Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, Huế nằm giữa dòng chảy văn hóa Bắc – Nam, trở thành nơi

tiếp nhận chuyển hóa những cái mới của nghệ thuật và hơn thế, Huế làm lắng đọng lại những giá trị ấy để

rồi tạo nên những phẩm chất thẩm mỹ riêng đặc trưng của xứ Huế. Nghệ thuật tạo hình trang trí, mỹ

thuật thời Nguyễn là một trong những minh chứng rõ nét và sâu sắc cho sự tiếp biến và chuyển hóa

những giá trị trang trí, tạo nên phong cách mỹ thuật thời Nguyễn với những dấu ấn mỹ thuật Kinh Bắc,

mỹ thuật Champa bản địa không nhầm lẫn và phôi pha theo thời gian.

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 1

Trang 1

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 2

Trang 2

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 3

Trang 3

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 4

Trang 4

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 5

Trang 5

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 6

Trang 6

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7040
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng

Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị hình thành từ yếu tố văn hóa vùng
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn
ISSN 2588-1213
Tập 129, Số 6E, 2020, Tr. 67–73; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6062
*Liên hệ: phanbinh1959@gmail.com 
Nhận bài: 18-5-2020; Hoàn thành phản biện: 20-7-2020; Ngày nhận đăng: 30-9-2020 
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH THỜI NGUYỄN, 
NHỮNG GIÁ TRỊ HÌNH THÀNH TỪ YẾU TỐ VĂN HÓA VÙNG 
Phan Thanh Bình* 
Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, 10 Tô Ngọc Vân, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt. Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, Huế nằm giữa dòng chảy văn hóa Bắc – Nam, trở thành nơi 
tiếp nhận chuyển hóa những cái mới của nghệ thuật và hơn thế, Huế làm lắng đọng lại những giá trị ấy để 
rồi tạo nên những phẩm chất thẩm mỹ riêng đặc trưng của xứ Huế. Nghệ thuật tạo hình trang trí, mỹ 
thuật thời Nguyễn là một trong những minh chứng rõ nét và sâu sắc cho sự tiếp biến và chuyển hóa 
những giá trị trang trí, tạo nên phong cách mỹ thuật thời Nguyễn với những dấu ấn mỹ thuật Kinh Bắc, 
mỹ thuật Champa bản địa không nhầm lẫn và phôi pha theo thời gian. 
Từ khóa: giá trị, mỹ thuật, nghệ thuật, tạo hình, thời Nguyễn, trang trí 
1. Mở đầu 
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng Trung Bộ, là phần hẹp của lãnh thổ nước ta với địa 
hình phức tạp, điều kiện thời tiết không thuận lợi, vì vậy đã có những ảnh hưởng khác nhau 
đến sự hình thành và phát triển văn hóa nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng. Tuy nhiên, 
cũng chính điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên mang tính chất đặc trưng vùng miền như vậy đã 
tạo ra những tác động, dấu ấn khác nhau vào quá trình tự thanh lọc, biểu hiện của nhiều loại 
hình nghệ thuật trên vùng đất này, trong đó có mô hình, cấu trúc tạo hình của nghệ thuật hội 
họa, điêu khắc, trang trí kiến trúc 
Trong dòng chảy của lịch sử văn hóa dân tộc, nghệ thuật thời Nguyễn đã kế thừa, chuyển 
tiếp và phát triển để đạt đến những đỉnh cao với các công trình, tác phẩm chứa đựng nhiều giá 
