Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ thông tin – thư viện (DV TT -

TV) là cầu nối, hỗ trợ đắc lực cho giảng viên, học

viên sau đại học và sinh viên khai thác hiệu quả

nguồn tài nguyên thông tin trong thư viện các

trường đại học. Chính vì vậy, công tác cải tiến và

nâng cao chất lượng DV TT - TV là một hoạt động

cần diễn ra thường xuyên tại các thư viện đại học

(TVĐH). Qua đánh giá thực trạng DV TT - TV tại

Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH

KHXH&NV, ĐHQG-HCM), bài viết đề xuất một số

biện pháp nhằm cải tiến hoạt động này, từ đó góp

phần tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông tin có

chất lượng, phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu

khoa học cho người sử dụng (NSD)

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 6600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện trạng và các biện pháp cải tiến dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 21 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 
Tóm tắt—Dịch vụ thông tin – thư viện (DV TT - 
TV) là cầu nối, hỗ trợ đắc lực cho giảng viên, học 
viên sau đại học và sinh viên khai thác hiệu quả 
nguồn tài nguyên thông tin trong thư viện các 
trường đại học. Chính vì vậy, công tác cải tiến và 
nâng cao chất lượng DV TT - TV là một hoạt động 
cần diễn ra thường xuyên tại các thư viện đại học 
(TVĐH). Qua đánh giá thực trạng DV TT - TV tại 
Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH 
KHXH&NV, ĐHQG-HCM), bài viết đề xuất một số 
biện pháp nhằm cải tiến hoạt động này, từ đó góp 
phần tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông tin có 
chất lượng, phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu 
khoa học cho người sử dụng (NSD). 
Từ khóa—dịch vụ thông tin – thư viện, thư viện 
đại học, đào tạo, nghiên cứu khoa học, cải tiến, 
người sử dụng1 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-
HCM (sau đây gọi tắt là Thư viện trường) giữ vai 
trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất 
lượng đào tạo của 29 khoa/bộ môn trực thuộc 
trường với 56 phân ngành đại học, 43 phân ngành 
sau đại học và hơn 10 chương trình liên kết quốc 
tế khác nhau thuộc các lĩnh vực Khoa học Xã hội 
Ngày nhận bản thảo: 15-10-2018; Ngày chấp nhận đăng: 
24-12-2018; Ngày đăng: 31-12-2018. 
Bùi Thu Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, Trường Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
(Email: bthang@hcmussh.edu.vn) 
và Nhân văn [8]. Tính đến tháng 12/2017, kho tài 
liệu của Thư viện có 214.931 bản tài liệu, tương 
ứng với 90.645 nhan đề tài liệu về các ngành đào 
tạo của Nhà trường [12]. Thư viện có nhiệm vụ tổ 
chức các DV TT - TV nhằm hỗ trợ cho đội ngũ 
giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên sau đại 
học, sinh viên của trường khai thác, sử dụng thuận 
lợi và có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin do 
Thư viện quản lý, góp phần nâng cao chất lượng 
đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) của Nhà 
trường theo chiến lược phát triển "xây dựng 
trường đại học định hướng nghiên cứu" [7]. Mục 
tiêu chiến lược này dẫn đến những yêu cầu đổi 
mới trong hoạt động giảng dạy, đào tạo và NCKH 
của Nhà trường; sự chuyển đổi và phát triển của 
hình thức đào tạo, tập trung vào việc phát huy khả 
năng tự học, tự nghiên cứu của người học; Phát 
triển năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng 
viên,... Từ đó đòi hỏi vai trò của Thư viện cũng 
cần có sự chuyển hướng từ các dịch vụ (DV) cung 
cấp thông tin ở khu vực nghiên cứu truyền thống 
