Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu thường gặp trong sản phụ khoa và vẫn luôn là vấn đề bức xúc của công tác chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Nó đe dọa tính mạng người phụ nữ nếu chẩn đoán muộn và xử trí không kịp thời.

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 1

Trang 1

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 2

Trang 2

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 3

Trang 3

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 4

Trang 4

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 5

Trang 5

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 6

Trang 6

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 7

Trang 7

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 8

Trang 8

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 9

Trang 9

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang Danh Thịnh 13/01/2024 2000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung

Luận văn Đánh giá và cách chăm sóc bệnh nhân mổ chửa ngoài tử cung
BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 
KIỀU THỊ NGỌC KHÁNH 
ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN 
 MỔ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 
NAM ĐỊNH - 2018 
BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 
KIỀU THỊ NGỌC KHÁNH 
ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH CHĂM SÓC 
BỆNH NHÂN MỔ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Công Trình 
NAM ĐỊNH - 2018 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành được chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chí tình về 
kiến thức, tinh thần từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin 
bày tỏ long biết ơn tới: 
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã 
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề 
tốt nghiệp. 
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ 
Nguyễn Công Trình, người thầy đã tận tình dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến 
thức, phương pháp luận và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này. 
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cám ơn tới Quý Thầy Cô trong 
Hội đồng chấm tốt nghiệp đã cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành 
chuyên đề này. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Bệnh viện, Đơn vị Chăm sóc sức khỏe 
tại nhà Bệnh viện Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc đã hết sức tạo điều kiện cho tôi trong 
quá trình học tập cũng như hoàn thành chuyên đề. 
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè tôi đã luôn luôn đi cùng động viên giúp đỡ 
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi. 
Nam Định, ngày tháng năm 2018 
 Kiều Thị Ngọc Khánh 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BVSNTVP Bệnh viện Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc 
BN: Bệnh nhân 
BT: Buồng trứng 
BTC: Buồng tử cung 
CNTC: Chửa ngoài tử cung 
CTC: Cổ tử cung 
ĐDAĐ: Đầu dò âm đạo 
GPB: Giải phẫu bệnh 
TC: Tử cung 
VTC: Vòi tử cung 
MỤC LỤC 
Lời cảm ơn 
Danh mục các từ tiết tắt 
Danh mục các bảng, hình ảnh 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................. 3 
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3 
2.1.1. Giải phẫu và sinh lý của tử cung, vòi trứng............................................... 3 
2.1.2. Đại cương về chửa ngoài tử cung ............................................................. 5 
2.2. Chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung ................................................... 13 
