Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại

Giáo dục thẩm mĩ (GDTM) - một trong năm lĩnh vực

giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, là bộ phận không

tách rời với giáo dục trí tuệ và đạo đức. Tuy vậy, vì nhiều

lí do khác nhau, việc quản lí GDTM trong nhà trường

còn gặp nhiều khó khăn. Hiện có nhiều nghiên cứu về

GDTM như nghiên cứu về sự khác biệt GDTM trong

giáo dục mầm non của Việt Nam và các nước châu Âu

[1], nghiên cứu những biện pháp, nội dung GDTM cho

trẻ mầm non thông qua các hoạt động khác nhau như hoạt

động tạo hình, kể chuyện và đóng kịch. [2], [3]. Bài viết

này trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí GDTM

cho trẻ mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội,

nhằm từ đó đánh giá đúng tình hình và đề ra những giải

pháp bước đầu cho việc nâng cao chất lượng quản lí cũng

như chất lượng GDTM cho trẻ mầm non trên địa bàn.

Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 4900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại

Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh xuân, thành phố Hà nội thông qua hoạt động dã ngoại
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 11-15 
11 
Email: lanmailan86@gmail.com
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC THẨM MĨ HỘI HỌA CHO TRẺ 
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI 
Nguyễn Mai Lan - Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội 
Ngày nhận bài: 20/03/2018; ngày sửa chữa: 14/04/2018; ngày duyệt đăng: 16/04/2018. 
Abstract: This article presents the reality of management of aesthetic education for children at 
preschools in Thanh Xuan district, Hanoi through outdoor activities. Also, the article points out 
factors affecting effectiveness of these activities at preschools. Based on the analysis, the article 
proposes some solutions to manage efficiently of aesthetic education for children at preschools in 
Thanh Xuan district, Hanoi through outdoor activities, contributing to the comprehensive 
development of preschool children. 
Keywords: Aesthetic education, preschool children, outdoor activities, Thanh Xuan district, 
Ha Noi. 
1. Mở đầu 
Giáo dục thẩm mĩ (GDTM) - một trong năm lĩnh vực 
giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, là bộ phận không 
tách rời với giáo dục trí tuệ và đạo đức. Tuy vậy, vì nhiều 
lí do khác nhau, việc quản lí GDTM trong nhà trường 
còn gặp nhiều khó khăn. Hiện có nhiều nghiên cứu về 
GDTM như nghiên cứu về sự khác biệt GDTM trong 
giáo dục mầm non của Việt Nam và các nước châu Âu 
[1], nghiên cứu những biện pháp, nội dung GDTM cho 
trẻ mầm non thông qua các hoạt động khác nhau như hoạt 
động tạo hình, kể chuyện và đóng kịch... [2], [3]. Bài viết 
này trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí GDTM 
cho trẻ mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội, 
nhằm từ đó đánh giá đúng tình hình và đề ra những giải 
pháp bước đầu cho việc nâng cao chất lượng quản lí cũng 
như chất lượng GDTM cho trẻ mầm non trên địa bàn. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Mục đích và cách thức nghiên cứu thực trạng 
Để có cơ sở thực tiễn cho đề xuất các biện pháp quản 
lí nhằm nâng cao chất lượng GDTM hội họa cho trẻ mầm 
non, năm học 2016-2017, chúng tôi tiến hành khảo sát 
trên 86 cán bộ quản lí và giáo viên các trường mầm non 
trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội về vấn đề 
GDTM hội và quản lí GDTM hội họa cho trẻ em thông 
