Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường

Trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, con người đã phải chống chọi với vô vàn trận

đại dịch khủng khiếp. Số lượng tử vong trong mỗi trận dịch có thể dao động từ vài nghìn cho đến

hàng trăm triệu người. Nhà dịch tễ học Predrag Kon đã đánh giá rằng đó là mối đe dọa đáng sợ

hơn cả chiến tranh hạt nhân, và thảm họa tự nhiên. Ngoài tác động lên sức khoẻ mạng sống con

người, nó còn khiến cho nền kinh tế, chính trị, giao thương giữa các nước chao đảo và suy sụp.

Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, tình hình bệnh dịch trên thế giới có

nhiều diễn biến phức tạp, có những bệnh dịch mới đã xuất hiện như SARS, Ebola, HIV/AIDS, cúm

A/H5N1, Có những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch đã được khống chế từ lâu, nay lại tiếp

tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân loại.

Gần đây nhất, cả thế giới phải chứng kiến một đại dịch kinh hoàng ” Dịch Covid-19, thứ đã cướp đi

mạng sống của 203.467 nghìn người trên toàn thế giới (tính đến 11:50, ngày 26/04/2020) và vẫn

chưa có dấu hiệu suy giảm.

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường trang 1

Trang 1

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường trang 2

Trang 2

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường trang 3

Trang 3

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường trang 4

Trang 4

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường trang 5

Trang 5

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 6540
Bạn đang xem tài liệu "Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường

