Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc

Tại các tỉnh vùng Tây Bắc, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

giai đoạn 2016-2020 vẫn ở mức cao nhất nước. Đánh giá về nghèo theo hướng đa chiều cho biết

được sự thiếu hụt và mức độ thiếu hụt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng những

nhu cầu cơ bản của con người (bao gồm các nhu cầu không thể quy ra thành tiền), thay vì chỉ có

các nhu cầu quy ra được bằng tiền. Việc đánh giá nghèo đa chiều ở các vùng Tây Bắc sẽ giúp Đảng

và Nhà nước xây dựng chính sách và chiến lược giảm nghèo đa chiều có tính đồng bộ, trong đó cần

đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát triển con người.

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 1

Trang 1

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 2

Trang 2

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 3

Trang 3

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 4

Trang 4

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 5

Trang 5

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 6

Trang 6

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 7

Trang 7

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 11421
Bạn đang xem tài liệu "Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc

Nghèo đa chiều và phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây Bắc
70 
Nghèo đa chiều và phát triển con người 
ở các tỉnh vùng Tây Bắc 
Nguyễn Đình Tuấn1 
1
 Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: tuanihs@yahoo.com 
Nhận ngày 12 tháng 09 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 12 năm 2017. 
Tóm tắt: Tại các tỉnh vùng Tây Bắc, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 
giai đoạn 2016-2020 vẫn ở mức cao nhất nước. Đánh giá về nghèo theo hướng đa chiều cho biết 
được sự thiếu hụt và mức độ thiếu hụt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng những 
nhu cầu cơ bản của con người (bao gồm các nhu cầu không thể quy ra thành tiền), thay vì chỉ có 
các nhu cầu quy ra được bằng tiền. Việc đánh giá nghèo đa chiều ở các vùng Tây Bắc sẽ giúp Đảng 
và Nhà nước xây dựng chính sách và chiến lược giảm nghèo đa chiều có tính đồng bộ, trong đó cần 
đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát triển con người. 
Từ khóa: Nghèo đa chiều, vùng Tây Bắc, phát triển con người. 
Phân loại ngành: Xã hội học 
Abstract: In Vietnam’s northwestern provinces, the rates of poor and near-poor households as per 
multidimensional poverty standards are still at the country’s highest level in the 2016-2020 period. 
Multidimensional poverty assessments indicate the deficiency and its extent in the access to social 
services to meet man’s basic needs, including those that cannot be measured in monetary terms. 
Such assessment in northwestern provinces will help the Party and the State develop synchronous 
multidimensional poverty reduction policies and strategies that should attach special importance to 
human development. 
Keywords: Multidimensional poverty, the northwestern region, human development. 
Subject classification: Sociology 
1. Mở đầu 
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khái niệm 
nghèo đa chiều ngày càng được nhắc đến 
nhiều hơn trong các công trình nghiên cứu, 
cũng như trong các chính sách, chiến lược 
phát triển của nhiều quốc gia. Điều này xuất 
phát từ những ưu việt trong quan điểm và 
cách đánh giá về nghèo theo hướng đa 
chiều. Có nhiều phương pháp đo lường 
nghèo đa chiều; tuy nhiên, phương pháp 
Alkire và Foster hiện đang được nhiều quốc 
gia và tổ chức quốc tế sử dụng [18]. Đây 
cũng là phương pháp được Chương trình 
Nguyễn Đình Tuấn 
71 
phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) sử dụng 
