Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII)

Trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt, Nghệ An có vị trí quan trọng trên phương diện an ninh - quân sự, kinh tế, bang giao ở nhiều thời điểm lịch sử, đặc biệt dưới thời Lý (1009-1225), Trần (1225-1400), Lê Sơ (1428-1527), Lê - Trịnh (thế kỷ XVI-XVIII). Vị trí chiến lược của Nghệ An được tạo nên từ nhiều yếu tố tự nhiên - khách quan, chủ quan, gắn bó với sự thịnh suy của mỗi triều đại. Bài viết phân tích vị trí địa chính trị của Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần – Lê.

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 1

Trang 1

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 2

Trang 2

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 3

Trang 3

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 4

Trang 4

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 5

Trang 5

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 6

Trang 6

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 7

Trang 7

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 8

Trang 8

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 9

Trang 9

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Danh Thịnh 09/01/2024 5500
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII)

Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII)
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (65) - 2020 43
Tóm tắt: Trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt, Nghệ An có vị trí quan trọng trên 
phương diện an ninh - quân sự, kinh tế, bang giao ở nhiều thời điểm lịch sử, đặc biệt dưới thời 
Lý (1009-1225), Trần (1225-1400), Lê Sơ (1428-1527), Lê - Trịnh (thế kỷ XVI-XVIII). Vị trí chiến 
lược của Nghệ An được tạo nên từ nhiều yếu tố tự nhiên - khách quan, chủ quan, gắn bó với 
sự thịnh suy của mỗi triều đại. Bài viết phân tích vị trí địa chính trị của Nghệ An trong chiến 
lược đối ngoại của Đại Việt thời Lý - Trần – Lê.
Từ khoá: Nghệ An, Lịch sử Nghệ An, miền Trung, Thời Lý - Trần – Lê.
Nghe An in the Dai Viet’s foreign strategy under the Ly, Tran and Le Dynasties 
(XI-XVIII Centuries)
Abstract: In the foreign strategy of Dai Viet (the name of Vietnam for the periods from 
1054 to 1400 and from 1428 to 1804), Nghe An played an important role in terms of security, 
military, economic and diplomatic aspects during history, especially under such dynasties as 
Ly (1009-1225), Tran (1225) -1400), Early Le (1428-1527) and Le-Trinh (16th-18th centuries). The 
strategic position of Nghe An is made up of various natural elements, objective and subjective 
factors as well as rise and fall of each dynasty. The article analyzes the geopolitical position of 
Nghe An in the foreign strategy of Dai Viet during the Ly - Tran - Le period. 
Keywords: Nghe An position, Nghe An history, Central Vietnam, Ly - Tran - Le dynasties, 
Dai Viet
Ngày nhận bài: 24/02/2020 Ngày duyệt đăng: 10/05/2020
1. Đặt vấn đề
Nghệ An là một phần lãnh thổ Đại Việt (Việt Nam hiện nay), thuộc duyên hải miền Trung, 
có lịch sử lâu đời, gắn với sự phát triển của quốc gia dân tộc. Vị thế của Nghệ An trong chiến 
