV ở ba nồng độ UA, XA và HX với ba thí nghiệm khác nhau. ĐKTN 
như ở hình 7; E = 0,07 V. 
Dựa vào kết quả ở Hình 8 và Bảng 1 có thể cho rằng độ lặp lại của IP đối với ba 
chất UA, XA và HX là rất tốt, dao động từ 0,94 % đến 4,89 %. Mặt khác, khi so sánh RSD 
ở các thí nghiệm với ½RSDH ở các nồng độ tương ứng đều nhỏ hơn và như vậy, nhận thấy 
độ lặp lại của IP trong phương pháp DP-ASV sử dụng điện cực biến tính CTs-
PTH(act)/GCE là toàn toàn chấp nhận được. 
3.5.2. Khoảng tuyến tính 
Việc xác định khoảng tuyến tính của phương pháp DP-ASV dùng điện cực biến 
tính CTs-PTH(act)/GCE đối với UA, XA và HX, tiến hành thêm chuẩn đồng thời UA, 
XA và HX. Kết quả thu được ở hình 9. 
-0.4 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4
0
2
4
6
8
10
12
I 
/ 

A
E / V
(a)
0.0 3.0x10
-5
6.0x10
-5
9.0x10
-5
1.2x10
-4
0
1
2
3
4
5
 UR
 XA
 HX
I 
/ 


E / V
(b)
Hình 9. Các đường DP-ASV của UA, XA và HX ở các nồng độ thêm chuẩn đồng thời khác nhau 
(a), Các đường hồi quy tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa IP và nồng độ của UA, XA và 
HX (b). 
Từ hình 9-a, thiết lập các phương trình hồi quy tuyến tính đối với UA, XA và 
HX ở hai khoảng nồng độ thu được các phương trình sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 
47 
UA: Ip1,UA = (0,16 ± 0,03) + (77788 ± 4078)CUA ; r = 0,996 
Ip2,UA = (0,15 ± 0,03) + (106311 ± 4173)CUA ; r = 0,998 
XA: Ip1,XA = (-0,009 ± 0,016) + (49202 ± 2411)CXA ; r = 0,996 
Ip2,XA = (1,0 ± 0,2) + (14881 ± 2653)CXA ; r = 0,955 
HX: Ip1,HX = (1,1 ± 0,3) + (42685 ± 4782)CHX ; r = 0,981 
Ip1,HX = (0,4 ± 0,2) + (30625 ± 3023)CHX ; r = 0,986 
Từ các kết quả ở trên, cho thấy có thể xác định đồng thời UA, XA và HX trong 
mẫu thực tế. 
4. KẾT LUẬN 
Kỹ thuật von-ampe hòa tan anot xung vi phân (DP-ASV) đã được sử dụng để 
khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tín hiệu của acid uric, xanthine và hypoxanthine với 
điện cực biến tính GCE bằng CTs-PTH. Những khảo sát bước đầu về điều kiện biến 
tính điện cực bằng vật liệu CTs-PTH và tối ưu thông số máy làm việc cho thấy khả năng 
ứng dụng điện cực CTs-PTH(act)/GCE để phân tích đồng thời acid uric, xanthine và 
hypoxanthine; Đồng thời kết quả cũng cho thấy tín hiệu hòa tan ổn định ở các nồng độ 
chất phân tích khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Yamamoto T., Moriwaki Y., Takahashi S. (2005), Effect of ethanol on metabolism of 
purine bases (hypoxanthine, xanthine, and uric acid), Clinica Chimica Acta, Vol. 356, No 1–
2, pp. . 35–57. 
[2]. Mulchandani A., Luong J.H.T., Male K.B. (1989), Development and application of a 
biosensor for hypoxanthine in fish extract, Analytica Chimica Acta, Vol. Tập 221, pp 215–
222. 
[3]. Nakatani H.S., dos Santos L.V., Pelegrine C.P., et al. (2005), Biosensor based on xanthine 
oxidase for monitoring hypoxanthine in fish meat, American Journal of Biochemistry and 
Biotechnology, Vol. 1, No 2, pp. 85–89. 
[4]. Cayuela G., Pena N., Reviejo A.J., et al. (1998), Development of a bienzymic graphite–
Teflon composite electrode for the determination of hypoxanthine in fish, Analyst, Vol. 
123, No 2, pp. 371–377. 
[5]. Don Farthing , Domenic Sica , Todd Gehr , Bill Wilson , Itaf Fakhry , Terri Larus , 
Christine Farthing , H. Thomas Karnes (2007), An HPLC method for determination of 
inosine and hypoxanthine in human plasma from healthy volunteers and patients 
presenting with potential acute cardiac ischemia, Journal of Chromatography B, Vol. 854 , 
pp. 158–164. 
Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine,  
48 
[6]. Adriana Tamba, Bogdan Cioroiu, Lenuta Profire, Mihai Ioan Lazar (2012), HPLC method 
for the evaluation of chromatographic condition for separation of new xanthine 
derivatives, Cellulose Chemistry and Technology, Vol. 48, pp. 61-68. 
[7]. Azzedine Zhiri, Odile Houot, Maria Wellman-Bednawska, Gerard Slest (1965), 
Simultaneous Determination of Uric Acid and Creatinine in Plasma by Reversed-Phase 
Liquid Chromatography, Clinical chemistry, Vol. 31, No 1, pp. 109-112 . 
[8]. Molinaro G., Leroux J.-C., Damas J., et al. (2002), Biocompatibility of thermosensitive 
chitosan-based hydrogels: an in vivo experimental approach to injectable biomaterials, 
Biomaterials, Vol. 23, No 13, pp 2717–2722. 
[9]. Huang R.Y.M., Moon G.Y., Pal R. (2001), Chitosan/anionic surfactant complex 
membranes for the pervaporation separation of methanol/MTBE and characterization of 
the polymer/surfactant system, Journal of Membrane Science, Vol. 184, No 1, pp. 1–15. 
[10]. Lee J.M., Lee S.J., Jung Y.J., et al. (2008), Fabrication of nano-structured polythiophene 
nanoparticles in aqueous dispersion, Current Applied Physics, Vol. 8, No 6, pp. 659–663. 
STUDY ON MODIFIED OF GLASSY CARBON ELECTRODE WITH CHITOSAN 
POLITHYOPHENE FOR DETERMINATION OF URIC ACID, XANTHINE AND 
HYPOXANTHINE 
Huynh Thi Linh Phuong2, Dang Thi Thanh Nhan2, 
Tran Thanh Tam Toan1, Nguyen Hai Phong1 
1University of Sciences, Hue University 
2University of Education, Hue University 
*Email: nghaiphong62@gmail.com 
ABSTRACT 
Chitosan polithyophene (CTs-PTH) was -reduced on a glassy carbon electrode 
(GCE) surface (CTs-PTH(act)/GCE). The differential pulse anodic stripping 
voltammetry (DP-ASV) was used to analyze uric acid, xanthine and hypoxanthine 
atCTs-PTH (act) / GCE electrode. The optimal test conditions were 2.5 μg material, 
reduced number 9, accumulation potential -0.6 V, accumulation time 10 s, pulsed 
amplitude 0.06 V. The results showed that the signal was repeated well at three 
different concentrations. 
Keywords: modified glassy carbon electrode, uric acid, hypoxanthine, xanthine. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 
49 
Huỳnh Thị Linh Phương sinh ngày 15/08/1994 tại Phú Yên. Bà tốt nghiệp 
Cử nhân Sư phạm Hóa học năm 2016 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại 
học Huế. Hiện nay, bà là Cao học viên huyên ngành Hóa học Phân tích, 
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Phân tích điện hóa. 
Đặng Thị Thanh Nhàn sinh ngày 19/03/1983 tại Thừa Thiên Huế. Năm 
2005, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Hóa học tại Trường Đại học Sư phạm, 
Đại học Huế. Năm 2008, bà tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Hóa học 
năm 2008 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 2016 đến 
nay, bà là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa Hữu cơ tại Trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: hợp chất thiên nhiên, vật liệu hữu cơ đặc biệt là các 
vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ polymer sinh học. 
Trần Thanh Tâm Toàn sinh ngày 25/04/1991 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt 
nghiệp Cử nhân chuyên ngành Hóa học năm 2013 tại Trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Hóa học năm 
2015 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện ông là Nghiên cứu 
sinh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: tổng hợp vật liệu mới, tổng hợp vật liệu xúc tác và 
phân tích điện hóa. 
Nguyễn Hải Phong sinh ngày 23/05/1962 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Cử 
nhân chuyên ngành Hóa học năm 1984 tại Trường Đại học Tổng hợp Huế, 
tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Hóa học Phân tích năm 2003 tại Trường 
Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Ông tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Hóa 
học Phân tích năm 2011 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học 
Quốc Gia Hà Nội. Năm 2017-2018, ông được Nhà nước công nhận đạt 
chuẩn chức danh Phó Giáo sư. Hiện nay, ông đang là giảng viên cao cấp 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: phát triển phương pháp von-ampe hòa tan, phân tích 
và đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong trầm tích sông và đàm phá 
và quan trắc và đánh giá chất lượng nước. 
Nghiên cứu biến tính điện cực glassy carbon bằng chitosan polithyophene để xác định uric acid, xanthine,  
50 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bien_tinh_dien_cuc_glassy_carbon_bang_chitosan_po.pdf