2.2.1. Mục tiêu của chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung ........................... 13 
2.2.2. Vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân CNTC ............ 14 
2.2.3. Chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung điều trị ngoại khoa sau mổ. ..... 14 
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................ 18 
3.1. Áp dụng quy trình điều dưỡng vào chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung 
cụ thể ............................................................................................................... 18 
3.1.1. Hành chính ............................................................................................. 18 
3.1.2. Bệnh án chăm sóc ................................................................................... 18 
3.2. Các ưu điểm, nhược điểm .......................................................................... 23 
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ........................................................................... 25 
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 
DANH MỤC HÌNH ẢNH 
Hình 1.1.1. Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ (nhìn thẳng) ........................................ 4 
Hình 2.1. Các vị trí chửa ngoài tử cung [4] ......................................................... 6 
Hình 2.2. Các vị trí di chuyển của trứng ............................................................ 7 
1 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu thường gặp trong sản phụ 
khoa và vẫn luôn là vấn đề bức xúc của công tác chăm sóc sức khỏe trong cộng 
đồng. Nó đe dọa tính mạng người phụ nữ nếu chẩn đoán muộn và xử trí không 
kịp thời. 
Nguyên nhân của CNTC đến nay vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Có rất 
nhiều giả thiết khác nhau, song các tác giả đều nhấn mạnh đến viêm nhiễm 
đường sinh dục chủ yếu là viêm phần phụ, viêm nhiễm vùng tiểu khung sau nạo 
hút thai, sau sảy, đẻ, sau mổ lấy thai hoặc tiền sử thai chết lưu các biện pháp 
sinh đẻ kế hoạch (đặt dụng cụ tử cung), các kỹ thuật trong điều trị vô sinh và hỗ 
trợ sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tất cả các yếu tố trên 
đều góp phần làm tăng tần suất bệnh. 
Chửa ngoài tử cung được thống kê rất nhiều trong các tài liệu về y học của 
Việt Nam cũng như trên thế giới. CNTC khi chưa có biến chứng các triệu chứng 
bệnh thường nghèo nàn dễ lẫn với các bệnh lý khác khi có thai nên khi bệnh 
nhân vào viện nhiều khi đã trong tình trạng muộn. Trước kia việc chẩn đoán 
CNTC không có các xét nghiệm và những phương pháp thăm dò đặc hiệu nên 
việc chẩn đoán sớm CNTC rất khó khăn, Tỷ lệ CNTC được chẩn đoán muộn (có 
lượng máu trong ổ bụng trên 300ml) rất cao tới 18% [10]. 
Ngày nay nhờ tiếp cận được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên việc 
chẩn đoán sớm và điều trị CNTC đã có những bước phát triển vượt bậc. Phẫu 
thuật không còn là phương pháp duy nhất để điều trị CNTC, mà đã có phương 
pháp điều trị nội khoa bằng methotrexate (MTX). Phát hiện chính xác CNTC sẽ 
ngăn chặn được nguy cơ chảy máu nặng đe dọa tính mạng BN, và còn cho phép 
lựa chọn các phương pháp điều trị thích họp tránh được phẫu thuật, bảo tồn 
được vòi tử cung ở những phụ nữ còn nguyện vọng sinh đẻ, đồng thời rút ngắn 
thời gian n ... đường 
tĩnh mạch. 
+ Tiết niệu, sinh dục: bệnh nhân được rút thông tiểu cách đây 3 giờ, từ đó 
chưa đi tiểu lần nào. Hiện tại buồn tiểu nhưng chưa đi tiểu được. 
+ Khám sờ thấy cầu bàng quang căng nhẹ. 
+ Nội tiết: bình thường 
20 
+ Cơ xương khớp: bệnh nhân thấy người đau ê ẩm, không muốn trở mình 
