Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Bài viết này đề cập đến Mức độ và biểu hiện stress ở sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh, 102 sinh viên tham gia vào cuộc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có

9,8% sinh viên không bị stress, 46.3% sinh viên có mức độ stress nhẹ, 32% sinh viên có mức độ

stress trung bình, 9,7% sinh viên có mức độ stress cao và 3% sinh viên có mức độ stress rất cao. Có

sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm sinh viên theo hoàn cảnh kinh tế và học lực. Không có

sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm sinh viên theo giới tính thời điểm bị stress. Sinh viên bị

stress có những biểu hiện stress về thể chất và tâm lý. Trong đó những biểu hiện về tâm lý có mức

độ cao hơn những biểu hiện về thể chất

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 7820
Bạn đang xem tài liệu "Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
2447 
MỨC ĐỘ VÀ BIỂU HIỆN STRESS CỦA SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thanh Kiều Xuân 
Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Trịnh Viết Then 
TÓM TẮT 
Bài viết này đề cập đến Mức độ và biểu hiện stress ở sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành 
phố Hồ Chí Minh, 102 sinh viên tham gia vào cuộc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 
9,8% sinh viên không bị stress, 46.3% sinh viên có mức độ stress nhẹ, 32% sinh viên có mức độ 
stress trung bình, 9,7% sinh viên có mức độ stress cao và 3% sinh viên có mức độ stress rất cao. Có 
sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm sinh viên theo hoàn cảnh kinh tế và học lực. Không có 
sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm sinh viên theo giới tính thời điểm bị stress. Sinh viên bị 
stress có những biểu hiện stress về thể chất và tâm lý. Trong đó những biểu hiện về tâm lý có mức 
độ cao hơn những biểu hiện về thể chất. 
Từ khóa: Stress, mức độ stress, biểu hiện stress, stress ở sinh viên. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong cuộc sống hiện đại thì ở mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đều có nguy cơ bị stress, trong 
độ tuổi từ 18-25 đây là lứa tuổi chịu nhiều tác động hay những sự kiện, biến cố trong học tập, gia 
đình, công việc và cuộc sống, đặc biệt là nhóm đối tượng thanh niên, sinh viên là nhóm đối tượng 
được đánh giá có nguy cơ gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý ở mức cao [3]. Stress (căng thẳng tâm 
lý) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người. Theo nghiên cứu của 
Marry Gormandy White về “Stress ở sinh viên đại học” cho rằng: Stress ở mức độ bình thường 
(Eustress) là phản ứng thích nghi của cơ thể trước những tác nhân từ môi trường sống, đồng thời là 
động cơ thức đấy sự phát triển cá nhân, đó là những căng thẳng có lợi. Tuy nhiên, nếu stress với 
cường độ cao, kéo dài, lặp đi lặp lại sẽ phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể, từ đó làm nảy sinh 
những vấn đề về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần thì đó là những căng thẳng có hại hay stress 
bệnh lý [6]. Tại Việt Nam nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ về: “Nguyên nhân stress của sinh viên 
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009”, cho thấy có tới 79,01% sinh viên có stress ở mức độ nhẹ. Số 
