Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Sông rạch gắn liền với Sài Gòn - Thành

phố Hồ Chí Minh từ buổi sơ khai với mạng lưới

sông rạch chằng chịt, trong đó dòng Kênh Đôi,

Quận 8 là một phần không thể tách rời và gắn bó

cùng quá trình hình thành và phát triển của thành

phố này. Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát

triển của tuyến kênh để thấy được vai trò và giá

trị của tuyến kênh đối với Thành phố Hồ Chí

Minh, nhằm tìm ra những đặc trưng của khu vực

nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu tổ

chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến

kênh này

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 11820
Bạn đang xem tài liệu "Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG, KHÔNG GIAN 
BÁN CÔNG CỘNG KHU VỰC KÊNH ĐÔI, 
QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Ths.KTS Phan Văn Tuấn 
Ths.KTS Lê Cao Đàm 
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM 
1. Đặt vấn đề 
Sông rạch gắn liền với Sài Gòn - Thành 
phố Hồ Chí Minh từ buổi sơ khai với mạng lưới 
sông rạch chằng chịt, trong đó dòng Kênh Đôi, 
Quận 8 là một phần không thể tách rời và gắn bó 
cùng quá trình hình thành và phát triển của thành 
phố này. Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát 
triển của tuyến kênh để thấy được vai trò và giá 
trị của tuyến kênh đối với Thành phố Hồ Chí 
Minh, nhằm tìm ra những đặc trưng của khu vực 
nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu tổ 
chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến 
kênh này. 
Trong thời gian qua, đặc biệt là qua thập 
niên đầu tiên của thế kỷ 21, Thành phố Hồ Chí 
Minh đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế 
mạnh mẽ và ổn định, vượt qua những thời điểm 
khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong 
nước. Kinh tế phát triển cùng những biến đổi sâu 
sắc trong xã hội và những chuyển động nhiều 
chiều của kiến trúc đô thị. Nhiều không gian 
công cộng được quan tâm đúng mức. Tại các khu 
vực nội thành, nhiều khu nhà lụp xụp, kém chất 
lượng đã được cải tạo, xây mới đưa tổng khối 
lượng xây lắp mỗi năm gấp nhiều lần những năm 
trước đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của 
hoạt động xây dựng, công tác cải tạo không gian 
công cộng đô thị cũng đã đạt được những bước 
tiến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ góp 
phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện môi 
trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện 
mạo mới cho không gian đô thị. 
154
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Việc cải tạo không gian ven sông, rạch 
nhằm tạo ra không gian công cộng, không gian 
bán công cộng sống động, an toàn và lành mạnh 
cho người dân thời gian qua đã thể hiện những 
dấu hiệu tích cực; bên cạnh đó vẵn còn một số 
vấn đề bất cập cần được xem xét, giải quyết. Do 
đó đề tài “Không gian công cộng, không gian 
bán công cộng khu vực Kênh Đôi, Quận 8, 
thành phố Hồ Chí Minh” sẽ đóng góp một số 
nội dung để giải quyết những bất cập hiện nay. 
Thông qua việc đánh giá thực trạng và tình hình 
tổ chức không gian công cộng đô thị tại khu vực 
nghiên cứu để nhìn nhận một số yếu tố trong vấn 
đề tổ chức, quản lý và sử dụng không gian công 
cộng, không gian bán công cộng hướng đến phát 
triển bền vững trong thời gian tới. 
Không gian công cộng, không gian bán 
công cộng kết hợp yếu tố mảng xanh, mặt nước 