trị thẩm mỹ, tâm linh và biểu tượng nhân văn lớn lao. Cùng với sự hình thành các giá trị nghệ 
thuật là những tìm tòi, phát kiến không ngừng về chất liệu, kỹ thuật trang trí, tạo hình, xây 
dựng thành lũy, cung điện... Trên bình diện nghệ thuật hình khối, tạo hình, những giá trị nghệ 
thuật mà các lớp cư dân ở đây sáng tạo nên đã phản ánh rõ văn hóa Huế luôn vận động thể 
hiện nhuần nhuyễn, có chiều sâu thẩm mỹ mang phong cách, đặc điểm văn hóa vùng rõ nét mà 
một phần tiêu biểu trong đó là nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn – triều đại phong kiến cuối 
cùng ở Việt Nam. Đó là một nền văn hóa vừa chứa đựng nền tảng chung của truyền thống văn 
Phan Thanh Bình Tập 129, Số 6E, 2020
68 
hóa dân tộc, vừa hình thành những giá trị riêng của văn hóa nghệ thuật xứ Huế – miền Trung 
nói chung và của thời Nguyễn nói riêng. Qua đó, ta nhận ra bóng dáng văn hóa của người Việt, 
tâm hồn Việt ở cả Bắc Trung Nam, là sự pha trộn tinh tế và sâu kín của văn hóa Champa, của cư 
dân bản địa trên dải đất miền Trung – Huế. 
2. Nội dung 
2.1. Huế, nơi tiếp nhận, kết nối và lan tỏa truyền thống mỹ thuật dân tộc trong tiến trình 
lịch sử 
Từ nhiều thế kỷ trước, xứ Huế đã trở thành nơi quần tụ của nhiều nhóm cư dân có nguồn 
gốc khác nhau, là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa diễn ra liên tục trong tiến trình lịch sử. 
Văn hóa Huế về bản chất vẫn giữ và thể hiện yếu tố chủ đạo là gốc Đại Việt, đồng thời quy tụ 
được những yếu tố văn hóa mới, khác lạ, có tính tích cực từ nhiều vùng miền với sự ảnh hưởng 
đan xen, tất yếu và không thể bài trừ. Và “đồng thời, nó còn đóng vai trò của một điểm trung tâm, 
hội tụ những nét điển hình của một vùng đất.”1 
Bên cạnh những nét bình dân, mộc mạc pha chút kiểu cách của người Huế, còn có nhóm 
cư dân với bản tính chắt chiu, cần kiệm của người xứ Nghệ, có tính khí khái, hào hiệp, can 
trường của người xứ Quảng, cùng với tính chịu thương chịu khó của những lớp người di cư từ 
Đàng Ngoài đan xen đã góp phần tạo nên tính cách đa sắc thái của cư dân miền Trung – xứ 
Huế. Điều đó cũng in dấu đậm nét trong nghệ thuật dân gian và trong trang trí cung đình thời 
Nguyễn, nơi vẫn còn lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa nghệ thuật của một vùng đất, của triều đại 
phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Những đặc tính này không chỉ là ở lối sống, phong thái văn 
hóa mà ít nhiều còn có ảnh hưởng đến việc tạo lập không gian kiến trúc nhà ở, chi phối cách lựa 
chọn ứng xử, hòa nhập với thiên nhiên trong không gian cư trú, sinh hoạt văn hóa, tâm linh và 
biểu hiện nghệ thuật. 
Sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên mang biểu tượng, triết lý, tâm linh, văn hóa phong 
phú, sự tinh tế và tính nghệ thuật, thẩm mỹ – là những tố chất góp phần tạo nên nét văn hóa, 
mỹ thuật mang đậm dấu ấn của người dân Huế, người miền Trung. Người Huế nhìn chung là 
kín đáo và trầm lặng, ít nói, sống hoài cổ, cho dù người Huế tiếp nhận cái mới, cái lạ, thì tất cả 
những gì mới lạ du nhập vào Huế, chuyển tải “qua Huế” đều phải trải qua một quá trình thẩm 
thấu “thầm lặng” và chọn lọc kỹ lưỡng. Quá trình đó lặng lẽ mà mạnh mẽ, lắng sâu để tạo nên 
những phẩm chất văn hóa, lối sống, cảm thức Huế như GS. Trần Quốc Vượng từng nêu khi bàn 
về bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái Huế: “Văn hóa Huế là văn hoá đô thị nhưng tĩnh lặng và 
thanh bình đến lạ thường... là sự đan xen và giao thoa, giao hòa văn hóa Việt – Chàm, Việt – Minh 
1 Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Nxb. Thuận Hóa, Huế, Tr. 10. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6E, 2020
69 
Hương... Và bàng bạc trong xã hội, văn hóa Huế có một sắc thái hoài niệm cố đô”2. Di sản nghệ thuật 
tạo hình thời Nguyễn cho thấy có một lịch sử phát triển không ngừng và định hình rõ nét hình 
ảnh vùng miền qua từng thời kỳ nhất định. Truyền thống mỹ thuật Kinh Bắc 1.000 năm văn 
hiến, mẫu mực, nét Champa bản địa đầy hồn khí, khối hình kiến trúc chắc khỏe, sắc màu đậm 
nồng đã được thanh lọc, hòa quyện trong mỹ thuật thời Nguyễn và chuyển tiếp dần vào phía 
Nam, đọng lại trong văn hóa người Việt ở Nam Bộ. Hình tượng sóng nước, hoa sen, mặt hổ phù 
trong trang trí cung đình nhà Nguyễn rõ ràng là hệ quả của quá trình tiếp biến theo thời gian. 
Do đặc điểm địa lý và những biến thiên lịch sử, mỹ thuật thời Nguyễn có nhiều dấu ấn Ấn Độ, 
Trung Hoa và dấu ấn Champa là tất yếu, và trong đó còn in dấu sự chịu ảnh hưởng của tam 
giáo: Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. 
Dưới thời các vua nhà Nguyễn, nghệ thuật trang trí đã thăng hoa và trở thành một trong 
những dấu ấn đặc trưng của triều Nguyễn gắn liền kiến trúc cung đình trong dòng chảy của 
lịch sử nghệ thuật dân tộc. Mặt khác, nó còn được duy trì, nuôi dưỡng đến nửa đầu thế kỷ XX 
và vẫn đầy sung mãn, thăng hoa. Một trong những minh chứng là qua các trang trí chạm khắc 
tại điện Kiến Trung, ngôi điện danh tiếng được xây dựng từ năm 1921 dưới thời vua Khải Định 
theo phong cách Âu Á được coi là rất uy nghi, tráng lệ. Tại đây có đài nước trang trí các vòm 
đá, mây lửa, mặt hổ phù và kiểu thức “Long ngư hý thủy” với hoa văn đường diềm hình cánh 
phượng theo lối tiếp nối nét vòng cung một chiều rất quen thuộc trong trang trí thời Hậu Lê ở 
Lam Kinh và phong cách thời Lê Mạt ở Kinh Bắc, đó là một nét Bắc tinh tế và đầy xúc cảm. Đài 
nước càng sống động hơn với những hoa văn trau chuốt diễn tả mặt hổ phù rất gần với những 
mặt nạ, mặt quỷ trong phù điêu trang trí Champa. Có lẽ từ đặc điểm cố hữu của vùng văn hóa 
Huế mà trong nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn có sự lưu chuyển tiết điệu trong mạch nối với 
truyền thống mỹ thuật ở Kinh Bắc, rồi qua những “rung lắc, xô dịch” mang âm hưởng Champa 
để rồi vẫn giữ phong cách tạo tác tinh tế riêng của người Việt như vậy. 
Nổi bật trong ứng xử không gian nghệ thuật tạo hình cung đình Nguyễn là sự dung hòa 
với thiên nhiên, cảnh quan không gian kiến trúc với những tác phẩm tạo hình trang trí giàu sắc 
thái mới, làm nổi bật yếu tố biểu hiện cho khối hình kiến trúc. Trong hàng loạt thủ pháp nghệ 
thuật tạo hình cung đình, nổi bật vẫn là bố cục hướng đến sự cân xứng hài hòa, bền vững và 
nhất quán của các yếu tố điêu khắc, hội hoạ trên trang trí kiến trúc. Sự cân xứng dễ tạo nên cảm 
giác ổn định, bền vững trong các công trình cung điện, lăng tẩm, đền miếu. Nhìn nhận thuộc 
tính văn hóa trong nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn không chỉ từ cảm quan thị giác mà đằng 