lược đối ngoại của Đại Việt phản ánh tương đối rõ nét qua các triều đại Lý - Trần - Lê (thế kỷ 
XI-XVIII). Điều này bắt nguồn từ tình hình thực tiễn khu vực, chiến lược đối ngoại của Đại Việt... 
nhưng cơ sở chính yếu và trực tiếp nhất là từ tiềm năng, vị trí, vị thế của Nghệ An.
2. Tiềm năng vị thế của Nghệ An trong lịch sử
Nghệ An (trước đây bao gồm cả Hà Tĩnh) là một phần lãnh thổ Đại Việt, thuộc duyên 
hải miền Trung Việt Nam, nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Tây biển Đông, có lịch sử lâu đời, 
Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt 
thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI-XVIII)
Nguyễn Văn Chuyên
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nguyễn Mạnh Dũng
Trần Xuân Thanh
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
Email liên hệ: nmd.ussh@gmail.com
44 Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Mạnh Dũng & Trần Xuân Thanh
gắn với quá trình phát triển của quốc gia dân tộc.Trên phương diện tự nhiên, Nghệ An có địa 
hình cao ở miền núi phía tây, thấp dần ở đồng bằng ven biển phía đông, tạo ra một mặt tiền 
hướng biển. Nghệ An có nhiều cửa biển (Cửa Cờn, Cửa Quèn, Cửa Thơi, Cửa Vạn, Cửa Xá, Cửa 
Hội) đóng vai trò cửa ngõ giao lưu giữa các vùng miền trong nước và quốc tế. Trên phương 
diện địa chính trị, Nghệ An là địa bàn có tính chất biên giới (phía Tây và phía Nam) và biên viễn 
quốc gia Đại Việt.
Nếu như đặc điểm duyên hải là một thuộc tính định sẵn không thay đổi, tính chất biên 
giới phía Tây được duy trì xuyên suốt thì tính chất biên giới phía Nam và biên viễn thay đổi qua 
thời gian. Trước khi vua Chămpa (Chiêm Thành) cắt 3 châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (tương 
ứng với vùng đất Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) cho Đại Việt sau thất bại trong cuộc chiến năm 
1069, Nghệ An (bao gồm cả Hà Tĩnh) là địa đầu phương nam của quốc gia Đại Việt. Từ đó về 
sau, vì lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam, Nghệ An không còn là vùng biên viễn, địa 
đầu phương nam mà trở thành địa bàn căn bản của quốc gia Đại Việt (Phan Huy Chú, 2014). Từ 
cuối thế kỷ XVI đến cuối XVIII, Nghệ An là cửa ngõ phía Nam Đàng Ngoài (bên kia giới tuyến 
là Đàng Trong phát triển thành một chính thể độc lập). Cuối thế kỷ XVIII, khi sự chia cắt Đàng 
Trong - Đàng Ngoài được xóa bỏ, vua Quang Trung cho rằng “Nghệ An ở vào chính giữa nước, 
đường xá từ Nam ra Bắc đều vừa bằng nhau” (Ngô Gia văn phái, 2015).
Ở khía cạnh kinh tế, Nghệ An là một vùng kinh tế quan trọng của Đại Việt trong lịch sử. 
“Thời Lý - Trần, dòng chảy kinh tế của Nghệ - Tĩnh không chỉ từ bắc xuống mà còn cả từ phía 
nam lên, từ trên núi xuống và từ biển về” (Nguyễn Văn Kim, 2019). Trong bài thơ đề vịnh Hoan 
Châu của Bùi Huy Bích có viết: “Nghe nói Hoan Châu vốn là xứ có tiếng/ Là chốn phong lưu 
thành thị được như đế đô/ Đất đai rộng rãi nay thực là hạt lớn/ Phồn hoa nên không chỗ nào 
bỏ hoang vu” (Bùi Dương Lịch, 1993). Đốc đồng Nghệ An Trần Danh Lâm (thế kỷ XVIII) ca ngợi 
vùng đất này: “Thợ mộc lắm tay thông thạo/ Buôn bán nhiều kẻ lành nghề/ Vượt biên giới 
thông thương sang ngoại quốc, mang đầy màn vẽ, chiêng đồng/ Chở thuyền mành buôn bán 