hay ngồi dậy. 
+ Hệ da: hơi xanh 
+ Thần kinh, tâm thần: không có gì đặc biệt. 
- Các vấn đề khác: 
+ Bệnh nhân có đau tại vết mổ (điểm đau: 6), vết mổ khô. 
+ Bệnh nhân có mối lo lắng về khả năng bị ung thư vì lúc đầu BS chẩn 
đoán là CNTC nhưng khi phẫu thuật lại thấy có cả u buồng trứng. 
- Tham khảo hồ sơ bệnh án 
 + Kết quả siêu âm ổ bụng khi vào viện: Tử cung bình thường, niêm mạc 
TC mỏng, không có túi thai trong BTC. Buồng trứng phải có khối âm vang 
không đồng nhất KT 45mm. Bên trái TC có khối tăng âm giống túi ối, trong có 
túi noãn hoàng KT 37x90 mm. Có nhiều dịch tự do trong ổ bụng. 
+ Xét nghiệm bêta hCG: 1500UI/ml. 
+ Các kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu, XQ tim phổi: bình thường. 
+ Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối chửa VTC bên trái, bóc u 
bì buồng trứng phải. 
3.1.4. Chẩn đoán điều dưỡng 
- Bí tiểu liên quan đến giảm hoạt động cơ bàng quang do ảnh hưởng của 
thuốc mê. 
-> KQMĐ: Bệnh nhân tự đi tiểu được. 
- Lo lắng liên quan đến nỗi sợ mình bị ung thư. 
KQMĐ: Bệnh nhân không còn lo lắng, có kiến thức đúng về bệnh tật 
- Đau vết mổ liên quan đến hạn chế vận động 
-> KQMĐ: Điểm đau của bệnh nhân giảm xuống 4 sau 2 giờ 
- Nguy cơ táo bón liên quan đến hạn chế vận động. 
-> KQMĐ: Bệnh nhân không bị táo bón sau mổ; tích cực tham gia vận 
động: đến ngày 25/9 có thể đi bộ xung quanh phòng bệnh. 
3.1.5. Lập kế hoạch chăm sóc 
- Giải quyết tình trạng bỉ tiếu của người bệnh 
21 
- Giảm lo lẳng cho người bệnh 
+ Giải thích cho người bệnh hiểu ý nghĩa của cuộc mổ để người bệnh có 
kiến thức đúng về bệnh. 
+ Cung cấp các kiến thức giúp phòng và phát hiện sớm các bất thường sau 
khi mổ giúp người bệnh yên tâm. 
+ Khuyến khích sự tham gia của gia đình trong việc động viên người bệnh 
- Giúp người bệnh giảm đau: 
+ Can thiệp thuốc giảm đau theo y lệnh + Giữ ấm cho người bệnh 
+ Mát xa lưng và hướng dẫn người bệnh thay đổi tư thế phù họp giúp giảm 
đau 
+ Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động giải trí: đọc báo, nói 
chuyện.. 
- Phòng ngừa nguy cơ táo bón sau mo: 
+ Hướng dẫn người bệnh thay đổi thư thế, không nên nằm ở 1 tư thế quá lâu 
+ Từng bước hướng bệnh nhân ngồi dậy và tập đi lại, cùng hướng dẫn cho 
người nhà giúp đỡ bệnh nhân. 
+ Hướng dẫn người bệnh theo dõi để phát hiện khi có trung tiện trở lại. 
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: 
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 6 giờ/ lần + Theo dõi lượng 
nước tiểu trong ngày 
- Theo dõi thời điếm trung tiện của bệnh nhân. 
- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà 
+ Bệnh nhân không được ăn, uống cho đến khi trung tiện + Vệ sinh cá 
nhân 
+Thực hiện nội quy, quy định của khoa phòng, bệnh viện. 
- Thực hiện y lệnh của bác sỹ 
3.1.6. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 
- Giải quyết tình trạng bí tiếu của người bệnh: 
+ 15hl5 hướng dẫn bệnh nhân xoa nhẹ vùng bàng quang. 
+ Đưa bệnh nhân về tư thế thuận lợi: kê gối giúp nửa thân trên của bệnh 
22 
nhân cao hơn để bệnh nhân dễ đi tiểu và cho bệnh nhân và cho bệnh nhân đi tiểu 
tại giường. 
+ Kết quả: bệnh nhân đi tiểu được 450ml, nước tiểu trong. 
- Giảm lo lắng cho người bệnh 
+ 15h30 giải thích cho người bệnh hiểu ý nghĩa của cuộc mổ để người 
bệnh có kiến thức đúng về bệnh. Đồng thời kết họp tư vấn các biện pháp kế 
hoạch hóa gia đình cho bệnh nhân. 
+ Kết quả: người bệnh tỏ ra yên tâm sau khi được cung cấp thông tin: 
phần lớn khối u bì buồng trứng là lành tính và tỷ lệ ung thư hóa là rất thấp. Đồng 
thời kết quả giải phẫu bệnh lý của bệnh nhân là lành tính. 
