Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống

Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam về xây dựng nông thôn mới đã hoàn

thành ở một số địa phương. Kết quả khảo sát 200 hộ dân xã Văn Lang (huyện Hưng Hà, tỉnh

Thái Bình) đối với 9 tiêu chí về nâng cao mức sống cho thấy đa số người dân tin rằng 7 tiêu chí

đạt được là bền vững, 2 tiêu chí đạt được là không bền vững. Điều kiện sống của người dân, sự

hoạt động của truyền thông đại chúng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến niềm tin của người

dân về nâng cao mức sống. Người càng có mức sống cao và càng tiếp cận được thông tin đại

chúng thì càng có niềm tin lạc quan vào sự bền vững của các tiêu chí mà Chương trình xây dựng

nông thôn mới đạt được.

Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống trang 1

Trang 1

Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống trang 2

Trang 2

Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống trang 3

Trang 3

Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống trang 4

Trang 4

Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 4840
Bạn đang xem tài liệu "Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống

Niềm tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức sống
96 
Niềm tin của người dân 
về mục tiêu nâng cao mức sống 
Lương Ngọc Thúy1, Phan Đức Nam2 
1, 2 Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: lnthuy2001@gmail.com 
Email: paduna777@yahoo.com 
Nhận ngày 3 tháng 11 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 12 năm 2017. 
Tóm tắt: Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam về xây dựng nông thôn mới đã hoàn 
thành ở một số địa phương. Kết quả khảo sát 200 hộ dân xã Văn Lang (huyện Hưng Hà, tỉnh 
Thái Bình) đối với 9 tiêu chí về nâng cao mức sống cho thấy đa số người dân tin rằng 7 tiêu chí 
đạt được là bền vững, 2 tiêu chí đạt được là không bền vững. Điều kiện sống của người dân, sự 
hoạt động của truyền thông đại chúng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến niềm tin của người 
dân về nâng cao mức sống. Người càng có mức sống cao và càng tiếp cận được thông tin đại 
chúng thì càng có niềm tin lạc quan vào sự bền vững của các tiêu chí mà Chương trình xây dựng 
nông thôn mới đạt được. 
Từ khóa: Nông thôn mới, mức sống, niềm tin. 
Phân loại ngành: Xã hội học 
Abstract: Vietnam’s national target programme on new rural development has been completed in a 
number of localities. A survey conducted on 200 households in Van Lang commune, Hung Ha 
district, Thai Binh province, regarding the nine criteria on improving the living standards, shows 
that most of them believe in the sustainability of the scores of seven of the criteria, with only the 
other two said to be not sustainable. The living conditions of the people and the operations of the 
mass media are the main reasons which have led to the people's confidence in the improved living 
standards. The higher the standard of living and the better the access to information, the more the 
optimism and the greater the confidence obtained towards the sustainability of the scores achieved 
in the criteria of the programme of new rural development. 
Keywords: New rural areas, living standards, confidence. 
Subject classification: Sociology 
Lương Ngọc Thúy, Phan Đức Nam 
97 
1. Đặt vấn đề 
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi 
mới, khu vực nông thôn đã có bước phát 
triển, đời sống vật chất của người dân nông 
thôn được nâng cao. Tuy nhiên, nhìn chung 
đời sống vật chất của người dân nông thôn 
vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều vấn 
đề xã hội bức xúc phát sinh, kinh tế nông 
thôn đối mặt với nhiều rủi ro. Bởi vậy, năm 
2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình 
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn 
mới giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi tắt là 
“Chương trình xây dựng nông thôn mới”) 
với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 
trong đó có 5 nhóm với 19 tiêu chí chung và 