tận Trung Đô, hàng hóa rặt cau khô, gỗ ván” (Đoàn Tam Tỉnh và cộng sự, 1998).
Là địa bàn mang đặc điểm của vùng duyên hải, biên giới và trong một số thời điểm là 
biên viễn, đồng thời là một vùng kinh tế quan trọng nên Nghệ An vừa là đầu mối, vừa nằm 
trên nhiều tuyến giao thương từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
Trong hệ thống thương mại quốc tế, Nghệ An nằm trên tuyến giao thương cận duyên 
đường biển Bắc - Nam, kết nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á. Đây là tuyến giao thương mà 
thương thuyền người Hoa thường ghé đậu ở những địa điểm thuận lợi nằm dọc ven biển Đại 
Việt trước khi đến các quốc gia xa hơn ở phía Nam. Ngược lại, các đoàn triều cống từ Chămpa, 
Chân Lạp cũng như thương nhân tự do từ phía Nam tới kinh đô Thăng Long (Đại Việt) hay xa 
hơn về phía Bắc tới Vân Đồn, Nam Trung Quốc tất phải đi qua duyên hải Nghệ An.Thế kỷ XVI-
XVII, các tư liệu phương Tây khi ghi chép về tuyến hải trình (itinéraires) đều tập trung vào phần 
miền Trung và Nam Việt Nam. Đó là một hệ thống cù lao từ vùng Thanh Nghệ trở vào xuống 
tận đến Poulo Condore (Côn Đảo) (Nguyễn Mạnh Dũng, 2009). Con đường ven biển này tiếp 
tục được thương nhân quốc tế sử dụng ở  ... goài ra, tác giả Trịnh Cao Tưởng khi nghiên cứu khảo cổ ở Nghệ 
An vào năm 2002 cho biết, trên vùng đất phía tây sông Mai đào chỗ nào cũng thấy hiện vật, 
gốm sứ ở Kẻ Trào (một địa danh thuộc xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu, nay thuộc phường 
Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai), gần Cửa Cờn có niên đại từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XVII, 
trong đó chiếm đại đa số là gốm thời Trần thế kỷ XIII-XIV (Viện Khảo cổ học, 2002). 
Đại Việt cũng xuất khẩu nhiều loại hàng hoá ra bên ngoài, trong đó có gốm sứ. Cũng 
dưới triều Trần, khắp cả vùng ven biển và hải đảo đã xây dựng một hệ thống chùa tháp nhiều 
hơn bất cứ triều đại nào trong lịch sử Việt Nam. Trên địa bàn Nghệ An có Đền Cờn ở khu vực 
Cửa Cờn (huyện Quỳnh Lưu) và chùa Song Ngư ở đảo Song Ngư (thị xã Cửa Lò) được xây dựng 
vào thời Trần. Theo tác giả Trịnh Cao Tưởng, chùa tháp thời Trần không chỉ đóng vai trò hoằng 
dương phật pháp, truyền bá văn hoá mà còn đóng vai trò như những vọng gác tiền tiêu cho 
các vùng cửa ngõ hướng biển của đất nước (Viện Khảo cổ học, 2002).
3.3. Nghệ An thời Lê Sơ (1428-1527)
Trước khi nhà Lê Sơ thành lập, trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nghệ An có vị trí rất 
quan trọng để nghĩa quân Lam Sơn chuyển từ giai đoạn cầm cự sang thế tiến công, tạo bàn 
đạp để giải phóng cả nước. Năm 1424, Nguyễn Chính (tướng của Lê Lợi) nhận định: “Nghệ 
An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thạo đường đất. 
Chiếm giữ cho được Nghệ An làm chỗ đứng chân rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay 
ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ” (Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, 
2007). Bằng cách dùng lối đánh bao vây và mai phục, chỉ trong vài tháng, quân Đại Việt đã 
giành được những thắng lợi quan trọng, giải phóng các miền Nghệ An, đưa các thành Nghệ 
An và Diễn Châu vào thế bị cô lập. Nghệ An trở thành căn cứ quan trọng, bàn đạp lợi hại để 