là những không gian mở thân thiện, gần gũi với 
mọi người. Ðó là nơi mà mọi người có thể trò 
chuyện với nhau, cùng vui chơi, cùng nhau thi 
thố tài năng. Ðó cũng là nơi mà mọi người có thể 
mua sắm, ngồi nhâm nhi tách cà phê và đắm 
mình vào cảnh vật xung quanh. Thậm chí đơn 
giản hơn, không gian thân thiện có thể xuất hiện 
lúc mọi người trò chuyện trong khi chờ đợi việc 
gì đó. Với tính chất mở và thân thiện, không gian 
công cộng đã trở thành những nơi chốn quen 
thuộc của mọi người, ngoài ngôi nhà của họ. 
Không gian công cộng, không gian bán 
công cộng kết hợp yếu tố mảng xanh, mặt nước 
đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng sống 
của người dân và sự thịnh vượng của đô thị. Nó 
nâng cao hình ảnh của đô thị, thu hút khách du 
lịch và tạo ra những hoạt động kinh tế quan 
trọng, tăng sự hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. 
Điều này góp phần không nhỏ trong việc tạo 
dựng cho cuộc sống đô thị sinh động, tươi mới 
và giàu bản sắc hơn. 
155
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
2. Hiện trạng của khu vực. 
Hiện nay dự án cải tạo vệ sinh môi trường 
nước tại khu vực đang tiến hành, song tiến độ 
còn rất chậm người dân vẫn sống trong khu ổ 
chuột, nhà lụp xụp, tiếp cận một cách hạn chế với 
dịch vụ và tiện ích xã hội. 
- Thực trạng sử dụng đất 
Hiện tại quy hoạch sử dụng đất khu vực 
nghiên cứu còn nhiều bất cập. Khi các dự án cải 
tạo môi trường đang triển khai, các tuyến đường 
trong khu vực hình thành làm tăng giá trị quỹ 
đất, nhu cầu phát triển kinh tế cũng tăng theo đã 
gây áp lực lớn về xây dựng các không gian kiến 
trúc cảnh quan dọc tuyến kênh, rạch. 
Một số đất sản xuất (chủ yếu nhà máy say 
xát) nhà kho, dọc đường Phạm Thế Hiển, đa 
phần là dân cư. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa 
được chuyển mục đích sử dụng đất, nhiều nhà ở 
kết hợp thương mại tại hầu hết mặt tiền đường 
giao thông, phần nhiều là khu dân cư lụp xụp, 
nhiều kinh đào và còn một khu đất trống mang 
đậm hình ảnh nông thôn (có khu di tích Lò 
Gốm), được quy hoạch thành khu công viên sinh 
thái (khu rạch Ruột Ngựa). Ngoài ra khu vực này 
có một số nhà kho cũ có giá trị lịch sử, cảnh quan 
kênh rạch nơi đây còn nhộn nhịp giữ được nét 
đặc trưng sinh hoạt trên bến dưới thuyền cần bảo 
tồn và phát huy giữ gìn cái hồn cho đô thị. 
Thực tế về sử dụng đất cho thấy, trong khu 
vực nghiên cứu có mật độ xây dựng cao, khoảng 
xanh còn thiếu, người dân khu vực thiếu các 
không gian dành cho các hoạt động ngoài trời, 
nhưng để phát triển thêm thì không đơn giản vì 
quỹ đất có giới hạn. Vì vậy cần phải tính toán 
hiệu quả về sử dụng đất. 
- Thực trạng về tổ chức cảnh quan. 
Nhìn chung các công trình kiến trúc chưa 
phù hợp với không gian chung, còn khập khiễng 
chưa tạo thành những quần thể chung. Với mật 
độ xây dựng cao, khoảng lùi chưa thích hợp để tổ 
chức không gian mở và giao thông tiếp cận. Nếu 
các dự án tạo được khoảng lùi lớn để tổ chức 
không gian công cộng, không gian bán công 
cộng, mặt nước sẽ hài hòa với không gian dòng 
kênh tạo ra không gian thoáng đãng cho khu vực, 
để tuyến kênh hội đủ điều kiện khai  ... uất giải pháp chợ nổi trên kênh tại 
khu vực ngả 5 (nơi giao nhau của các tuyến 
kênh), sử dụng hình ảnh chiếc xà lang lớn kết 
hợp các ghe thuyền hiện tại tạo thành một khu 
chơ nổi. Không cố định có thể di chuyển và 
không lấn chiếm không gian mặt nước và lòng 
kênh. 