2 Trần Quốc Vượng (2003), “Xứ Huế dưới góc nhìn Địa – Chính trị – Văn hoá”, Huế Di sản và Cuộc sống, Trung tâm Bảo 
tồn di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế, Tr. 44. 
Phan Thanh Bình Tập 129, Số 6E, 2020
70 
sau nó hẳn chứa đựng những yếu tố liên tưởng khác, đó chính là một yếu tố có sức lôi cuốn, chế 
ngự cảm xúc mới mẻ. 
Tôn giáo và tín ngưỡng có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và 
mọi lĩnh vực cuộc sống và nhất là trong cấu trúc không gian cư trú truyền thống của cư dân 
Thừa Thiên Huế. Chính yếu tố Phật – Nho – Đạo giáo đã tạo ra sự hòa hợp ở tinh thần tâm linh 
và tâm thức người Huế một cách tự nhiên, bình dị, lắng sâu. Tôn giáo và tín ngưỡng là nơi lưu 
giữ nhiều giá trị tinh thần mà sự biểu hiện rõ ràng nhất là qua nghệ thuật. Nơi đó, chúng ta có 
thể tìm thấy các giá trị trang trí tinh tế, tỉ mỉ trong các sản phẩm mỹ thuật như đồ sơn, đồ sơn 
son thếp vàng, khảm sành sứ, đồ thêu, chạm gỗ, đồ mây tre đan Trong không gian ở, người 
Huế luôn dành chỗ trang trọng cho không gian tâm linh, nơi đây luôn có những thuộc tính 
nghệ thuật như tranh tường ở gian thờ, trướng liễn thêu chữ, treo các nhạc cụ Đó cũng là một 
phần khá quan trọng về văn hóa ứng xử hài hòa với thiên nhiên trong không gian cư trú, từ đó 
hình thành một số đặc trưng về tính cách, phong tục, tập quán của người Huế xưa. Đồng thời 
những giá trị văn hóa bền vững của nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn, những giá trị của sự tiếp 
nhận, biến cải, tạo dựng cái mới, chuyển tiếp của xứ Huế cũng không ngừng vận động trong 
dòng chảy văn hóa dân tộc. 
2.2. Những giá trị nghệ thuật mang phong cách thẩm mỹ đặc trưng của vùng đất Huế 
Khá nhiều kiểu thức nghệ thuật trang trí cung đình Nguyễn bắt nguồn từ truyền thống 
tạo hình thời Lý – Trần – Hậu Lê và những dấu nét Champa phảng phất đã tạo nên hiệu quả 
nghệ thuật khác nhau và đa dạng. Mặt khác, mỗi kiểu thức nghệ thuật tạo hình cung đình lại có 
thể tạo ra những nét độc đáo, nhiều khi không lặp lại, với sự thay đổi của ánh sáng, chiều 
hướng, sắc màu, hình khối để tạo ra những không gian nghệ thuật bất ngờ và ấn tượng. Sự hài 
hòa chức năng tạo hình và thực dụng trong nghệ thuật tạo hình cung đình Nguyễn luôn thể 
hiện ở hiệu quả tạo hình cụ thể, gắn bó với những kết cấu kiến trúc cụ thể. Trên các máng xối ở 
điện Thái Hòa, Thế Miếu, Triệu Miếu, cung Diên Thọ, điện Ngưng Hy..., nghệ thuật tạo hình đã 
làm biến đổi nét hình kiến trúc, thay đổi cảm quan thực dụng của chúng thành thuộc tính thẩm 
mỹ. Một trong những nét tạo hình đặc trưng quen thuộc mà chúng ta thường bắt gặp tại các 
công trình kiến trúc thời Nguyễn là những hình con cá, đầu lân, long ngư, hoa lá hóa... đã làm 
khuất đi nét thực dụng, thô nhám của một máng nước, để làm nổi rõ tính thẩm mỹ của kiến 
trúc và ngay cả chức năng thực dụng của máng xối cũng dường như không còn nhận thấy nữa, 
chúng đã trở nên hài hòa và huyền ảo. 
Lối bố cục ô, hộc Nhất thi nhất họa được coi là một trong những thành công trong mỹ 
thuật thời Nguyễn, nhưng hoàn toàn không dễ cho những ai chỉ nhìn ngắm lướt qua mà không 
chịu khó suy ngẫm. Nhất thi nhất họa đã góp phần khẳng định các giá trị nghệ thuật độc đáo 