giải phóng các vùng khác của đất nước, trước hết là Tân Bình - Thuận Hóa. Chiến dịch giải 
phóng Nghệ An của quân Lam Sơn thành công đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Minh - 
ĐạiViệt, nghĩa quân Lam Sơn phát triển mạnh lực lượng là tiền đề để tiến hành tổng tấn công 
ra miền Bắc.
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (65) - 2020 49
Sau khi đánh đuổi giặc Minh giành thắng lợi, nhà Lê Sơ được thành lập, trong quan hệ 
đối ngoại, một mặt chính quyền duy trì, phát triển hoạt động của thương cảng Vân Đồn vùng 
Đông Bắc, mặt khác mở thêm các cửa ngõ đối ngoại mới ở phía nam. Dư địa chí của Nguyễn 
Trãi cho biết Cần Hải, Hội Thống là 2 trên tổng số 9 địa điểm thương nhân ngoại quốc được 
phép buôn bán (Nguyễn Trãi, 1960). Nhận thức rõ tầm quan trọng của vùng đất xứ Nghệ đối 
với sự phát triển của đất nước, năm 1467, vua Lê Thánh Tông tập trung củng cố, xây dựng các 
cảng biển phía nam thông qua việc “mở rộng kênh Sen ở Thuận Hóa và các kênh ở Thanh Hóa, 
Nghệ An (Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê, 2012), tạo tiền đề cho các cuộc nam chinh sau này. 
Có lẽ cũng chính vì vậy mà triều Lê Sơ đã bố trí, xây dựng đội hải binh ở khu vực Cửa Lò (cửa 
sông Cấm) trên địa bàn Nghệ An.
Theo thần phả đền Vạn Lộc (nay là phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) và 
nhiều tài liệu lịch sử địa phương cho biết: Vào khoảng năm 1469, Thái úy, Đô đốc Nguyễn Sư 
Hồi (1444-1506), con trai của công thần Nguyễn Xí được giao chỉ huy lực lượng thủy quân làm 
nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía Nam Đại Việt, gồm 12 cửa lạch kéo dài từ cửa biển Sầm Sơn 
(Thanh Hoá) vào đến Cửa Tùng (Quảng Trị). Ông đã chọn vùng cửa Xá cạnh làng Thượng Xá 
quê hương làm đại bản doanh. Trong cuộc tấn công Chămpa cuối năm 1470 đầu năm 1471, 
đoàn quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông đứng đầu đã đi qua, ghé đậu tại một loạt các cửa 
biển xứ Nghệ như cảng Xước (Cửa Cờn), cửa Thai Viên (cửa Thơi), cảng Kinh Ma (?), cảng Thiết 
Sơn, cửa Cấm, cảng Hoa Cái (?), cảng Trường Lang(Lê Thánh Tông, 1994). 
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc tấn công Chămpa năm 1471, cương giới Đại Việt kéo 
dài về phía nam (tới đèo Cù Mông, ranh giới Bình Định và Phú Yên), Nghệ An không còn là 
vùng biên giới địa đầu phương nam nhưng vẫn là vùng đất đáng chú ý.Trong thế lớn mạnh 
của dân tộc, vốn xuất phát từ miền rừng núi phía tây Thanh Nghệ, chính quyền Lê Sơ có mối 
liên hệ và am hiểu văn hóa về các tộc người thiểu số phía tây. Trong bối cảnh đó, con đường 
giao thương phía tây xứ Nghệ được duy trì,tạothuận lợi cho quá trình “tây tiến”, mở rộng ảnh 
hưởng vào sâu nội địa (Tạ Chí Đại Trường, 2017).
3.4. Nghệ An thời Lê - Trịnh (thế kỷ XVI-XVIII)
Thế kỷ XVI, Nghệ An cùng với Thanh Hóa là địa bàn đứng chân của nhà Lê- Trịnh. Sau 
khi nhà triều Lê Sơ sụp đổ, nhà Mạc lên thay (1527), nhưng các cựu thần nhà Lê (đứng đầu là 
Nguyễn Kim) đã chạy sang Ai Lao gây dựng lực lượng ở đây với mục đính trung hưng lại nhà 
Lê (Lê Trung Hưng). Từ năm 1539 đến 1543, quân nhà Lê từ Ai Lao đã mở các cuộc tấn công về 