• Hình thức kiến trúc 
Cuộc sống không gian công cộng đô thị 
ảnh hưởng từ việc hình thành không gian không 
gian do chúng ta tạo ra, trường hợp không gian 
có nhiều yếu tố không tốt sẽ tạo ra không gian 
không tốt. Kết quả là hình thành thói quen 
không tốt. Hãy tạo ra không gian chuyển tiếp 
(bán công cộng) để tạo ra hoạt động cho đô thị 
nhộn nhịp và phát triển có trật tự nhất định, 
trong đó có hoạt động dịch vụ và thương mại tích 
cực đi kèm. Đó gọi là đời sống của đô thị. Đời 
sống tại các không gian công cộng, không gian 
bán công cộng đô thị chính là chìa khóa cho sự 
hấp dẫn của đô thị. Câu hỏi đặt ra là có cần thiết 
biến nhà thấp tầng thành cao tầng hay không. 
Trong trường hợp làm nhà cao tầng, tuy nhiên 
vẫn duy trì hoạt động không gian công cộng sôi 
động, tấp nập, không gian để mọi người giao tiếp 
nhiều hơn có được không? 
Đề xuất một số khu vực ven kênh mô 
phỏng lại các ngôi nhà cao cẳng từng được xây 
dựng dọc kênh nhằm giới thiệu với du khách quá 
trình hình thành và phát triển của khu vực. 
Giữ lại các công trình có giá trị lịch sử, 
làm điểm tham quan. Phong cách kiến trúc mang 
âm hưởng kiến trúc Nam Bộ, màu sắc hài hòa 
với cảnh quan chung. 
Tổ hợp công trình: với hình ảnh kiến trúc 
tổng thể hiện đại mang âm hưởng Nam Bộ. 
• Giao thông. 
Hạn chế xe cơ giới lưu thông để tổ chức 
các hoạt động văn hóa, chợ đêm thu hút khách du 
lịch. 
Tổ chức tuyến giao thông công cộng 
đường thủy dọc kênh. Bố trí bãi đậu xe và bến 
thuyền tại các nút tiếp cận để kết nối đường thủy 
với đường bộ. 
158
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Khôi phục lại tuyến giao thông thủy dọc 
kênh và ưu tiên cho phát triển giao thông công 
cộng. 
• Bảng chỉ dẫn, bảng quảng cáo, biển 
hiệu. 
Đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy tại các đầu 
mối giao thông quan trọng, tại vị trí các trạm 
metro, các trạm xe buýt nhanh BRT. 
Hình thức và nội dung cần được cần được 
quan tâm thiết kế nhằm giới thiệu đến khách du 
lịch những nét đặc trưng của khu vực Bến Bình 
Đông 
• Nhà chờ xe buýt công cộng. 
Đặt tại các trục giao thông chính, các giao 
thông thu hút nhiều khách du lịch, tại những vị 
trí thuận tiện cho người đi bộ tiếp cận. 
Hình thức kiến trúc cho khu vực này phải 
hiện đại, sử dụng vật liệu thân thiện với môi 
trường. Mô phỏng hình ảnh đặc trưng Nam Bộ 
• Đèn đường, đèn trang trí – chiếu 
sáng. 
Đèn đường, đèn trang trí đặt tại tất cả các 
trục giao thông, nơi công cộng đảm bảo yếu tố an 
toàn cho người sử dụng, phải thấy rõ đường giao 
thông, đường dạo bộ, thấy rõ chướng ngại vật, 
bậc tam cấp, hành lang an toàn bờ kênh. 
Đèn trang trí cần nghiên cứu theo văn hóa 
truyền thống của Nam Bộ 
• Thùng đựng rác. 
Sử dụng thùng rác có thiết kế thân thiện 
gần gũi với môi trường, nội dung tuyên truyền 
bảo vệ môi trường. 
• Nhà vệ sinh công cộng. 
Đặt tại các trục giao thông khuyến khích đi 
bộ, các tuyến giao thông thu hút nhiều khách du 
lịch, kết hợp cây xanh phù hợp với cảnh quan 
chung của khu vực. 
Nhà vệ sinh công cộng cần quan tâm đến 
thiết kế. Khuyến khích sử dụng nhà vệ sinh công 
cộng thân thiện với môi trường. 
• Các vật dụng phục vụ nghỉ ngơi: ghế 
ngồi, bàn, xích đu 
Đặt các trục giao thông khuyến khích đi bộ 
và trong công viên. Sử dụng vật liệu địa phương 
phù hợp với cảnh quan chung của khu vực 
• Tổ chức không gian công cộng, 
không gian bán công cộng gắn kết với hoạt 