để tính toán chỉ số nghèo đa chiều (MPI - 
Multidimensional Poverty Index) trong các 
báo cáo phát triển con người toàn cầu kể từ 
năm 2010. Chỉ số này không chỉ phản ánh 
sự nghèo khổ đơn thuần ở chiều cạnh thu 
nhập, mà còn ở nhiều chiều cạnh khác 
nhau. MPI cho phép xác định những thiếu 
thốn chồng chất nghiêm trọng về sức khỏe, 
giáo dục và thu nhập ở cấp độ hộ gia đình. 
Thông qua chỉ số này, người ta có thể biết 
được mức độ nghèo khổ và số lượng người 
nghèo phải chịu đựng những thiếu thốn 
nhất định trong đời sống của một quốc gia 
hoặc một cộng đồng. MPI được tính toán 
dựa trên 3 chiều cạnh liên quan đến chỉ số 
phát triển con người (HDI), đó là sức khỏe, 
giáo dục và mức sống, với 10 chỉ tiêu. 
Trong đó, sức khỏe được tính toán dựa trên 
chỉ tiêu dinh dưỡng (có 1 thành viên suy 
dinh dưỡng) và chỉ tiêu tỷ lệ tử vong trẻ em 
(có 1 trẻ tử vong); giáo dục được tính toán 
dựa trên chỉ tiêu số năm đi học (không có 
thành viên nào học hết lớp 6) và chỉ tiêu tỷ 
lệ trẻ em đi học (có 1 trẻ ở độ tuổi đi học 
không đi học); còn mức sống được tính 
toán dựa trên 6 chỉ tiêu; đó là chất đốt (nếu 
sử dụng chất đốt là củi, than, phân khô), 
nhà vệ sinh (không có nhà vệ sinh hợp tiêu 
chuẩn), nước (không có nước sạch để 
ăn/uống), điện (không có điện sử dụng 
trong sinh hoạt), sàn nhà (sàn nhà ở là đất, 
cát) và tài sản cố định (không gồm phương 
tiện đi lại, tivi, đài, điện thoại), tài sản cho 
cuộc sống (đất canh tác, gia súc). 
Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa 
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 dựa 
trên các tiêu chí cơ bản (thu nhập và tiếp 
cận dịch vụ xã hội cơ bản). Trong đó, tiêu 
chí thu nhập của chuẩn nghèo là 700.000 
đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành 
thị; của chuẩn cận nghèo là 1.000.000 
đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực 
thành thị [10]. Tiêu chí về mức độ thiếu hụt 
tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản dựa trên 5 
dịch vụ xã hội cơ bản (5 chiều) với 10 chỉ 
số. Chiều cạnh y tế gồm 2 chỉ tiêu (tiếp cận 
dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế); chiều cạnh 
giáo dục gồm 2 chỉ tiêu (trình độ giáo dục 
của người lớn và tình trạng đi học của trẻ 
em); chiều cạnh nhà ở gồm 2 chỉ tiêu (chất 
lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình quân 
đầu người); chiều cạnh nước sạch và vệ 
sinh (điều kiện sống) gồm 2 chỉ tiêu (nguồn 
nước sinh hoạt và hố xí/nhà tiêu); chiều 
cạnh thông tin gồm 2 chỉ tiêu (sử dụng dịch 
vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận 
thông tin) [4]. 5 chiều cạnh này thể hiện các 
nhu cầu cơ bản của con người cần được đáp 
ứng và được cho điểm bằng nhau. Tổng 
điểm của 5 chiều này là 100 điểm, mỗi 
chiều tương ứng với 20 điểm và mỗi tiêu 
chí tương ứng với 10 điểm. Điều này có 
nghĩa là, nếu hộ gia đình thiếu hụt một tiêu 
chí sẽ có điểm bằng 10 và không thiếu hụt 
có điểm bằng 0. Các hộ được coi là thiếu 
hụt trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản khi 
có điểm số từ 30 trở lên. Dựa vào các 
phương pháp đo lường nghèo đa chiều, bài 
viết phân tích thực trạng nghèo đa chiều và 
phát triển con người ở các tỉnh vùng Tây 
Bắc. Tây Bắc là vùng cửa ngõ phía tây của 
nước ta, gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, 
Điện Biên và Lai Châu. Đây là vùng có vị 
trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh, 
quốc phòng của đất nước và là vùng có điều 
kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm 
nghiệp, thủy điện và du lịch. Tuy nhiên, do 
đặc điểm địa hình, điều kiện cơ sở hạ tầng 
và là nơi có phần lớn (trên 80%) đồng bào 
dân tộc thiểu số sinh sống, nên tốc độ tăng 
trưởng kinh tế của vùng luôn ở mức thấp 