Lợi ích và tác hại của dịch Covid-19 đối với con người và môi trường
2266 
LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI 
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 
Huỳnh Thị Ng c Huyền, Trần Thế Hào, Phan Đức Hiếu 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Võ Thị Thu ươ 
TÓM TẮT 
Trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, con người đã phải chống chọi với vô vàn trận 
đại dịch khủng khiếp. Số lượng tử vong trong mỗi trận dịch có thể dao động từ vài nghìn cho đến 
hàng trăm triệu người. Nhà dịch tễ học Predrag Kon đã đánh giá rằng đó là mối đe dọa đáng sợ 
hơn cả chiến tranh hạt nhân, và thảm họa tự nhiên. Ngoài tác động lên sức khoẻ mạng sống con 
người, nó còn khiến cho nền kinh tế, chính trị, giao thương giữa các nước chao đảo và suy sụp. 
Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, tình hình bệnh dịch trên thế giới có 
nhiều diễn biến phức tạp, có những bệnh dịch mới đã xuất hiện như SARS, Ebola, HIV/AIDS, cúm 
A/H5N1, Có những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch đã được khống chế từ lâu, nay lại tiếp 
tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân loại. 
Gần đây nhất, cả thế giới phải chứng kiến một đại dịch kinh hoàng ” Dịch Covid-19, thứ đã cướp đi 
mạng sống của 203.467 nghìn người trên toàn thế giới (tính đến 11:50, ngày 26/04/2020) và vẫn 
chưa có dấu hiệu suy giảm. 
Từ khóa: Covid-19, đại dịch, phòng ngừa Covid, du lịch, lằn ranh đỏ. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành đối với các nước trên thế giới, mà chịu ảnh hưởng 
nặng nề nhất là các nước đang phát triển. Sự truyền nhiễm lây lan với một tốc độ nhanh đến chóng 
mặt khiến các quốc gia phải đóng cửa biên giới, tạm ngừng mọi hoạt động giáo dục, kinh doanh, 
du lịch, dịch vụ, Bên cạnh ảnh hưởng tồi tệ đó, dịch Covid-19 cũng đem lại một số mặt cải thiện 
đáng kể cho môi trường xung quanh. Dịch Covid-19 liệu có thật sự đáng sợ và nguy hiểm không? 
Lợi ích và tác hại của dịch bệnh này đối với môi trường và con người như thế nào? Hay nói một cách 
đơn giản thì đây có phải là lời cảnh báo của ‚Mẹ thiên nhiên‛ gửi tới nhân loại toàn cầu khi con 
người đang dần huỷ hoại môi trường tự nhiên cũng như săn bắn thú rừng vô tội vạ? 
2 NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng 
Dịch Covid-19 xuất hiện vào tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Từ 
một nhóm người mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân tại chợ buôn bán hải sản Hoa Nam 
ngay bên trong thành phố. nCoV-2019 là loại virus nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và tốc độ lây lan 
nhanh, hiện chưa có vắc-xin cho chủng virus này. Theo số liệu thống kê từ Wikipedia, tính đến 12:50 
2267 
ngày 26/4/2020, toàn thế giới đã có 2.923.670 triệu ca nhiễm bệnh được ghi nhận. Theo báo cáo 
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dự kiến dịch bệnh sẽ còn kéo dài cho đến hết năm 2020, tỷ lệ 
người mắc và tử vong vẫn sẽ tiếp tục tăng. Đây là một tin đáng buồn đối với nhân loại, khi phải đón 
nhận một thập kỷ mới trong không khí đại dịch đang tràn lan như hiện nay. Đại dịch đã gây ảnh 
hưởng đến toàn bộ hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia và làm trì trệ nền kinh tế 
thế giới. Theo cảnh báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nếu đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo 
dài đến hết năm 2020, tổn thất kinh tế đối với nền kinh tế thế giới có thể lên tới 4,1 ngàn tỉ USD, 
tương đương với gần 5% sản lượng kinh tế toàn cầu. 
2.2 Nguyên nhân 
Xét về mặt sinh học, nCoV-2019 có bộ mã gen tương đồng đến 96% so với mã gen của virus 
Corona trong Dơi và 99% so với mã gen của Virus Corona xuất hiện trong Tê tê. Hiện tại, thông tin 
này vẫn còn đang gây tranh cãi trong cộng đồng vì tính xác thực, song việc tiêu thụ sản phẩm thịt 
bừa bãi từ các động vật hoang dã vẫn đang bị lên án mạnh mẽ, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ 
gây hại đến sức khỏe con người, điển hình như ngộ độc thực phẩm. Sau khi được một nhóm các 
nhà khoa học tại Trung Quốc phân lập, trình tự gen của nCoV-2019 có điểm tương đồng với virus 
trong đại dịch SARS 2002 đến 79,5%, với MERS-CoV con số này là 50%. Điều này đã thể hiện, nCoV-
