Một số vấn đề về sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phương tiện dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học hiện đại
Dựa trên nhƣ̃ng vấnđềhiệnđạicủalíluậnvà PPDH, bài viết trình bày khái quát về một số quan niệm và nhận thức mới về công nghệ dạy học, phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm; việc sử dụng kết hợp hợp lý phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm trong hoạt động dạy và học, nhằm nâng cao khả năng nhận thức và rèn luyện kỹ năng thao tác cho học sinh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phương tiện dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phương tiện dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học hiện đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 18 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VẬT LÝ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Nguyễn Minh Tân* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Dựa trên nhƣ̃ng vấn đề hiện đại của lí luận và PPDH, bài viết trình bày khái quát về một số quan niệm và nhận thức mới về công nghệ dạy học, phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm; việc sử dụng kết hợp hợp lý phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm trong hoạt động dạy và học, nhằm nâng cao khả năng nhận thức và rèn luyện kỹ năng thao tác cho học sinh. Bài viết cũng trình bày một số nguyên tắc chung trong việc thiết kế và sử dụng các phƣơng tiện dạy học và thiết bị thí nghiệm nhằm hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học trong việc khai thác và phân tích nội dung học tập, áp dụng phƣơng pháp, biện pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá, tổ chức, quản lí lớp Đồng thời bài viết cũng câp nhật và chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế của các nhà sƣ phạm liên quan đến việc phối hợp sử dụng thí nghiệm và các phƣơng tiện dạy học hiện đại trong việc dạy học vật lý nhằm kích thích sự hứng thú, khuyến khích tính năng động sáng tạo, tiết kiệm thời gian và giảm công sức cho giáo viên trong khâu chuẩn bị bài giảng ở nhà cũng nhƣ trong giờ lên lớp, đồng thời nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức của học sinh, góp phần hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen tƣ duy khoa học, tự lực và tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. Từ khóa: công nghệ dạy học, thí ngiệm vật lý, phương tiện dạy học, kỹ năng thực hành, thí nghiệm mô phỏng, thực hành ảo QUAN NIỆM MỚI VỀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC Công nghệ dạy học (CNDH) là một sản phẩm, một quá trình khoa học mà trong đó các nguồn nhân lực và vật lực đƣợc sử dụng hợp lý nhằm đạt mục đích, hiệu quả của hoạt động dạy và học. Với cách đặt vấn đề nhƣ vậy, CNDH đƣợc nhìn nhận dƣới 2 góc độ: - Thứ nhất, CNDH đƣợc nhìn nhận nhƣ một sản phẩm, bao gồm các quy trình, các kỹ năng thực hành và các công cụ, vật liệu hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. Quan niệm sản phẩm đƣợc hiểu bao gồm sản phẩm không- thực thể (học tập chƣơng trình hoá, học tập cá thể hoá, kỹ năng dạy học) và sản phẩm thực thể (máy vi tính, máy chiếu và các phƣơng tiện nghe nhìn khác...). - Thứ hai, CNDH cũng còn đƣợc nhìn nhận nhƣ một quá trình, bao gồm các chức năng liên quan với việc quản lý và khai thác các nguồn nhân lực, vật lực, tổ chức các hoạt động dạy và học, rèn luyện và nghiên cứu, thiết lập và sử dụng các hệ thống (ví dụ hệ thống thƣ viện và học liệu, hệ thống thông tin truyền thông ...) Tel: 0913 005 415; Email: tanmn@tnu.edu.vn Muốn khai thác, sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và sáng tạo, cần nắm vững vị trí vai trò và các tính năng, công dụng của CNDH, bao gồm cả những tiềm năng, thế mạnh, cũng nhƣ những hạn chế của nó. Mối quan hệ giữa CNDH và ngƣời dạy cũng là vấn đề rất cần quan tâm. CNDH, dù có nhiều thế mạnh, cũng không thể làm thay những việc mà một thày giáo có thể làm: khuyến khích thúc đẩy, tạo động cơ và khơi dậy niềm hứng thú của học sinh trong việc tìm kiếm tri thức Căn cứ vào cách tiếp cận thông tin, các nhà giáo dục thƣờng chia thành 2 loại: CNDH truyền thống và CNDH hiện đại. + Công nghệ dạy