Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên

U dưới niêm mạc thường được phát hiện tình cờ khi nội soi. Siêu âm nội soi là kỹ thuật có giá trị trong chẩn đoán và quản lý điều trị u dưới niêm mạc nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá ít nghiên cứu về vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán bệnh lý này. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên.

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 1

Trang 1

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 2

Trang 2

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 3

Trang 3

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 4

Trang 4

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 5

Trang 5

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 6

Trang 6

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên

Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên
14
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy, email: tvhuy@huemed-univ.edu.vn
Ngày nhận bài: 15/10/2019; Ngày đồng ý đăng: 26/11/2019.; Ngày xuất bản: 28/12/2019
Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới 
niêm mạc ống tiêu hóa trên
Nguyễn Thành Long1, Trần Văn Huy2
(1) Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế 
(2) Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu: U dưới niêm mạc thường được phát hiện tình cờ khi nội soi. Siêu âm nội soi là kỹ 
thuật có giá trị trong chẩn đoán và quản lý điều trị u dưới niêm mạc nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá ít nghiên 
cứu về vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán bệnh lý này. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu 
áp dụng siêu âm nội soi trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 76 bệnh nhân được chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu 
hóa trên bằng siêu âm nội soi tại Trung tâm Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 
5/2017 đến tháng 7/2019. Kết quả: Trong 76 bệnh nhân, triệu chứng đau thượng vị thường gặp nhất (57,9%), 
tiếp theo là triệu chứng buồn nôn hoặc nôn (15,8%); và không có triệu chứng chiếm 39,5%. U dưới niêm mạc 
gặp nhiều nhất ở dạ dày (44,7%), tiếp đến ở thực quản (40,8%) và ít nhất ở tá tràng (14,5%). Lớp niêm mạc 
phủ trơn láng chiếm tỷ lệ cao nhất (88,2%), tiếp đến là hình ảnh lỗ tuyến chiếm 9,2% và có 2,6% trường hợp 
có loét ở bề mặt. Kích thước trung bình: 14,6 ± 9,1 mm. Lớp cơ niêm chiếm 47,4%; lớp dưới niêm mạc chiếm 
13,2%; lớp cơ chiếm 32,9%. Mật độ âm: giảm âm chiếm 61,8%; tăng âm chiếm 5,3%; trống âm chiếm 22,4%; 
hồi âm hỗn hợp chiếm 10,5%. Cấu trúc âm: đồng nhất chiếm 82,9%; không đồng nhất chiếm 17,1%. Tất cả u 
dưới niêm mạc đều có giới hạn rõ. Bắt màu tín hiệu doppler: có: 5,3%; không: 94,7%. Kết luận: Siêu âm nội 
soi có thể cung cấp các thông tin về kích thước, vị trí, cấu trúc, giới hạn, tín hiệu Doppler và đây là kỹ thuật 
có giá trị cao trong chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên.
Từ khóa: u dưới niêm mạc (UDNM), siêu âm nội soi (SANS), u mô đệm đường tiêu hóa (GIST: GastroIntestinal 
Stromal Tumor).
Abstract
Endoscopic ultrasound to support the diagnosis of submucosal 
tumors in the upper gastrointestinal tract
Nguyen Thanh Long1, Tran Van Huy2
(1) Resident Doctor of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) Dept. of Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Background and Objectives: Submucosal tumors are generally discovered accidentally. Endoscopic 