2019 cùng loài với virus SARS, nhưng lại là chủng khác của loài gây viêm phổi cấp ở người hay còn 
gọi là Hội chứng Hô hấp cấp, tính nghiêm trọng tương tự như SARS. Hai tháng sau khi virus nCoV-
2019 hoành hành, ngày 11/2/2020, Ủy ban Quốc tế về phân loại virus (ICTV) đã công bố tên ‚severe 
acute respiratory syndrome coronavirus 2‛ (virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng Corona 2), 
gọi tắt là SARS-nCoV-2, là tên gọi chính thức của nCoV-2019. Ngày 11/3/2020, WHO chính thức 
tuyên bố dịch bệnh do virus SARS-nCoV-2 gây nên là đại dịch toàn cầu, đưa ra cảnh báo cao nhất 
về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh do loại virus này gây ra. Để tránh việc sử dụng tên SARS có thể 
vô tình gây ra hoang mang không cần thiết ở một bộ phận dân chúng, đặc biệt là ở châu Á nơi 
từng hứng chịu dịch SARS vào năm 2003. WHO đã bắt đầu sử dụng cách nói ‚virus chịu trách 
nhiệm về Covid-19‛ hay ‚virus Covid-19‛ khi thông báo về dịch bệnh cho công chúng. Đây là các 
cách gọi bổ sung và không nhằm thay thế hoàn toàn cho tên gọi chính thức do ICTV đề xuất. 
2.3 Hậu quả 
2.3.1 Mặt hại 
Đại dịch Covid-19 đã và đang là một sát thủ vô hình, đi qua bao nhiêu cường quốc hùng mạnh, để 
lại đằng sau đó là hàng nghìn cái chết đau thương. Không chỉ dừng ở việc sát hại hàng nghìn 
người, Covid-19 vẫn đang để lại nhiều nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, làm xáo trộn, gây ảnh 
hưởng trầm trọng tới tâm lý của loài người trên toàn thế giới (trên thế giới hiện tại đang có 2.923.111 
triệu người nhiễm bệnh, 203.307 nghìn người chết và 837.323 nghìn người hồi phục (14:25, 
26/04/2020). Ngoài ra, đại dịch Covid-19 còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới. 
Thực tế cho thấy, hàng nghìn công xưởng xí nghiệp bị đ nh trệ, nhiều ngân hàng bị đóng băng, 
xăng dầu tuột giá, vật tư thiết bị y tế khan hiếm, Bởi vì lẽ đó, tỷ lệ thất nghiệp của công nhân cũng 
ngày một tăng. Buộc các quốc gia trên thế giới phải gồng mình, vừa phải chống dịch vừa phải đau 
2268 
đầu với bài toán thúc đẩy kinh tế, mà thực tế chính là chống lại sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Ước 
tính, riêng khu vực Đông Á và TBD, dự kiến trong năm 2020 sẽ có đến 24 triệu người thoát nghèo, 
nhưng với tình hình hiện tại vẫn đang tiếp tục xấu đi thì số người nghèo sẽ cán mốc 11 triệu người. 
Trước tình hình căng thẳng đó nhiều quốc gia đã ban hành chính sách cách ly xã hội, để ngăn 
chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong cộng đồng đã bắt đầu có hiệu quả. Nhưng cũng chính vì 
thế mà chúng ta không thể phủ nhận rằng hầu hết các ngành kinh tế phải đang chịu ảnh hưởng. 
Bởi vì, cách ly xã hội đã khiến ngành giao thông vận tải thiệt hại rất nhiều do không thể di chuyển 
sang các tỉnh thành trong nước. So với quy mô quốc tế, nó chính là tạm ngừng toàn bộ các hoạt 
động giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các nước khác, dẫn đến việc thu hẹp thị trường trên diện 
rộng, khiến cho tổng thu nhập của mỗi quốc gia trở nên giảm sút nghiêm trọng. Nói riêng về Việt 
Nam, tờ báo ‚Tuổi Trẻ‛ đã ghi nhận hiện doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải Việt 
Nam đang bị giảm sút mạnh lên đến 90% do ảnh hưởng của dịch Covid-19, và các hoạt động gần 
như không hiệu quả. Đối với các tỉnh thành, hay các nước chủ yếu phát triển bằng ngành du lịch, thì 
đây có lẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất vì sự đóng cửa dài hạn vì dịch, một số doanh nghiệp 
đã phải phá sản vì không đủ chi phí để duy trì hoạt động. Sau khi chính phủ các quốc gia ban hành 
lệnh cấm nhập cảnh, phong toả những địa điểm có nguy cơ nhiễm bệnh, đóng cửa một số ngành 
dịch vụ, khuyến cáo người dân nên ở nhà thì lượng người đến các điểm du lịch đồng loạt giảm 
mạnh, lượng khách du lịch quốc tế từ cuối tháng 3 năm 2020 sẽ giảm từ 20-30%. Tổn thất ước tính 
đối với hoạt động du lịch quốc tế là 300-450 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2020, tương đương gần 1/3 
trong số 1.500 tỷ USD mà ngành du lịch quốc tế thu được vào năm 2019. Lấy một ví dụ cụ thể khác, 
dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối tháng 12 - 2019. TP Vũ Hán 