mức cần phải đạt được của 7 vùng kinh tế 
trong cả nước. Mục tiêu chung của Chương 
trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 
2010-2020 là “xây dựng nông thôn mới có 
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước 
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ 
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với 
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn 
phát triển nông thôn với đô thị theo quy 
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, 
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường 
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được 
giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của 
người dân ngày càng được nâng cao; theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa” [1]. Một trong 
những mục tiêu của chương trình này là 
nâng cao mức sống của người dân. Chương 
trình xây dựng nông thôn mới đã thu hút sự 
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong 
thời gian gần đây. Tuy nhiên, những nghiên 
cứu khảo sát trực tiếp ý kiến của người dân 
còn ít. Bài viết này tìm hiểu niềm tin của 
nông dân về tính khả thi và bền vững của 
mục tiêu nâng cao mức sống của Chương 
trình xây dựng nông thôn mới. Mức sống là 
điều kiện sống cao hay thấp về vật chất và 
tinh thần của con người. Nâng cao mức sống 
là làm tăng thêm hơn trước những điều kiện 
sống (vật chất, tinh thần) của con người. Có 
nhiều tiêu chí phản ánh mức sống. Bài viết 
này tìm hiểu niềm tin của 200 hộ dân của xã 
Văn Lang về việc nâng cao mức sống ở 9 
tiêu chí (giao thông, điện, bưu điện, nhà ở, 
thu nhập, hộ nghèo, giáo dục, y tế, môi 
trường); từ đó phân tích nguyên nhân vì sao 
người dân lại có niềm tin như vậy. 
2. Thực trạng niềm tin của người dân về 
mục tiêu nâng cao mức sống 
Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện 
đã hoàn thành 7 tiêu chí nói trên. Nhưng 
các tiêu chí này tuy đã hoàn thành nhưng có 
thể chưa bền vững. Vì vậy, chúng tôi đặt 
câu hỏi cho người dân là: “Ông/bà có tin 
rằng các tiêu chí đã hoàn thành của Chương 
trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương 
sẽ bền vững hay không?”. Kết quả thu được 
thể hiện ở bảng 1: 
Theo bảng này, hầu hết 7 tiêu chí đều 
được người dân tin rằng sẽ bền vững. 
Trong đó, điện (99%), bưu điện (98,5%), 
giáo dục (93,3%), nhà ở (81,8%), y tế 
(81,1%) và môi trường (68,4%) là các tiêu 
chí có tỷ lệ cao người dân tin tưởng sẽ 
bền vững. Kết quả khảo sát còn cho thấy, 
có tới 76% người dân tin rằng, mức sống 
của gia đình họ sẽ được nâng cao hơn 
trong 3 năm tới (trong đó, 6% người dân 
tin rằng mức sống sẽ “nâng cao hơn 
nhiều”). Ở một số tiêu chí, có tỷ lệ cao 
người dân đánh giá “rất hiệu quả”. Ví dụ, 
đó là các tiêu chí điện (92,8%), bưu điện 
(89,2%), giáo dục (86,5%). 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
98 
Bảng 1: Niềm tin của người dân về sự bền vững của các tiêu chí nâng cao mức sống (đơn vị: %) [3] 
TT Tiêu chí Tỷ lệ người tin rằng mục tiêu 
sẽ bền vững (%) 
Tỷ lệ người tin rằng mục 
tiêu sẽ không bền vững (%) 
Tổng số 
(%) 
1 Giao thông 69,3 30,7 100 
2 Điện 99 1 100 
3 Bưu điện 98,5 1,5 100 
4 Nhà ở 81,8 18,2 100 
5 Giáo dục 93,3 6,7 100 
6 Y tế 81,1 18,9 100 
7 Môi trường 68,4 31,6 100 
Ở một số tiêu chí, mức sống của người 
dân có sự thay đổi đáng kể sau khi thực 
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. 
Có 63,5% người dân cho biết Chương trình 
xây dựng nông thôn mới đã làm cho hộ gia 
đình mình tăng điều kiện tiếp cận các dịch 
vụ xã hội (chăm sóc sức khỏe, giáo dục). 
Một tỷ lệ đáng kể (64%) người dân cho 
rằng điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn. Có 
55,1% người dân cho rằng điều kiện học 
hành của con cái tốt hơn; 87,5% người dân 
cho biết giao thông được cải thiện. Hầu hết 
người được hỏi đều cho rằng, việc đi lại của 
họ trong thôn, xóm và từ xã đến huyện hay 
các xã lân cận thuận lợi và nhanh chóng 
hơn, đa số các tuyến đường được cứng hóa 
và mở rộng hơn so với trước đây. 89,5% 
người dân được hỏi cho biết môi trường 
