Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và chức năng nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân (BN) suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối liên quan của rung nhĩ với đường kính nhĩ trái, hình thái cấu trúc thất trái, phân số tống máu thất trái.

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 1

Trang 1

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 2

Trang 2

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 3

Trang 3

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 4

Trang 4

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 5

Trang 5

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 6

Trang 6

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Mối liên quan của rung nhĩ với sự biến đổi hình thái, chức năng của nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 117 
MỐI LIÊN QUAN CỦA RUNG NHĨ VỚI SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI, 
CHỨC NĂNG CỦA NHĨ TRÁI, THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN 
SUY TIM MẠN TÍNH 
 Nguyễn Duy Toàn1, Phạm Thị Thuỷ1 
Nguyễn Oanh Oanh1, Lê Thị Ngọc Hân1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và chức năng nhĩ trái, thất trái ở bệnh nhân (BN) 
suy tim mạn tính có rung nhĩ và mối liên quan của rung nhĩ với đường kính nhĩ trái, hình thái 
cấu trúc thất trái, phân số tống máu thất trái. Đối tượng và phương pháp: 155 BN suy tim mạn 
tính được chia làm 2 nhóm: Nhóm bệnh: 65 BN có rung nhĩ dai dẳng và nhóm chứng: 90 BN 
không có rung nhĩ. BN được khám lâm sàng, ghi điện tâm đồ 12 đạo trình, xét nghiệm máu, 
siêu âm tim. Kết quả: Đường kính nhĩ trái của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (46,62 ± 9,63 
mm so với 37,9 ± 6,86 mm) (p < 0,001). Ở nhóm bệnh, tỷ lệ BN có giãn nhĩ trái cao hơn không 
giãn nhĩ trái (69,23% so với 30,77%). Phân số tống máu trung bình ở nhóm bệnh thấp hơn 
nhóm chứng (45,60 ± 16,52% so với 51,47 ± 14,06%) (p < 0,05). 70,38% BN suy tim mạn tính 
có rung nhĩ do bệnh van tim có phân số tống máu bảo tồn và 55,26% BN suy tim mạn tính có 
rung nhĩ không do bệnh van tim có phân số tống máu giảm. Tỷ lệ mắc rung nhĩ ở BN suy tim 
mạn tính có hình thái thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại lệch 
tâm lần lượt là 33,33%; 36,36%; 42,86% và 45,96%. Đường kính nhĩ trái ở BN suy tim mạn tính 
có rung nhĩ có hình thái thất trái bình thường, tái cấu trúc thất trái, phì đại đồng tâm và phì đại 
lệch tâm trung bình lần lượt là 43,35; 43,56; 44,83 và 48,50 mm; tương tự phân suất tống máu 
thất trái trung bình lần lượt là 54,89%; 54,82%; 52,85% và 48,17%. Kết luận: BN suy tim mạn 
tính có rung nhĩ thường có giãn nhĩ trái và tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn. Tỷ lệ 
mắc rung nhĩ tăng dần theo sự biến đổi hình thái cấu trúc thất trái và liên quan đến kích thước 
nhĩ trái và chức năng tâm thu thất trái. 
* Từ khóa: Rung nhĩ; Suy tim mạn tính; Giãn nhĩ trái; Tái cấu trúc hình thái thất trái; Phân 
suất tống máu thất trái. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Suy tim là nguyên nhân hàng đầu gây 
tử vong và tái nhập viện. Rối loạn nhịp ở 
BN suy tim thường gặp, đa dạng và phức 
tạp. Suy tim càng nặng, tỷ lệ rối loạn nhịp 
càng cao và ngược lại, rối loạn nhịp tác 
động trở lại gây suy tim nặng hơn, tăng 
nguy cơ tái nhập viện và tử vong. Rung 
nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim 
thường gặp nhất trong cộng đồng. Tỷ lệ 
tử vong ở BN suy tim kèm theo rung nhĩ 
tăng hơn 34%. Rung nhĩ làm giảm khả 
năng gắng sức và ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống của BN suy tim. Việc 