học truyền thống: Trong dạy học truyền thống, CNDH thƣờng đƣợc hiểu là việc sử dụng, khai thác các phƣơng tiện, công cụ dạy học phổ biến nhƣ: bảng - phấn, sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ, mô hình tự tạo và vật mẫu phục vụ việc truyền đạt nội dung tri thức của bài học trên lớp - Bảng đen - phấn trắng (hoặc bảng phooc - bút dạ) là những phƣơng tiện đặc trƣng nhất của CNDH cũ, đây chính là công cụ chủ yếu để ngƣời Thày thể hiện tiến trình dạy học, Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 18 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 19 phản ánh rõ các nội dung bài học, học sinh có thể trình bày bài giải trên bảng cho cả lớp cùng xem, có thể minh họa bằng hình vẽ, cách bố trí các thí nghiệm biểu diễn, cơ cấu hoạt động của các dụng cụ, máy móc -Tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, và các bản vẽ sẵn trên giấy (hoặc giấy trong) là các phƣơng tiện dạy học bổ sung, giúp cho sự mô tả các đối tƣợng, hiện tƣợng, quá trình vật lí vừa sinh động, vừa tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cần lƣu ý: chỉ nên sử dụng khi cần và cất đi ngay sau khi dùng xong, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh. - Sách giáo khoa (SGK) cũng là một trong những phƣơng tiện dạy học quan trọng, trên cả 2 chức năng: là phƣơng tiện học tập của học sinh và hỗ trợ giáo viên. Để hƣớng dẫn học sinh sử dụng SGK, thày giáo cần giao cho học sinh một nhiệm vụ học tập (trả lời các câu hỏi), kích thích học sinh làm việc với SGK (tìm kiếm, xử lý thông tin, tiếp nhận và rút ra những kiến thức hữu ích ). Các loại sách bài tập và sách hƣớng dẫn thí nghiệm cũng là phƣơng tiện học tập cơ bản, và cần thiết. - Các vật thật và mô hình vật thể cũng là phƣơng tiện dạy học truyền thống tốt, thày giáo nên cố gắng chọn lựa những vật thật có thể đƣa vào lớp học và sử dụng đúng lúc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, đặc biệt trong dạy học vật lí để minh họa các hiện tƣợng, quá trình vật lí vi mô, trực quan hóa các mô hình lý tƣởng - Máy chiếu (gồm máy chiếu giấy trong, máy chiếu dia và máy chiếu vật thể) và việc sử dụng hợp lý phƣơng tiện này có thể coi là công nghệ dạy học trung gian giữa truyền thống và hiện đại đã phát huy khá tốt cho hoạt động dạy và học, cả ở khâu diễn giảng và tổ chức thảo luận Cần lƣu ý là, việc sử dụng máy chiếu nhƣ thế nào cần gắn liền với một quy trình đổi mới phƣơng pháp và phong cách dạy và học chứ không chỉ đơn giản là sử dụng một loại phƣơng tiện trình chiếu thay thế cho thao tác viết bảng một cách đơn thuần. + Công nghệ dạy học hiện đại: - Là các công nghệ dạy học gắn liền với việc sử dụng những thành tựu của công nghệ thông t ... quá trình đang diễn ra trƣớc mắt họ. + Thí nghiệm vật lý góp phần làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tƣợng và quá trình, giúp học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài, bởi vì, các hiện tƣợng trong tự nhiên xảy ra vô cùng đa dạng, phức tạp, đan xen với nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trƣng của từng hiện tƣợng riêng lẻ, cũng nhƣ không thể cùng một lúc phân biệt đƣợc ảnh hƣởng của tính chất này lên tính chất khác, nếu không có sự hỗ trợ của các thí nghiệm vật lý. Chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lý + Thí nghiệm vật lý là phƣơng tiện của hoạt động nhận thức, một công cụ phân tích hiện thực khách quan, giúp học sinh thu nhận tri thức về đối tƣợng, trả lời đƣợc các câu hỏi về hiện tƣợng xảy ra của đối tƣợng Ví dụ: thí nghiệm về sự khuyếch tán của chất lỏng qua màng bán thấm, đã giúp học sinh hiểu rõ bản chất hiện tƣợng thẩm thấu, thấy rõ sự phụ thuộc của hiện tƣợng này vào sự chênh lệch nồng độ chất hòa tan, từ đó tự hình thành khái niệm mới (Áp suất thẩm thấu) + Thí nghiệm vật lý là phƣơng tiện kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức, là “hòn đá thử vàng”, nói cách khác, TNVL có chức năng kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, kiểm chứng các suy luận và kiến thức mà các em thu nhận đƣợc. + Thí nghiệm vật lý đƣợc sử dụng với tƣ cách là phƣơng tiện thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào thực tiễn, đóng vai trò rất lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức không những ở góc độ cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thao tác, mà còn giúp củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc. + Thí nghiệm vật lí là phƣơng thức hữu hiệu giúp xoá bỏ dần lối học vẹt, lí thuyết không gắn với thực tế. Các kiến thức vật lý đƣợc giảng dạy trên lớp cần phải đƣợc khắc sâu trong tiềm thức của học sinh, thông qua việc củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, vấn đề này sẽ đƣợc thực hiện tốt nếu chúng ta biết tận dụng các thí nghiệm trong hoạt động dạy và học. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC Phƣơng tiện dạy học là điều kiện không thể thiếu trong đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh. PTDH có thể bao gồm cả những phƣơng tiện hỗ trợ việc truyền thụ kiến thức, và những thiết bị thí nghiệm và thực hành. Nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng kể trên, PTDH cần đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, và phù hợp trình độ, năng lực và điều kiện thực tế, những phƣơng tiện, thiết bị đắt tiền, có thể thiết kế, tổ chức sử dụng chung cho nhiều bài, nhiều bộ môn để có thể đƣợc sử dụng, khai thác có hiệu quả nhất. Các loại PTDH thƣờng bao gồm: + Phương tiện trực quan truyền thống, phổ biến là các vật thật trong đời sống và kĩ thuật, các thiết bị thí nghiệm, các mô hình vật chất, bảng, tranh ảnh, các tài liệu in nhƣ sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo + Phương tiện nghe nhìn có thể chia thành hai nhóm: nhóm mang thông tin và nhóm chuyển tải thông tin. - Nhóm mang thông tin: phim học tập (phim đèn chiếu; phim nhựa; phim truyền hình) các băng hình, đĩa quang, băng casette, các phần mềm dạy học, giấy bóng trong đã có nội dung... - Nhóm chuyển tải thông tin nhƣ: máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, đèn chiếu slide....TV, đầu Video, đầu đĩa và đĩa quang, máy cassette. máy chiếu phim, camera. + Các phương tiện xử lý thông tin: phổ biến và điển hình nhất là các máy vi tính với tƣ cách là một PTDH hiện đại, máy vi tính có Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 18 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 22 thể tạo ra các mô hình mô phỏng và minh họa tĩnh hoặc động với chất lƣợng cao, các vận động tuân theo các quy luật khách quan của hiện tƣợng mà ngƣời lập trình đã đƣa vào, làm tăng tính trực quan trong dạy học, tăng hứng thú học tập. Máy vi tính có khả năng tái hiện những những tình huống, những hiện tƣợng xảy ra cực nhanh hoặc cực chậm Máy vi tính có thể giúp chƣơng trình hoá không chỉ nội dung tri thức mà cả phƣơng thức tiếp cận kiến thức, điều khiển quá trình dạy và học, giảm thiểu thời gian cho việc biểu diễn, thể hiện thông tin trong giờ lên lớp, đồng thời cho phép thày giáo có thể củng cố, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung bài giảng thƣờng xuyên. + Những chương trình phần mềm ứng dụng (trắc nghiệm, đố vui ) làm phong phú thêm các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, thể hiện rõ tính công khai, công bằng, khách quan, kết quả kiểm tra, đánh giá đƣợc lƣu lại trong các tệp số liệu, giúp thày giáo có thể so sánh, nhận xét quá trình học tập một cách nhanh chóng, chính xác. SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VỚI CÁC PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC Việc sử dụng phối hợp thí nghiệm với các phƣơng tiện dạy học hiện đại là xu thế tất yếu trong việc đổi mới PPDH. Thí nghiệm vật lý và các phƣơng tiện dạy học hiện đại có một vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng rất lớn. Tuy vậy, trong các trƣờng phổ thông hiện nay, thí nghiệm vật lý vẫn chƣa có một vị trí xứng đáng và chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm, mặt khác, do hầu hết các bài thí nghiệm chƣa đƣợc đƣa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, do đó đã ảnh hƣởng đến thái độ của cả ngƣời dạy và ngƣời học đối với việc sử dụng thí nghiệm trong dạy và học vật lý. Sử dụng thí nghiệm và các phƣơng tiện dạy học hiện đại trong việc dạy học vật lý là một việc làm không thể thiếu trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay. Sử