Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018)

Là thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ với vị trí địa

chiến lược quan trọng đang phát huy vai trò là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau hơn 20 năm xây dựng (1997- 2018), cùng với

xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự gia tăng dân số và phát triển hạ tầng đô thị;

quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngoài những

nét chung của quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa ở thành phố

(TP) Tam Kỳ còn mang những đặc điểm riêng. Bằng phương pháp tổng hợp và phân

tích số liệu, nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nét đặc trưng độc đáo riêng biệt trong quá

trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ. Thông qua đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị

và đề xuất giải pháp trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa xu hướng phát triển đô thị hiện

đại và gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi nhằm góp phần phát triển bền vững thành

phố Tam Kỳ trong tương lai.

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 1

Trang 1

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 2

Trang 2

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 3

Trang 3

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 4

Trang 4

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 5

Trang 5

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 6

Trang 6

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 7

Trang 7

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018) trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9200
Bạn đang xem tài liệu "Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018)

Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997- 2018)
19
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ
TỈNH QUẢNG NAM (1997- 2018)
Nguyễn Văn Hợi1
Nguyễn Thị Khuê 2
Tóm tắt: Là thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ với vị trí địa 
chiến lược quan trọng đang phát huy vai trò là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của 
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau hơn 20 năm xây dựng (1997- 2018), cùng với 
xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự gia tăng dân số và phát triển hạ tầng đô thị; 
quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngoài những 
nét chung của quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa ở thành phố 
(TP) Tam Kỳ còn mang những đặc điểm riêng. Bằng phương pháp tổng hợp và phân 
tích số liệu, nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nét đặc trưng độc đáo riêng biệt trong quá 
trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ. Thông qua đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị 
và đề xuất giải pháp trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa xu hướng phát triển đô thị hiện 
đại và gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi nhằm góp phần phát triển bền vững thành 
phố Tam Kỳ trong tương lai. 
Từ khóa: Đô thị hóa; Tam Kỳ; Công nghiệp hóa; Quảng Nam; Phát triển đô thị.
1. Mở đầu 
Tên gọi Tam Kỳ chính thức ra đời từ năm 1906 dưới thời vua Thành Thái thứ 18 
[15; tr.6]. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, danh xưng này vẫn tồn tại và chính thức 
trở thành tên gọi của thành phố tỉnh lị trực thuộc tỉnh Quảng Nam theo nghị định số 
113/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ. Trong buổi đầu mới tách tỉnh, Tam 
Kỳ cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước gặp phải không ít khó khăn. Tuy 
nhiên, thông qua việc phát huy hiệu quả chính sách đầu tư của trung ương, tỉnh và từ 
chính nội lực của mình, Tam Kỳ đã kịp thời bắt nhịp với công cuộc công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước. Quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ từ năm 1997 đến năm 2018, 