trở thành không gian sống động, linh hoạt, phù 
hợp với từng mục đích khác nhau của NSD. Tuy 
nhiên, hiện nay DV TT - TV tại Thư viện trường 
chủ yếu cung cấp thông tin về tài liệu, chưa tập 
trung nhiều vào các DV thông tin có giá trị gia 
tăng (tức là các dịch vụ thích hợp với các yêu cầu 
mang tính cá biệt và đòi hỏi cao của NSD) [14], 
dẫn đến chất lượng DV chưa tốt và hiệu quả phục 
vụ thông tin cho NSD chưa cao. Bên cạnh đó, 
theo báo cáo kết quả đánh giá ngoài của Trung 
tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc 
Hiện trạng và các biện pháp cải tiến 
dịch vụ thông tin – thư viện phục vụ công tác 
đào tạo và nghiên cứu khoa học tại 
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 
Bùi Thu Hằng, Ngô Thị Thanh Hương 
22 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- 
 SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 
gia Hà Nội (2016) cho thấy: Thư viện trường đang 
dần được đầu tư phát triển về nguồn học liệu phục 
vụ cho đào tạo và NCKH, tuy nhiên việc cung cấp 
nguồn học liệu, cũng như khả năng hoạt động, 
hình thức và chính sách phục vụ, trong đó có DV 
TT - TV đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng một 
cách đầy đủ, kịp thời và đa dạng nhu cầu thông tin 
cho mọi đối tượng NSD tại Thư viện [16]. 
 Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng làm cơ sở đề 
xuất các biện pháp cải tiến DV TT - TV giúp Thư 
viện tạo ra các sản phẩm TT - TV chất lượng và 
phù hợp với NSD, đồng thời tác động, kích thích 
nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin của mỗi cá 
nhân trong Nhà trường tăng cao. Điều này cũng 
tạo động lực giúp Thư viện liên tục cải tiến và 
nâng cao được vị thế, hình ảnh của mình. 
2 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - 
THƯ VIỆN 
2.1 Khái niệm dịch vụ thông tin - thư viện 
 Theo từ điển giải nghĩa thư viện học và tin 
học Anh – Việt “DV thư viện” (library service) là 
một từ chung dùng để chỉ tất cả các hoạt động 
cũng như chương trình được thư viện cung cấp để 
đáp ứng nhu cầu về thông tin của người dùng tin”. 
Bên cạnh đó, “DV thông tin” (information 
service) là DV trực tiếp do nhân viên tham khảo 
của thư viện cung cấp cho độc giả trong tiến trình 
truy tìm thông tin của họ” [1]. 
 Với cách nhìn cụ thể và toàn diện hơn, tác 
giả Trần Mạnh Tuấn (1998) - một chuyên gia 
trong lĩnh vực sản phẩm và DV TT - TV cho rằng: 
"DV thông tin bao gồm những hoạt động nhằm 
thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin 
của người dùng tin tại các cơ quan thông tin, thư 
viện nói chung” [13]. 
 Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau, 
tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản và đầy đủ 
nhất về DV TT TV trong trường đại học “bao 
gồm những hoạt động của TVĐH nhằm thỏa mãn 
nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu, giảng viên, 
học viên sau đại học và sinh viên trong trường ". 
Hầu hết các thư viện ở Việt Nam nói chung và 
TVĐH nói riêng khi triển khai thực hiện DV TT - 
TV đều theo cách tiếp cận này. 
 Là một hoạt động của TVĐH, DV TT - TV 
phải sử dụng các nguồn lực của thư viện trong 
suốt quá trình triển khai DV như nguồn lực cơ sở 
vật chất - trang thiết bị, nguồn lực con người, 
nguồn lực thông tin và các sản phẩm TT - TV. 
Chính vì vậy, cách tổ chức DV và chất lượng DV 
TT - TV buộc phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố 
bên trong này. Bên cạnh đó, mục tiêu của DV TT 
- TV là thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của 
NSD. Tuy nhiên nhu cầu của NSD không đồng 
nhất và lu ...  và người học, chuyển từ hình thức 