của mỹ thuật cung đình thời Nguyễn qua các tác phẩm, những bức tranh trang trí hoàn chỉnh 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6E, 2020
71 
trong hệ thống bố cục liên hoàn ở những công trình mỹ thuật cung đình triều Nguyễn. Mỗi tác 
phẩm như vậy là một sự biểu lộ thái độ thẩm mỹ và triết lý về cuộc sống – vũ trụ, đó cũng là 
phẩm tố của nghệ nhân xứ Huế trong hoạt động sáng tạo của mình. 
Nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn có nhiều hệ màu trang trí khác nhau và phản ánh khá 
sâu sắc về tâm thức, chiều sâu mỹ cảm, tư duy, thị hiếu màu sắc của người Huế xưa một cách 
chân xác. Họa sĩ Phạm Đăng Trí đã lý giải về sự đúc rút kinh nghiệm dùng màu trong cuộc 
sống: ‘‘Trong quá trình tác động qua lại không ngừng giữa người và màu sắc, dần dần con người Huế 
đã nắm được quy luật màu sắc, đã xây dựng được những quy tắc, những phương thức thể hiện’’3. 
Màu sắc của vật liệu tạo hình vốn có tính chất cố hữu tự thân, nhưng khi xây dựng một đồ án 
trang trí, màu tự thân được các nghệ nhân sắp xếp, phối hợp, nên trong sắc màu vừa có tính 
chất tự nhiên của vật liệu vừa có những tổ hợp màu mới lạ, độc đáo do nghệ nhân sáng tạo nên. 
Trên cơ sở của các hệ màu trong nghệ thuật cung đình thời Nguyễn, các nhà nghiên cứu đưa ra 
nhiều cách đánh giá về tổ hợp màu khác nhau, như các cặp màu đỏ nâu, đỏ cam, lục lam, lục 
tím, nâu đen, xanh đen, đen trắng, trắng ngà mang đậm phong cách “chơi màu” của người 
Huế. Từ những đặc điểm ngôn ngữ tạo hình và hiệu quả nghệ thuật đã định dạng được các giá 
trị của chất liệu màu và giá trị thẩm mỹ của chúng, thậm chí là một biểu tượng rất mở là “tím 
Huế” đã trở thành phẩm chất văn hóa Huế. Điều đó cho thấy “Giá trị biểu tượng (cơ bản) trong di 
sản văn hóa bao gồm ý nghĩa ẩn tàng ở đằng sau hình thể tương quan”4 của nó chứ không chỉ bình 
diện bên ngoài của mỗi công trình, tác phẩm kiến trúc hay điêu khắc. 
Ở lĩnh vực hội họa, dù không còn nhiều nhưng mỹ thuật thời Nguyễn cũng đã để lại 
nhiều giá trị, trong đó có tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh minh họa (cung đình – tôn 
giáo), tranh tường và đặc biệt là tranh chân dung. Trong đó có những tranh chân dung quý giá 
về các vị vua cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chân dung một số bà hoàng, quan lại... Nhưng thú 
vị là: “Cũng chỉ ở triều Nguyễn, ta mới biết được chắc chắn hội họa của dân tộc. Nhiều danh nhân, trí 
thức đương thời mà ngày nay chúng ta còn thấy được chân dung là nhờ những họa sĩ triều Nguyễn”5. 
Điều đó cũng dễ hiểu bởi triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, tất yếu và 
khách quan là nó thể hiện, lưu dấu cả những gì đặc trưng nhất, bản chất nhất của các triều đại 
phong kiến Việt Nam qua hành trình lịch sử. 
3 Phạm Đăng Trí (2003), “Qua những tà áo, thử tìm hiểu thị hiếu về màu sắc của người Huế thuở trước”, Sông Hương 
dòng chảy văn hóa, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, Tr. 158. 
4 Trần Lâm Biền (2017), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, Tr. 6. 
5 Chu Quang Trứ (2000), Văn hóa Mỹ thuật Huế, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, Tr. 41. 
Phan Thanh Bình Tập 129, Số 6E, 2020
72 
3. Kết luận 
Những thành quả nghệ thuật nói chung và mỹ thuật thời Nguyễn nói riêng chỉ có thể có 