động đô thị, tích hợp với hệ thống hạ tầng xã 
hội đô thị: 
- Hình thái công trình được thiết kế và xây 
dựng như thế nào đi chăng nữa thì yếu tố phục 
vụ con người cần được xem là một yêu cầu mang 
tính phổ biến. Cụ thể là phát triển không gian 
dành cho hoạt động đi dạo, đứng, ngồi, lắng 
nghe, trò chuyện, hoạt động thương mại, hoạt 
động văn hóa. Tương tác đến công trình và từ 
công trình. 
- Tổ chức không gian công cộng, không 
gian bán công cộng tuân thủ theo trật tự: cuộc 
sống, không gian, công trình. Tỷ lệ con người bị 
lãng quên dẫn đến trật tự bị đảo ngược: công 
trình, không gian, cuộc sống.. 
- Tổ chức các bãi đậu xe ngầm dưới một 
số công viên trong khu vực, kết hợp giải quyết 
giao thông tĩnh ngầm phía dưới và hoạt động 
nghỉ ngơi, giải trí của người dân trên mặt đất. 
4. Đề xuất bước đầu một số nguyên tắc 
trong quản lý, tổ chức không gian công cộng, 
không gian bán công công tại khu vực hướng 
đến mục tiêu phát triển bền vững: 
Ở khía cạnh môi trường, đó là nguyên tắc 
quản lý, tổ chức không gian công cộng, không 
gian bán công cộng theo hướng tôn trọng và 
thân thiện với thiên nhiên, tận dụng tối đa lợi ích 
và hạn chế những tác động bất lợi từ môi trường 
thiên nhiên: đặc biệt bảo vệ và tận dụng mạng 
lưới sông rạch đặc trưng ở thành phố, sử dụng 
hiệu quả ánh sáng mặt trời, gió tự nhiên 
Trong quy hoạch không gian công cộng, 
không gian bán công cộng, nên nghiên cứu tích 
hợp các giải pháp quy hoạch - kiến trúc với giải 
pháp kỹ thuật hạ tầng đô thị; chẳng hạn như giải 
quyết kết hợp cảnh quan và thoát nước đô thị 
bằng hệ thống hồ cảnh quan vận hành như hồ 
điều tiết, mảng xanh thấm nước mưa, bổ sung 
nước ngầm. 
Ở khía cạnh văn hóa - xã hội, cần tạo lập 
bản sắc không gian công cộng, không gian bán 
công cộng qua việc xác định và phát huy các giá 
trị đặc thù như: mặt nước (sông Sài Gòn, hệ 
thống kênh rạch), các khu lõi đô thị cũ với những 
không gian công cộng mang giá trị lịch sử - văn 
hóa. Chẳng hạn như, ngoài việc khai thác mặt 
nước, không gian đi bộ hai bên dòng sông là con 
đường thể dục buổi sáng của cư dân, là nơi gặp 
gỡ giao lưu của các thế hệ. Trong những ngày lễ 
hội, không gian bờ sông trở thành không gian lễ 
hội, là nơi bắn pháo hoa, là chỗ tổ chức các trò 
chơi và tổ chức các sân khấu gắn liền với nước. 
Bố trí cầu để nối liền không gian hai bên bờ 
không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là 
phương tiện để thể hiện thẩm mỹ đô thị với kiến 
trúc riêng của nó. 
Cần có chiến lược gìn giữ và phát huy các 
giá trị văn hóa đặc trưng của đô thị như bảo vệ 
và khai thác có hiệu quả những không gian công 
159
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
cộng, mảng xanh đô thị có trước đây; tạo lập 
những không gian đường phố thân thiện, gần gũi 
với tập quán sinh hoạt của người dân thành phố 
(dãy phố, vỉa hè, cây xanh); thúc đẩy không 
gian công cộng gắn kết với các hoạt động người 
dân đô thị (các công viên, vườn hoa). 
Ở khía cạnh kinh tế, việc quy hoạch quản 
lý, tổ chức không gian công cộng, không gian 
bán công cộng tập trung khai thác hợp lý các 
quỹ đất theo hướng tập trung, tránh dàn trải, 
khai thác tối ưu hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã 
hội đô thị (ưu tiên mật độ nén cao); từ đó dành 
quỹ đất tự nhiên (chưa khai thác) để dành cho 
môi trường đô thị và dự trữ cho khả năng phát 
triển đô thị trong tương lai. 
5. Phương hướng quản lý, tổ chức không gian 