ultrasound is a valuable technique in the diagonsis and management of submucosal tumors, however, there 
is still little research about the role of endoscopic ultrasound in diagnosing this pathology in Viet Nam. The 
purpose of this study was to research about endoscopic ultrasound to support the diagnosis of submucosal 
tumors in the upper gastrointestinal tract. Subjects and methods: This is a cross sectional study on 76 
patients were diagnosed submucosal tumors of the upper gastrointestinal tract by endoscopic ultrasound at 
the Gastrointestinal Endoscopy Center, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from May 2017 to 
July 2019. Results: In 76 patients, epigastric pain was most common (57.9%), followed by nausea or vomiting 
(15.8%); and asymptomatic (39.5%). Submucosal tumors located in the stomach (44.7%), esophagus (40.8%) 
and duodenum (14.5%). The overlying mucosa: 88.2% with the smooth mucosa, 9.2% with the umbilication 
(9.2%) and 2.6% with the mucosal ulceration. Mean size was 14.6 ± 9.1 mm. The muscularis mucosa was 
47.4%, the submucosa was 13.2%, the muscularis propria was 32.9%. 61.8% with hypoechoic; 5.3% with 
hyperechoic; 22.4% with anechoic and 10.5% with mixed echoic. 82.9% with homogeneous tumor and 
17.1% with heterogeneous tumor. All tumors have a smooth margin. 5.3% with positive Doppler signal and 
94.7% with negative Doppler signal. Conclusion: Endoscopic ultrasound can provide information about 
size, location, structure, margin, Doppler signal and this is a highly valuable technique in the diagnosis of 
submucosal tumors of the upper gastrointestinal tract.
Key words: Submucosal Tumor (SMT), Endoscopic Ultrasound, GastroIntestinal Stromal Tumor
DOI: 10.34071/jmp.2019.6_7.2
15
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
U dưới niêm mạc ống tiêu hóa có thể có nguồn 
gốc từ bất kỳ lớp nào của ống tiêu hóa và được bao 
phủ bởi lớp biểu mô niêm mạc bình thường. Phần 
lớn bệnh nhân có u dưới niêm mạc vào viện với các 
triệu chứng không đặc hiệu và được phát hiện tình 
cờ. Tuy nhiên, có đến 15 – 30% u dưới niêm mạc có 
nguy cơ tiến triển ác tính [4]. Siêu âm nội soi cung 
cấp các thông tin hữu ích có thể giúp xác định được 
tổn thương là từ ngoài chèn vào hay u dưới niêm 
mạc, định hướng bản chất u dưới niêm mạc. Ngoài 
ra, siêu âm nội soi hướng dẫn chọc hút hoặc sinh 
thiết bằng kim nhỏ giúp tăng độ chính xác của chẩn 
đoán; đồng thời nó cũng có vai trò trong việc hướng 
dẫn điều trị. 
Tuy nhiên, cho đến nay tại Việt Nam vẫn còn ít 
các nghiên cứu về vai trò của siêu âm nội soi trong 
chẩn đoán loại bệnh lý này. Vì vậy, chúng tôi thực 
hiện đề tài: “Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi 
trong hỗ trợ chẩn đoán u dưới niêm mạc ống tiêu 
hóa trên”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các bệnh nhân 
được chẩn đoán có UDNM ống tiêu hóa trên bằng 
SANS và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được xác định là 
UDNM qua nội soi tiêu hóa trên nhưng trên SANS 
xác định khối u nằm ở lớp biểu mô hoặc nằm ngoài 
ống tiêu hóa. Bệnh nhân có chống chỉ định với nội 
soi tiêu hóa. Bệnh nhân không đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gi ... 10 13,2
Lớp cơ 25 32,9
Lớp cơ niêm và lớp dưới niêm 
mạc
1 1,3
Lớp dưới niêm mạc và lớp cơ 1 1,3
Cả 3 lớp 3 3,9
Mật độ âm
Giảm âm 47 61,8
Tăng âm 4 5,3
Trống âm 17 22,4