được những giá trị bởi sự tất yếu của quá trình lao động, sáng tạo, xây dựng xứ Huế suốt dặm 
dài lịch sử. Phát sinh, phát triển ở xứ Huế – miền Trung đã tạo cho văn hóa Huế nói chung, 
nghệ thuật Huế nói riêng khả năng tồn sinh mạnh mẽ. Nằm giữa mạch cong dài của hình đất 
nước, nơi đây đã tụ tích nên tính chất văn hóa vùng riêng biệt, độc đáo, thể hiện, hun đúc, kết 
tụ trong mỗi kết quả sáng tạo nghệ thuật. Dù đó là vùng đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, 
không gian không rộng lớn, nhưng đó lại là hoàn cảnh thực tế, điều kiện bắt buộc mà con người 
ở xứ sở này phải thích ứng. Nghệ thuật thời Nguyễn – một nền nghệ thuật tiêu biểu của miền 
Trung – Huế đã phản ánh rõ những giá trị của văn hóa vùng, của truyền thống tạo hình của 
dân tộc đã được tiếp tục chuyển tải nhuần nhuyễn, cải biến có chiều sâu thẩm mỹ trong mỗi kết 
quả sáng tạo. Cùng với tôn giáo đã thấm đượm trong tư duy, hành vi ứng xử thẩm mỹ và văn 
hóa tâm linh của mình, người Huế đã coi nghệ thuật là một nhu cầu biểu cảm, là khát vọng 
sáng tạo, vì thế những giá trị của mỹ thuật thời Nguyễn là sự tích tụ tất yếu của chính những 
giá trị văn hóa vùng trong đó. Hơn thế, nó tạo cho Huế vị thế của một vùng văn hóa đặc trưng, 
mang tính đa dạng bởi cái chung của truyền thống và cái riêng đầy thi vị của xứ Huế. Vì vậy, 
chỉ với một góc nhìn, nghệ thuật thời Nguyễn cũng đã thể hiện đầy thuyết phục về sự không 
chỉ tiếp nhận, chuyển hóa, nuôi dưỡng những giá trị nghệ thuật truyền thống mà còn có khả 
năng cải biến, chuyển tiếp, bảo lưu được những giá trị đó và giữ mãi sự lắng đọng, tỏa sáng 
đến ngày nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Lâm Biền (2017), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 
2. Phạm Đăng Trí (2003), “Qua những tà áo, thử tìm hiểu thị hiếu về màu sắc của người Huế thuở 
trước”, Sông Hương dòng chảy văn hóa, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
3. Chu Quang Trứ (2000), Văn hóa Mỹ thuật Huế, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. 
4. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Nxb. Thuận 
Hóa, Huế. 
5. Trần Quốc Vượng (2003), “Xứ Huế dưới góc nhìn Địa – Chính trị – Văn hoá”, Huế Di sản và Cuộc 
sống, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6E, 2020
73 
PLASTIC ARTS UNDER NGUYEN DYNASTY – 
VALUES DERIVED FROM REGIONAL CULTURAL FACTORS 
Phan Thanh Binh* 
University of Arts, Hue University, 10 To Ngoc Van St., Hue, Vietnam 
Abstract. Because of the characteristics of the natural geographic conditions, Hue is situated in the middle 
of the cultural flow from the North to the South, becoming a centre for receiving and transforming the 
novelty of arts. Furthermore, Hue absorbed those values and then created its own aesthetic qualities that 
are unique to this region. Decorative plastic arts and fine arts under the Nguyen Dynasty are the clear and 
deep evidence of the receipt and transformation of decorative values, creating the Nguyen Dynasty art 
style with Kinh Bac fine art marks and indigenous Champa art, which is undistinguishable and unshaded 
over time. 
Keywords: decorative art, fine art, Nguyen Dynasty, plastic art, value 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_tao_hinh_thoi_nguyen_nhung_gia_tri_hinh_thanh_tu.pdf