phục vụ thụ động “phục vụ những gì mình có sẵn” 
sang hình thức chủ động “phục vụ theo yêu cầu”; 
+ Đa dạng hóa các hình thức phục vụ; thay đổi 
chính sách phục vụ; thời gian xử lý và cung cấp 
sản phẩm của các DV TT - TV nhằm tăng số 
lượng tài liệu được mượn, số lượng NSD và tạo 
điều kiện cho họ dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng 
các DV tại Thư viện. Ví dụ như tăng thời gian gia 
hạn tài liệu đồng thời tăng số lượng tài liệu được 
mượn đọc tại chỗ và được mượn về nhà đối với 
từng đối tượng phục vụ; Tăng thời gian phục vụ 
ngoài giờ đối với DV mượn tài liệu về nhà vào 
các buổi trưa trong tuần; Thay đổi chính sách 
phục vụ đối với người học thuộc các hệ đào tạo từ 
xa, hệ văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học được mượn 
tài liệu về nhà; Mở rộng phạm vi truy cập nguồn 
tài liệu điện tử từ xa ra bên ngoài Thư viện...; 
+ Cần chú trọng phát triển các dịch vụ cung cấp 
thông tin như DV phổ biến thông tin có chọn lọc 
(SDI), DV tìm kiếm thông tin theo yêu cầu, DV 
tham khảo, thành lập quầy tư vấn thông tin 
(Information Desk). Đồng thời đẩy mạnh triển 
khai các DV thông tin hiện đại như DV truy cập 
nguồn tài liệu điện tử từ xa, DV số hóa tài liệu, 
DV bao gói CSDL theo yêu cầu, ...đến các nguồn 
học liệu dạng số trong môi trường mạng theo các 
lĩnh vực mà giảng viên và người học được đào tạo 
và nghiên cứu. Để thực hiện được nhiệm vụ khó 
khăn này, một chính sách thống nhất đối với việc 
tạo lập, quản lí và khai thác nguồn học liệu trong 
Nhà trường cần được hình thành và thực thi một 
cách lâu dài, ổn định. Bởi nguồn học liệu và các 
kết quả NCKH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, 
trong đó nguồn thông tin khoa học nội sinh có ý 
nghĩa và giá trị đặc biệt trong trường đại học. Đặc 
biệt, Thư viện cần chú trọng phát triển thêm các 
DV hỗ trợ nghiên cứu dành cho giảng viên, học 
viên sau đại học như: DV cung cấp thông tin theo 
chuyên đề (bao gồm thư mục chuyên đề có tóm 
tắt, chú giải), đặc biệt là các DV cung cấp các trợ 
giúp và công cụ để NSD có thể sử dụng được các 
tiện ích quản lý tham khảo trên môi trường số và 
cung cấp các số liệu đáp ứng nhu cầu đánh giá 
khoa học thông qua các số liệu thống kê về trích 
dẫn khoa học (citation), một dạng cơ bản của trắc 
lượng thư mục (bibliometrics), trắc lượng web 
(webometrics) [17]. Các công cụ quản lý dữ liệu 
tham khảo phổ biến hiện nay được cung cấp miễn 
phí là EndNote, RefWorks, Zotero; DV cung 
cấp các chỉ số tác động (Impact Factor: IF - đối 
với các tài liệu khoa học trực tuyến mà thư viện 
cung cấp) để phục vụ NSD [4, 15]; DV hỗ trợ 
xuất bản tạp chí quốc tế thuộc nhóm SCI/ SSCI có 
chỉ số đánh giá cao (ví dụ như dịch vụ ENAGO, 
EEWOWW cung cấp các dịch vụ tiện ích như 
kiểm tra ngôn ngữ, chỉnh sửa bản thảo hoặc chỉnh 
sửa hoàn chỉnh các bài báo); DV kiểm tra chống 
trùng lặp dữ liệu (data duplication) trong đào tạo 
và nghiên cứu (ví dụ như triển khai ứng dụng các 
phần mềm Turnitin, DoIT). 
+ Bên cạnh đó, Thư viện cần chú trọng phát 
triển các loại hình DV trao đổi thông tin. Trong 
hoạt động TT - TV, sự trao đổi thông tin thông 
qua các tiếp xúc trực tiếp giữa NSD được xem là 
một trong các khả năng quan trọng trong việc tiếp 
nhận và cung cấp thông tin. Điển hình như tổ 
chức thường xuyên và định kỳ các sự kiện Hội 
nghị bạn đọc; Triển lãm; Tọa đàm giới thiệu tài 
liệu; Hội sách; Các cuộc thi dành cho bạn đọc 
nhằm tạo ra môi trường sinh hoạt văn hóa, tăng 
nhu cầu, hứng thú đọc sách cho NSD. Bên cạnh 
đó cần đẩy mạnh phát triển các DV "trao đổi trực 
tuyến" (chat reference) bằng các phần mềm trao 