mang những nội dung nổi bật sau.
2. Nội dung 
2.1. Đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ phát triển mạnh mẽ và có sự phân khúc
Trước năm 1997, Tam Kỳ là một đô thị nhỏ, cơ sở hạ tầng ở mức nghèo về mọi 
mặt với đại bộ phận dân số chủ yếu làm nông nghiệp, hệ thống giao thông lạc hậu [10; 
tr.5]. Kể từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay (2020), Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng 
1. Hvch – Lịch sử Việt Nam khóa 37-Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng
2. Trưởng Khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí MinhTrường Chính trị tỉnh Quảng Nam 
20
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRưNG CỦA Quá TRÌNH Đô THị HÓA...
Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ và phân khúc qua 2 giai đoạn 
chủ yếu. 
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006, với nguồn vốn đầu tư từ trung ương, cơ 
sở vật chất hạ tầng của thành phố dần dần được thiết lập. Theo đó, những cơ sở công 
nghiệp đầu tiên như Trường Xuân, Thuận Yên, Tam Thăng hay các công trình giao 
thông trọng điểm như đường Hùng Vương, Bạch Đằng, Tam Thanh ven biển... bắt đầu 
được xây dựng. Ngoài ra, các công trình quan trọng khác như kè sông Tam Kỳ, Trung 
tâm thương mại Tam Kỳ đi vào hoạt động. 
Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch mạnh. Năm 2006, 
thương mại - dịch vụ chiếm 56,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,3% tỷ 
trọng các ngành kinh tế của cả tỉnh với tổng số 267 doanh nghiệp và 4.600 cơ sở kinh 
doanh. Hoạt động thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 
1.200 tỷ đồng (gấp 10 lần giá trị của ngành nông - lâm - thủy sản). Tổng thu ngân sách 
vượt 39% và thu nhập bình quân đầu người đạt 800uSD [16; tr.6]. Những số liệu này 
cho thấy một bước thay đổi rõ rệt của Tam Kỳ khi từ một thị xã lấy nông nghiệp làm 
chủ đạo đến một thành phố mà cơ cấu công nghiệp - dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế. 
Bộ mặt thành phố thay đổi theo hướng hiện đại đã dẫn đến những biến đổi tích 
cực trong đời sống tinh thần của đại bộ phận cư dân. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam 
Kỳ đã giảm xuống còn 11,82% (so với 19,6% vào năm 1997) và tỷ lệ hộ đói chỉ còn 
4,49% [7; tr.125]. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đạt được những bước tiến 
quan trọng. Đến năm 2003, Tam Kỳ căn bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học. 
Không những thế, các khía cạnh khác như y tế, dân số, gia đình và trẻ em, hoạt động 
văn hóa, văn nghệ thể thao, và phát thanh truyền hình có nhiều đổi mới về nội dung và 
hình thức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. 
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2018, quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ phát triển 
mạnh mẽ và toàn diện. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá với tổng mức lưu chuyển 
hàng hóa thương mại dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 28.649 tỷ đồng, tăng bình 
quân 24,6%/năm, vượt 1,6%/năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tam 
Kỳ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (23%) [2; tr.11]. 
Hệ thống các trung tâm thương mại và chợ được xây dựng mới, kiện toàn phục 
vụ cho hoạt động mua bán của nhân dân. Tính đến năm 2018, Tam Kỳ có 07 chợ và 
2 siêu thị, đặc biệt siêu thị Co-op Mart đi vào hoạt động rất hiệu quả. Bên cạnh đó, 
nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ hình thành như bất động sản, thông tin truyền 
thông.. Tổng thu ngân sách đạt 3.728 tỷ đồng, trong đó thương mại - dịch vụ chiếm 
72,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,5% tỷ trọng các ngành kinh tế. Cũng trong 
năm 2018, xuất nhập khẩu của thành phố đạt giá trị 397 triệu uSD, thu nhập bình quân 