công cộng, không gian bán công cộng tại theo 
mục tiêu phát triển bền vững: 
Thực hiện mục tiêu này, quản lý tổ chức 
không gian công cộng, không gian bán công 
cộng cần được phát triển theo định hướng sau: 
- Phát triển và hình thành tổng thể không gian 
công cộng, không gian bán công cộng trên cơ sở 
phân bố và phát triển các khu vực theo mô hình 
phù hợp, nhằm đến mục tiêu phát triển bền vững 
của thành phố, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi 
khí hậu toàn cầu. 
- Tổng thể không gian công cộng, không gian 
bán công cộng của mỗi khu vực phải có bản sắc 
riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, 
đặc điểm xã hội, truyền thống văn hóa lịch sử. 
Việc hình thành tổng thể kiến trúc phải căn cứ 
vào các đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt, 
trong đó phải coi trọng nội dung thiết kế đô thị 
nhằm mục tiêu gắn kết các công trình kiến trúc 
và cảnh quan thiên nhiên tạo thành một hình ảnh 
đô thị đặc trưng, mang tính đa dạng một cách 
thống nhất. 
- Phát triển tổng không gian công cộng, không 
gian bán công cộng theo hướng hòa nhập giữa 
quá khứ, hiện tại với tương lai bao gồm việc cải 
tạo, nâng cấp giá trị các khu vực đô thị hiện có, 
đồng thời phát triển các công trình và khu đô thị 
mới, hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp 
hài hòa giữa cải tạo và tạo lập mới nhằm đảm 
bảo bộ mặt không gian công cộng, không gian 
bán công cộng truyền thống được từng bước đổi 
mới, song vẫn không mất đi tính kế thừa và bản 
sắc của riêng mình. 
- Trong tổng không gian công cộng, không gian 
bán công cộng của từng khu vực, mỗi một không 
gian là một bộ phận cấu thành không gian tiêu 
biểu của đô thị. Do đó, việc tạo lập và hình thành 
các không gian công cộng, không gian bán công 
cộng trong mỗi khu vực phải tuân thủ nguyên tắc 
kết hợp chung với riêng, cá nhân với cộng đồng. 
Việc tạo lập không gian công cộng, không gian 
bán công cộng phải tuân thủ các quy tắc quản lý 
quy hoạch và thiết kế đô thị một cách chặt chẽ 
tạo nên một trật tự không gian phù hợp 
6. Thách thức đối với công tác quản lý không 
gian công cộng, không gian bán công cộng: 
Hiện nay, thực tế công tác quản lý không gian 
công cộng, không gian bán công cộng trên địa 
bàn Thành phố Hồ Chí Minh gặp không ít 
khó khăn thách thức từ đặc thù hiện trạng 
phát triển của thành phố như: 
- Tốc độ phát triển đô thị nhanh, sự phân hóa về 
mặt xã hội gia tăng cùng với sự phát triển dẫn 
đến sự cách biệt giữa các khu vực trong đô thị, 
giữa vùng phát triển và đang phát triển còn lớn. 
- Cơ cấu hạ tầng nối kết nhìn chung còn thiếu, 
không đảm bảo tiêu chuẩn tiện nghi của một đô 
thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa; quá trình đô thị hóa chưa được kiểm soát 
một cách triệt để. 
- Tình trạng các không gian công cộng, không 
gian bán công cộng với quy mô khác nhau có sự 
chuyển đổi sử dụng cho nhiều chức năng, xen 
cài trên nền đô thị hiện hữu vốn chưa được tổ 
chức các hệ thống hạ tầng xã hội phù hợp tính 
chất sử dụng. 
- Các văn bản pháp lý còn chồng chéo, thay đổi 
liên tục gây khó khăn cho việc thực hiện và quản 
lý do khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu các 
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết 
việc quản lý không gian công cộng, không gian 
bán công cộng, thiếu cơ chế khuyến khích, tạo 
điều kiện phát triển không gian công cộng, 
không gian bán công cộng 