Hồi âm hỗn hợp 8 10,5
Cấu trúc âm
Đồng nhất 63 82,9
Không đồng nhất 13 17,1
17
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
Giới hạn
Rõ 76 100
Không rõ 0 0
Bắt màu tín hiệu doppler
Có 4 5,3
Không 72 94,7
Nhận xét: Kích thước 10 - 20 mm chiếm tỷ lệ cao nhất (60,5%), kích thước >20 mm chiếm tỷ lệ thấp nhất 
(14,5%). Kích thước trung bình khối UDNM là 14,6 ± 9,1 mm, kích thước lớn nhất là 60 mm, kích thước nhỏ 
nhất là 4,5 mm.
Trong thành OTH, các khối UDNM nằm nhiều nhất ở lớp cơ niêm (47,4%), tiếp đến ở lớp cơ (32,9%) và lớp 
dưới niêm mạc (13,2%), các khối UDNM nằm ở nhiều lớp chiếm tỷ lệ thấp (6,5%).
Cấu trúc giảm âm chiếm tỷ lệ cao nhất (61,8%), tiếp đến là cấu trúc trống âm (22,4%), cấu trúc tăng âm 
chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,3%).
Cấu trúc âm đồng nhất chiếm 82,9% và cấu trúc âm không đồng nhất chiếm 17,1%.
Tất cả UDNM (100%) có giới hạn rõ trên hình ảnh SANS.
Đa số các khối UDNM không bắt màu tín hiệu doppler (94,7%), các trường hợp bắt màu doppler chiếm 
tỷ lệ thấp (5,3%).
3.3.2. Chẩn đoán u dưới niêm mạc trên siêu âm nội soi và đặc điểm nội soi
3.3.2.1. Đối chiếu giữa chẩn đoán u dưới niêm mạc trên siêu âm nội soi và vị trí ở ống tiêu hóa trên
Bảng 5. Đối chiếu giữa chẩn đoán UDNM trên SANS và vị trí ở OTH trên
Vị trí
Chẩn đoán
Thực quản Dạ dày Tá tràng
n = 31 % n = 34 % n = 11 %
GIST 2 6,4 13 38,3 1 9,1
U cơ trơn 18 58,1 7 20,6 4 36,3
Nang 11 35,5 3 8,8 3 27,3
Tụy lạc chỗ 0 0 8 23,5 2 18,2
U mỡ 0 0 3 8,8 1 9,1
Nhận xét: Tại thực quản, u cơ trơn chiếm tỷ lệ cao nhất (58,1%), tiếp đến là nang dưới niêm mạc (35,5%), 
tụy lạc chỗ và u mỡ không gặp ở thực quản. Tại dạ dày, GIST chiếm tỷ lệ cao nhất (38,3%), tiếp đến là tụy lạc 
chỗ (23,5%), u cơ trơn (20,6%), nang dưới niêm mạc và u mỡ (8,8%) chiếm tỷ lệ thấp nhất (đều là 8,8%). Tại 
tá tràng, u cơ trơn chiếm tỷ lệ cao nhất (36,3%), tiếp đến là nang dưới niêm mạc (27,3%), tụy lạc chỗ (18,2%), 
thấp nhất là GIST và u mỡ (đều là 9,1%).
3.3.2.2. Đối chiếu giữa chẩn đoán u dưới niêm mạc trên siêu âm nội soi và hình ảnh nội soi lớp niêm mạc 
phủ
Bảng 6. Đối chiếu giữa chẩn đoán UDNM trên SANS và lớp niêm mạc phủ
Vị trí
Chẩn đoán
Trơn láng Hình ảnh lỗ tuyến Loét
n = 67 % n =7 % n = 2 %
GIST 14 20,9 0 0 2 100
U cơ trơn 29 43,3 0 0 0 0
Nang 17 25,3 0 0 0 0
Tụy lạc chỗ 3 4,5 7 100 0 0
U mỡ 4 6,0 0 0 0 0
Nhận xét: Các UDNM có bề mặt trơn láng thường gặp nhất là u cơ trơn (43,3%), tiếp đến là nang dưới 
niêm mạc (25,3%), GIST (20,9%), thấp nhất là tụy lạc chỗ (4,5%). Hình ảnh lỗ tuyến chỉ gặp ở tụy lạc chỗ 
(100%). Các loại UDNM khác không có hình ảnh này. Loét bề mặt khối u chỉ gặp ở GIST (100%).
18
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 52 
± 15,8 tuổi; kết quả này phù hợp với độ tuổi trung 
bình trong nghiên cứu của các tác giả Oguz D. là 
54,85 tuổi [10], Song J.H. là 52,5 tuổi [14].
Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 
0,77 (33/43) tương đương với tác giả Sandhu D.S. là 
0,8 [12]; nhưng khác với nghiên cứu của Song J.H là 
1,43 [14].
4.2. Đặc điểm lâm sàng và nội soi u dưới niêm 
mạc
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với 
tác giả Hyun J.H. với 59,7% bệnh nhân có triệu 
chứng lâm sàng và 40,3% không có triệu chứng 
[3]. Tuy nhiên, có sự liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa những bệnh nhân có UDNM tồn tại đơn độc và 
không có triệu chứng lâm sàng. Chúng tôi nhận thấy 
triệu chứng lâm sàng thường ít điển hình, phần lớn 