đầu người là 31,5 triệu đồng/năm và hơn 23 nghìn lao động được giải quyết việc làm 
[5; tr.382]. Đời sống vật chất người dân thay đổi rõ rệt với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 
1% [5; tr.6-7]. 
21
NGuYễN VăN HợI, NGuYễN THị KHuê
Lĩnh vực hạ tầng xã hội cũng được chính quyền quan tâm và thu được những kết 
quả đáng kể. Thành phố tập trung đầu tư phát triển mạng lưới trường học, trạm y tế (3). 
Năm 2013, Tam Kỳ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Nhà Văn hóa thiếu nhi phục 
vụ vui chơi, học tập cho học sinh trên địa bàn toàn thành phố. Cuối năm 2015, có 30 
trường học của thành phố đạt chuẩn quốc gia (4); 13 xã, phường đạt phổ cập giáo dục 
bậc Trung học(5), 32 trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, THCS được tầng hóa, kiên 
c ... nh thống nhất chủ 
trương nghiên cứu đầu tư và lập quy hoạch chi tiết); Khu đô thị cánh đồng Nhoong 
(Công ty CP Đầu tư DHC); Khu đô thị kiểu mẫu Tây Bắc (Công ty Đại Dương Xanh); 
Trường trung cấp nghề Asean; Khu phố chợ Trường Xuân (Công ty CP Đầu tư và Dịch 
vụ Thái Dương). 
Như vậy, trong vòng 20 năm (1997- 2018), quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ đã 
diễn ra hết sức mạnh mẽ và phân khúc thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1997 - 2006 là 
giai đoạn xây dựng mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho 
sự phát triển nhanh, mạnh, liên tục và toàn diện trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 
2006 - 2018 là giai đoạn đô thị hóa chuyển qua phát triển theo chiều sâu gắn chặt chẽ 
với công tác quy hoạch thành phố và hướng đến phát triển đô thị hiện đại, thông minh 
gắn với tăng trưởng xanh bảo vệ “không gian độc đáo mà tạo hóa ban tặng” cho đất 
và người Tam Kỳ.
2.2. Tốc độ tăng dân số trong quá trình đô thị hóa khá chậm so với các thành 
phố cùng cấp trong khu vực
Giai đoạn 1997 - 2006: Giai đoạn có nhiều biến động về dân số với xu thế đô thị 
hóa mạnh, từ nông thôn chuyển dần thành thị. Đặc biệt trong đó, thành phố quyết định 
3. Trong giai đoạn 2011-2015, đã đầu tư xây dựng mới 10 trường, nâng cấp 14 trường.
4. Đạt 100% so với Nghị quyết Đại hội, trong đó có 30% trường học đạt chuẩn mức độ II.
5. Đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội.
22
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRưNG CỦA Quá TRÌNH Đô THị HÓA...
nâng cấp một số xã lên phường và giảm số xã nông thôn lại. Tuy nhiên, việc tăng dân 
số của thành phố phần lớn xuất phát từ quá trình nông thôn bị thành thị hóa và mật độ 
dân số không tăng lên một cách đột ngột như các địa phương khác. Theo số liệu thống 
kê có thể thấy, dân số TP.Tam Kỳ tăng 10 nghìn người trong thời gian 10 năm (2006 - 
2016), đến giai đoạn 2016 -2018, tỉ lệ gia tăng dân số đạt 2,79% [2; tr.3-4-6]. Tốc độ 
tăng trưởng dân số nói chung cao hơn mức trung của Quảng Nam và thấp so với Đà 
Nẵng, Tp Hồ Chí Minh...với mật độ phân bố dân cư đạt 8.038 người/km2. Diện tích 
sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thị năm 2014 là 17,59m2 sàn/người. Bình 
quân đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở khu vực nội thị là 2,88m2/người. 
Đất dân dụng trong khu vực nội thị là 91m2/người. Tốc độ đô thị hóa tăng ổn định từ 
51,6 % (2006) lên đến mức khá cao, đạt 64,8% (2010) [2; tr.9]. Tuy nhiên, mức tăng 
này vẫn còn thấp so với nhiều thành phố trong cả nước. Điều này, được thể hiện ở bảng 
thống kê dưới đây:
Bảng 1. So sánh dân số Tp. Tam Kỳ với một số thành phố khác ở Việt Nam
Tam 
Kỳ
Hà Nội
Đà 
Nẵng
HCM
Hải 
Phòng
Cần 
Thơ
Việt 
Nam
Tổng diện tích đất 
(km2)
3.345 1.283 2.096 1.522 1.402 331.051
Dân 
số
2005(000) 1.200 3.133 806 6.331 1.773 1.149 82.394
2010(000) 1.300 6.472 891 7.165 1.842 1.190 86.928
Tăng 
dân 
số % 
năm
Tổng 0,8 20,0 2,5 3,6 0,9 0,9 1,1
Tăng tự 
nhiên
- 1,3 1,2 1,0 - 1,1 1,1
Tăng cơ 
học
- 0,6 7,1 2,2 - 0,4 0
Mật độ dân số