dụng và phối hợp hợp lý sẽ dễ dàng gây đƣợc cảm hứng và sự chú ý của học sinh, tiết kiệm thời gian và giảm đáng kể khối lƣợng công việc cho giáo viên trong khâu chuẩn bị bài giảng ở nhà cũng nhƣ trong giờ lên lớp, rút ngắn thời gian lĩnh hội kiến thức của học sinh, góp phần hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen tƣ duy khoa học của học sinh trong học tập vật lý. Để làm nổi bật vai trò của thí nghiệm và tính hiệu quả của nó trong dạy học vật lý, các phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ tranh vẽ, ảnh chụp, phim đèn chiếu, phim nhựa, phim video, mô hình... cần đƣợc sử dụng kết hợp với thí nghiệm, chúng không chỉ tạo nên tính trực quan cao mà còn đảm bảo độ an toàn cho một số thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm đắt tiền, thiếu an toàn hoặc quá cồng kềnh không thể thực hiện đƣợc trong điều kiện của nhà trƣờng. Có những quá trình vật lý xảy ra quá nhanh ta không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thƣờng, lại có những quá trình xảy ra rất chậm mà chỉ trong một tiết học không đủ thời gian để quan sát, hoàn toàn có thể mô phỏng các quá trình đó bằng máy vi tính phối hợp các phƣơng tiện trực quan, phƣơng tiện nghe nhìn để đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các bài thí nghiệm có sự trợ giúp của máy vi tính đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng với độ chính xác cao; các số liệu thực nghiệm đƣợc xử lý, đánh giá và trình bày dƣới dạng bảng biểu, đồ thị hay các tệp số liệu, có thể lƣu trữ trên các thiết bị nhớ ngoài Máy vi tính là công cụ để hiện thực hóa xu hƣớng tin học hóa học đƣờng, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc đổi mới toàn diện hoạt động dạy và học, trong đó có thể chỉ ra một số hƣớng ứng dụng chính nhƣ sau: - Xây dựng các bài giảng và giáo trình điện tử, với rất nhiều chức năng tiện ích. Bài giảng và giáo trình điện tử các môn học, thƣờng gắn liền với hệ thống multimedia, các phòng Lab chuyên dụng hoặc phòng học đa năng có thể vừa sử dụng làm giảng đƣờng, vừa làm phòng hội thảo, thảo luận nhóm... - Xây dựng và sử dụng các phần mềm ứng dụng nhằm xử lý số liệu cho các môn học chuyên ngành hay trong nghiên cứu khoa học, thiết kế và tính toán phục vụ cho việc dạy học các chuyên ngành kỹ thuật - Số hóa và xây dựng ngân hàng câu hỏi và các phần mềm trắc nghiệm khách quan, sử dụng để tổ chức thi và lƣợng giá trong các phòng máy, thi trực tuyến qua mạng LAN và mạng Internet - Các phần mềm mô phỏng và các phòng thí nghiệm ảo, những trang Web học tập, thƣ viện điện tử hay trung tâm học liệu là những phƣơng tiện dạy học hữu dụng và hấp dẫn đối với học sinh và giáo viên, cho phép tổ Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 18 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 23 chức các hoạt động dạy và học linh hoạt nhƣ học tập từ xa, học qua mạng, tạo các forum hội thảo nhóm giữa giáo viên với học sinh, giữa các thành viên cùng lớp và bên ngoài lớp học, thậm chí quốc gia và quốc tế. - Khi kết hợp máy vi tính với video, camera, có thể tạo nên một hệ thống phƣơng tiện nghe nhìn hiện đại và tỏ ra hữu hiệu trong dạy học vật lý. Ngoài ra máy vi tính đƣợc ghép nối với các thiết bị đo, bộ chuyển đổi tƣơng tự số, bộ khuyếch đại, ... thì các kết quả thu đƣợc trong quá trình thí nghiệm sẽ đƣợc xử lí và hiển thị, cũng có thể lƣu trữ hoặc in ra giấy KẾT LUẬN Thí nghiệm vật lý là nguồn cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu về các sự vật và hiện tƣợng, là phƣơng tiện tốt để kiểm tra tính đúng đắn của các kiến thức, là phƣơng tiện rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng thực hành cho học sinh, góp phần đánh giá năng lực và phát triển khả năng tƣ duy, giúp củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc, tạo ra sự hứng thú, tích cực, tự lập trong học tập của học sinh. Để thí nghiệm vật lý phát huy đầy đủ chức năng của nó, việc tiến hành thí nghiệm phải tuân theo một số yêu cầu chung về mặt kĩ thuật và phƣơng pháp dạy học, theo đó, việc xác định rõ lôgic của tiến trình dạy học, coi việc sử dụng thí nghiệm nhƣ một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tiến trình nhận thức là