sống được cải thiện (giảm ô nhiễm môi 
trường, làm đẹp cảnh quan). Phần lớn người 
dân được hỏi (85%) cho rằng, trong xã có 
hệ thống rãnh nước thải xung quanh nhà để 
thoát ra cống, 68,8% người cho rằng hệ 
thống rãnh nước thải thoát nước tốt trong 
mọi điều kiện. Hầu hết người được hỏi 
(95,5%) cho rằng có điểm tập kết thu gom 
rác thải; các điểm tập kết thu gom rác thải 
tiện lợi, đảm bảo vệ sinh. 95,5% người cho 
rằng có nước sạch phục vụ sinh hoạt. 100% 
người được hỏi cho rằng, không có hộ gia 
đình nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát. 52,5% 
người được phỏng vấn cho rằng, điều kiện 
sinh hoạt tốt hơn. Tất cả hộ trong xã đều có 
điện sinh hoạt và sản xuất nên đời sống tốt 
hơn (với các thiết bị sinh hoạt sử dụng điện 
như quạt điện, tivi, điều hòa, bình nóng 
lạnh, tủ lạnh,). 59,5% người cho rằng, 
tiếp cận thông tin tốt hơn (thuận tiện và dễ 
dàng hơn) cũng là một trong những tác 
động đáng kể của Chương trình xây dựng 
nông thôn mới. 87% người cho rằng trạm 
phục vụ bưu chính viễn thông đã đáp ứng 
nhu cầu của họ. Có 9,5% số hộ kết nối 
mạng internet. Như vậy, Chương trình xây 
dựng nông thôn mới đã có tác động trải 
Lương Ngọc Thúy, Phan Đức Nam 
99 
rộng tới nhiều khía cạnh của điều kiện 
sống. Nhờ đó, các điều kiện sống của người 
dân được cải thiện. Đa số người dân (85%) 
cho rằng Chương trình xây dựng nông thôn 
mới đã nâng cao mức sống của họ. 
Một số người dân hoài nghi về khả năng 
bền vững của các tiêu chí nâng cao mức 
sống. Sự hoài nghi được thể hiện bởi tâm 
trạng bán tín, bán nghi (hay còn được gọi là 
niềm tin không trọn vẹn) [2]. 
Hộ nghèo và thu nhập là 2 tiêu chí có tỷ 
lệ cao người dân cho rằng “khó bền vững” 
(tương ứng lần lượt là: 93,3% và 85,3%). Ở 
7 tiêu chí c:òn lại đều có một tỷ lệ nhất định 
người được hỏi tin rằng sẽ không bền vững. 
Một số người dân có cách nhìn bi quan 
về nâng cao mức sống trong tương lai. 
Chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo ông/bà, mức 
sống của hộ gia đình sẽ thay đổi như thế 
nào trong 3 năm tới?”. Kết quả cho thấy, 
phần lớn người được hỏi (70%) cho rằng 
mức sống của hộ gia đình họ trong 3 năm 
tới chỉ “nâng cao hơn một chút”. Có tới 
18% người dân cho biết mức sống của gia 
đình họ “không có sự thay đổi”, 6% người 
dân nghĩ rằng mức sống sẽ “kém hơn” 
trong 3 năm tới. Nhìn chung, một số người 
dân có cách nhìn bi quan về sự thay đổi 
mức sống trong tương lai. 
3. Nhân tố tác động đến niềm tin của 
người dân 
Theo kết quả khảo sát trên, đa số người dân 
tin tưởng rằng 7 tiêu chí nâng cao mức sống 
là bền vững, 2 tiêu chí nâng cao mức sống 
là không bền vững. Vì sao họ tin như vậy? 
Theo chúng tôi điều này có các nguyên 
nhân sau. 
Thứ nhất là điều kiện sống của người 
dân. Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình 
có ảnh hưởng quan trọng đến niềm tin của 
người trả lời. Nền tảng về mức sống gia 
đình, cơ hội nghề nghiệp và học vấn góp 
phần tạo nên sự tin tưởng của người dân 
nông thôn đối với sự bền vững của các tiêu 
chí trong Chương trình xây dựng nông thôn 
mới. Nhìn chung, nhóm người dân có mức 
thu nhập cao, nhóm người kinh doanh dịch 
vụ, nhóm người có trình độ học vấn cao có 
cái nhìn lạc quan hơn. Sự tin tưởng bền 
vững đối với tiêu chí “nhà ở” cao hơn ở 
nhóm có “thu nhập” cao hơn. Chẳng hạn 
67,7% người ở nhóm có thu nhập 40 triệu 
đồng/năm, 85,1% người ở nhóm có thu 
nhập 40-60 triệu đồng/năm, 89,7% người ở 
nhóm có thu nhập trên 60 triệu đồng/năm 
có niềm tin lạc quan. So với các nghề 
nghiệp khác, người dân làm kinh doanh 
dịch vụ có cái nhìn lạc quan hơn về sự bền 
vững đối với tiêu chí “thu nhập” và “hộ 
nghèo”. Chẳng hạn, 50% người làm nghề 
kinh doanh, 7,5% người làm nông nghiệp, 
0% người làm thuê có niềm tin lạc quan. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, 
người có mức thu nhập cao, người làm kinh 
doanh dịch vụ và người có học vấn cao có 
niềm tin lạc quan về mức sống sẽ được 
nâng lên trong tương lai. Người dân có học 
vấn cao có cái nhìn lạc quan hơn hẳn người 