qua hoạt động dã ngoại. 
Cách cho điểm: Tốt/ rất quan trọng (4 điểm), khá/ 
quan trọng (3 điểm), bình thường/ ít quan trọng (2 điểm), 
chưa tốt/ không quan trọng (1 điểm) và sử dụng thang 4 
bậc để định mức các tiêu chí theo quy ước: mức độ 1: 
(3,25-4,0 điểm); mức độ 2: (2,5-3,24 điểm); mức độ 3 
(1,75-2,49); mức độ 4 (<1,75). 
Hoạt động dã ngoại là hoạt động có mục đích, kế 
hoạch, diễn ra bên ngoài lớp học, trong khung cảnh của 
môi trường tự nhiên và xã hội, thông qua đó tổ chức các 
hoạt động giáo dục trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục 
đặt ra. Hoạt động dã ngoại GDTM hội họa có thể bao 
gồm các hình thức: đến những nơi phong cảnh thiên 
nhiên đẹp; tham quan các bảo tàng tranh... Quản lí 
GDTM hội họa trong trẻ của hiệu trưởng trường mầm 
non thông qua hoạt động dã ngoại là quá trình tác động 
có mục đích, có định hướng của hiệu trưởng thông qua 
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đến hoạt động 
GDTM hội họa thông qua hoạt động dã ngoại nhằm đạt 
được mục tiêu GDTM hội họa cho trẻ trong trường mầm 
non. Nội dung quản lí GDTM hội họa cho trẻ trong các 
trường mầm non thông qua hoạt động dã ngoại bao gồm: 
Lập kế hoạch GDTM hội họa; tổ chức nhân sự GDTM 
hội họa; chỉ đạo hoạt động GDTM hội họa và kiểm tra 
việc thực hiện kế hoạch GDTM hội họa cho trẻ thông qua 
hoạt động dã ngoại. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí GDTM hội họa cho 
trẻ em bao gồm: + Các yếu tố thuộc về nhà trường mầm 
non: Nhận thức và định hướng của hiệu trưởng về 
GDTM hội họa thông qua hoạt động dã ngoại; Năng lực 
và trình độ tổ chức quản lí của lãnh đạo nhà trường; Ý 
thức và trình độ của giáo viên mầm non; Sự động viên, 
khen thưởng kịp của lãnh đạo nhà trường; Sự phối hợp 
của nhà trường với các lực lượng bên ngoài; Cơ sở vật 
chất của nhà trường; Sự hứng thú của trẻ em trong 
GDTM hội họa; Môi trường giáo dục trong và ngoài nhà 
trường đối với GDTM hội họa...; + Các yếu tố thuộc về 
gia đình mầm non: Nhận thức của gia đình về tầm quan 
trọng của GDTM hội họa cho trẻ em; Sự tạo điều kiện và 
tham gia của gia đình đối với GDTM hội họa cho trẻ; Sự 
phối hợp của gia đình với nhà trường mầm non trong 
GDTM hội họa; Kinh tế gia đình trẻ em...; + Các yếu tố 
thuộc về xã hội: Các văn bản chỉ đạo GDTM hội họa cho 
trẻ của các cấp quản lí; Sự phối hợp và ủng hộ của xã hội 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 11-15 
12 
đối với nhà trường trong GDTM hội họa; Cảnh quan tự 
nhiên của môi trường; Nhận thức và sự tạo điều kiện của 
các lực lượng xã hội đối với hoạt động GDTM trong nhà 
trường; Công tác xã hội hóa GDTM hội họa cho trẻ trong 
nhà trường; Sự động viên, khen thưởng, tạo động lực cho 
giáo viên của lãnh đạo nhà trường; Sự phát triển về văn 
hóa, kinh tế của Thủ đô; Cảnh quan và lối sống của dân 
cư xung quanh nhà trường... 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa cho 
trẻ em trong các trường mầm non thông qua hoạt động 
dã ngoại (bảng 1, 2) 
Mức độ nhận thức vai trò của GDTM hội họa trong 
các trường mầm non quận Thanh Xuân ở mức độ khá tốt 
với X̅ = 2,78. Mức độ đạt được thẩm mĩ hội họa ở trẻ em 
có sự khác biệt. Kĩ năng sáng tạo của trẻ phát triển tốt 
nhất xếp hạng thứ 1 với X̅ = 2,88. Điều này hoàn toàn 
phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ 3-5 tuổi đang trong 
giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tưởng tượng sáng tạo. 
Tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm hơn cả, đó là sự đánh 
giá về mức độ hiện có về sự hứng thú trong học tập của 
trẻ còn ở mức thấp, thì ở đây, kết quả đã cho chúng ta 
thấy rất rõ về 3 kĩ năng mà hiện nay trẻ còn đạt ở mức 
thấp. Thấp nhất là Sự chú ý, tuân thủ kỉ luật trong học tập 
với X̅ = 2,58 ; thấp thứ hai là Làm việc học tập với trẻ 
trở nên thú vị hơn với X̅ = 2,74; và thấp thứ ba là Tối đa 
hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của 
trẻ với X̅ = 2,76. Điều này được xác nhận bởi những 
nhận xét của giáo viên trong phần câu hỏi mở về nguyên 
nhân dẫn đến việc chưa tạo được hứng thú, sự chú ý, tính 
kỉ luật, khả năng sáng tạo ở trẻ, họ cho rằng: Phụ huynh 
ít quan tâm đến GDTM cho trẻ, họ thiếu sự hợp tác với 
nhà trường để cùng phối hợp phát triển GDTM cho trẻ, 
Và để làm rõ hơn những nhận định của giáo viên, chúng 
tôi phỏng vấn thêm một số phụ huynh thì họ cho rằng: 
trẻ còn nhỏ, cần được chăm nuôi tốt, học ăn học nói học 
Bảng 1. Thực trạng mức độ nhận thức vai trò của hoạt động dã ngoại đối với GDTM hội họa cho trẻ mầm non 
TT NỘI DUNG 
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ 
Thứ 
bậc 
Rất quan trọng Quan trọng Trung bình Chưa tốt 
SL % SL % SL % SL % 
1 
Trẻ sử dụng tổng hợp 
các giác quan và khả 
năng lưu giữ kiến 
thức lâu hơn 
21 24,4 36 41,9 27 31,4 2 2,3 2,88 1 
2 
Tối đa hóa khả năng 
sáng tạo, tính năng 
động và thích ứng 
của trẻ 
19 22,1 32 37,2 30 34,9 5 5,8 2,76 4 
3 
Phát triển năng lực 
cá nhân và tăng 
cường sự tự tin 
15 17,4 46 53,5 21 24,4 4 4,7 2,84 3 
4 
Làm việc học tập với 
trẻ trở nên thú vị hơn 
14 16,3 43 50 22 25,6 7 8,1 2,74 5 
5 
Trẻ em hứng thú, chú 
ý, tuân thủ kỉ luật 
hơn trong học tập 
18 20,9 28 32,6 26 30,2 14 16,3 2,58 6 
6 
Tăng cường khả năng 
ứng dụng các kĩ năng 
vào thực tế giáo dục 
và cuộc sống 
18 20,9 44 51,2 19 22,1 5 5,8 2,87 2 
 Trung bình 18 20,33 38 44,4 24 28,1 6 7,17 2,78 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 11-15 
13 
chữ quan trọng hơn học về thẩm mĩ. Rất nhiều phụ huynh 
cho con học chữ sớm, mà không thấy rằng việc hình 
thành nhân cách, phát triển toàn diện năng lực cá nhân ở 
trẻ sớm mới là cần thiết hơn cả bởi nhân cách là cả cuộc 
đời sau này của trẻ. 
Giáo viên là những người đang trực tiếp làm công 
tác ở nhà trường mầm non hiểu những nguyên nhân hạn 
chế việc GDTM hội họa cho trẻ: một mặt là “chưa có 
sự thống nhất về nội dung GDTM hội họa cho trẻ trong 
chương trình giáo dục”; “Số giáo viên trong một lớp 
còn ít, chưa phù hợp với sĩ số trẻ đông”; “Cơ sở vật 
chất chưa đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm của trẻ”. 
Chúng tôi nhận thấy rằng, với số trẻ trong một lớp đông, 
với thời lượng giờ dạy theo quy định thì giáo viên 
không đủ thời gian để hướng dẫn từng trẻ trong khi kĩ 
năng các con mới hình thành ở bước đầu. Cơ sở vật chất 
trong trường chỉ đủ để trẻ học những kiến thức cơ bản, 
thực hành những trải nghiệm cơ bản còn để mở rộng 
kiến thức, tạo hứng thú nhiều hơn cho trẻ thì cần thông 
qua hoạt động dã ngoại. 
Bên cạnh những nguyên nhân từ phía nhà trường, 
nguyên nhân từ phía gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều 
đến sự phát triển GDTM hội họa của trẻ hiện nay, đó là 
“Phụ huynh coi nhẹ việc GDTM hội họa cho trẻ mà chú 
trọng nhiều đến việc chăm nuôi, học chữ, học toán, học 
ngoại ngữ trong trường”; “Phụ huynh bao bọc con quá 
kĩ, lo sợ, không an tâm khi cho con tham gia hoạt động 
trải nghiệm”. Ở đây, chúng tôi nhận thấy có hai khía 