nhất của cả nước. Tây Bắc cũng chính là 
“vù ...  điểm phần trăm). Ở các 
địa phương này, phần lớn hộ nghèo là dân 
tộc thiểu số. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo là 
hộ dân tộc thiểu số ở Điện Biên là 98,03%, 
Sơn La là 96,14%, Lai Châu là 98,73% và 
Hòa Bình là 74,84% [4]. 
2.2. Nghèo đa chiều 
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc 
năm 2015 cao hơn so với các vùng khác và 
cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả 
nước (cả nước là 9,88%). So sánh tỷ lệ hộ 
nghèo năm 2015 theo cách tiếp cận đa chiều 
với tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 theo cách tiếp 
cận đơn chiều ở vùng Tây Bắc cho thấy, tỷ 
lệ nghèo đa chiều cao hơn 11,76 điểm phần 
trăm (đây là mức chênh lệch cao nhất so với 
các vùng khác của nước ta). Điện Biên vẫn 
là địa phương có tỷ lệ nghèo đa chiều cao 
nhất (48,14%), tiếp đến là Lai Châu 
(40,40%), Sơn La (34,44) và Hòa Bình 
(24,38%) [10]. Khi đưa thêm những chỉ báo 
về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản vào đánh 
giá tình trạng nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo ở các 
tỉnh vùng Tây Bắc đã tăng lên đáng kể. 
Nếu theo cách tiếp cận của UNDP và 
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
(được sử dụng trong các báo cáo phát triển 
con người) thì tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh 
vùng Tây Bắc còn cao hơn rất nhiều. Theo 
đó, tỷ lệ nghèo đa chiều của Điện Biên là 
71,5%, của Lai Châu là 62,9%, của Sơn La 
là 52,4% và của Hòa Bình là 24,9% [16]. 
Nguyễn Đình Tuấn 
73 
Độ sâu thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản 
ở Điện Biên là 47,4%, ở Lai Châu là 44,9%, 
ở Sơn La là 44,0% và ở Hòa Bình là 39,1% 
[16]. Nhiều người dân ở các tỉnh vùng Tây 
Bắc không bị nghèo về thu nhập nhưng lại 
bị hạn chế trong cơ hội tiếp cận các dịch vụ 
xã hội cơ bản. 
32.57
23.94 23.48
48.14
40.4
34.44
71.5 62.9
15.46
24.38
52.4
24.9
0
10
20
30
40
50
60
70
Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình
Nghèo đơn chiều
Nghèo đa chiều (Bộ LĐTB&XH)
Nghèo đa chiều (Báo cáo PTCN)
Biểu đồ 2: Tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh vùng Tây Bắc theo các cách tiếp cận khác nhau [4], [5], [16] 
Trong 4 địa phương vùng Tây Bắc, Hòa 
Bình là địa phương có tỷ lệ nghèo đơn 
chiều và đa chiều thấp nhất, cũng như 
không có mức chênh lệch nhiều về tỷ lệ 
nghèo theo các cách tiếp cận khác nhau, 
còn lại 3 tỉnh là Điện Biên, Lai Châu và 
Sơn La đều có tỷ lệ nghèo cao và có mức 
chênh lệch khá lớn về tỷ lệ nghèo theo các 
cách tiếp cận khác nhau. 
3. Phát triển con người ở các tỉnh vùng 
Tây Bắc 
Trong tất cả các báo cáo phát triển con 
người dù ở cấp độ toàn cầu hay cấp độ quốc 
gia, người ta luôn đưa chỉ số nghèo vào để 
phân tích và xem xét. Điều này xuất phát từ 
thực tế, đó là tình trạng nghèo đói có ảnh 
hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển con 
người của mỗi quốc gia hay mỗi cộng đồng. 
Người nghèo thường bị hạn chế trong các 
cơ hội để nâng cao năng lực bản thân (điều 
kiện quan trọng để phát triển con người). 
Do đó, khi xem xét các chỉ số về nghèo, đặc 
biệt là chỉ số nghèo đa chiều, chúng ta biết 
được tỷ lệ người nghèo trong một quốc gia 
hay cộng đồng và họ đang gặp phải những 
khó khăn gì, mức độ thiếu hụt trong việc 
tiếp cận các dịch vụ xã hội như thế nào, 
những khó khăn và độ sâu thiếu hụt trong 
tiếp cận các dịch vụ xã hội mà người nghèo 
gặp phải sẽ ảnh hưởng đến cơ hội nâng cao 
năng lực của người nghèo và ảnh hưởng 
đến sự phát triển con người của chính quốc 
gia hoặc cộng đồng đó. Nghèo đói có ảnh 
hưởng đến khả năng phát triển con người 
nói chung và các chỉ số phát triển con người 
nói riêng. 
Ở nước ta, theo báo cáo phát triển con 
