Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1)

Nội dung giáo trình đã được thiết kế phù hợp với chương trình đào tạo và trình độ

của sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Giáo trình bao gồm 8 chương và

một số phụ lục:

Chương 1. Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu

kinh tế. Cuối chương là một số thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Cuối chương là

một số thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 3. Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích. Cuối

chương là một số thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 4. Nghiên cứu định lượng phương pháp khảo sát. Cuối chương là một số

thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 5. Nghiên cứu định lượng phương pháp thử nghiệm. Cuối chương là một số

thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 6. Thiết kế nghiên cứu tổng thể. Cuối chương là một số thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 7. Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng cho nghiên cứu. Cuối chương là

một số thuật ngữ Anh – Việt.

Chương 8. Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu. Cuối chương

là một số thuật ngữ Anh – Việt.

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 55 trang viethung 9500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1)

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 
BỘ MÔN TOÁN THỐNG KÊ 
Giáo Trình 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU KHOA HỌC 
(Dành cho chương trình chất lượng cao) 
Mã số : GT – 05 – 19 
 Nhóm biên soạn: 
 Nguyễn Huy Hoàng (Chủ biên) 
 Nguyễn Trung Đông 
 Nguyễn Văn Phong 
 Dương Thị Phương Liên 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
Lời mở đầu..........................................................................................................................7 
Một số ký hiệu.....................................................................................................................9 
Chương 1. Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế....10 
1.1. Giới thiệu nghiên cứu là gì.................10 
1.1.1. Nghiên cứu...10 
1.1.2. Nghiên cứu khoa học.......10 
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu khoa học...........................................................11 
1.1.4. Nghiên cứu kinh tế...........11 
1.1.5. Phương pháp nghiên cứu .............11 
1.2. Phân biệt loại hình nghiên cứu........12 
1.2.1. Nghiên cứu cơ bản........................................12 
1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng...........................................................................12 
1.2.3. So sánh giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.......................12 
1.3. Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp..13 
1.3.1. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu định tính......13 
1.3.2. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu định lượng.................................14 
1.3.3. So sánh phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.........................14 
1.3.4. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu hỗn hợp......................................15 
1.4. Quy trình nghiên cứu...............16 
1.4.1. Khái niệm quy trình nghiên cứu............................................................16 
1.4.2. Nội dung các bước của quy trình nghiên cứu.........................................16 
1.5. Các cấu phần cơ bản của một nghiên cứu...............21 
1.6. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học....................22 