Nghệ An, Thanh Hóa, biến nơi đây thành vùng đất đứng chân. Trong bối cảnh chia cắt Đàng 
Trong - Đàng Ngoài, vùng đất Nghệ An là một bộ phận đóng vai trò cửa ngõ phía nam của 
chính quyền Đàng Ngoài. 
Từ cuối thế kỷ XVI, Mạc phủ Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ thương mại với các quốc gia 
phương nam, hình thành những tuyến giao thương kết nối quốc đảo này với Đông Nam Á, 
mở ra thời kỳ Châu ấn thuyền kéo dài hơn 4 thập kỷ (1592-1635). Trong bối cảnh đó, thương 
nhân Nhật Bản đã đến vùng biển Nghệ An buôn bán, mở phố xá tại Phục Lễ - Triều Khẩu (nay 
là xã Hưng Khánh, Hưng Nguyên). 
Tờ khải của Trịnh Thuận Đại sứ ty Nhật Bản gửi quan chấp sự Đại Việt có đoạn viết: “Từ 
năm Quý Mão (1603) đến năm Tân Hợi (1611) tàu thuyền qua lại buôn bán hàng năm không 
dứt”. Ngày 5-5-1609, chiếc tàu do Giác Tàng làm trưởng tàu, “chở đầy hàng hóa” xuất phát từ 
Nhật Bản sau 6 ngày trên biển đã cập bến xã Phục Lễ, huyện Hưng Nguyên buôn bán (Bùi Văn 
50 Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Mạnh Dũng & Trần Xuân Thanh
Chất, 2013). Trong thời gian buôn bán ở Nghệ An, có lần tàu Nhật xảy ra sự cố chìm tàu. Đó 
là chiếc tàu (Giác Tàng làm trưởng tàu) cập bến Phục Lễ ngày 11-5-1609 và trên đường trở về 
nước ngày 16-6. Khi đến ngoài cửa biển, bất ngờ gặp sóng gió, tàu bị chìm, 13 người không 
may thiệt mạng, còn lại tổng cộng hơn trăm người may mắn thoát nạn. Trong số đó 49 người 
được Phò mã Quảng Phú Hầu mang về nhà nuôi, 39 người được Đại Đô Đường hữu phủ Thư 
quận công nuôi, 26 người được Chưởng giám Lý Văn Hầu nuôi. Chính quyền trung ương Lê 
- Trịnh rất chú trọng tới mối quan hệ này, muốn thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai 
(Nguyễn Văn Kim và cộng sự, 2007)
Trong quan hệ thương mại giữa triều đình Lê - Trịnh với thương nhân phương Tây thì 
Nghệ An cũng đóng một vai trò khá tích cực. Thế kỷ XVI-XVII, người phương Tây cũng có mặt 
ở bến Rum (Triều Khẩu, Nghệ An). Giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho biết, chiếc thương thuyền 
người Bồ Đào Nha chở ông đi đến bến Rum từ Bố Chính (Quảng Bình): “Chúng tôi kéo thẳng 
đến bến chính của tỉnh (Nghệ An) gọi là Rum, nơi ở của quan tỉnh niềm nở tiếp đón chúng tôi” 
(Alexandre de Rhodes, 1994). Năm 1637, tàu Grol (Hà Lan) sau khi đi qua, tạm dừng thuyền ở 
khu vực Cửa Hội đã tìm cách ngược dòng sông vào nội địa, nơi ở của quan tỉnh (Nguyễn Thừa 
Hỷ chủ trì, 2010). Mặc dù chiếc tàu lớn của người Hà Lan không thể ngược sông (vì độ sâu 
của dòng sông không quá từ 9 đến 10 bộ, trong khi độ chìm của tàu là 13 bộ nước), nhưng 
đã dùng thuyền nhỏ để vận chuyển hàng hóa và được chính quyền sở tại giúp đỡ. Bất chấp 
bao khó khăn, trở ngại, hàng hóa của người Hà Lan được vận chuyển vào Triều Khẩu. Sự kiện 
này không chỉ cho thấy Triều Khẩu là một thị trường tiêu thụ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối 
với thương nhân ngoại quốc mà còn cho thấy mối quan hệ giữ chính quyền sở tại với thương 
nhân phương Tây đã diễn ra tích cực.
Trong mối quan hệ với Ai Lao ở phía tây thì đồn Quy Hợp đóng vai trò quan trọng. Quy 
Hợp là một đồn binh hay một cửa ải biên thùy đồng thời là cửa ngõ giao thương giữa Đại Việt 