sinh viên bị stress trước mùa thi cao hơn số sinh viên bị stress đầu năm học [9]. Nghiên cứu về "Tình 
trạng sức khoẻ tâm thần và hiểu biết về sức khoẻ tâm thần của sinh viên tại Hà Nội" của Lê Thị Thu 
Hương, Đặng Hoàng Minh, đã nêu ra tỷ lệ vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh niên đặc 
biệt là các bạn sinh viên đang tăng cao không chỉ ở các nước trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Theo 
kết quả điều tra quốc gia về trẻ vị thành niên và thanh niên VN 2009, có 73,1% trong hơn 10,000 
thanh thiêu niên có trải nghiệm buồn chán và vô ích tới mức không thể làm việc hay học tập bình 
thường; 21,3% cảm thấy hoàn toàn vô vọng về tương lai và 4,1% đã nghĩ đến việc tự sát. Các tác giả 
nghiên cứu cho rằng nếu vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên không được chăm sóc và 
chữa trị phù hợp sẽ dẫn tới các hậu quả tiêu cực trong tương lai. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành 
2448 
nghiên cứu khảo sát đề tài "Mức độ và biểu hiện Stress của sinh viên Trường Đại học Công nghệ 
Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm tìm hiểu tình trạng sức khoẻ tâm lý của sinh viên Hutech cũng như 
sự hiểu biết của họ về vấn đề của bản thân, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ họ nhận biết, đối 
diện và vượt qua. 
2 KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Khách thể nghiên cứu 
Chúng tôi tiến hành phát 150 phiếu khảo sát cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM, số 
phiếu khảo sát thu lại được 102 phiếu, phiếu được làm sạch còn 102 phiếu, tương ứng với 102 khách 
thể. Khách thể nghiên cứu được phân bố theo các nhóm như sau: 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương 
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, 
phương pháp quan sát và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Các số liệu thu được 
từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS trong môi trường Window, phiên bản 22.0. 
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Mức độ Stress của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
Theo tác giả Nguyễn Thị Huyền “Stress trong đời sống sinh viên là sự tích tụ các trạng thái căng 
thẳng về mặt tâm lý, xuất hiện trong đời sống của sinh viên, biểu hiện ra cả về mặt sinh lý lẫn tâm 
lý, có thể dẫn đến hậu quả ớ các mức độ khác nhau tuỳ theo khả năng ứng phó của mỗi người” [2]. 
Bảng 1: Mức độ stress của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
Mức độ stress Số lượng Tỷ lệ % 
Không cảm thấy stress 10 9,8% 
Stress nhẹ 47 46,3% 
Stress trung bình 32 31,2% 
Stress cao 10 9,7% 
Stress rất cao 3 3% 
Tổng 102 100% 
Kết quả phân tích dữ liệu điều tra (Bảng 1) cho thấy: Trong tổng số 102 sinh viên tham gia nghiên 
cứu, đa số sinh viên đều bị stress, với tỷ lệ lên đến 90,2% biểu hiện stress ở các mức độ khác nhau, 
trong đó chỉ có 46,3% stress ở mức độ nhẹ, và có đến 43,9% sinh viêm có mức độ stress trung bình, 
cao và rất cao. Cụ thể có 46,3% sinh viên stress ở mức độ nhẹ và 31,2% sinh viên có mức độ stress 
cao. Chỉ có 9,8% mẫu khách thể không cảm thấy stress. Và có đến 3% sinh viên ở mức độ stress rất 
cao trong mẫu khách thể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ về: 
“Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009”, đã chỉ ra rằng hầu hết số 
sinh viên tham gia cuộc khảo sát có mức độ stress nhẹ trong quá trình học tập [9]. Đáng chú ý Theo 
Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm – một trong những hệ quả nặng nề của stress - đã cướp 
2449 
đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 
trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh [5]. 
Vậy mức độ stress ở sinh viên có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể không? Chúng tôi dùng 
phép so sánh giá trị trung bình (compare means) để so sánh các giá trị trung bình giữa nhóm 
khách thể khác nhau, với mức ý nghĩa có ý nghĩa về mặt thống kê p < 0,05 (mức ý nghĩa giải thích 
được 95%), và dùng phép thống kê ONE – WAY – ANOVA để tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm 
khách thể về giới tính, trình độ học tập, hoàn cảnh kinh tế, học lực và thời điểm bị stress, kết quả 
cho thấy (Bảng 3) có sự khác biệt về mức độ stress theo nhóm khách thể nhóm khách thể về hoàn 
cảnh kinh tế và học lực của sinh viên trong đó: sinh viên khác nhau về hoàn cảnh kinh tế thì có mức 
độ stress khác nhau (F = 3,395, p < 0,005), sinh viên có hoàn cảnh kình tế khá giả (ĐTB = 3,60, ĐLC 
= 1,34), sinh viên có hoàn cảnh bình thường (ĐTB = 2,45, ĐLC= 0,80) có mức độ stress cao hơn so 
với sinh viên có kinh tế hoàn cảnh kinh tế khó khăn (ĐTB = 2.11, ĐLC = 1.16), giàu có (ĐTB = 2,00, ĐLC 
= 0,20); sinh viên khác nhau về học lực thì có mức độ stress khác nhau (F = 2.313, p < 0.005), sinh 
viên có học lực trung bình (ĐTB = 2,62, ĐLC = 1,18), khá (ĐTB = 2.60, ĐLC= 0,91) có mức độ stress cao 
hơn so với sinh viên học xuất sắc (ĐTB = 1,40, ĐLC = 0,54), yếu (ĐTB = 2,33, ĐLC = 0,57) và giỏi (ĐTB 
= 2,38, ĐLC = 0,75). 
Bảng 2: Sự khác biệt về mức độ stress theo các nhóm khách thể nghiên cứu (N= 102) 
Các nhóm khách thể ĐTB ĐLC F Sự khác biệt 
Giới tính (1) Nam 2,43 0,96 0.202 0.654 
(2) Nữ 2,51 0,85 
Sinh viên 
năm 
Năm 1 1,18 0,42 0.914 0.437 
Năm 2 1,15 0,43 
Năm 3 0,86 0,11 
Năm 4 0,91 0,14 
Hoàn cảnh 
kinh tế 
Khó khăn 2,11 1,16 3.395 0.021 
Bình thường 2,45 0,80 
Khá giả 3,60 1,34 
Giàu có 2,00 0,20 
Học lực Xuất sắc 1,40 0,54 2.313 0.043 
Giỏi 2,38 0,75 
Khá 2,60 0,91 
Trung bình 2,62 1,18 
Yếu 2,33 0,57 
Thời điểm bị 
Stress 
Đầu năm học 2,40 0,54 2.089 0.107 
Trước kỳ thi 2,35 0,75 
Sau kỳ thi 1,75 0,50 
Thời điểm khác 2,69 1,05 
Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, không có sự khác biệt về mức độ stress liên quan đến stress 
giữa nhóm khách thể theo giới tính, sinh viên theo các khóa và thời điểm bị stress. Nghĩa là sinh 
2450 
viên có giới tính nam hoặc nữ; thời điểm bị stress đầu năm học; trước kỳ thi; sau kỳ; thời điểm 
khác và sinh viên năm 1; năm 2; năm 3; năm 4; khác nhau thì mức độ stress tăng hoặc giảm là 
giống nhau. 
Biểu hiện Stress của sinh viên 
Theo Palmer và Puri, mỗi cá nhân có một mô hình stress khác nhau và có những trải nghiệm với 
các triệu chứng stress khác nhau. Các tác giả đã hệ thống những triệu chứng của stress chia 
thành 3 nhóm biểu hiện về tâm lý, sinh lý và hành vi [8]. Vậy khi bị stress, sinh viên có những biểu 
hiện stress với mức độ như thế nào? Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy (Bảng 4), sinh viên có 
những biểu hiện về tâm lý với mức độ cao hơn so với những biểu hiện về thể chất. Những biểu 
hiện này sẽ tăng lên theo thời gian, lặp đi lặp lại nhiều lần đối với sinh viên Nếu như họ không có 