dân có học vấn thấp hơn về sự thay đổi mức 
sống trong tương lai. Người kinh doanh, 
dịch vụ có tỷ lệ cao hơn hẳn nhóm nông 
nghiệp (30% so với 5,7%). Trong khi đó, 
những hộ có mức thu nhập thấp (dưới 40 
triệu đồng) bi quan hơn (về sự thay đổi mức 
sống) so với nhóm thu nhập 40-60 triệu 
đồng và trên 60 triệu đồng. Như vậy, các 
đặc điểm về học vấn, tuổi, nghề nghiệp và 
mức thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đến 
niềm tin của người dân về sự thay đổi mức 
sống trong tương lai. 
Thứ hai là truyền thông đại chúng. 
Truyền thông đại chúng giữ vai trò quan 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
100 
trọng như một kênh thông tin chuyển tải các 
thông điệp giữa người dân và Chính phủ 
trong quá trình triển khai Chương trình xây 
dựng nông thôn mới. Truyền thông đại 
chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niềm 
tin của người dân về mục tiêu nâng cao mức 
sống của Chương trình xây dựng nông thôn 
mới. Chẳng hạn, những thông tin về mục 
tiêu, nội dung, thời gian hay nguồn vốn thực 
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 
mà người dân được biết chủ yếu là thông 
qua thông tin từ các phương tiện truyền 
thông đại chúng. 
Các phương tiện thông tin đại chúng là 
một nguồn cung cấp thông tin chính về 
Chương trình xây dựng nông thôn mới cho 
người dân. Điều đó thể hiện ở chỗ, 95,9% 
người được hỏi cho biết họ biết về chương 
trình này từ các phương tiện truyền thông 
đại chúng. Phần lớn người được hỏi 
(82,4%) cho biết họ biết họ biết chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước về 
Chương trình xây dựng nông thôn mới từ 
các phương tiện thông tin đại chúng. 
Người nào biết rõ Chương trình xây dựng 
nông thôn mới thì có cách nhìn lạc quan 
hơn về sự thay đổi mức sống của hộ gia 
đình họ trong 3 năm tới. 79,8% người biết 
rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà 
nước về xây dựng nông thôn mới tin rằng 
mức sống của hộ gia đình trong 3 năm tới 
sẽ nâng cao hơn so với hiện nay. Trong khi 
đó, tỷ lệ này ở nhóm người có nghe nhưng 
không hiểu rõ (chỉ hiểu một phần) chỉ là 
61%. Chỉ 12,6% người biết rõ chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước về xây 
dựng nông thôn mới cho rằng mức sống của 
hộ gia đình trong 3 năm tới vẫn vậy (không 
thay đổi so với hiện nay). Tuy nhiên, nhận 
định này chiếm tới 39% ở nhóm người dân 
có nghe nhưng không hiểu rõ (chỉ hiểu một 
phần). Điều này cho thấy, truyền thông đại 
chúng có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức 
của người dân về chủ trương, chính sách 
của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông 
thôn mới, qua đó góp phần củng cố niềm tin 
của họ về mục tiêu nâng cao mức sống 
được đặt ra trong chương trình này. 
4. Kết luận 
Số liệu khảo sát 200 hộ gia đình tại xã Văn 
Lang (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) cho 
thấy có sự đa dạng về niềm tin của người 
dân đối với mục tiêu nâng cao mức sống 
được đặt ra trong Chương trình xây dựng 
nông thôn mới. Đa số người dân lạc quan 
về mục tiêu nâng cao mức sống của 
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở 
nhóm các tiêu chí giao thông, điện, bưu 
điện, và nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường. 
Một số người có sự hoài nghi về mục tiêu 
của chương trình này (trong đó, đa số ở 
nhóm các tiêu chí thu nhập và hộ nghèo). 
Sự lạc quan của người dân chứng tỏ hiệu 
quả tích cực của Chương trình xây dựng 
nông thôn mới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg 
về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia 
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020”, ngày 04 tháng 6 năm 2010, Hà Nội. 
[2] Phan Đức Nam (2015), “Niềm tin xã hội về 
chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện 
nay”, Tạp chí Xã hội học, số 4. 
[3] Lương Ngọc Thúy, Phan Đức Nam (2017), Kết quả 
khảo sát 200 hộ dân xã Văn Lang, huyện Hưng Hà, 
tỉnh Thái Bình, Viện Xã hội học, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfniem_tin_cua_nguoi_dan_ve_muc_tieu_nang_cao_muc_song.pdf