bệnh nhân được phát hiện có UNDM khi kiểm tra 
sức khỏe hoặc khám vì lý do khác và tình cờ phát 
hiện UDNM. 
4.2.2. Đặc điểm nội soi u dưới niêm mạc
Thông thường, UDNM tồn tại dưới dạng một 
khối u đơn độc. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất 
cả các bệnh nhân đều có một khối UDNM. Kết quả 
của chúng tôi tương đương với kết quả trong nghiên 
cứu của Dias de Castro F. [1], Murata Y. [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở OTH trên, 
UDNM gặp nhiều nhất ở dạ dày (44,7%), tiếp đến là 
thực quản (40,8%) và ít nhất ở tá tràng (14,5%). Kết 
quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả 
Dias de Castro F. [1], Song J.H. [14].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số khối 
UDNM có lớp niêm mạc phủ bình thường, trơn láng 
(88,2%), tiếp đến là hình ảnh lỗ tuyến (9,2%) và loét 
bề mặt khối u (2,6%). Kết quả này tương đương với 
kết quả của Mekky M.A. theo thứ tự là 65,2%, 7,1%, 
7,8% [7]. Hình ảnh lỗ tuyến là đặc điểm có giá trị, gợi 
ý chẩn đoán tụy lạc chỗ [11]. Loét bề mặt khối u là 
một đặc điểm nghi ngờ ác tính trên NS [9].
4.3. Đặc điểm siêu âm nội soi u dưới niêm mạc 
và các yếu tố liên quan
4.3.1. Đặc điểm siêu âm nội soi u dưới niêm mạc
Tác giả Yasuda K. nghiên cứu trên 80 bệnh nhân 
thấy đa số UDNM nằm ở lớp cơ (45/80, 56,3%) và 
lớp dưới niêm mạc (28/80, 35%), UDNM nằm ở 
lớp cơ niêm chỉ chiếm 8,7% (7/80) [15]. Tuy nhiên, 
nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên các bệnh 
nhân UDNM dạ dày nên tỷ lệ UDNM nằm ở các lớp 
có thể khác với nghiên cứu của chúng tôi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước 
UDNM ≤ 20 mm chiếm 85,5% tổng số, kết quả này 
tương đương với nghiên cứu của Martinez D. là 86% 
[5]. Kích thước trung bình UDNM trong nghiên cứu 
của chúng tôi và đa số các tác giả trên thế giới đều 
nằm trong khoảng 10-20 mm [1], [5], [12]. Một số 
nghiên cứu đã chỉ ra kích thước UDNM có sự liên 
quan đến tiên lượng ác tính của UDNM [4], [6]. Do 
đó, việc xác định chính xác kích thước UDNM có vai 
trò quan trọng trong việc chẩn đoán và quyết định 
điều trị. 
UDNM là các cấu trúc giảm âm chiếm tỷ lệ cao 
nhất (61,8%), kết quả của chúng tôi giống với kết 
quả của tác giả Martinez-Ares D. (73,2%) [6]. Nhiều 
loại UDNM có cấu trúc giảm âm hay hồi âm hỗn hợp 
nên gây khó khăn trong chẩn đoán khi phân biệt các 
cấu trúc này vì thái độ điều trị và tiên lượng đối với 
từng loại UDNM hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu 
của chúng tôi có 4 UDNM có cấu trúc tăng âm; cấu 
trúc tăng âm là đặc trưng của u mỡ. Cấu trúc trống 
âm có thể là nang hoặc mạch máu và được phân biệt 
nhờ quét tín hiệu doppler qua khối u; trong nghiên 
cứu của chúng tôi, cấu trúc trống âm chiếm 22,4% 
và đều không bắt màu tín hiệu doppler và được 
chẩn đoán là nang dưới niêm mạc.
Đa số UDNM có cấu trúc âm đồng nhất với 63 
bệnh nhân chiếm tỷ lệ 82,9%, tỷ lệ này cũng phù 
hợp với kết quả của Oguz D. [10] và Murata Y. [8], 
do UDNM thường là lành tính, có cấu trúc âm đồng 
nhất. Cấu trúc âm không đồng nhất đồng thời có nốt 
tăng âm hoặc có khoảng trống âm bên trong là đặc 
điểm nguy cơ cao trên hình ảnh SANS [9].
Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy 
đa số UDNM có giới hạn rõ ràng [10], [13]. Giới hạn 
khối UDNM không rõ là một đặc điểm nguy cơ cao 
trên hình ảnh SANS liên quan đến khả năng ác tính 
[9], [13].
Bắt màu tín hiệu doppler trên SANS thể hiện sự 