- Giúp người bệnh giảm đau: 
+ Giữ ấm cho người bệnh 
+ Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động giải trí: đọc báo “Tuổi 
trẻ cười” 
+ 15h20 dùng thuốc giảm đau theo y lệnh: Paracetamol 500mg X 2 viên/ 
ngày, pha với 200ml nước, dùng đường uống. 
+ Kết quả sau 2 giờ bệnh nhân thấy giảm đau nhiều. Điểm đau: 4 
- Phòng ngừa nguy cơ tảo bón sau mổ: 
+ 15h40: hướng dẫn người bệnh thay đổi thư thế: 30 phút thay đổi tư thế 1 
lần (nghiêng phải - trái, gấp-duỗi tay chân). 
+ Hướng dẫn người nhà cách đỡ bệnh nhân dậy để ngồi tựa vào thành 
giường và từng bước tập đi quanh giường. 
+ Đến 17h00: bệnh nhân đã thực hiện được việc thay đổi tư thế nằm, gấp 
duỗi các chi, và cảm thấy đỡ mỏi người hơn lúc trước. 
- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà: 
15h40: 
+ Phổ biến nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và người nhà. 
+ Hướng dẫn người nhà cách vệ sinh cho bệnh nhân tại giường. 
+ Kết quả: bệnh nhân và người nhà hiểu và thực hiện đúng nội quy khoa 
phòng; bệnh nhân được làm vệ sinh thân thể và thay quần áo. 
23 
- Dinh dưỡng 
+ Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi phát hiện thời điểm trung tiện 
16h00: Thực hiện y lệnh thuốc: truyền dịch tĩnh mạch: Dextrose 5% X 50 
ml, tốc độ 50 giọt/phút. 
3.1.7. Lượng giá 
Thời điểm lượng giá: 17h00 ngày 24/5/2018 
- Tình trạng bí tiểu của bệnh nhân đã được giải quyết. 
- Bệnh nhân không còn lo lẳng về vấn đề bị ung thư, có hiểu biết đúng về 
bệnh tật. 
- Điểm đau của bệnh nhân giảm: từ 6-> 4. 
- Còn ra ít máu âm đạo 
- Bệnh nhân được vệ sinh tại giường và thay quần áo. 
- Bệnh nhân có vận động tại giường nhưng chưa ngồi dậy được. 
- Bệnh nhân chưa trung tiện. 
3.2. Các ưu điểm, nhược điểm 
* Ưu điểm 
 - Trang thiết bị cơ sở hạ tầng của bệnh viện tốt, sạch sẽ đảm bảo cho quá 
trình chăm sóc người bệnh. 
 - Điều dưỡng viên bệnh viện nói chung, khoa ngoại nói riêng đều được 
đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp, tham gia các lớp học về công tác chăm sóc bệnh 
nhân, tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng người bệnh trước đó tại các bệnh viện tuyến trên 
 - Công tác chăm sóc người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng 
quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt 
 - Người bệnh được chăm sóc theo quy trình chuẩn, các bộ phận liên kết 
chặt chẽ, phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng, kết quả chăm sóc bệnh nhân tiến 
triển tốt lên từng ngày, không xảy ra biến chứng bất thường. 
- Công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe sau ra viện của bệnh nhân bước đâu được 
quan tâm, đã có những tiến triển đáng ghi nhận của đội ngũ nhân viên y tế tại Trung 
tâm 
- Công tác chăm sóc về dinh dưỡng người bệnh bước đầu hình thành, được định 
hướng đúng, phát triển bước đầu, đã có tính hệ thống và chuyên nghiệp 
24 
- Người bệnh được hướng dẫn chế độ tập luyện hợp lý theo thời gian và 
tình trạng sức của người bệnh. 
*Tồn tại: 
- Những ngày sau phẫu thuật cần có phối hợp nhiều hơn giữa bác sỹ và 
điều dưỡng chăm sóc, cần bổ sung thêm các biện pháp khác để giảm đau cho các bệnh 
nhân, cần lên quy trình chăm sóc chuẩn, bắt buộc và có sự phối hợp chuyên môn cùng 
chuyên khoa gây mê hồi sức trong 24h đầu sau mổ 
-Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện chủ yếu do cơ sở hạ tầng, nhân lực 
còn hạn chế, vấn đề phối hợp các chuyên khoa tham gia còn thiếu. Quá trình chăm sóc 
bệnh nhân vẫn chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của người nhà. 
-Hiện tại dinh dưỡng của người bệnh phần lớn người nhà người bệnh tự lo, do 