lại là đầu mối giao thông quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của Trung Hoa đại lục. 
Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Vũ Hán đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn của phương Tây đến 
mở chi nhánh và nhà máy sản xuất tại thành phố, 11 triệu dân này trong đó số nhà máy sản xuất 
mặt hàng công nghệ di động chiếm phần lớn. Theo nhận định của giới phân tích công nghệ, 
những sản phẩm công nghệ tiêu dùng như iPhone, máy tính để bàn, laptop cho đến tivi màn hình 
LCD, vì đa số sản phẩm này đều được lắp ráp hoặc dùng phụ kiện sản xuất tại Trung Quốc với lý do 
là chi phí nhân công rẻ, nhưng từ lúc dịch bệnh bùng phát, hàng loạt nhà máy, dây chuyền sản 
xuất phải đóng cửa, công nhân bắt buộc phải nghỉ làm, và từ đó khiến cho chuỗi cung ứng thiết bị 
điện tử, phụ kiện tại Trung Quốc phải ‚đóng băng‛. Có thể thấy sự đ nh trệ trong khâu sản xuất 
khiến các ‚ông to mặt lớn‛ trong giới công nghệ điện tử chịu tổn thất nặng nề, điển hình là Apple 
‚bay‛ 62 tỉ USD, kế đến là Microsoft mất 60 tỉ USD, Amazon và Alphabet (công ty mẹ của Google) 
mỗi hãng bị ‚bốc hơi‛ 40 tỉ USD, ‚nhẹ‛ nhất là Facebook, mất 25 tỉ USD. Tất cả những điều đó càng 
làm rõ một điều rằng, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của các quốc gia 
trên thế giới. Nếu không sớm có những biện pháp hiệu quả để khắc phục thì thời kỳ ‚Đại Suy 
Thoái‛ là không thể tránh khỏi. 
2.3.2 Mặt lợi 
Ngoài những bất lợi do Covid-19 gây ra, ta cũng không thể phủ nhận rằng dịch bệnh đã ‚vô t nh‛ 
cải thiện môi trường sống xung quanh ta. Điển hình đó chính là chất lượng không khí toàn cầu đã 
được cải thiện đáng kể, bầu khí quyển đang ‚tự hồi phục‛ cho chính nó, bởi sự đóng cửa của các 
2269 
nhà máy và các khu công nghiệp trên diện rộng. Lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường 
giảm mạnh. Ở Venice (Italy), các kênh rạch và dòng nước có dấu hiệu trong hơn, một số đã xuất 
hiện sự quay loại của các loài cá. Bên cạnh đó, người dân ở Venice bắt gặp những chú thiên nga 
trắng muốt xuất hiện trên những con kênh trong thành phố, vốn là thứ mà mọi người nghĩ sẽ không 
bao giờ xảy ra, vì mức độ ô nhiễm trước đây. Ở Ấn Độ, lần đầu tiên trong vòng 30 năm người dân 
Ấn Độ nhìn thấy dãy HIMALAYA trên chính đất nước của họ với khoảng cách 200 km do sự giảm 
mật độ bụi mịn trong không khí. Ở một số nơi khác, trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid-19 
còn giúp cho một số nhân viên thích làm việc ở nhà hơn, họ có có thêm thời gian chăm sóc gia 
đ nh, chăm sóc bản thân và học thêm cách nấu nhiều món ăn ngon, đôi khi cũng để hoàn thành 
những luận án, soạn thảo những dự án còn đang dở dang,... Một số người thừa nhận rằng, họ có 
cơ hội được trải nghiệm nhiều hơn, giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, do không cần 
phải đi ra đường và di chuyển tới nơi làm việc, kiểm soát được thời gian giúp thực hiện công việc 
được thoải mái hơn, tính hiệu quả và năng suất công việc cũng được cải thiện tốt hơn. Một lợi ích 
đáng kể khác, mà có lẽ ít người ngờ tới đó là đại dịch giúp chúng ta dành thời gian nhiều hơn cho 
người thân trong gia đ nh, gắn kết thêm tình yêu thương giữa các thành viên lại với nhau. Nhân lúc 
toàn xã hội đang cùng chung sức vượt qua đại dịch, và thực hiện cách ly xã hội thì mọi người trong 
gia đ nh mới thật sự có cơ hội làm mọi việc cùng nhau. Đây cũng là khoảng thời gian đáng ghi nhớ 
cho mỗi gia đ nh, vì đối với một số người việc được đoàn tụ, sum vầy bên gia đ nh không phải là 
chuyện dễ dàng. Hơn thế nữa, việc cách ly xã hội cũng dẫn đến một sự thật không thể chối cãi, đó 
chính là mọi người bắt đầu có xu hướng đặt hàng online. Đại diện Saigon Co.op cho biết kênh mua 
sắm qua điện thoại, qua website của doanh nghiệp này đã tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn 
với hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày. Ước tính đơn hàng giao dịch thông qua kênh giao dịch trực 
tuyến này, tăng gấp 10 lần so với ngày thường. Trong những thời gian cao điểm, ước tính sàn phát 
sinh 3.000 4.000 đơn hàng/phút. Việc làm này vừa có thể giúp cho một số doanh nghiệp kiếm 
thêm nguồn thu từ những kênh mua sắm trực tuyến, vừa giúp xã hội tiếp cận nhanh hơn với thời 