đổi trực tuyến khác nhau hoặc các tiện ích từ 
mạng xã hội (facebook); ... 
+ Tăng cường sự liên kết, chia sẻ với các thư 
viện Khoa/Bộ môn, với Hệ thống Thư viện 
ĐHQG-HCM và tiếp tục mở rộng liên kết với các 
thư viện ngoài Hệ thống và các thư viện nước 
ngoài, thông qua các hình thức phục vụ các DV 
chung như DV mượn liên thư viện, DV truy cập 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 31 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 
CSDL điện tử từ xa. Từ đó góp phần gia tăng 
nguồn học liệu sử dụng chung trong toàn trường, 
trong và ngoài Hệ thống ĐHQG-HCM cũng như 
quốc tế; 
+ Tăng cường công tác tiếp thị, truyền thông, 
cung cấp đầy đủ thông tin về các DV TT - TV 
hiện có tại Thư viện, cũng như những lợi ích mà 
DV mang đến cho các cán bộ, giảng viên và 
người học, đặc biệt là các sản phẩm và DV thông 
tin mới, có giá trị tại Thư viện qua các kênh mạng 
xã hội, website, email, bảng tin, thông báo, ...của 
Thư viện và các đơn vị trong và ngoài Nhà 
trường; 
+ Đẩy mạnh công tác tổ chức giới thiệu, hướng 
dẫn cán bộ, giảng viên, người học cách thức sử 
dụng các sản phẩm và DV TT - TV mới, hiện đại 
như DV truy cập các CSDL điện tử để khai thác 
hiệu quả các nguồn dữ liệu trực tuyến có được 
nhằm phục vụ cho học tập, nghiên cứu. Đa dạng 
hóa hình thức hướng dẫn sử dụng thư viện điện tử 
một cách linh hoạt, phù hợp với thời gian làm việc 
của các cán bộ, giảng viên và thời gian học tập 
của người học; 
+ Cần quản lý nghiêm ngặt công tác triển khai 
các DV TT - TV, đảm bảo việc số hóa tài liệu và 
truy cập nguồn tài liệu điện tử phục vụ đào tạo và 
NCKH theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 
(đã được sửa đổi năm 2013, ban hành ngày 18 
tháng 12 năm 2013 theo văn bản số 19/VBHN-
VPQH) với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý thư 
viện điện tử. Những vấn đề về bản quyền tài liệu 
điện tử, như giáo trình, bài giảng điện tử cần được 
thể chế hóa trong nội qui phục vụ bạn đọc của 
Thư viện. Cụ thể: NSD DV là người dùng tin trực 
tiếp, do đó, cần hạn chế đến mức cao nhất việc 
sao chụp toàn bộ một tài liệu và số lượng bản sao 
chụp; Không có chi phí bản quyền khi thanh toán 
DV; Cần tạo ra sự khác biệt dễ nhận biết được 
giữa bản được chụp và bản chụp; Trên mỗi bản 
sao chụp, cần thể hiện rõ ràng, chính xác và đầy 
đủ những thông tin chính liên quan đến việc triển 
khai và sử dụng DV [14]; 
+ Cần chú trọng công tác bảo trì, nâng cấp các 
phần mềm quản lý thư viện một cách thường 
xuyên nhằm đảm bảo an toàn thông tin của nguồn 
tài liệu tại Thư viện. Bên cạnh đó chú ý đề xuất 
sửa chữa, cải thiện cơ sở vật chất, tổ chức sắp xếp 
kho tài liệu khoa học; đồng thời trang bị thêm các 
thiết bị mới hiện đại, ứng dụng CNTT và truyền 
thông vào các DV TT - TV. Bởi trong môi trường 
này, tính thân thiện, tiện lợi, khả năng thích nghi 
với việc có thể khai thác, sử dụng thông tin, sử 
dụng DV thông tin tại mọi nơi và mọi lúc sẽ được 
phát huy. Từ đó, việc khai thác, sử dụng thông tin 
và DV TT - TV được thực hiện trên một quy mô 
rộng rãi nhất, theo một cách bình đẳng nhất đối 
với mọi thành viên trong trường đại học; 
+ Thường xuyên khảo sát nhu cầu tin của NSD 
với các đặc tính về trình độ, tập quán, thói quen, 
khả năng và điều kiện, tâm lí và sở thích... một 
cách toàn diện để có thể thiết kế được các DV TT 
- TV thỏa mãn các điều kiện về tính tiện lợi và 
thân thiện đối với từng đối tượng giảng viên, cán 
bộ nghiên cứu và người học; 
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 
thực hiện DV TT - TV tại Thư viện cần được đặc 
biệt chú trọng nhằm xây dựng được đội ngũ 