1.6.1. Thế nào là đạo đức nghiên cứu khoa học................................................22 
1.6.2. Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học................................22 
1.7. Câu hỏi thảo luận........................23 
Thuật ngữ chính chương 1.........................................................24 
3 
Chương 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...25 
2.1. Giới thiệu về tổng quan nghiên cứu.25 
2.1.1. Định nghĩa tổng quan nghiên cứu.....25 
2.1.2. Vai trò của tổng quan nghiên cứu......25 
2.1.3. Tổng quan nghiên cứu tốt.25 
2.2. Nội dung và yêu cầu phần tổng quan..26 
2.2.1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu.26 
2.2.2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính.................................................26 
2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu chính..........................................................27 
2.2.4. Các kết quả nghiên cứu chính...................................................................27 
2.2.5. Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức.................27 
2.3. Một số kỹ năng tiến hành tổng quan..................................27 
2.4. Giới thiệu câu hỏi nghiên cứu.....28 
2.4.1. Khái niệm.28 
2.4.2. Các loại câu hỏi nghiên cứu......................................................................28 
2.4.3. Làm thế nào để xác lập câu hỏi nghiên cứu tốt.........................................29 
2.5. Tiêu chuẩn và cách xây dựng câu hỏi nghiên cứu...30 
2.5.1. Câu hỏi hướng tới vấn đề mang tính quy luật....30 
2.5.2. Câu hỏi có cơ sở thực tiễn/hoặc lý thuyết..................................................30 
2.5.3. Các nhân tố, yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng.................30 
2.5.4. Câu hỏi có khả năng trả lời được...............................................................31 
2.6. Câu hỏi thảo luận.......31 
Thuật ngữ chính chương 2.........................................................32 
Chương 3. Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích.33 
3.1. Khung lý thuyết (theoretical framework).......33 
3.1.1. Giới thiệu về khung lý thuyết....33 
3.1.2. Các cấu phần cơ bản của khung lý thuyết......33 
3.1.3. Các bước xây dựng khung lý thuyết..34 
3.2. Khung khái niệm (conceptual framework).35 
3.3. Khung phân tích (analytic Framework)..................................................................35 
3.4. Câu hỏi thảo luận.......36 
4 
Thuật ngữ chính chương 3.........................................................37 
Chương 4. Nghiên cứu định lượng: phương pháp khảo sát .....38 
4.1. Giới thiệu khái niệm.......38 
4.1.1. Phương pháp khảo sát là gì?......38 
4.1.2. Khi nào dùng phương pháp khảo sát?...38 
4.2. Xác định mẫu khảo sát....38 
4.2.1. Mẫu và tổng thể........38 
4.2.2. Quy trình chọn mẫu..................................................................................39 
4.2.3. Các phương pháp chọn mẫu cơ bản..........................................39 
4.2.4. Tính đại diện của mẫu...............................................................................41 
4.2.5. Xác định cỡ mẫu.......................................................................................42 
4.3. Thiết kế bảng khảo sát............................................................................................43 
4.3.1. Những bước chính khi thiết kế bảng khảo sát..........................................43 
4.3.2. Những chú ý khi thiết kế từng câu hỏi.....................................................44 
4.3.3. Những chú ý khi thiết kế tổng thể bảng câu hỏi........................................45 