đại mới, từng bước bắt kịp sự tăng trưởng và phát triển của công nghệ, của xã hội. Đặc biệt hơn, ‚lợi 
ích‛ mà đại dịch toàn cầu mang lại cho con người chúng ta trong tương lai là việc thay đổi lối sống 
lành mạnh, an toàn, vệ sinh, đó là một lợi ích thiết thực. Nếu trong quá trình cách ly xã hội làm cho con 
người quen với thói quen đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, thì đó là sự thay đổi lớn thể hiện việc 
đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Đồng thời, góp phần giảm thiểu bệnh tật, mang lại lợi ích cho xã 
hội, đem lại một dấu hiệu tích cực cho môi trường và đời sống con người cũng như nhân loại. 
2.4 Giải pháp 
Để có thể phòng chống dịch Covid-19 một cách tốt nhất, trước tiên chúng ta cần có được sự góp sức 
của toàn nhân loại. Mỗi người trong chúng ta phải tự ý thức và tuân thủ theo lời khuyên, cũng như 
các biện pháp của Chính phủ ban hành để phòng chống dịch. Dưới đây là một số biện pháp: 
– Chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết. 
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài, cởi bỏ khẩu trang y tế bằng cách gỡ nó ra từ phía sau (không 
chạm vào mặt trước của khẩu trang) và vứt ngay vào thùng rác. Sau đó làm sạch tay bằng 
cồn hoặc xà phòng và nước. 
2270 
– Giữ khoảng cách 2 m khi giao tiếp. 
– Tuyệt đối không được tụ tập nơi đông người. 
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng thường xuyên vệ sinh 
tay bằng xà phòng hoặc cồn khử khuẩn. 
– Giữ cho cơ thể ấm, vùng cổ ẩm, uống nước điều độ, làm việc có khoa học, tránh tiêu hao 
nhiều sức lực. 
– Không tiêu thụ các sản phẩm thịt động vật hoang dã. 
– Lau chùi sạch sẽ các vật dụng trong nhà, giữ gìn khuôn viên nhà cửa nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. 
– Tuyên truyền cho mọi người, bạn bè và người thân cùng thực hiện đúng với chính sách của 
Nhà nước ban hành, để đảm bảo an toàn cho mọi người, nâng cao ý thức phòng chống dịch 
cho cộng đồng. 
– Khai báo y tế về tình trạng của bản thân một cách trung thực, tự cách ly tại nhà trong vòng 14 
ngày nếu có di chuyển từ xa về, báo ngay cho cơ quan y tế khi có triệu chứng ho, sốt. 
– Liên tục cập nhật tin tức thời sự, tin tức liên quan đến dịch, không chủ quan, lơ là, coi thường 
dịch bệnh. 
3 KẾT LUẬN 
Đại dịch Covid-19 là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian con người trên 
toàn thế giới lo sợ và bất an nhất. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian, tất cả mọi người trên thế 
giới đồng lòng đoàn kết cùng nắm tay nhau đẩy lùi dịch bệnh này. Bên cạnh đó, mỗi người trong 
chúng ta cần phải chú trọng về vấn đề môi trường hiện nay, không chặt phá rừng, săn bắt động vật 
hoang dã,... để xây dựng lại một môi trường sống xanh cho toàn cầu. Đồng thời, với sự tiến bộ và 
phát triển không ngừng của đội ngũ cán bộ y tế, và với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, 
cùng với sự đồng lòng chung tay góp sức phòng bệnh của mỗi người dân trên toàn thế giới, đại 
dịch Covid-19 đang có khả năng suy giảm và được đẩy lùi. Chúng ta ” công dân của Việt Nam nói 
riêng, cũng như mọi người trên thế giới nói chung, cùng nhau dốc sức đẩy lùi dịch bệnh vì một cộng 
đồng luôn khỏe mạnh, đoàn kết và phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] H.Thảo (2020), Ngành du lịch thế giới thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19, 
<
Covid-19-552150.html>, truy cập 24/4/2020. 
[2] Hoa Lan (2020), Đại dịch Covid-19 giúp giảm khí thải, ô nhiễm và bài học sau đó 
<https://www.nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/item/43717202-dai-dich-Covid-19-giup-
giam-khi-thai-o-nhiem-va-bai-hoc-sau-
do.html?fbclid=IwAR3f79ticJlOalZHlt9TTudOxrfClAxZihBBr14SBl5RhfPBmalkw2f7WEA>, truy 
cập 24/4/2020. 
2271 
[3] Lân Trần (2020), Đại dịch Corona và thông điệp ‘lằn ranh đỏ’ từ Mẹ Thiên nhiên, 
, truy cập 
ngày 25/4/2020. 
[4] WHO (2020), 10 biện pháp cơ bản phòng ngừa COVID-19, <https://tuoitre.vn/10-bien-phap-
co-ban-phong-ngua-Covid-19-20200229144257284.htm?fbclid=IwAR19QTgGUIbdpxQ1-
eRvIoU4qntenE-_WJl6PXBdyLOZvWgwb7SZ1TlwpRU>, truy cập ngày 24/4/2020. 

File đính kèm:

  • pdfloi_ich_va_tac_hai_cua_dich_covid_19_doi_voi_con_nguoi_va_mo.pdf