cách ứng phó phù hợp, điều này sẽ gây stress về mặt thể chất và tinh thần ngày càng nặng nề, 
đối với sinh viên. Tuy nhiện, những biểu hiện stress cả về mặt thể chất và mặt tâm lý đều đang 
diễn ra ở mức độ hiếm khi. 
Bảng 3: Nhóm những biểu hiện stress ở sinh viên (N=102) 
Nhóm biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 
Biểu hiện về thể chất 2,52 0,72 
Biểu hiện về tâm lý 2,59 0,73 
Tổng 2,56 0,66 
Ghi chú: Thang đo mức độ biểu hiện stress: 1 ≤ ĐTB < 1,79 không bao giờ; 1,80 ≤ ĐTB < 2,59 hiếm 
khi; 2,60 ≤ ĐTB < 3,39 thỉnh thoảng; 3,40 ≤ ĐTB < 4,19 thường xuyên; 4,20 ≤ ĐTB < 5 rất thường 
xuyên. Điểm trung bình càng cao chứng tỏ sinh viên bị stress càng kéo dài. 
Vậy những biểu hiện stress với mức độ như thế nào đang diễn ra ở sinh viên, qua phân tích dữ liệu 
cho thấy (Bảng 4): 
Sinh viên có những biểu hiện về mặt tâm lý cao hơn mặt thể chất. Những biểu hiện về mặt tâm lý ở 
sinh viên được thể hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong những biểu hiện về mặt 
tâm lý cho thấy, sinh viên có biểu hiện với mức độ trung bình xuất hiện biểu hiện như: khó tập 
chung chú ý (ĐTB = 3,11; ĐLC = 1,09); Dễ cáu gắt, gây gổ với người khác (ĐTB = 3,05; ĐLC = 1,32). 
Những biểu hiện stress về thể tâm lý có mức độ biểu hiện nhẹ (ĐTB< 2.60) như những biểu hiện: 
Cảm giác tự ti; Cảm giác tội lỗi; Cảm thấy khó kiểm soát hành vi bản thân; Đầu óc thường nhớ lại/ 
hình dung lại những gì không vui vừa diễn ra; Ít tin tưởng vào cuộc sống, bi quan, tuyệt vọng về 
tương lai; Uống rượu nhiều; Hút thuốc nhiều. 
Bảng 5: Những biểu hiện stress của sinh viên (N= 102) 
Stt 
Nhóm biểu 
hiện stress Những biểu hiện stress ĐTB ĐLC 
 Các biểu hiện 
stress về thể 
chất 
Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải 2,89 1,14 
 Đau đầu 2,40 1,01 
 Đau lưng, đau cơ bắp 1,98 1,18 
 Ra nhiều mồ hôi 1,64 0,91 
2451 
Stt 
Nhóm biểu 
hiện stress Những biểu hiện stress ĐTB ĐLC 
 Thở gấp, tim đập nhanh 1,75 0,93 
 Cảm giác ăn không ngon miệng, không ăn được 2,62 1,27 
 Hoạt động kém linh hoạt so với bình thường 2,80 1,19 
 Mất ngủ hoặc khó ngủ 3,17 1,16 
Các biểu hiện 
stress về tâm 
lý 
Khó tập trung chú ý 3,11 1,09 
 Suy giảm trí nhớ 3.00 1,29 
 Luôn đắn đo, nghi ngờ, khó phán đoán và đưa ra quyết định 2,95 1,26 
 Ý nghĩ rời rạc, hình ảnh lộn xộn trong đầu 2,57 1,09 
 Buồn rầu 3,01 1,14 
 Chán nản, không còn muốn chú ý chăm sóc vẻ ngoài của 
mình (quần áo, tóc, trang điểm...) 
2,86 1,19 
 Hồi hộp, lo lắng, sợ hãi quá mức về sự kiện, hoạt động hằng 
ngày 
2,84 3,25 
 Cảm giác trống rỗng, hụt hẫng 3,00 1,20 
 Dễ cáu gắt, gây gổ với người khác 3,05 1,32 
 Cảm giác tự ti 2,57 1,28 
 Cảm giác tội lỗi 2,31 1,34 
 Ít gặp gỡ, tụ tập bạn bè 2,97 1,31 
 Cảm thấy khó kiểm soát hành vi bản thân 2,40 1,35 
 Sự đè nén cảm xúc quá mức, khó bộc lộ cảm xúc thật 2,83 1,31 
 Đầu óc thường nhớ lại/ hình dung lại những gì không vui vừa 
diễn ra 
2,27 1,24 
 Không có khả năng đưa ra quyết định 2,73 1,33 
 Trì hoãn các công việc cần làm, bỏ dở hoặc không thích làm 
việc mà bản thân từng yêu thích 
2,82 1,30 
 Ít tin tưởng vào cuộc sống, bi quan, tuyệt vọng về tương lai 2,51 1,36 
 Uống rượu nhiều 1.61 1.10 
 Hút thuốc nhiều 1.26 0.78 
Những biểu hiện stress cụ thể của sinh viên có thể thấy rõ những biểu hiện stress về mặt cơ thể tiêu 
biểu như: Mất ngủ hoặc khó ngủ (ĐTB= 3.17, ĐLC= 1.09); Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải (ĐTB= 