4.4. Xây dựng và thực hiện quy trình khảo sát...............46 
4.5. Quy trình chuẩn bị số liệu.......................................................................................47 
4.5.1. Nhập liệu............................ ... - Giám sát và đảm bảo chất lượng. 
47 
4.5. Quy trình chuẩn bị số liệu 
4.5.1. Nhập liệu 
Công đoạn này cần thiết đối với phương pháp thu thập qua thư hoặc phỏng vấn 
trực tiếp bằng phiếu giấy. Cần lưu ý: 
- Mỗi dòng được dành cho một quan sát (thường là một phiếu). 
- Mỗi cột là một trường dữ liệu. 
- Mỗi phiếu câu hỏi gán một mã. 
- Nhập dữ liệu theo trình tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong bảng câu hỏi. 
Không tiến hành điều chỉnh khi nhập số liệu trừ khi nhận rõ sai sót khi nhập số liệu. 
- Nhập phiếu hai lần độc lập. 
- File dữ liệu có thể được kiểm tra bằng các lệnh tần suất đơn giản. Nếu có các 
giá trị nằm ngoài khoảng cho phép hoặc đáng ngờ thì nhóm nghiên cứu có thể đối chiếu 
lại với phiếu câu hỏi. 
4.5.2. Kiểm định các thước đo 
Các biến số về thái độ, hành vi, hay cảm nhận thường được đo lường bằng một 
số câu hỏi hoặc mệnh đề. Kể cả khi những thước đo được kiểm định cẩn thận ở những 
nghiên cứu trước đó, đối với mỗi cuộc khảo sát, những thước đo này vẫn cần được kiểm 
tra về độ tin cậy. 
- Phân tích nhân tố (factor analysis) : Phân tích nhân tố chính là việc kiểm tra 
xem các mệnh đề/câu hỏi có thực sự nhóm lại với nhau thành thước đo như trong lý 
thuyết hay không. Với các khảo sát khác nhau, có thể một số mệnh đề không vào cùng 
nhóm với các mệnh đề khác. Khi đó nhóm nghiên cứu cần tiếp tục kiểm tra độ tin cậy 
để ra quyết định. 
- Phân tích độ tin cậy (Reliability analysis) : Phân tích độ tin cậy là xem các 
mệnh đề có thực sự “thống nhất” với nhau để cùng đo lường biến số cần đo hay không. 
Chỉ số đo lường sự thống nhất này là Cronbach’s alpha. Chỉ số này tốt là từ 0,7 trở lên 
và tối thiểu cần đạt là 0,63 (D’Vellis, 1990). 
Các phần mềm thống kê có thể giúp thực hiện hai phép phân tích này khá nhanh 
chóng và dễ dàng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ thuật phân tích nhân tố ở các sách vở viết 
về thống kê toán. 
48 
4.6. Câu hỏi thảo luận 
Câu hỏi 1. Nghiên cứu khảo sát là gì? Khi nào ta cần áp dụng nghiên cứu khảo 
sát? Nêu một ví dụ áp dụng phương pháp khảo sát? 
Câu hỏi 2. Khi thiết kế khảo sát cần lưu ý những vấn đề gì? Nêu những hạn chế 
của phương pháp khảo sát? 
Câu hỏi 3. Mẫu khảo sát cần đảm bảo yêu cầu gì? Yếu tố nào ảnh hưởng tới tính 
đại diện của mẫu. 
Câu hỏi 4. Hãy nêu các phương pháp chọn mẫu? Phương pháp khảo sát nên chọn 
phương pháp chọn mẫu nào? 
Câu hỏi 5. Trình bày phương pháp lấy mẫu theo xác suất? cho ví dụ minh họa. 
Câu hỏi 6. Những loại nghiên cứu nào thì sử dụng phương pháp khảo sát? 
49 
Thuật ngữ chính chương 4 
 Tiếng Anh Tiếng Việt 
 Area sampling Chọn mẫu theo khu vực 
 Cluster Khu vực, cụm 
 Convenience sampling Chọn mẫu thuận tiện 
 Cross – sectional survey Các nghiên cứu khảo sát ở một thời điểm 
 Element Phần tử 
 Factor analysis Phân tích nhân tố 
 Frequency Tần suất 
 Model fit Mô hình thích hợp 
 Method Phương pháp 
 Method of stratified sampling Phương pháp chọn mẫu phân tầng 
 Methods for selecting samples in clusters Phương pháp chọn mẫu theo cụm 
 Non – Probability sampling methods Chọn mẫu phi xác suất 
 Observe Quan sát 
 Study population Tổng thể (đám đông trong nghiên cứu) 
 Sampling Mẫu 
 Sampling error Sai số mẫu 
 Sampling frame Khung lấy mẫu 
 Sampling method Phương pháp chọn mẫu 
 Simple sampling method Phương pháp chọn mẫu đơn giản 
 Sampling unit Đơn vị mẫu 
 Sample size Cỡ mẫu (quy mô mẫu) 
 Snowball Quả bóng tuyết 