cạnh: Một là, phụ huynh ngày nay quá nhiều công việc, 
ít thời gian dành cho con, hoặc không đủ kiên nhẫn để 
hướng dẫn cho trẻ tập các kĩ năng mà giao phó hoàn toàn 
cho nhà trường. Hai là, phụ huynh thường không nắm rõ 
đặc điểm tâm lí lứa tuổi và sự phát triển của trẻ làm mất 
đi cơ hội giúp trẻ phát triển. 
Cán bộ quản lí và giáo viên ở các trường mầm non 
đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lí GDTM 
cho trẻ thông qua hoạt động dã ngoại ở mức độ khá tốt 
với �̅�= 2,81 (min = 1, max = 4). Nội dung quản lí GDTM 
hội họa cho trẻ có sự khác biệt khi thực hiện trong quản 
lí của hiệu trưởng nhà trường: thực hiện tốt nhất là “Lập 
kế hoạch GDTM hội họa cho trẻ em”, 2 - “Chỉ đạo 
GDTM hội họa cho trẻ em”; 3 - “Kiểm tra việc thực hiện 
kế hoạch GDTM hội họa cho trẻ em”; 4 - “Tổ chức 
GDTM hội họa cho trẻ em”. 
Bảng 2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lí GDTM hội họa cho trẻ thông qua hoạt động dã ngoại 
TT Nội dung 
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN 
�̅� 
Thứ 
bậc 
Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt 
SL % SL % SL % SL % 
1 
Lập kế 
hoạch 
GDTM 
hội họa 
cho trẻ em 
36 41,6 21 24,7 25 29,5 4 4,2 3,04 1 
2 
Tổ chức 
GDTM 
hội họa 
cho trẻ em 
13 14,6 41 47,4 24 27,3 8 10,8 2,66 4 
3 
Chỉ đạo 
GDTM 
hội họa 
cho trẻ em 
18 20,4 38 43,4 27 32,3 3 3,2 2,82 2 
4 
Kiểm tra 
việc 
thực hiện 
kế hoạch 
GDTM 
hội họa 
cho trẻ em 
16 18,6 36 41,6 30 34,4 4 5,34 2,73 3 
Trung 
bình 
21 23,80 34 39,28 27 30,88 5 5,89 2,81 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 11-15 
14 
2.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục 
thẩm mĩ hội họa cho trẻ mầm non trong trường mầm non 
quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua hoạt động dã ngoại 
(bảng 3) 
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí GDTM 
hội họa cho trẻ trong các trường mầm non rất nhiều, với 
điểm trung bình �̅� = 3,11 (min = 1, max = 4). 
Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố thuộc về gia 
đình, nhà trường, xã hội và mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt 
nhau: Các yếu tố thuộc về nhà trường mầm non có ảnh hưởng 
nhiều nhất đến quản lí GDTM hội họa cho trẻ trong đó yếu tố 
“Hứng thú của trẻ em trong GDTM hội họa” và môi trường 
GDTM hội họa có ảnh hưởng nhiều hơn cả với điểm trung 
bình �̅� = 3,22 và 3,24; Yếu tố thuộc về xã hội có mức độ ảnh 
hưởng thứ 2, trong đó “Các văn bản chỉ thị GDTM hội họa 
cho trẻ của các cấp quản lí” và “Nhận thức và sự tạo điều kiện 
của các lực lượng xã hội đối với hoạt động GDTM trong nhà 
trường” có ảnh hưởng nhiều nhất với �̅� = 3,22 và 3,24; Yếu 
tố thuộc về gia đình có mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với 
nhà trường và xã hội, trong đó “Nhận thức của gia đình về 
tầm quan trọng của GDTM hội họa” và “Kinh tế gia đình” có 
mức độ ảnh hưởng nhiều hơn với �̅� = 3,09 và 3,1. 
2.2.3. Một số biện pháp quản lí giáo dục thẩm mĩ hội họa 
cho trẻ trong các trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà 
Nội thông qua hoạt động dã ngoại 
Từ những thực trạng quản lí giáo GDTM hội họa cho 
trẻ trong các trường mầm non thông qua hoạt động dã 
ngoại, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao 
chất lượng GDTM cho trẻ mầm non như dưới đây: 
Biện pháp 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ 
quản lí, giáo viên, phụ huynh về tầm quan trọng của 
GDTM hội họa cho trẻ trong các trường mầm non. Nâng 
cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh là 
cơ sở cho việc tổ chức, quản lí tốt hoạt động GDTM hội 
họa cho trẻ em. Thực hiện biện pháp này, lãnh đạo nhà 
trường cần thực hiện: + Nắm bắt, triển khai kịp thời các 
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành về 
phát triển giáo dục mầm non nói chung và phát triển 
GDTM hội họa cho trẻ nói riêng; + Tổ chức định kì các 
cuộc họp hay buổi chuyên đề về kiến thức giáo dục trẻ, đặc 
biệt là tổ chức GDTM hội họa cho trẻ trong trường mầm 
non; + Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và thời gian cho 
cán bộ, giáo viên trao đổi kinh nghiệm và tự học tập, 
nghiên cứu; + Khuyến khích cán bộ, giáo viên tích cực, tự 
chủ nâng cao nhận thức, trình độ của mình. 
Biện pháp 2. Tổ chức tốt GDTM hội họa cho trẻ 
thông qua các hình thức dã ngoại. Mục đích cao nhất của 
biện pháp là tổ chức có hiệu quả hoạt động GDTM hội 
họa cho trẻ trong các trường mầm non thông qua hoạt 
động dã ngoại. Để làm được việc này, lãnh đạo nhà 
Bảng 3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí GDTM hội họa cho trẻ mầm non 
trong trường mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua hoạt động dã ngoại 
TT Yếu tố 
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG 
Thứ 
bậc 
Ảnh hưởng rất 
nhiều 
Ảnh hưởng 
nhiều 
Ít ảnh hưởng 
Không ảnh 
hưởng 
SL % SL % SL % SL % 
1 
Yếu tố 
thuộc về 
nhà trường 
37 42,9 28 32,1 17 19,8 4 5,24 3,13 1 
2 
Yếu tố 
thuộc về 
gia đình 
34 39,8 28 32,9 19 21,5 5 5,83 3,07 3 
3 
Yếu tố 
thuộc về xã hội 
38 44,5 25 29,5 17 19,3 6 6,69 3,12 2 
 Trung bình 24 42,40 18 31,50 12 20,20 4 5,92 3,11 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 11-15 
15 
trường cần: + Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ về trình 
tự các bước trong tiến trình tổ chức hoạt động GDTM hội 
họa thông qua hoạt động dã ngoại cho trẻ; + Phát huy vai 
trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc hướng dẫn giáo 
viên thực hiện các bước trong tiến trình tổ chức hoạt động 
giáo dục; + Xác định rõ mục tiêu của GDTM hội họa 
thông qua hoạt động dã ngoại và lựa chọn nội dung phù 
hợp với chủ điểm, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi; 
+ Lập và duyệt kế hoạch cho tiến trình hoạt động GDTM 
hội họa; + Kiểm tra đánh giá toàn bộ công việc GDTM 
hội họa cho trẻ em. 
Biện pháp 3. Xây dựng môi trường thuận lợi cho 
GDTM hội họa cho trẻ trong trường mầm non. GDTM 
hội họa cho trẻ em bao giờ cũng diễn ra trong môi trường 
giáo dục (môi trường vật chất và môi trường tinh thần). 
Môi trường sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển mạnh mẽ 
khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, phát 
triển ngôn ngữ, giác quan, nhà trường cần xây dựng môi 
trường GDTM hội họa cho trẻ. Việc xây dựng môi 
trường GDTM hội họa cho trẻ em trong trường mầm non 
cần tính đến: + Độ tuổi và sở thích của trẻ trong hoạt động 
giáo dục; + Nội dung GDTM trong môi trường cần 
phong phú, cần phát hiện ra cái đẹp và hướng trẻ vào để 
trẻ quan sát, hưởng thụ và để trẻ phát huy năng khiếu vốn 
có của mình trong cuộc sống hàng ngày; Môi trường giáo 
dục cho phép trẻ thường xuyên được tiếp xúc với tranh, 
ảnh nghệ thuật, tham quan để tiếp xúc với thiên nhiên, 
cảm nhận vẻ đẹp của môi trường xung quanh; Môi 
trường đó cần được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, nguyên 
vật liệu, họa phẩm, đồ dùng dạy học để giờ học mang lại 