CBTV phục vụ nghiên cứu (research librarians) 
và CBTV liên lạc (liaison librarians), từ đó có thể 
kết nối công tác phục vụ đào tạo và NCKH giữa 
Thư viện với các Khoa/Bộ môn trong toàn trường. 
Để làm được điều này lãnh đạo thư viện cần tạo 
điều kiện cho CBTV nâng cao trình độ như học 
cao học, học các khóa ngắn hạn về chuyên môn 
nghiệp vụ, các lớp kỹ năng mềm, lớp nâng cao kỹ 
năng ngoại ngữ - tin học. Đồng thời tạo điều kiện 
cho CBTV tham dự các sự kiện hội thảo, hội nghị 
chuyên ngành, tham quan học tập với các TVĐH 
khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, lãnh đạo 
thư viện cũng cần tìm kiếm các công việc làm 
thêm ngoài giờ phù hợp với CBTV, giúp họ cải 
thiện nguồn thu nhập và yên tâm công tác. 
5 KẾT LUẬN 
Chất lượng đào tạo và NCKH của một trường 
đại học luôn gắn liền với chất lượng của các DV 
TT - TV, mà giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên 
sau đại học và sinh viên là đối tượng sẽ tham gia 
vào các quá trình khai thác và sử dụng. Do vậy, để 
đáp ứng yêu cầu đổi mới theo "định hướng nghiên 
cứu" của Nhà trường, Thư viện cần chú trọng đến 
việc đánh giá và cải tiến một cách thường xuyên, 
liên tục DV TT - TV. Kết quả từ các hoạt động 
đánh giá và cải tiến này sẽ giúp Thư viện chứng tỏ 
32 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- 
 SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 
khả năng thích ứng và thay đổi cần thiết để đáp 
ứng các nhu cầu của NSD, với cách tiếp cận mới 
lấy "người sử dụng làm trung tâm trong mọi hoạt 
động" là mục tiêu phát triển của Thư viện để triển 
khai thực hiện các DV TT - TV một cách hiệu 
quả, nhằm cung cấp cơ hội cho NSD tiếp cận đến 
thông tin, vốn hết sức đa dạng và luôn biến đổi 
trong kỷ nguyên phát triển thông tin và công nghệ 
như vũ bão hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ALA; Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế và Nguyễn Thị 
Nga dịch (1996). Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin 
học Anh - Việt, Tucson, AZ: Galen Press. 
[2] Bopp, Richard E (2001). Reference and information 
services: introduction, 3 ed., Libraries unlimited, 
Colorado. 
[3] Đoàn Phan Tân (2001). Thông tin học, Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Hà Nội. 
[4] Đinh Thúy Quỳnh (2017). Phát triển dịch vụ thông tin 
trong các thư viện đại học, Kỷ yếu hội thảo “Dịch vụ 
thông tin thư viện trong xã hội hiện đại”, Hà Nội. 
[5] Idiegbeyan-ose Jerome, Christopher Nkiko, Osinulu 
Ifeakachuku (2017). Value-added Service to Academic 
Library Users in 21st Century: Using Competitive 
Intelligence Approach. Library Philosophy and Practice. 
[6] Hoàng Thị Hồng Nhạn (2005). Vai trò của Thư viện trong 
các trường đại học, tạp chí Khoa học và Công nghệ, 
Trường Đại học Quảng Bình. 
[7] Kế hoạch chiến lược phát triển Thư viện trường ĐH 
KHXH&NV, ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 
2030. 
[8] Kế hoạch chiến lược phát triển trường ĐH KHXH&NV, 
ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. 
[9] Nội quy thư viện trường Thư viện trường ĐH KHXH&NV, 
ĐHQG-HCM năm 2016. 
[10] Ngô Thanh Thảo. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ thông tin - 
thư viện: bài giảng, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, Tp. 
HCM. 
[11] Rahmatollah Fattahi & Ebrahim Afshar (2006). Added 
value of information and information systems: A 
conceptual approach. Library Review, 2006, vol. 55, n. 2, 
pp. 132-147. 
[12] Thư viện trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (2017). 
Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2017 - 2018. 