 Reliability analysis Phân tích độ tin cậy 
 Probability sampling methods Phương pháp chọn mẫu theo xác suất 
 Population Tổng thể 
 Quota sampling Chọn mẫu hạn ngạch 
 Starting point Điểm xuất phát 
 Sampling interval Bước nhảy 
 Systematic sampling method Phương pháp chọn mẫu theo hệ thống 
50 
Chương 5 
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG: PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM 
5.1. Giới thiệu 
Thử nghiệm là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ động thay đổi giá trị một 
biến số (biến độc lập) và quan sát xem sự thay đổi đó có ảnh hưởng tới biến số khác 
(biến phụ thuộc) hay không. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng kiểm soát các 
biến khác, đảm bảo tính ngẫu nhiên trong việc chọn và phân nhóm đối tượng nghiên 
cứu và chủ động điều chỉnh giá trị các biến độc lập để kiểm định giả thuyết. 
Phương pháp thử nghiệm là phương pháp tốt nhất để kiểm định mối quan hệ 
nhân quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tính tổng quát hóa. Các phương 
pháp thử nghiệm thường được thực hiện trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ (ví 
dụ: phòng thí nghiệm), với một số đối tượng nhất định. Vì vậy khả năng áp dụng kết 
quả nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn hoặc với đối tượng khác luôn là một câu hỏi 
đáng chú ý. 
Phương pháp này được sử dụng thông dụng ở các ngành khoa học kỹ thuật như 
nông học, sinh học, y học,Trong lĩnh vực kinh tế - quản lý, phương pháp này cũng 
được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, marketing, hành vi tổ chức trên thế giới áp dụng. 
Một dạng nghiên cứu thử nghiệm (cận thử nghiệm) cũng được áp dụng rộng rãi trong 
lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế học. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự 
thông dụng trong các nghiên cứu kinh tế và quản lý ở Việt Nam. 
5.2. Yêu cầu cơ bản của phương pháp thử nghiệm 
5.2.1. Đảm bảo phân nhóm ngẫu nhiên 
Để đảm bảo loại bỏ tác động của biến ngoại lai, tính ngẫu nhiên trong lựa chọn 
và phân nhóm đối tượng là hết sức quan trọng. Kỹ thuật để phân nhóm ngẫu nhiên đối 
tượng vào nhóm đối chứng (không nhân sự can thiệp) và nhóm thử nghiệm (nhận sự 
can thiệp) cũng có thể áp dụng như phần chọn mẫu ngẫu nhiên. Ví dụ một công trình 
nghiên cứu của một tác giả là muốn nghiên cứu tác động của phương pháp giảng dạy 
tới học tập của sinh viên. Các sinh viên đăng ký trước được phân vào nhóm “đối chứng” 
(giảng dạy truyền thống), trong khi các sinh viên đăng ký sau được phân vào nhóm 
“thực nghiệm” (giảng dạy theo phương pháp mới). Việc phân nhóm như vậy không 
đảm bảo tính ngẫu nhiên mà tác giả phải tập hợp danh sách tất cả sinh viên đăng ký 
51 
sau đó mới phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm. Hiện giờ có rất nhiều phần mềm có thể 
sử dụng để phân nhóm ngẫu nhiên. 
5.2.2. Sử dụng nhóm đối chứng 
Sử dụng nhóm đối chứng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong nghiên cứu 
thử nghiệm. Nhóm đối chứng có vai trò chính là cơ sở để so sánh về kết quả của “can 
thiệp thử nghiệm” và là cơ sở để kiểm định các giả thuyết khác (ngoài giả thuyết của 
nghiên cứu). Cần lưu ý đối tượng tham gia nhóm đối chứng cần tương đồng với đối 
tượng tham gia nhóm thử nghiệm. 
5.2.3. Biến độc lập (yếu tố can thiệp) đủ mạnh 
Trong nghiên cứu thử nghiệm, biến độc lập được các nhà nghiên cứu chủ động 
điều chỉnh “giá trị”. Nhà nghiên cứu chủ động “can thiệp” vào biến độc lập và quan 
sát sự thay đổi của biến phụ thuộc. Sự can thiệp được chủ động tạo ra này cần đủ mạnh 
để đối tượng tham gia nhóm thử nghiệm phải “cảm thấy” được sự khác biệt, so với 