và Ai Lao, được duy trì qua nhiều thế kỷ.Nơi đây trở thành cửa ngõ đối ngoại chính giữa Đại 
Việt và Ai Lao, Lạc Hoàn. Tư liệu cho biết thông tin về một số lần Lạc Hoàn gửi cống phẩm gồm 
có voi và phương vật thì các quan trấn Nghệ An được ủy quyền tiếp nhận và đệ trình về kinh 
đô. Trong một lệnh truyền niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 20 (1759) có đoạn viết: “Kỳ này có 
việc Lạc Hoàn về cống voi và phương vật, Phủ Liêu đã cho đệ đến giới cận Nghệ An. Các quan 
trấn Nghệ An được ủy quyền tiếp nhận và đệ về kinh”53. 
4. Kết luận
Trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt, Nghệ An (bao gồm cả Hà Tĩnh) có vị trí, vai trò 
quan trọng trên phương diện an ninh - quân sự, kinh tế, bang giao ở nhiều thời điểm lịch sử: 
Thời Lý (1009-1225) - Trần (1226-1400), Nghệ An là tuyến đầu ở phương nam trong chiến lược 
an ninh, phát triển kinh tế đất nước; thời Lê Sơ (1428-1527) là địa bàn để Đại Việt khẳng định 
vị thế với Chămpa ở phía nam và Ai Lao ở phía tây; thời Lê - Trịnh (thế kỷ XVI-XVIII) là cửa ngõ 
phía nam Đàng Ngoài, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ đối ngoại giữa Đại 
Việt với Nhật Bản thương nhân phương Tây và Ai Lao.
Vị trí chiến lược của Nghệ An trong chiến lược đối ngoại của Đại Việt được kiến tạo từ 
nhiều yếu tố tự nhiên - khách quan và chủ quan. Yếu tố tự nhiên - khách quan được thể hiện 
đó là một phần của duyên hải miền Trung có tính chất vùng biên giới và biên viễn, địa bàn 
gặp gỡ, chuyển tiếp, đầu mối của nhiều tuyến giao thương khu vực. Yếu tố chủ quan thể hiện 
ở khía cạnh các vương triều Đại Việt đã ý thức về vị trí, vai trò của vùng đất này trong chiến 
lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (65) - 2020 51
Vị trí chiến lược của Nghệ An được thể hiện trong mối quan hệ với các quốc gia lân 
bang trên phương diện chính là an ninh - quân sự và kinh tế là chủ yếu. Trong lĩnh vực an 
ninh - quân sự (trong nhiều trường hợp là kết hợp với các địa phương khác, trước hết là Thanh 
Hóa), Nghệ An đóng vai trò là hậu phương “kháng Bắc, bình Nam”. Đối với phương Bắc, Nghệ 
An đóng vai trò là hậu phương phía nam. Trong quan hệ với Chămpa, Nghệ An vừa đóng vai 
trò hậu phương vừa đóng vai trò tiền tuyến trong các cuộc nam chinh thời Lý, đặc biệt thời Lê 
Sơ. Trong mối quan hệ với Ai Lao, Chân Lạp ở phía tây, Nghệ An là một cửa ngõ để duy trì mối 
quan hệ bang giao, thương mại.
Chú thích
1 Sách Tục trị thông giám trường biên của Lý Đào, thời Nam Tống (1127-1279) viết: “Tháng 
6 năm Giáp Tý, niên hiệu Đại Trung Tường Phù thứ năm Tống Chân Tông (năm 1012), Chuyển 
vận sứ lộ Quảng Tây tâu rằng: Lý Công Uẩn ở Giao Châu xin được đưa người và thuyền đến 
thẳng Ung Châu xâm lấn, theo lệnh chỉ trước cho phép lập chợ giao dịch tại Khâm Châu và 
trấn Như Hồng. Vả lại vùng ven biển có cửa ải hiểm yếu, nay nếu cho đi sâu vào nội địa, e rằng 
có điều bất tiện. Lệnh cho Bản ty phải cẩn thận tuân theo lệnh cũ” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Tâm: 
“Bác dịch trường - quan hệ buôn bán biên giới Lý - Tống thế kỷ XI-XIII, trong Việt Nam trong hệ 
thống thương mại châu Á thế kỷ XVI-XVII. Nxb Thế giới. Hà Nội. 2007. Tr.139).