(SL/ha)
 6.03 19 7 34 12 8 3
(Nguồn: Nghiên cứu Chiến lược Phát triển (DaBuDeSS)(năm 2010) [9; tr.34])
Như vậy tốc độ tăng dân số trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ diễn 
ra khá chậm so với nhiều thành phố lớn khác. Do đó, đến năm 2018, dân số toàn đô 
thị Tam Kỳ là 169.485 người vẫn chưa đạt so với tiêu chuẩn 20.000 đến 50.000 người 
theo quy định của đô thị loại II [2; tr.16]. 
Việc tăng dân số chậm sẽ khiến cho quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ thiếu đi một 
động lực mạnh mẽ để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Để giải quyết bài toán này, thành 
phố sẽ tập trung thu hút đầu tư, phát triển các khu dân cư, khu đô thị nhằm tạo điều 
kiện thuận lợi cho quá trình định cư của cư dân từ khu vực nông thôn chuyển ra thành 
23
NGuYễN VăN HợI, NGuYễN THị KHuê
phố làm việc, sinh sống. Đồng thời, chính quyền cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa 
trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, và nâng cao chất lượng sống của người dân trong 
9 phường hiện tại để từ đó đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần 
của cư dân.
2.3.Tam Kỳ phát triển theo hướng thành phố xanh và bảo tồn các giá trị lịch 
sử
2.3.1. Xây dựng thành phố theo hướng đô thị xanh 
Thành phố sẽ mở rộng về phía Đông với tỷ lệ không gian xanh là 53% và không 
gian là đô thị 47%. Trong đó khu vực sông Bàn Thạch sẽ là vùng lõi xanh của thành 
phố với những công viên cây xanh rộng lớn. Phía bờ Tây của sông là khu vực đô thị 
cũ hiện hữu, bờ Đông sẽ phát triển dải sinh thái thiên nhiên rồi mới đến khu vực đô 
thị mới. Cũng theo quy hoạch, Tam Kỳ sẽ phát triển 12 khu chức năng theo hướng 
thân thiện với môi trường, trên cơ sở bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị thiên nhiên. 
Thành phố cũng đặt ra 14 mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đó là: Tỷ 
lệ sử dụng năng lượng xanh từ 10% trở lên, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng là 30%, 
diện tích cây xanh trên đầu người 40m2/người, đất nông nghiệp và cây xanh bảo tồn 
2.00ha trên tổng diện tích tự nhiên 9.200ha của thành phố, tỷ lệ đạt chuẩn về các tiêu 
chí về môi trường từ 80% trở lên [3; tr.10].
Đến năm 2016, 100 % tuyến phố chính của thành phố được trồng cây xanh, góp 
phần làm cho diện tích đất cây xanh toàn thành phố rất cao, đạt 9,95m người [5, tr.22]. 
Hệ thống cây xanh theo hướng tổ chức thành các tuyến liên tục, đa dạng hoại hình cây 
trồng.
Các hồ nước Phú Ninh cung cấp nước cả thành phố, Hồ điều hòa Nguyễn Du, 
Duy Tân, hệ thống sông Bàn Thạch, sông Trường Giang, sông Tam Kỳ và khu sinh 
thái sông Đầmgóp phần tạo cảnh quan điều hòa và là lá phổi xanh của thành phố. 
Ngoài quan điểm quy hoạch định hướng xanh, cộng sinh với môi trường; vệt núi, 
sông chủ đạo (Trà Cai, An Hà, núi Cấm, núi Dài - núi Yên Ngựa, sông Tam Kỳ, sông 
Bàn Thạch, sông Kỳ Phú); khu vực dịch vụ, công viên ven sông và vui chơi giải 
trí cùng hệ thống bến thuyền; lá phổi xanh (không gian sông Đầm); làng quê ven đô 
(Hương Trà, Tam Ngọc, triền hồ Phú Ninh); làng bích họa ven biển. Trong “lõi đô 
thị” ấy, có các không gian xanh vừa biến đổi như quảng trường 24.3. 
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, Tam Kỳ vẫn giữ giữ gìn được 
nét độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cũng như kết hợp hài hòa giữa phát triển và 
bảo tồn. Do đó, năm 2015, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được tổ chức Định 
cư con người Liên Hiệp Quốc tại châu á (uN Habitat châu á) phong danh là “Phong 
cảnh TP châu á”. 
2.3.2. Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử
Một trong những yêu cầu của quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ là việc phải bảo 
24
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRưNG CỦA Quá TRÌNH Đô THị HÓA...