nhóm đối chứng. 
5.3. Thiết kế thử nghiệm có đối chứng 
5.3.1. Chỉ đo lường sau thử nghiệm 
Thiết kế này chỉ đo lường biến phụ thuộc sau khi đã tiến hành thử nghiệm. Thiết 
kế này được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực Marketing. 
Ví dụ 1. Một nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu tác động của chương trình quảng 
cáo sử dụng sản phẩm mẫu. Họ có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu này như sau: 
Bước 1. Phân nhóm ngẫu nhiên khách hàng tiềm năng vào hai nhóm: Nhóm thử 
nghiệm và nhóm đối chứng. Các tác giả có thể kiểm tra mức độ tương đồng của hai 
nhóm về các chỉ số cơ bản như tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, 
Bước 2. Tiến hành thử nghiệm: Cho các thành viên trong nhóm thử nghiệm 
được sử dụng sản phẩm mẫu, trong khi đó nhóm đối chứng không được sử dụng sản 
phẩm mẫu. 
Bước 3. Các thành viên tham gia nghiên cứu trong hai nhóm đều được gởi phiếu 
giảm giá khi mua sản phẩm ở siêu thị. Phiếu giảm giá được mã hóa để phân biệt, nhận 
dạng được cả hai nhóm. 
Bước 4. Sau một khoảng thời gian (ví dụ: 1 tháng), số phiếu giảm giá của mỗi 
nhóm thu lại từ siêu thị sẽ được đếm. So sánh kết quả hai nhóm để đánh giá sự tác 
động của hoạt động quảng cáo sản phẩm mẫu. 
52 
 5.3.2. Đo lường trước – sau thử nghiệm 
Thiết kế trước – sau thử nghiệm khác với thiết kế “chỉ đo lường sau khi thử 
nghiệm” ở chỗ các biến phụ thuộc được đo lường trước và sau khi tiến hành thử 
nghiệm. Thiết kế này giúp kiểm soát tốt các tác động ngoại lai và rất phù hợp với việc 
đánh giá tác động ngắn hạn của thí nghiệm. 
Ví dụ 2. Giả sử một nhóm tác giả muốn nghiên cứu tác động của chuyến thăm 
và nói chuyện về bóng đá của danh thủ Messi tới niềm đam mê bóng đá của trẻ em 
Việt Nam. Nhóm nghiên cứu có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm “trước – 
sau” có đối chứng như sau: 
Bước 1. Chọn một mẫu trẻ em. Phân ngẫu nhiên họ thành hai nhóm: Nhóm đối 
chứng và nhóm thử nghiệm. Kiểm tra sự tương đồng của hai nhóm về các chỉ số cơ 
bản như giới tính, tuổi, sở thích bóng đá, 
Bước 2. Đo lường trước: cả hai nhóm đều được đo lường về sự đam mê bóng 
đá và hiểu biết về bóng đá. 
Bước 3. Khi danh thủ Messi đến thăm và chia sẻ về bóng đá, chỉ có nhóm thử 
nghiệm được tham gia dự buổi nói chuyện và chia sẻ của danh thủ Messi. Nhóm đối 
chứng không được tiếp xúc hoặc nghe bất kỳ bài nói chuyện nào của danh thủ Messi. 
Bước 4. Sau buổi nói chuyện của danh thủ Messi, nhóm nghiên cứu có thể đo 
lường lại niềm đam mê bóng đá của hai nhóm (khoảng sau 1 tuần). 
Bước 5. Nhóm nghiên cứu so sánh sự thay đổi về suy nghĩ, thái độ đối với môn 
bóng đá của hai nhóm và sự khác biệt này là do được tham dự nghe buổi nói chuyện 
của danh thủ Messi. 
Khác với thử nghiệm đo lường sau, thử nghiệm trước – sau không chỉ cho phép 
so sánh các kết quả cuối cùng mà so sánh sự khác biệt giữa kết quả đo lường sau và 
trước. Thiết kế thử nghiệm trước - sau vì vậy cho phép đo lường trực tiếp tác động của 
thử nghiệm và so sánh tác động của thử nghiệm so với không có thử nghiệm. 
 Đo lường 
trước 
Thực 
hành 
Đo lường 
sau 
Thử nghiệm 0Y X 1Y 0 1Y Y 
Đối chứng 0Y 1Y 0 1Y Y 
Bảng 5.1. Mô hình thiết kế thử nghiệm “trước – sau”. 
53 
5.4. Áp dụng nghiên cứu thử nghiệm trên thực địa 
Thiết kế thử nghiệm như đã trình bày ở trên là thiết kế đầy đủ với điều kiện nhà 
nghiên cứu có thể kiểm soát toàn bộ quá trình, kể từ việc lựa chọn đối tượng, loại bỏ 
ảnh hưởng ngoại lai, tới việc điều tiết các mức độ/giá trị của biến độc lập. Điều này 
thường được đảm bảo với các thiết kế thử nghiệm ở phòng thí nghiệm. 