2 Sau đó sang đến thời Trần có Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải, Trần Quốc Khang 
v.v..
Tài liệu tham khảo
Bùi Dương Lịch. (1993). Nghệ An ký. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
Bùi Văn Chất. (2013). Giao thương Việt- Nhật qua tư liệu Nghệ An đầu thế kỷ XVIII. Tạp 
chí Xưa Nay, số 431. 
Đào Tam Tỉnh, Nguyễn Doãn Hương. (1998). Làng đóng thuyền ở Trung Kiên (Nghi Lộc), 
trong cuốn Nghế, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An. Nxb Nghệ An. Nghệ An. 
Hall, K. R. (2010). A history of early Southeast Asia: Maritime trade and societal development, 
100–1500. Rowman & Littlefield Publishers.
Hippolyte Breton. (2014). An Tĩnh cổ lục. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
Lê Quý Đôn. (2017). Vân đài loại ngữ. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
Lương Ninh. (2006). Vương quốc Champa. Nxb Đại học giáo dục, Hà Nội.
Ngô Gia văn phái. (2015). Hoàng Lê nhất thống trí. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê. (2012). Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 & 2. Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
Nguyễn Mạnh Dũng. (2009). Vùng Đông bắc Việt Nam trong tuyến hải trình Đông Nam 
Á thế kỷ VIII-XVIII. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 9, 114. 
Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì. (2010). Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu 
phương Tây. Nxb Hà Nội.
Nguyễn Trãi. (1960). Dư địa chí. Viện Sử học, Hà Nội.
Nguyễn Văn Kim và cộng sự. (2007). Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ 
XVI-XVII. Nxb Thế giới, Hà Nội. 
52 Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Mạnh Dũng & Trần Xuân Thanh
Nguyễn Văn Kim. (2014). Vân Đồn thương cảng quốc tế của Việt Nam. Nxb Đại học quốc 
gia Hà Nội. 
Nguyễn Văn Kim. (2019). Biển Việt Nam và các mối giao thương biển. Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
Phan Huy Chú. (2014). Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2012). Đại Nam nhất thống chí, tập 1 & 2. Nxb Lao động, Hà 
Nội. 
Shiro, M. (2004). “Đại Việt và thương mại Biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV”. Trong Đông 
Á-Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại. Nxb Thế giới, Hà Nội. 
Nguyễn Quang Ngọc chủ biên. (2007). Tiến trình lịch sử Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tạ Chí Đại Trường. (2017). Chuyện phiếm sử học. Nxb Tri thức, Hà Nội
Tana, L. (2006). A view from the sea: Perspectives on the northern and central Vietnamese 
coast. Journal of Southeast Asian Studies, 37(1), 83-102.
Trần Phú. (1972). An Nam tức sự (bản dịch của Trần Nghĩa). Tạp chí Văn học, 1. 
Trần Quốc Vượng. (1998). Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 
Viện Khảo cổ học. (2002). Nghiên cứu khảo cổ học một số thương cảng cổ ở vùng biển miền 
Bắc Việt Nam thế kỷ IX-XVII. Tư liệu Viện Khảo cổ học.
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. (2000). Quan hệ lịch sử Việt – Lào qua Tư liệu Quy Hợp. Viện 
Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.
Viện Văn học. (1977). Thơ văn Lý - Trần, tập 2. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfnghe_an_trong_chien_luoc_doi_ngoai_cua_dai_viet_thoi_ly_tran.pdf