hết sức quan trọng. Cùng với các thiết bị thí nghiệm, việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện hiện đại là một hƣớng đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trƣờng phổ thông. Sử dụng phối hợp thí nghiệm với các phƣơng tiện dạy học trên các bình diện khác nhau của hoạt động nhận thức ở các khâu của quá trình dạy học là một việc làm cần thiết, nên gắn việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học với các hoạt động trí tuệ - thực tiễn, đa dạng về mặt cơ học, âm học, quang học với mối tƣơng quan phù hợp trong quá trình thu nhận và chế biến thông tin, kích thích sự tranh luận tích cực của học sinh với các đối tƣợng nhận thức. Sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phƣơng tiện dạy học góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái giống nhau và cái khác nhau của các hiện tƣợng hay các quá trình vật lý, góp phần làm tăng tính chính xác và tính hệ thống của các kiến thức nhằm đạt đƣợc mục tiêu của từng bài, từng chƣơng và cả môn học. Tăng cƣờng sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phƣơng tiện hiện đại trong dạy học vật lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lƣợc lâu dài. Chú trọng việc phối hợp sử dụng thí nghiệm với các phƣơng tiện hiện đại, sẽ làm cho việc dạy và học môn vật lý trở nên hào hứng, lôi cuốn, hấp dẫn, từ đó thực sự nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của việc dạy và học môn vật lý trong các nhà trƣờng phổ thông của chúng ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên) (2008) Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông; Nxb Giáo dục, . [2]. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên) (2002): Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông; Nxb Đại học Sƣ phạm- Hà Nội. [3]. Phạm Hữu Tòng (2005): Lí luận dạy học vật lí 1; Nxb Đại học Sƣ phạm – Hà Nội. [4]. Tô Văn Bình (1999): Phương tiện dạy học và thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông; Nxb Giáo dục. [5]. Thái Duy Tuyên (2008): Phương pháp dạy học- Truyền thống và đổi mới; Nxb Giáo dục. [6]. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên)(1998): Quá trình dạy- tự học; Nxb Giáo dục. [7]. Thí nghiệm thực hành ảo - ứng dụng trong dạy học kỹ thuật công nghiệp lớp 12 THPT. Luận án TS GDH -Lê Huy Hoàng [8]. Một số tƣ liệu, bài viết trên các diễn đàn và website: [9]. tailieu.vn; DạyhọcIntel.net; www.giaovien.net, tusach.thuvienkhoahoc.com www.ntu.edu.vn Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 18 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 24 SUMMARY SOME PROBLEMS USING COORDINATE PHYSICS EXPERIMENTS AND OTHER TEACHING FACILITIES FROM THE VIEWPOINT OF MODERN TEACHING TECHNOLOGIES Nguyen Minh Tan - Thai Nguyen University Applying the perspective of a modern theoretical and teaching methods, the article presents an overview of some new concepts and perceptions of teaching facilities and learning technologies, the nature and role of of experiments in cognitive performance and skill of students. article also presents some general principles in the design and use of teaching facilities and laboratory equipment to support radical activities for teachers and students on many aspects: extraction and distribution academic content area, methodology, methods and techniques of teaching, assessment, organization, class management ... The article also updates and share some practical experiences of educators related to the coordination and use of laboratory facilities with modern teaching aids in teaching physics to stimulate inspiration interesting, encouraging creative dynamism, save time and reduce effort for teachers in preparing lessons at home as well as during class, and improve comprehension of student knowledge, contribute to formation of skills and habits of scientific thinking, and positive self-learning activities of students. Key words: technology teaching, physics experiments, teaching facilities, skills practice, test simulation, virtual practice Tel: 0913005415; Email: tanmn@tnu.edu.vn
File đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_su_dung_phoi_hop_thi_nghiem_vat_ly_va_cac_p.pdf