lưu hệ thống các di tích lịch sử ghi lại quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông 
như: Văn thánh Khổng miếu (phường Tân Thạnh); Đình Chiên Đàn (xã Tam An); đình 
làng Tân Thạnh (phường Tân Thạnh); Đồn Đại Ký Tam Kỳ (phường An Mỹ); Tỉnh 
đường Quảng Tín (phường) An Mỹ. Đặc biệt hơn, Tam Kỳ còn là mảnh đất chứa 
đựng nhiều dấu tích của văn hóa Chăm pa với quần thể tháp Chăm Khương Mỹ và 
quần thể tháp Chiên Đàn. Ngoài ra, những ngôi làng cổ truyền với hệ thống các đình, 
chùa, miếu mạo cũng đã góp phần tạo nên một không gian văn hóa cổ truyền cho khu 
vực ngoại vi thành phố. Vì thế, trong nhiều năm qua, chính quyền thành phố đã không 
ngừng tận dụng các nguồn vốn đầu tư nhằm bảo tồn kết hợp phát triển du lịch đối với 
hệ thống các di tích có giá trị văn hóa - lịch sử hết sức đặc sắc này. Nhiều di tích được 
đầu tư nhằm quảng bá hình ảnh thành phố và phát triển kinh tế, như di tích Núi chùa 
Quảng Phú (kết hợp xây dựng lâm viên sinh thái), di tích đình Hòa Hương (gắn với 
làng nghề, lễ hội truyền thống, đua thuyền trên sông Tam Kỳ, sông Bàn Thạch), khu di 
tích mộ cụ Trịnh uyên, Trần Thu, Lương Đình Thự, Nguyễn Thược (gắn với khu văn 
hóa vùng đông), mộ đô đốc Lê Văn Long, Lê Tấn Trung (gắn với xây dựng lâm viên 
sinh thái phía tây thành phố). Bên cạnh đó, những công trình lịch sử văn hóa, lịch sử 
tiếp tục được bảo tồn nguyên vẹn, là những dấu mốc đánh dấu cho lịch sử gắn với cuộc 
đâu tranh giải phóng dân tộc như: Trụ cổng tính đường Quảng Tín; các di tích địa đạo 
Kỳ Anh, Sông Đầm, Quần thể tượng đài Mẹ Viêt Nam anh hùng tại Núi Cấm, An Phú. 
Từ những lợi thế riêng của mình cả về vị trí địa lí và chính sách phát triển, Tam 
Kỳ có đầy đủ những tiềm năng để phát triển với tốc độ nhanh hơn nữa trong các giai 
đoạn tiếp theo. Do đó, chính quyền thành phố cần có chiến lược rõ ràng nhằm tận 
dụng những ưu thế sẵn có của Tam Kỳ trong quá trình đô thị hóa. Về mặt chính sách, 
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 3550-QĐ/uBND (ngày 
16/11/2014) “Về việc Phê duyệt quy hoạch và ban hành quy định quản lý xây dựng 
kèm theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến 
năm 2030 và tầm nhìn 2050”. Theo quyết định này, Tam Kỳ được định hướng phát 
triển thành “đô thị xanh”, với vai trò là thủ phủ của tỉnh và là một đầu mối phát triển 
trong tuyến kinh tế ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, thuộc vùng kinh tế 
trọng điểm miền Trung. Thành phố sẽ mở rộng về phía Đông với tỷ lệ không gian xanh 
là 53% và không gian đô thị là 47%. Cũng theo quy hoạch, Tam Kỳ sẽ phát triển 12 
khu chức năng theo hướng thân thiện với môi trường, trên cơ sở bảo tồn và phát huy 
tối đa các giá trị thiên nhiên. Thành phố cũng đặt ra 14 mục tiêu tăng trưởng xanh và 
phát triển bền vững, đó là: Tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh từ 10% trở lên, tỷ lệ sử dụng 
giao thông công cộng là 30%, diện tích cây xanh trên đầu người 40m2/người, đất nông 
nghiệp và cây xanh bảo tồn 2.00ha trên tổng diện tích tự nhiên 9.200 ha của thành phố, 
tỷ lệ đạt chuẩn về các tiêu chí về môi trường từ 80% trở lên [2; tr.10].
Từ những chủ trương đó, uBND thành phố Tam Kỳ, Tổ chức uN-Habitat và 
thành phố Fukuoka (Nhật Bản) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tăng cường hợp tác 
25
NGuYễN VăN HợI, NGuYễN THị KHuê
hướng tới chiến lược phát triển thành phố Tam Kỳ xanh và thông minh. Các nhà nghiên 
cứu cũng cho rằng thành phố Tam Kỳ có đầy đủ các điều kiện để quy hoạch và phát 
triển theo hướng tăng trưởng xanh và thông minh trong tương lai.
Như vậy, từ vị trí địa lý thuận lợi kết hợp với chiến lược phát triển có định hướng 
rõ rãng về chính sách như trên, Tam Kỳ có đầy đủ điều kiện để trở thành một đô thị 
xanh kiểu mẫu trong tương lai. 
3. Kết luận
Quá trình đô thị hóa của thành phố Tam Kỳ đã diễn ra được hơn 20 năm với 