7. Đề xuất giải pháp 
Đề xuất không gian bờ sông ngang tầm mắt. 
Khai thác tốt các giá trị vật thể lẫn phi vật thể 
của khu vực sẽ mang lại nét đặc trưng cho khu 
vực. 
Đề xuất cụ thể vấn đề sử dụng đất, sẽ tạo ra 
những không gian trống để cấy thêm vào các 
không gian công cộng và bán công cộng phục vụ 
cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện nay. 
Đề xuất hoàn thiện các dịch vụ tiện ích phục vụ 
công cộng dựa trên yếu tố đặc trưng của từng 
khu vực, đề xuất các hoạt động sinh hoạt lễ hội, 
hoạt động văn hóa lễ hội gắn kết với khu vực, 
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 
Các đề xuất bảo tồn công trình kiến trúc, các lễ 
160
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
hội văn hóa sông nước sẽ đem những điểm nhấn 
cảnh quan dọc tuyến kênh. 
Đưa ra một số giải pháp về kinh tế - xã hội, môi 
trường cảnh quan để đảm bảo cho một đô thị 
phát triển bền vững 
8. Kiến nghị 
Sự phát triển đô thị nhanh chóng của TP.Hồ Chí 
Minh đại diện cho một tổ hợp phức tạp các vấn 
đề: nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục, giao thông 
công cộng và các tiện ích đều đang rất bức thiết. 
Việc tích hợp chức năng đô thị đa dạng, phong 
phú tạo ra nhiều không gian công công gắn liền 
với người dân. Ô nhiễm và rác thải cần được đẩy 
lùi, đời sống cần được nâng cao, an toàn được 
nâng lên. 
Tập trung kết nối giao thông hợp lý để đảm bảo 
gắn kết hai bờ sông, trong thực tế người dân 
đang bị chia cắt. 
Cần tích hợp yếu tố con người trong công tác 
quy hoạch và phát triển đô thị là quan trọng và 
tối ưu. Quy hoạch cần đáp ứng đời sống cơ bản 
của con người, xác lập đối tượng con người 
trong tương lai. 
Khu vực không có ranh giới giữa không gian đô 
thị (không gian công cộng, không gian bán công 
cộng) và các công trình để cuộc sống trong nhà 
và ngoài phố có thể tương tác hòa nhập. 
Tuyến kênh nghiên cứu đi qua nhiều địa bàn 
quận khác nhau, có giá trị văn hóa khác nhau vì 
vậy rất cần có sự hợp tác, góp ý kiến của từng 
địa phương và người dân, từ đó định hướng 
chung tổ chức cảnh quan cho đồng bộ toàn 
tuyến. 
Cần có cơ chế quản lý chuyên nghiệp nhằm khai 
thác những tiềm năng, đồng thời khắc phục 
những nhược điểm, khó khăn hiện tại. 
Để nghiên cứu được áp vào khu vực rất cần có 
những nghiên phát triển thêm và cụ thể hơn các 
vấn đề ứng dụng thực tiển. 
Khai thác được tiềm năng du lịch văn hóa đặc 
trưng của địa phương. Không gian ven sông, 
sống động, an toàn và lành mạnh cho người dân 
Vấn đề giao tiếp và không gian tương tác giữa 
con người và công trình, việc công trình thiết kế 
có không gian chuyển tiếp giũa công trình và 
không gian bên ngoài làm cho công trình trở nên 
thân thiện trong giao tiếp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jan Gehl (2018), Đô thị vị nhân sinh, NXB Xây dựng 
[1]. 
2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quản lý quy hoạch – Kiến 
trúc Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11-2018. 
3. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển dịch vụ của Thành phố Hồ 
Chí Minh và định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng 
dịch vụ của thành phố giai đoạn 2020-2030, tháng 7-
2019. 
4. https://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/KenhTin/Gi
oi-thieu-ve-thanh-pho.aspx 
5. www.ashui.com 
161

File đính kèm:

  • pdfkhong_gian_cong_cong_khong_gian_ban_cong_cong_khu_vuc_kenh_d.pdf