người 2015, có sự tương đồng giữa MPI và 
HDI. Điều đó có nghĩa là, địa phương 
nào có MPI cao thường có HDI thấp và 
ngược lại. MPI và HDI của các tỉnh vùng 
Tây Bắc cũng có xu hướng tương tự. Điện 
Biên, Lai Châu và Sơn La có MPI cao và 
rơi vào nhóm có HDI thấp, còn lại Hòa 
Bình có MPI thấp và nằm ở nhóm có HDI 
trung bình [16]. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
74 
Biểu đồ 3: MPI và HDI của 4 tỉnh vùng Tây Bắc [16] 
Không phải chỉ có nghèo về tiền tệ, mà 
cả nghèo về phi tiền tệ (nghèo đa chiều) 
cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả 
năng phát triển con người của mỗi quốc gia 
hay cộng đồng. Do đó, để thúc đẩy khả 
năng phát triển con người, chúng ta cần 
phải xem xét ba chiều cạnh của nghèo đa 
chiều để có thể biết được những thiếu thốn 
mà người dân gặp phải về sức khỏe, giáo 
dục và thu nhập. Sự thiếu hụt từ các chỉ tiêu 
của ba chiều cạnh này cũng chính là những 
thách thức đối với phát triển con người của 
mỗi quốc gia hay cộng đồng. Sự thiếu hụt ở 
9 chỉ tiêu về nghèo đa chiều của các tỉnh 
vùng Tây Bắc cho thấy, có một điểm khá 
tương đồng giữa ba địa phương có tỷ lệ 
nghèo đa chiều cao (Điện Biên, Lai Châu, 
Sơn La). Đó là sự thiếu hụt tương đối cao ở 
hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt ở các chỉ tiêu 
về giáo dục, chất lượng nhà ở và vệ sinh 
môi trường (biểu đồ 4). Sở dĩ có sự thiếu 
hụt này là do các rào cản về địa lý, ngôn 
ngữ và văn hóa của các tỉnh vùng Tây Bắc 
[16]; bên cạnh đó, còn do sự thiếu thốn về 
cơ sở vật chất. 
Ở nhiều địa phương thuộc vùng Tây 
Bắc, nhất là các xã thuộc 135 (Chương trình 
phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó 
khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), 
việc đi lại của người dân vẫn còn gặp phải 
nhiều khó khăn. Điều này có ảnh hưởng 
trực tiếp đến cơ hội tiếp cận giáo dục và 
chăm sóc sức khỏe của người dân nơi đây. 
Khoảng cách trung bình từ xã không có cơ 
sở y tế tới các cơ sở y tế (như phòng khám 
đa khoa khu vực) là 14,1km, tới bệnh 
viện/trung tâm y tế huyện là 22,7km, tới 
bệnh viện tỉnh là 58,7km, tới các loại bệnh 
viện khác là 65,8km [12, tr.828]. Khoảng 
cách trung bình từ thôn hoặc bản không có 
trường học đến điểm có trường học gần 
nhất đối với từng loại trường học như sau: 
tiểu học là 3,9km, trung học cơ sở là 4,8km, 
và trung học phổ thông là 10,7km [12, 
tr.871]. 
Nguyễn Đình Tuấn 
75 
Ghi chú: 
1. Trình độ giáo dục ở người lớn 
2. Tỷ lệ nhập học ở trẻ em 
3. Tỷ lệ có BHYT 
4. Chất lượng nhà ở 
5. Diện tích nhà ở 
6. Tiếp cận nước uống an toàn 
7. Có hố xí vệ sinh 
8. Khả năng tiếp cận dịch vụ truyền 
thông 
9. Phương tiện để tiếp cận thông tin 
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều thiếu hụt ở 9 chỉ tiêu khi so sánh với cả nước [16, tr.194] 
Biểu đồ 4 cho thấy, có sự thiếu hụt ở chỉ 
tiêu tỷ lệ nhập học ở trẻ em và chỉ tiêu tỷ lệ 
có bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này cho 
thấy sự tác động có hiệu quả từ các chính 
sách phổ cập giáo dục, cấp thẻ BHYT miễn 
phí cho người dân tộc thiểu số và người 
nghèo của Đảng và Nhà nước ta trong thời 
gian vừa qua. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ 
phát triển con người thì vẫn còn những 
điểm hạn chế ở chiều cạnh giáo dục và 
chăm sóc sức khỏe của người dân ở các địa 
phương này. Về giáo dục, dù tỷ lệ nhập học 
ở trẻ em cao, nhưng tỷ lệ bỏ học ở những 
địa phương này lại có xu hướng tăng dần 
theo bậc học. Bậc học càng lên cao thì tỷ lệ 
học sinh, nhất là học sinh người dân tộc 
thiểu số, bỏ học càng cao. Về chăm sóc sức 
khỏe, dù tỷ lệ người dân ở vùng này có 
BHYT cao, nhưng khả năng tiếp cận các 
dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế có 