Bệnh viện cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện thực hiện khẩu phần ăn cho người bệnh. 
- Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, chưa chuyên nghiệp, còn 
chung chung, nhiệm vụ chủ yếu được dành cho bác sỹ điều trị 
- Vấn đề chống nhiễm khuẩn chéo, nhiễm khuẩn bệnh viện còn thiếu, 
chưa được chú trọng, công tác chăm sóc chống nhiễm trùng cơ hội còn chưa được 
nhắc đến trong quy trình chăm sóc. 
*Nguyên nhân: 
- Lực lượng điều dưỡng còn ít, bệnh nhân lại đông nên không có đủ thời 
gian theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn cũng như chăm sóc toàn diện cho người bệnh. 
- Điều dưỡng cần bổ sung thêm các khóa học đào tạo giáo dục sức khỏe 
cho người bệnh một cách bài bản 
25 
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH 
1. Xây dựng quy trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh, chuẩn bị tốt cơ sở 
vật chất, nhân lực cho quy trình này, phát triển quy trình một cách có hệ thống và 
chuyên nghiệp. 
2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho Điều dưỡng bằng các khóa học 
chuyên khoa để có đủ kiến thức chăm sóc, tư vấn chuyên sâu 
3. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quy trình điều dưỡng. Cần có chế độ khen 
thưởng thích hợp để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. 
4. Dinh dương cần xây dựng ăn theo suất ăn của bệnh nhân. Khi người bệnh 
xuất viện phải dặn người bệnh tái khám định kỳ, chú trọng công tác giáo dục tư vấn 
sức khỏe, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm 
26 
KẾT LUẬN 
CNTC một cấp cứu thường gặp trong sản phụ khoa và đang là vấn đề bức 
xúc của công tác chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng, đồng thời cũng là mối 
quan tâm lớn của phụ nữ hiện đại. Nó đe dọa tính mạng người phụ nữ nếu chẩn 
đoán muộn và xử trí không kịp thời. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến CNTC nhưng đáng nói đến nhất là viêm 
nhiễm đường sinh dục chủ yếu là viêm phần phụ, viêm nhiễm vùng tiểu khung 
sau nạo hút thai, sau sảy, đẻ, sau mổ lấy thai hoặc tiền sử thai chết lưu các biện 
pháp sinh đẻ kế hoạch (đặt dụng cụ tử cung), các kỹ thuật trong điều trị vô sinh 
và hỗ trợ sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tất cả các yếu tố 
trên đều góp phần làm tăng tần suất gây CNTC. 
Trong xã hội hiện đại tỷ lệ CNTC đang ngày càng tăng cao, vì vậy tìm 
hiểu về bệnh CNTC là một điều cần thiết. Qua chuyên đề này người cán bộ y tế, 
đặc biệt là các điều dưỡng viên nắm vững được những kiến thức cơ bản về bệnh 
học cũng như biết cách chăm sóc người bệnh CNTC, cùng phối hợp với bác sĩ 
để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị và nâng cao sức khỏe sinh sản cho 
người phụ nữ. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TIẾNG VIỆT 
1. Bộ môn Mô học và Phôi thai học - Trường Đại học Y Hà Nội (1999), 
“Cấu trúc mô học bộ phận sinh dục nữ”, Mô học, Nhà xuất bản y học Hà 
Nội, tr. 417 - 419. 
2. Trịnh Bình (2002), “Hệ sinh dục nữ”, Bài giảng mô học, Nhà xuất bản y 
học Hà Nội, tr 223-238. 
3. Dương Thị Cương (1978), “Nhắc lại giải phẫu bộ phận sinh dục nữ”, Sản 
phụ khoa, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 22- 23. 
4. Dương Thị Cương (1991), “Chửa ngoài tử cung ”, Bách khoa thư bệnh 
học tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển quốc gia Việt Nam, tr. 119-121. 
5. Phan Trường Duyệt (2003), “Siêu âm chẩn đoán chửa ngoài tử cung”, Kỹ 
thuật siêu âm và ửng dụng trong sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học kỹ thuật 
Hà Nội, tr 58-64. 
6. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2003), “Chửa ngoài tử cung”, Lâm 
sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 153-161, 384-396. 
7. Lê Văn Điển (1998), “Thai ngoài tử cung”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản 
thành phố Hồ Chí Minh, tr. 811-819. 
8. Nguyễn Đức Hinh (2002) , “Nhận xét tình hình CNTC năm 1995 tại viện 
BVBMTSS”, Tạp chí y học Hà Nội số 9/2002. 
9. Nguyễn Đức Hinh (2004), “Chửa ngoài tử cung”, Phụ khoa dành cho thầy 
thuốc thực hành, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 196 - 197. 
10. Phạm Thanh Hiền (1999), “Tình hình điều trị CNTC năm 1998 tại viện 
BVBMTSS”, Tạp chí thông tin Y dược chuyên đề Sản phụ khoa, tr. 22-23. 
11. Vương Tiến Hoà (2002) , “Nghiên cứu một số yếu tố góp phần chẩn đoán 
sớm CNTC”, Luận án tiến sỹ y học , tr 8-39. 
12. Trần Công Hoan (2000), “Siêu âm qua đường âm đạo trong CNTC ”, Tạp 
chí y học Việt Nam số 5/200, tr. 138 - 139. 
13. Phạm Thị Hoa Hồng (2000), “Sự thụ tinh, sự làm tổ và phát triển của 
 trứng”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 10 - 21. 
14. Dương Tử Kỳ (1978) , “Chửa ngoài tử cung”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản 
y học Hà Nội, tr. 359 -365. 
15. Đỗ Thị Ngọc Lan (1999), “Một số nhận xét về chẩn đoán và xử trí CNTC 
bằng phẫu thuật nội soi ”, Tạp chí thông tin y dược - số đặc biệt chuyên đề 
Sản phụ khoa tháng 12/1999, tr. 23-26. 
16. Nguyễn Minh Nguyệt (1991) , “Tình hình CNTC tại viện BVBVTSS trong 
5 năm 1985-1989”, Hội nghị tổng kết nghiên cửu khoa học và điều trị, tr. 
1- 14. 
17. Ngô Văn Tài, “Hút thai và CNTC”, Y học thực hành số 482, 7-2004, tr. 
12-14. 
18. Nguyễn Viết Tiến (2002), “Chửa ngoài tử cung”, Bài giảng sản phụ khoa, 
Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 124-127. 
19. Lê Anh Tuấn (2003), “Hút điều hoà kinh nguyệt có biến chứng sớm và hậu 
quả CNTC tại 3 bệnh viện phụ sản ở Hà Nội ”, Tạp chí y học thực hành số 
440, tr 207-210. 
20. Tạ Thị Thanh Thuỷ, Đỗ Danh Toàn (2003), “Điều trị CNTC với 
Methotrexat một nghiên cứu thực nghiệm không so sánh tại Bệnh viện 
Hừng Vương”, Hội thảo Việt Pháp lần thứ 3, chuyên đề phụ nữ và trẻ sơ 
sinh. 
21. Phan Viết Tâm (2003), “Nghiên cửu tình hình CNTC tại bệnh viện 
BVBMTSS trong 2 năm 1999-2000 ”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại 
học y Hà Nội, tr 25-26. 
TIẾNG ANH 
22. Arias-Stella J (1954), “Atypical endometrial changes associated with the 
presence of chorionic tissue”, Arch, Pathol, page 58-112. 
23. Buster E John (1995), “Ectopic pregnancy new advances in diagnosis and 
treatment”, current opinion in obtertries and gynecolog, Vol7, No3, page 
168- 173. 
 24. Cumingham F.Gary (2001) , “Ectopic pregnancy” ,Williams obstetrices 
21st Edition, Appleton and Lange, Connection, pp. 833 - 905. 
25. Heather Murray (2005), “Diagnosis and treatment of ectopic prenancy”, 
CMAJ 173 (8), pp. 905-12. 
26. Matthew L.Smith, “Nonsurgical Medical Treatment of Ectopic 
Pregnancy”, The workshop on obstetrics, gynecology and asisterd 
reproduction, January 23, 2008. 
27. Penoll Martin (1994), “Early pregnancy risks”, Current obstetric and 
gynecology. Diagnosis and treatment, A . H . Dechemey J .B. Lippcott 
company Philadenphia, pp. 314-315. 
28. Stovall T, Ling F (1993), “Single-dose methotrexate:an expandted 
clinicaltrial”, AM J obstetb gynecol, pp. 1759-1765. 
Tanaka T, Haayyshi K.Utruzawa T, et at (1982) , “Treatment of 
interstitial ectopic pregnancy with methotrexate”, Report of a sucsessfull case 
Fertil Steril, pp. 37, 851. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_danh_gia_va_cach_cham_soc_benh_nhan_mo_chua_ngoai_t.pdf