hiệu quả cao; Đồng bộ hóa thiết bị dạy học, trang bị 
những thiết bị hiện đại, giáo viên trau dồi, rèn luyện kĩ 
năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học. 
Biện pháp 4. Huy động các nguồn lực tham gia tổ 
chức hoạt động dã ngoại GDTM hội họa. GDTM hội họa 
cho trẻ em trong nhà trường mầm non chỉ đạt được hiệu 
quả cao nhất khi có sự tham gia đầy đủ các lực lượng gia 
đình, nhà trường và xã hội. Tức là thực hiện công tác xã 
hội hóa GDTM hội họa cho trẻ ở tất cả các nội dung như 
xây dựng môi trường GDTM hội họa; huy động lực 
lượng cùng tham gia GDTM hội họa và xã hội hóa về 
mặt cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động GDTM 
hội họa cho trẻ em thông qua hoạt động dã ngoại. Để làm 
được việc này, lãnh đạo nhà trường cần: + Phối hợp chặt 
chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội (Tổ chức các buổi 
họp phụ huynh học sinh vào đầu năm, giữa năm và cuối 
năm để trao đổi tình hình học tập, kế hoạch tổ chức 
GDTM hội họa thông qua hoạt động dã ngoại); + Phối 
hợp của các cấp ban ngành, đoàn thể ở địa phương quan 
tâm đến hoạt động GDTM hội họa cho trẻ em trong các 
trường mầm non. 
Các biện pháp quản lí GDTM hội họa cho trẻ trong 
các trường mầm non nêu trên có mối quan hệ qua lại chặt 
chẽ với nhau. Vì vậy, chỉ có tiến hành đồng bộ các biện 
pháp quản lí phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà 
trường mầm non thì mới nâng cao được chất lượng 
GDTM hội họa cho trẻ trong nhà trường. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát thực trạng quản lí GDTM hội họa 
cho trẻ mầm non trong quận Thanh Xuân, Hà Nội qua 
hoạt động dã ngoại cho thấy, kết quả và mức độ thực hiện 
được đánh giá khá tốt. Hiệu trưởng trường mầm non đã 
thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động GDTM 
hội họa cho trẻ, mức độ thực hiện khá tốt và không đồng 
đều giữa các chức năng quản lí. Các biện pháp quản lí 
GDTM hội họa cho trẻ có mặt mạnh, yếu riêng của từng 
biện pháp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên 
chỉ thực hiện đồng bộ các biện pháp mới nâng cao được 
chất lượng GDTM hội họa cho trẻ, từ đó hình thành cái 
đẹp trong hội họa cho trẻ em mầm non. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Ngọc Linh - Trịnh Thị Xim (2017). Một số 
khác biệt giáo dục thẩm mĩ trong giáo dục mầm non 
của Việt Nam và các nước châu Âu. Tạp chí Giáo 
dục, số đặc biệt kì 2 tháng 8/2017, tr 102-104. 
[2] Lê Thị Minh Ngọc (2017). Biện pháp giáo dục thẩm 
mĩ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình. 
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 8/2017, tr 
50-51; 56. 
[3] Hoàng Thị Lan (2017). Biện pháp giáo dục thẩm mĩ 
cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động kể chuyện và 
đóng kịch. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 
8/2017, tr 72-75. 
[4] Bộ GD-ĐT (1998). Đổi mới công tác rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non. 
[5] Nguyễn Ngọc Châm (2002). Tuyển tập các trò chơi 
phát triển cho trẻ mẫu giáo. NXB Giáo dục. 
[6] Trần Kiểm (2017). Quản lí và lãnh đạo nhà trường 
hiệu quả. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Hoàng Thị Phương (2015). Giáo trình Lí luận và 
phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi 
trường xung quanh. NXB Đại học Sư phạm. 
[8] Phan Việt Hoa - Nguyễn Thị Hoàng yến (2012). Mĩ 
học và Giáo dục thẩm mĩ. NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_giao_duc_tham_mi_hoi_hoa_cho_tre_trong_ca.pdf