chất lượng, lại bị hạn chế. 
Tỷ lệ người dân ở các tỉnh vùng Tây Bắc 
được tiếp cận nước uống an toàn cũng 
không cao. Phần lớn các xã ở vùng Tây Bắc 
có nguồn nước dùng để ăn uống chủ yếu từ: 
nước khe có bảo vệ (39,2% vào mùa khô và 
34,2% vào mùa mưa), tiếp đến là nước khe 
không có bảo vệ (28,3% vào mùa khô và 
29,2% vào mùa mưa), nước giếng đào có 
thành bảo vệ (18,3% vào mùa khô và 
16,7% vào mùa mưa), giếng đào không có 
thành bảo vệ (6,7% vào mùa khô và 7,5% 
vào mùa mưa), nước máy vào nhà (4,2% 
vào mùa khô và 1,7% vào mùa mưa), giếng 
khoan (2,5% vào mùa khô và 2,5% vào 
mùa mưa), nước máy công (0,7% vào mùa 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
76 
khô và 1,7% vào mùa mưa) và nước mưa 
(0,0% vào mùa khô và 6,7% vào mùa mưa) 
[12, tr.780-796]. Về việc sử dụng nhà vệ 
sinh, mặc dù tính đến năm 2014 có 84,7% 
(tỉ lệ này thấp so với các vùng khác) hộ gia 
đình ở vùng Tây Bắc có nhà vệ sinh, nhưng 
trong đó phần lớn là loại nhà vệ sinh không 
hợp vệ sinh (73,8%), chỉ có 36,2% hộ gia 
đình có nhà vệ sinh tự hoại hoặc bán tự hoại 
[12, tr.558]. Việc hạn chế trong cơ hội tiếp 
cận nước ăn uống an toàn và sử dụng nhà 
vệ sinh hợp vệ sinh của người dân ở các 
tỉnh vùng Tây Bắc góp phần ảnh hưởng đến 
tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây. 
Trong các tỉnh vùng Tây Bắc, tỉnh có tuổi 
thọ kỳ vọng thấp nhất là Lai Châu (64/65 
tuổi, đây cũng là mức thấp nhất của cả 
nước), tiếp đến là Điện Biên (66,80 tuổi), 
Sơn La (69,97 tuổi) và cao nhất là Hòa 
Bình (72,21) [16]. 
So sánh sự thiếu hụt về các chỉ tiêu 
nghèo đa chiều của các tỉnh vùng Tây Bắc 
(ngoại trừ Hòa Bình có MPI thấp) với mức 
trung bình của cả nước cho thấy, trừ hai chỉ 
tiêu tỷ lệ nhập học ở trẻ em và tỷ lệ có 
BHYT, các chỉ tiêu còn lại đều có sự chênh 
lệch khá lớn. Trong đó, đáng chú ý là các 
chỉ tiêu về trình độ giáo dục của người lớn, 
chất lượng nhà ở, tiếp cận nước uống an 
toàn, có hố xí hợp vệ sinh và khả năng tiếp 
cận dịch vụ truyền thông. Sự chênh lệch và 
độ sâu thiếu hụt ở các chỉ tiêu này sẽ là 
những thách thức lớn đối với việc giảm 
nghèo đa chiều nói riêng và phát triển con 
người ở những địa phương này nói chung. 
4. Kết luận 
Hướng tiếp cận và đo lường nghèo đa chiều 
cho phép chúng ta biết được người nghèo 
đang gặp phải những thiếu thốn gì trong 
cuộc sống và mức độ thiếu thốn đến đâu. 
Điều này giúp cho các nhà xây dựng và 
hoạch định chính sách biết rõ hơn việc cần 
phải đầu tư và hỗ trợ vào những lĩnh vực 
nào để giúp cho con người có thể đảm bảo 
được những nhu cầu cơ bản trong cuộc 
sống, từ đó hướng đến mục tiêu giảm nghèo 
bền vững và phát triển con người. 
Giảm nghèo đa chiều vẫn là một thách 
thức lớn đối với các tỉnh vùng Tây Bắc hiện 
nay. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta 
cần tiếp tục có những chính sách, chương 
trình giảm nghèo phù hợp nhằm hướng đến 
giảm nghèo bền vững đối với vùng và từng 
địa phương. Trong quá trình xây dựng và 
thực hiện các chính sách, chương trình, dự 
án hỗ trợ giảm nghèo đa chiều, cần phải 
tính đến yếu tố văn hóa vùng miền, địa 
phương và dân tộc. Các tỉnh vùng Tây Bắc 
đang có những thách thức đối với phát triển 
con người (về giáo dục, dịch vụ chăm sóc 
sức khỏe có chất lượng và các dịch vụ 
truyền thông; vấn đề về nhà ở kiên cố; nước 
sạch và hố xí hợp vệ sinh). Những thách 
thức này đã và đang làm ảnh hưởng đến cơ 
hội nâng cao năng lực cho người nghèo nói 
riêng và cho người dân các tỉnh vùng Tây 
Bắc nói chung. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), 
Quyết định 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 5 
năm 2011 về việc phê duyệt kết quả tổng điều 
tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010, Hà Nội. 