nhiều thành tựu. Phát triển nhưng không làm biến đổi hoàn toàn diện mạo của thành 
phố, phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường với đẩy mạnh tỷ 
trọng ngành công nghiệp – dịch vụ là một trong những đặc trưng quan trọng của đô 
thị Tam Kỳ. 
Những đặc điểm này một mặt đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi để 
thành phố tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với tỉnh Quảng Nam nói riêng 
và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung; mặt khác cũng đặt ra nhiều khó 
khăn, thách thức không nhỏ cho Tam Kỳ trong việc phát triển và giữ gìn những nét 
độc đáo cả về điều kiện tự nhiên và văn hóa- xã hội. Nếu giải quyết tốt được các vấn 
đề này, trong tương lai không xa Tam Kỳ sẽ trở thành một thành phố phát triển “xanh” 
thông minh và hiện đại, hòa quyện với những kiến trúc truyền thống đặc sắc của vùng 
đất “mở” và nét độc đáo bề dày văn hóa, bản tính con người xây dựng nên vùng đất 
này qua chiều dài lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢo
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (2017), “Lịch sử Đảng bộ thành phố 
Tam Kỳ giai đoạn 1975- 2010”, Công ty CP In Phát hành sách & Thiết bị trường 
học Quảng Nam.
[2] Chi cục Thống kê thành phố Tam Kỳ (2013, 2014, 2016, 2016, 2017), “Niên giám 
thống kê thành phố Tam Kỳ”, Công ty CP In Phát hành sách & Thiết bị trường 
học Quảng Nam.
[3] GS.Nguyễn Quang Ngọc (2017), “Nông thôn và đô thị Việt Nam - Lịch sử thực 
trạng và khuynh hướng biến đổi”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[4] Phòng Thống kê Thị xã Tam Kỳ (1997), “Niên giám thống kê 1997 Thị xã Tam 
Kỳ”, Công ty CP In Quảng Nam.
[5] Tỉnh ủy Quảng Nam- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy(2016). “Biên niên sự kiện lịch sử 
Đảng bộ tỉnh Quảng Nam”, Công ty CP In Phát hành sách & Thiết bị trường học 
Quảng Nam.
[6] uBND tỉnh Quảng Nam (2014), “Quyết định phê duyệt quy quản lý xây dựng theo 
26
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRưNG CỦA Quá TRÌNH Đô THị HÓA...
đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 
2030 tầm nhìn 2050”.
 [7] uBND thành phố Tam Kỳ (2016) “Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế 
- xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017”.
[8] uBND thành phố Tam Kỳ (2017), “Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, 
QPAN năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, QPAN năm 2018”.
[9] uBND thành phố Tam Kỳ (2018), “Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, 
QPAN năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, QPAN năm 2019”.
[10] Lê Văn Đoài (2015), “Quá trình đô thị hóa Buôn Ma Thuột (1975- 2010)”. Luận 
văn Thạc sỹ Lịch sử, Đại học Quy Nhơn.
Title: SoME SPECIFIC CHARACTERISTICS oURBANISATIoN IN 
TAM KY CITY- QUANG NAM PRoVINCE (1997- 2018)
NGuYEN VAN HOI
NGuYEN THI KHuE
Abstract: As the administrative centre of Quang Nam province with its strategic 
location, Tam Ky city is showing its role as a driving force for the development of 
the Central key economic region. After over 20 years of construction (1997-2018), 
urbanisation along with industrialisation, population growth and urban infrastructure 
development in Tam Ky has been taking place more and more dramatically. Besides 
common features of urbanisation in Vietnam, there are some specific characteristics 
in urbanisation process in Tam Ky city about which the paper uses the data synthesis 
and analysis to find out. On the basis of a harmonious combination between modern 
urban development and preservation of core cultural values, the paper presents some 
solutions and suggestions for a sustainable development of Tam Ky city.
Keywords: Urbanisation; Tam Ky; Industrialisation; Quang Nam; urban 
development.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_net_dac_trung_cua_qua_trinh_do_thi_hoa_tai_thanh_pho.pdf