tăng tưới máu khối u. Những UDNM có sự tăng tưới 
máu khối u hướng đến khả năng ác tính. Kết quả 
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Schulz 
R.T. trên 55 bệnh nhân có 10,9% UDNM bắt màu tín 
hiệu doppler [13].
4.3.2. Chẩn đoán u dưới niêm mạc trên siêu âm 
nội soi và đặc điểm nội soi
4.3.2.1. Đối chiếu giữa chẩn đoán u dưới niêm 
mạc trên siêu âm nội soi và vị trí ở ống tiêu hóa trên
Tại thực quản, u cơ trơn chiếm tỷ lệ cao nhất 
(58,1%), tiếp đến là nang dưới niêm mạc (35,5%) 
phù hợp với kết quả của Hyun J.H. [3] và Gottschalk 
U. [2]. Tại dạ dày, tỷ lệ UDNM trong kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Schulz 
R.T. [13] và Gottschalk U [2]. Nghiên cứu của chúng 
tôi chỉ có 11 UDNM tại tá tràng; với số lượng ít nên 
19
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
khó có thể so sánh với các nghiên cứu khác.
4.3.2.2. Đối chiếu giữa chẩn đoán u dưới niêm 
mạc trên siêu âm nội soi và hình ảnh nội soi lớp niêm 
mạc phủ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, u cơ trơn, nang 
dưới niêm mạc và u mỡ đều có lớp niêm mạc phủ 
bình thường. Lớp niêm mạc phủ bề mặt tụy lạc chỗ 
thường bình thường nhưng cũng có thể có hình ảnh 
lỗ tuyến. Lớp niêm mạc phủ bề mặt GIST có thể bình 
thường hoặc loét. Đa số khối UDNM có lớp niêm 
mạc phủ bình thường. Hình ảnh lỗ tuyến trên bề 
mặt khối u gợi ý chẩn đoán tụy lạc chỗ. Loét bề mặt 
khối u là một đặc điểm ác tính trên nội soi.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 76 bệnh nhân được chẩn 
đoán u dưới niêm mạc ống tiêu hóa trên bằng siêu 
âm nội, chúng tôi có một số kết luận sau:
Triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi u dưới 
niêm mạc
Triệu chứng làm bệnh nhân phải vào viện: đau 
thượng vị: 57,9%; buồn nôn hoặc nôn: 14,5%; không 
triệu chứng: 39,5%.
Vị trí u dưới niêm mạc ở ống tiêu hóa trên: thực 
quản: 40,8%; dạ dày: 44,7%; tá tràng: 14,5%. Tất cả 
bệnh nhân đều có 1 khối u dưới niêm mạc. Đặc điểm 
lớp niêm mạc phủ bề mặt u dưới niêm mạc: trơn 
láng: 88,2%; có hình ảnh lỗ tuyến: 9,2%; loét: 2,6%. 
Có sự liên quan giữa u dưới niêm mạc đơn độc và 
không có triệu chứng lâm sàng (p<0,05).
Đặc điểm siêu âm nội soi của các loại u dưới 
niêm mạc và mối liên quan với các đặc điểm lâm 
sàng và nội soi
Vị trí u dưới niêm mạc trong thành ống tiêu hóa: 
lớp cơ niêm: 47,4%; lớp dưới niêm mạc: 13,2%; lớp 
cơ: 32,9%;. Kích thước trung bình u dưới niêm mạc: 
14,6 ± 9,1 mm. Mật độ âm u dưới niêm mạc: giảm 
âm: 61,8%; tăng âm: 5,3%; trống âm: 22,4%; hồi 
âm hỗn hợp: 10,5%. Cấu trúc âm u dưới niêm mạc: 
đồng nhất: 82,9%; không đồng nhất: 17,1%. Tất cả u 
dưới niêm mạc đều có giới hạn rõ. Bắt màu tín hiệu 
doppler: có: 5,3%; không: 94,7%.
Thương tổn trên nội soi ở thực quản thường 
gặp nhất là u cơ trơn (58,1%), tiếp đến là nang dưới 
niêm mạc (35,5%), GIST (6,4%) tụy lạc chỗ và u mỡ 
không gặp ở thực quản. Thương tổn trên nội soi ở 
dạ dày thường gặp nhất là GIST (38,3%), tiếp đến là 
tụy lạc chỗ (23,5%), u cơ trơn (20,6%), nang dưới 
niêm mạc và u mỡ chiếm tỷ lệ thấp nhất (đều là 
8,8%). Thương tổn trên nội soi ở tá tràng thường 
gặp nhất là u cơ trơn (36,3%), tiếp đến là nang dưới 
niêm mạc (27,3%), tụy lạc chỗ (18,2%), thấp nhất là 
GIST và u mỡ (đều là 9,1%).
Thương tổn trên nội soi có bề mặt trơn láng 
thường gặp nhất là u cơ trơn (43,3%), tiếp đến là 
nang dưới niêm mạc (25,3%), GIST (20,9%), thấp 
nhất là tụy lạc chỗ (4,5%). Hình ảnh lỗ tuyến trên 