kiểm soát nhịp thất, chuyển nhịp và điều 
trị kháng đông thích hợp làm giảm tỷ lệ tử 
vong và triệu chứng cho BN. Tái cấu trúc 
nhĩ trái, giãn nhĩ trái và tái cấu trúc thất 
trái có liên quan đến sự phát triển của 
rung nhĩ ở BN suy tim mạn tính [7]. 
1. Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi: Lê Thị Ngọc Hân (drlengochan@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 12/3/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 9/4/2020 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 118 
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này nhằm: Khảo sát sự biến 
đổi hình thái và chức năng nhĩ trái, thất 
trái ở BN suy tim mạn tính có rung nhĩ và 
mối liên quan của rung nhĩ với đường 
kính nhĩ trái, hình thái cấu trúc thất trái, 
phân số tống máu thất trái. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
155 BN suy tim mạn tính được chia 
làm 2 nhóm: 
- Nhóm bệnh: 65 BN có rung nhĩ dai 
dẳng. 
- Nhóm chứng: 90 BN không có rung 
nhĩ. 
Tất cả BN được điều trị tại Khoa Tim 
mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 
7/2018 - 7/2019. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Bệnh nhân suy tim nhưng có các 
bệnh cấp tính hoặc ác tính kèm theo. 
- Bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp 
tim trước khi vào nghiên cứu. 
- Bệnh màng ngoài tim, bệnh tim bẩm 
sinh, bệnh cơ tim. 
- Bệnh tâm phế mạn tính. 
- Cường chức năng tuyến giáp. 
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên 
cứu. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả 
cắt ngang. 
* Các bước tiến hành: 
- Thu thập số liệu theo mẫu thống nhất 
với các thông số lâm sàng. 
- Xét nghiệm sinh hoá máu cơ bản. 
- Điện tâm đồ 12 đạo trình, siêu âm tim 
đo các thông số đường kính ngang nhĩ 
trái, đường kính thất tái cuối tâm trương, 
chỉ số khối cơ thất trái, tỷ số độ dày thành 
thất trái, phân số tống máu thất trái (bằng 
cách lấy giá trị trung bình của 3 lần đo, 
trong trường hợp có rối loạn vận động 
vùng, đánh giá chức năng tâm thu thất 
trái theo phương pháp Simpson 4 buồng, 
2 buồng). 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim: Dựa 
theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu 
Âu (2016): 
- Suy tim có phân số tống máu giảm 
(HFrEF): BN có các triệu chứng và dấu 
hiệu của suy tim và phân số tống máu 
< 40%. 
- Suy tim có phân số tống máu bảo tồn 
(HFpEF): BN có các triệu chứng và dấu 
hiệu của suy tim và phân số tống máu 
≥ 50% kèm với giá trị peptid lợi niệu natri 
tăng (BNP > 35 pg/ml, NT-pro BNP > 125 
pg/ml) và một trong hai bất thường: (1) 
dày thất trái và/hoặc giãn nhĩ trái; (2) rối 
loạn chức năng tâm trương. 
- Suy tim có phân số tống máu khoảng 
giữa (HFmrEF): BN có các triệu chứng và 
dấu hiệu của suy tim và phân số tống 
máu từ 40 - 49% kèm với giá trị peptid lợi 
niệu natri tăng (BNP > 35 pg/ml, NT-pro 
BNP > 125 pg/ml) và một trong hai bất 
thường: (1) dày thất trái và/hoặc giãn nhĩ 
trái; (2) rối loạn chức năng tâm trương. 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim mạn 
tính: BN bị suy tim tiến triển từ từ, thời 
gian kéo dài, trong đó có những giai đoạn 
ổn định xen kẽ với những đợt suy tim 
nặng lên. 
* Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ: Dựa 
vào điện tâm đồ. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 119 
- Sóng P mất được thay thế bởi sóng f. 
Các sóng f này làm cho đường đẳng điện 
thành một đường sóng lăn tăn. 
- Đặc điểm của sóng f: Tần số không 
đều, từ 300 - 600 chu kỳ/phút. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_cua_rung_nhi_voi_su_bien_doi_hinh_thai_chuc_na.pdf