[13] Trần Mạnh Tuấn (1998). Sản phẩm và dịch vụ thông tin, 
thư viện: Giáo trình, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa 
học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 
[14] Trần Mạnh Tuấn (2010). Hiện trạng và một số tính chất 
phát triển của dịch vụ tại thư viện, Tạp chí Thư viện Việt 
Nam, số 2, tr.15-20. 
[15] Trần Thị Kiều Nga (2017). Dịch vụ thư viện trong kỷ 
nguyên số, Kỷ yếu hội thảo “Dịch vụ thông tin thư viện 
trong xã hội hiện đại”, Hà Nội. 
[16] Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc 
gia Hà Nội (2016). Báo cáo đánh giá ngoài Trường ĐH 
KHXH&NV, ĐHQG-HCM. 
[16] Trường đại học Vinh (2018). Xu hướng phát triển dịch vụ 
Thông tin - Thư viện tại các thư viện đại học trên thế giới, 
dich-vu-thong-tin-thu-vien-tai-cac-thu-vien-dai-hoc-tren-
the-gioi-85663, truy cập ngày 9/12/2018. 
[17] Vũ Thị Ân (2017). Phát triển dịch vụ thông tin - thư viện 
trong xã hội hiện đại đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0, Hội thảo "Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0 đến hoạt động TT - TV", Đà Nẵng. 
Bùi Thu Hằng, Thạc sĩ ngành Khoa học Thư 
viện (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - 
ĐHQG-HCM) năm 2010. Cử nhân chuyên ngành 
Thư viện - Thông tin học (Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) năm 
2004. Tham gia giảng dạy tại Trường Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM từ 
năm 2009; Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật 
TP.HCM từ năm 2014. Lĩnh vực nghiên cứu: thư 
viện điện tử, thư viện số; Luật xuất bản và Quyền 
sở hữu trí tuệ; Kiến thức thông tin; Sản phẩm và 
dịch vụ Thông tin - Thư viện. 
 Ngô Thị Thanh Hương, Thạc sĩ Khoa học 
Thư viện (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân 
văn - ĐHQG-HCM) năm 2010. Cử nhân chuyên 
ngành Ngữ văn Anh (Trường Đại học Ngoại ngữ 
Hà Nội) năm 1999. Tham gia giảng dạy tại 
Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm, Cao đẳng 
Kỹ thuật miền Nam, Cao đẳng Kỹ thuật kinh tế 
Sài Gòn từ năm 2005; Lĩnh vực nghiên cứu: Hoạt 
động tra cứu tin; quản lý nguồn nhân lực thư viện. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 33 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 
Improving the Library and Information 
Services for formation and scientific research 
at the University of Social Sciences and 
Humanities, Viet Nam National University Ho 
Chi Minh City 
Bui Thu Hang*, Ngo Thi Thanh Huong 
University of Social Sciences and Humanities, VNUHCM 
*Corresponding author: bthang@hcmussh.edu.vn 
Received: Oct 15th 2018; Accepted: Dec 24th 2018; Published: Dec 31st 2018 
Abstract—Library and Information Service is a 
bridge which supports effectively for lectures, 
postgraduates and undergraduates in exploiting 
efficiently the information resources in the 
University Library. Therefore, the improvement of 
the quality of the Library and Information Service is 
a regular activity in university libraries. Based on 
the assessment reports and surveys concerning to 
the Library and Information Services at the 
University Library of Social Sciences and 
Humanities, Vietnam National University Ho Chi 
Minh City, the paper presents measure to improve 
this activity, thereby contributing to create valuable 
products and services in order to meet the needs of 
training and scientific research for users. 
Index Terms—Library and information services; improvement; university library; training; scientific 
research; users.

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_cac_bien_phap_cai_tien_dich_vu_thong_tin_thu_v.pdf