Nghiên cứu thử nghiệm ngoài thực địa thường khó có thể đảm bảo điều kiện 
trên. Vì vậy, thiết kế nghiên cứu cận thử nghiệm được gọi là quasi experiment thường 
được áp dụng. Với dạng thiết kế thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu coi những biến 
động trên thực địa (chính sách, thị trường, chính trị,) là “sự can thiệp” giống như 
biến độc lập được điều chỉnh trong thử nghiệm và tìm cách đánh giá tác động của 
những can thiệp đó. 
Một số dạng áp dụng thông dụng bao gồm: 
5.4.1. Đánh giá tác động của dự án hoặc chính sách 
Mỗi một dự án hoặc chính sách mới có thể coi là một sự can thiệp, tương đồng 
với điều tiết biến độc lập trong nghiên cứu thử nghiệm. Vì vậy đánh giá tác động của 
của dự án hoặc chính sách, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng phương pháp thử nghiệm 
không đầy đủ. Trong đánh giá các nhà nghiên cứu có thể chọn nhóm đối chứng (những 
cá thể tương đồng song không thuộc nhóm điều chỉnh chính sách hoặc dự án) và nhóm 
thuộc diện chính /dự án. Chỉ số tác động (biến phụ thuộc), ví dụ như chất lượng cuộc 
sống hay nhận thức về một vấn đề gì đó được đo lường trước và sau dự án/chính sách. 
Các nhà nghiên cứu có thể so sánh sự khác biệt trong thay đổi giữa trước – sau của hai 
nhóm để đánh giá sự tác động của chính sách/dự án. Khó khăn thường là khó tìm nhóm 
đối chứng tương đồng, đặc biệt khi đánh giá tác động của chính sách có tầm bao phủ 
toàn quốc và cho mọi đối tượng. Một số kỹ thuật thống kê có thể giúp xác định nhóm 
đối chứng tương đồng nhất trên thực địa, song không thể có độ tương đồng cao như 
trong thiết kế thử nghiệm đầy đủ (ở phòng thí nghiệm). 
5.4.2. Đánh giá tác động của biến động trên thực địa (chính trị, thị trường, hoặc tự 
nhiên) 
Các nhà nghiên cứu cũng có thể đánh giá tác động của biến động chính trị, biến 
động của thị trường hay tự nhiên tới hành vi của doanh nghiệp, người dân,Chỉ có điều 
khác là biến động này không có tính “chủ động” như chính sách dự án. Vì vậy thường khó 
54 
có những khảo sát cơ sở theo đúng mục tiêu và các nhà nghiên cứu phải sáng tạo trong 
việc sử dụng các dữ liệu sẵn có trước biến động để làm cơ sở so sánh. 
5.5. Câu hỏi thảo luận 
Câu hỏi 1. Phương pháp thử nghiệm là gì? Vì sao nói đây là phương pháp tốt nhất 
để kiểm chứng mối quan hệ nhân quả? 
Câu hỏi 2. Các yêu cầu chính của phương pháp thử nghiệm là gì? 
Câu hỏi 3. Trình bày một phương pháp thử nghiệm mà bạn biết? Nếu điểm mạnh, 
điểm yếu của phương pháp này? 
Câu hỏi 4. Lĩnh vực nào thì ta nên dùng phương pháp thử nghiệm? Tại sao? 
Câu hỏi 5. Hãy tìm một ví dụ sử dụng phương pháp thử nghiệm không đầy đủ trong 
lĩnh vực mà bạn quan tậm. Mô tả thiết kế nghiên cứu này? 
Câu hỏi 6. Nghiên cứu thử nghiệm không đầy đủ là gì? So sánh phương pháp này 
với nghiên cứu thử nghiệm? 
55 
Thuật ngữ chính chương 5 
 Tiếng Anh Tiếng Việt 
 Affect Có ảnh hưởng 
 Baseline survey Khảo sát cơ sở theo đúng mục tiêu 
 Control Kiểm soát 
 Control variables Biến số kiểm soát 
 Dependent variable Biến phụ thuộc 
 Difference in differences Khác biệt trong sự khác biệt 
 Designing Thiết kế 
 Experiment Thử nghiệm 
 Exotic variable Biến ngoại lai 
 Field test Thử nghiệm trên thực địa 
 Group test Nhóm thử nghiệm 
 History Lịch sử 
 Independent variable Biến số độc lập 
 Intervening variable Biến số can thiệp 
 Intervening factor Yếu tố can thiệp 
 Method Phương pháp 
 Measure Thước đo 
 Random Ngẫu nhiên 
 Random group Nhóm ngẫu nhiên 
 Research subjects Đối tượng nghiên cứu 
 Quasi – experiment Tựa thử nghiệm (cận thử nghiệm) 
 Similarities group Nhóm tương đồng 
 Simulation Mô phỏng 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc.pdf