2.89, ĐLC= 2.14). Những biểu hiện về mặt thể chất có mức độ nhẹ (có ĐTB < 2,60), xuất hiện những 
biểu hiện như: Đau lưng, đau cơ bắp; Thở gấp, tim đập nhanh; Ra nhiều mồ hôi (ĐTB = 1.64; ĐLC = 
0.91). 
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết sinh viên có mức độ stress nhẹ và stress trung bình. Có sự 
khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm sinh viên theo hoàn cảnh kinh tế và học lực. Không có sự 
khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm sinh viên theo giới tính, năm học, và thời điểm bị stress. 
2452 
Sinh viên bị stress có những biểu hiện stress về thể chất và tâm lý, trong đó những biểu hiện về tâm 
lý lớn có mức độ cao hơn những biểu hiện về thể chất. 
Có nhiều nguyên nhân khiến sinh viên bị stress. Tuy nhiên, nguyên nhân do áp lực học tập, gia đình 
đặt kỳ vọng quá mức vào bản thân mình, do những kỳ vọng của bản thân quá lớn là nguyên nhân 
dẫn đến sinh viên bị stress cao nhất. 
Hầu hết sinh viên sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp, 
cách ứng phó lảng tránh để ứng phó với stress. Đa số sinh viên đang có những trải nghiệm stress 
về thể chất, trải nghiệm về tâm lý. Những trải nghiệm về tâm lý, có số sinh viên trải nghiệm nhiều 
hơn và có cường độ kéo dài hơn so với các trải nghiệm về thể chất. 
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tư vấn và tham vấn tâm lý cho sinh viên. Đồng 
thời giúp sinh viên nhận diện những yếu tố cá nhân và các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ 
stress. Từ đó có thể điều chỉnh các yếu tố giúp phòng ngừa và giảm stress hiệu quả. 
Để giúp sinh viên giảm stress chúng tôi đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức của sinh 
viên về các tác nhân gây stress, những trải nghiệm stress và hệ quả của stress ở sinh viên; Hình 
thành và phát triển kỹ năng ứng phó với stress cho sinh viên; Biện pháp nâng cao khả năng tự 
đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến mức độ stress ởsinh viên; Tổ chức tham 
vấn tâm lý trợ giúp cho sinh viên có cách ứng phó tích cực đối với stress ở sinh viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lazarus, R.S., Folkman, S. (1984), Stress, appraisal, and coping, NY. 
[2] Nguyễn Thị Huyền (2012) “Thực trạng hiện tượng Stress trong đời sống sinh viên trường ĐH 
KHXHNV & ĐHQG HCM”, Luận án Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 
[3] Đặng Phương Kiệt (2004), "Chung sống với stress", Nhà xuất bản Thanh Niên 
[4] H.L (2019) 30% dân số Việt mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần. 
https://www.yan.vn/neu-ban-mac-phai-nhung-trieu-chung-nay-co-the-ban-dang-bi-tram-
cam-137140.html. 
[5] Khánh Linh (2012) Bệnh trầm cảm không tha một ai, hãy xem bạn có những dấu hiệu của 
bệnh không. https://dantri.com.vn/suc-khoe/30-dan-so-viet-mac-cac-benh-tram-cam-roi-
loan-tam-than-20190517200317232.htm 
[6] Gormandy White Marry (2014), "Stress Causes of college students", About health 
[7] Publications Ltd 1 Oliver’s Yard 55 City Road London EC1Y 1SP 
[8] Palmer, S., Puri, A. (2006) Coping with Stress at University a Survival Guide, SAGE 
[9] Nguyễn Hữu Thụ (2009), "Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 
2009", Tạp chí Tâm lý học 3(120), tr. 1-5. 
 Khoa 
TIẾNG ANH 

File đính kèm:

  • pdfmuc_do_va_bieu_hien_stress_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_cong.pdf