[2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), 
Quyết định 749/QĐ-LĐTBXH ngày 13 tháng 5 
năm 2013 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà 
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012, Hà Nội. 
[3] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015a), 
Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp 
cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu 
Nguyễn Đình Tuấn 
77 
nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 
2016-2020, Hà Nội. 
[4] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 
(2015b), Quyết định 1294/QĐ-LĐTBXH ngày 
10 tháng 9 năm 2015 về việc phê duyệt kết quả 
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo 
năm 2014, Hà Nội. 
[5] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016b), 
Quyết định 1095/QĐ-TBLĐXH ngày 22 tháng 8 
năm 2016, Quyết định phê duyệt kết quả Tổng điều 
tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, Hà Nội. 
[6] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016a), 
Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn 
quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng 
năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng 
cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 
[7] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 
UNICEF Việt Nam (2008), Trẻ em nghèo Việt 
Nam sống ở đâu? Xây dựng và áp dụng cách 
tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em, Hà Nội. 
[8] Lộ Thị Đức (2015), “Nghèo đa chiều ở Việt 
Nam: thực trạng và khoảng trống số liệu”, Tạp 
chí Con số và Sự kiện, số 11. 
[9] Thủ tướng Chính phủ (2015a), Quyết định 
1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về việc phê duyệt 
Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp 
cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều 
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”, Hà Nội. 
[10] Thủ tướng Chính phủ (2015b), Quyết định 
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban 
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng 
cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 
[11] Tổng cục Thống kê (2014), Kết quả khảo sát 
mức sống dân cư Việt Nam năm 2012, Nxb 
Thống kê, Hà Nội. 
[12] Tổng cục Thống kê (2016), Kết quả khảo sát 
mức sống dân cư Việt Nam năm 2014, Nxb 
Thống kê, Hà Nội. 
[13] Tổng cục Thống kê và UNICEF (2011), Báo 
cáo tình trạng trẻ em nghèo đa chiều tại 
Việt Nam, Hà Nội. 
[14] Nguyễn Đình Tuấn (2011), “Báo cáo phát triển 
con người 2010: Xu hướng và một số thay đổi 
trong cách tính toán các chỉ số”, Tạp chí 
Nghiên cứu Con người, số 1. 
[15] Ủy ban Dân tộc và Unicef (2015), Nghèo đa 
chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số: 
thực trạng, biến động và những thách thức, 
Hà Nội. 
[16] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và 
UNDP (2015), Báo cáo phát triển con người 
Việt Nam năm 2015 về tăng trưởng bao trùm, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[17] Đặng Nguyên Anh (2015), Nghèo đa chiều ở 
Việt Nam: một số vấn đề chính sách và thực 
tiễn,  
Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?It
emID=21 
[18] Alkire, S. & Foster, J. (2011), Counting and 
multidimensional poverty measurement, 
[19] Oxford Poverty & Human Development 
Initiative (2010), Global Multidimensional 
Poverty Index 2015,  
multidimensional-poverty-index 
[20] UNDP (2010a), Đánh giá nghèo đô thị ở Hà 
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 
docs/UNDP-in-theNews/ 29458_Baocao_ 
Ngheo_Do_thi.pdf 
[21] UNDP (2010b), Human Development Report 
2010,  sites/ default/files/ 
reports/270/hdr_2010_en_complete_reprint.pdf 

File đính kèm:

  • pdfngheo_da_chieu_va_phat_trien_con_nguoi_o_cac_tinh_vung_tay_b.pdf