hình ảnh nội soi chỉ gặp ở tụy lạc chỗ (100%). Loét 
bề mặt khối u trên hình ảnh nội soi chỉ gặp ở GIST 
(100%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dias de Castro F., Magalhaes J., Monteiro S., et al. 
(2016), “The Role of Endoscopic Ultrasound in the Diag-
nostic Assessment of Subepithelial Lesions of the Upper 
Gastrointestinal Tract”, GE - Portuguese Journal of Gastro-
enterology, 23(6), pp. 287–292.
2. Gottschalk U., Dietrich C.F., Jenssen C. (2018), “Ec-
topic pancreas in the upper gastrointestinal tract: Is en-
dosonographic diagnosis reliable? Data from the German 
Endoscopic Ultrasound Registry and review of the litera-
ture”, Endoscopic Ultrasound, 7(4), pp. 270–278.
3. Hyun J.H., Jeen Y.T., Chun H.J., et al. (1997), “Endo-
scopic Resection of Submucosal Tumor of the Esophagus: 
Results in 62 Patients”, Endoscopy, 29(03), pp. 165–170.
4. Kim H.G., Ryu S.Y., Yun S.K., et al. (2012), “Preoper-
ative predictors of malignant gastric submucosal tumor”, 
Journal of the Korean Surgical Society, 83, pp. 83-87.
5. Martinez-Ares D., Lorenzo M.J., Souto-Ruzo J., et 
al. (2005), “Endoscopic resection of gastrointestinal sub-
mucosal tumors assisted by endoscopic ultrasonography”, 
Surgical Endoscopy, 19(6), pp. 854–858.
6. Martinez-Ares D., Souto-Ruzo J., Yanez-Lopez J., 
Vazquez-Iglesias J.L. (2005), “Usefulness of endoscopic ul-
trasonography in the preoperative diagnosis of submuco-
sal digestive tumors”, Revista Espanola De Enfermedades 
Digestives, 97(6), pp.416-426.
7. Mekky M.A., Yamao K., Sawaki A., et al. (2010), “Di-
agnostic utility of EUS-guided FNA in patients with gastric 
submucosal tumors”, Gastrointestinal Endoscopy, 71(6), 
pp. 913-919.
8. Murata Y., Yoshida M., Akimoto S., et al. (1988), 
“Evaluation of endoscopic ultrasonography for the diag-
nosis of submucosal tumors of the esophagus”, Surgical 
20
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
Endoscopy, 2, pp. 51-58.
9. Nishida T., Kawai N., Yamaguchi S. and Nishida Y. 
(2013), “Submucosal tumors: Comprehensive guide for 
the diagnosis and therapy of gastrointestinal submucosal 
tumors”, Digestive Endoscopy, 25, pp. 479–489.
10. Oguz D., Filik L., Parlak E., et al. (2004), “Accuracy 
of endoscopic ultrasonography in upper gastrointestinal 
submucosal lesions”, The Turkish Journal of Gastroenter-
ology, 15(2), pp. 82-85.
11. Ponsaing L.G., Kiss K., Loft A., et al. (2007), “Diag-
nostic procedures for submucosal tumors in the gastroin-
testinal tract”, World Journal of Gastroenterology, 13(24), 
pp. 3301-3310.
12. Sandhu D.S., Holm A.N., El-Abiad R., et al. (2017), 
“Endoscopic ultrasound with tissue sampling is accurate in 
the diagnosis and subclassification of gastrointestinal spindle 
cell neoplasms”, Endoscopic Ultrasound, 6(3), pp. 174-180.
13. Schulz R.T., Fabio L.C., Franco M.C., et al. (2017), 
“Predictive features for histology of gastric subepithelial 
lesions”, Arquivos de Gastroenterologia, 54(1), pp. 11–15.
14. Song J.H., Kim S.G., Chung S.J., et al. (2015), “Risk 
of progression for incidental small subepithelial tumors in 
the upper gastrointestinal tract”, Endoscopy, 47(08), pp. 
675–679.
15. Yasuda K., Nakajima M., Yoshida S., et al. (1989), 
“The diagnosis of submucosal tumors of the stomach by 
endoscopic ultrasonography”, Gastrointestinal Endosco-
py, 35(1), pp. 10–15.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_sieu_am_noi_soi_trong_ho_tro_chan_doan_u.pdf