Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Khảo sát thực trạng năng lực quản lý, các yếu tố liên quan và sự đánh giá của lãnh đạo về mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý của đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 1

Trang 1

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 2

Trang 2

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 3

Trang 3

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 4

Trang 4

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 5

Trang 5

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 6

Trang 6

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Khảo sát năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 235
KHẢO SÁT NĂNG LỰC QUẢN LÝCỦA ĐIỀU DƯỠNG  
TRƯỞNG KHOATẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 
Lương Văn Minh*, Nguyễn Văn Thắng**, Jane Dimmitt Champion*** 
TÓM TẮT  
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng năng lực quản lý, các yếu tố liên quan và sự đánh giá của lãnh đạo về mức độ 
hoàn thành nhiệm vụ quản lý của đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 Điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện 
Nhân Dân Gia Định nhằm khảo sát thực trạng năng lực quản lý, các yếu tố liên quan và sự đánh giá của lãnh 
đạo về mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý của đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa. Các số liệu thu thập được mã 
hóa, xử lý và phân tích bằng phần mềm EpiData và Stata. 
Kết quả: So với tiêu chuẩn bệnh viện loại 1 của Bộ Y tế thì trình độ chuyên môn của Điều dưỡng trưởng 
khoa của Bệnh viện còn thấp. Tỷ lệ Điều dưỡng trưởng khoa có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm tới 
71,43%, tỷ lệ Điều dưỡng trưởng khoa có trình độ chuyên môn đại học 28,57%. Có sự khác biệt mang ý nghĩa 
thống kê về nguyện vọng được tiếp tục học tập nâng cao trình độ giữa các nhóm tuổi của Điều dưỡng trưởng 
khoa với P = 0,014 < 0,05. Trong số 92 cán bộ chủ chốt của Bệnh viện được phỏng vấn có 51,09% đánh giá mức 
độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến của Điều dưỡng 
trưởng khoa ở mức độ trung bình và yếu. 
Kết luận: Cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, 
quản lý, nghiên cứu khoa học cho các Điều dưỡng trưởng khoa. Phấn đấu để đạt 100% các Điều dưỡng trưởng 
khoa có trình độ chuyên môn là đại học và sau đại học. 
Từ khóa: Năng lực Điều dưỡng, quản lý Điều dưỡng. 
ABSTRACT 
ASSESSMENT MANAGEMENT COMPETENCY OF CHIEF NURSES 
 IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL 
Lương Van Minh, Nguyen Van Thang, Jane Dimmitt Champion 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 235 ‐ 241 
Objectives: To assess real situation, related factors and valuation of key staffs about management 
competency of Chief Nurses at Nhan Dan Gia Đinh Hospital. 
Method: Cross – sectional descriptive study on 35 Chief Nurses were working at clinical departments of 
Nhan Dan Gia Dinh Hospital to assess real situation, related factors and valuation of key staffs about 
management competency of Chief Nurses at Nhan Dan Gia Đinh Hospital. Data would be encoded, analyzed by 
EpiData and Stata Software. 
Results: According to standards of category 1 hospital that was promulgated by Ministry of Health 
professional qualification of Chief Nurses is low level. The ratios of professional qualification of Chief Nurses at 
intermediate level are 71.43%, baccalaureate level only 28.57%. There is statistical difference about aspiration to 
learn continuously among age groups of Chief Nurses with P = 0.014 < 0.05. In 92 key staffs of the Hospital were 
interviewed, there are 51,09% assessed the level of completing in Chief Nurses’ missions for participation in 
training, education, scientific research and subordinate guide at average and below average level. 
* Sở Y tế TP.HCM  ** Đại học Y Dược TP. HCM  *** Friendship Bridge Group‐ USA 
Tác giả liên lạc: Lương Văn Minh  ĐT: 0908256655  Email: minhvanluong@gmail.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  236
Conclusion: Improvement of continuous training is necessary to enhance further Chief Nurses’ level in 
profession, management and nursing research. Strive to achieve 100% Chief Nurses are baccalaureate and 
graduate professional level. 
Key words: Nursing competency, nursing management. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay ngành  Điều dưỡng  trên  thế giới 
đã và  đang  trở  thành một ngành học  đa khoa 
chuyên  sâu,  cùng  song hành và phát  triển với 
ngành  Y, Dược  và  Y  tế  công  cộng  trong  toàn 
ngành Y tế nói chung. Trình độ của Điều dưỡng 
ngày càng được nâng cao ở trình độ đại học và 
sau đại học(3,5). 
Chức danh Điều dưỡng trưởng đã có từ rất 
lâu ở Việt Nam, đến nay đã phát triển thành một 
hệ thống chặt chẽ và xuyên suốt từ Bộ Y tế đến 
các Sở Y tế, các Trung tâm Y tế quận huyện, các 
bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh(1, 2). 
Trong hoạt  động  chung  của bệnh viện,  đội 
ngũ Điều dưỡng  trưởng khoa ngày  càng  đóng 
vai trò quan trọng trong cả công tác theo dõi và 
chăm  sóc  người  bệnh  cũng  như  quản  lý  khoa 
phòng. Kết quả của công  tác  theo dõi và chăm 
sóc người bệnh phụ  thuộc  rất nhiều vào năng 
lực  tổ  chức  điều  hành  của  các  Điều  dưỡng 
trưởng khoa(13). Để nâng cao chất lượng quản lý 
của  các  Điều dưỡng  trưởng  khoa  thì  cần  thiết 
phải có những nghiên cứu khoa học nhằm đánh 
giá  thực  trạng  năng  lực  quản  lý  của  đội  ngũ 
Điều dưỡng trưởng khoa, tìm ra các yếu tố liên 
quan đến thực trạng trên. Từ đó đề xuất các giải 
pháp nâng  cao năng  lực quản  lý  cho  các  Điều 
dưỡng trưởng khoa, đóng góp hiệu quả vào việc 
nâng cao chất  lượng phục vụ người bệnh. Đưa 
ngành  Điều  dưỡng  nước  ta  nhanh  chóng  hội 
nhập với hệ  thống Điều dưỡng các nước  trong 
khu vực và trên thế giới(3,5). 
Có  nhiều  khái  niệm  về  quản  lý,  tuy  nhiên 
chúng ta có thể nhận thấy sự chung nhất trong 
khái niệm quản  lý  là  làm  cho mọi người  cùng 
nhau phối hợp làm việc và sử dụng có hiệu quả 
tất cả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã 
đề ra. Áp dụng vào công  tác quản  lý của Điều 
dưỡng  trưởng khoa,  chúng  ta  có  thể  xem  việc 
quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa là làm cho 
tất  cả Điều dưỡng  trong khoa  cùng nhau phối 
hợp làm việc và sử dụng có hiệu quả tất cả các 
nguồn  lực để đạt được mục  tiêu  là  theo dõi và 
chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân(7,11,10,9,12,14). 
Mục tiêu 
Khảo  sát  thực  trạng  năng  lực  quản  lý  của 
Điều dư ... hường gặp phải khó khăn trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và 
chỉ đạo tuyến (74,29%). 
Bảng 5. Quản lý công tác chăm sóc người bệnh của ĐDTK 
 Thực hiện
 Nội dung 
Có Không 
Số ĐDTK Tỷ lệ % Số ĐDTK Tỷ lệ %
Tổ chức tiếp nhận và sắp xếp người bệnh mới nhập vào khoa. 32 91,43 03 8,57 
Xây dựng và duy trì mô hình chăm sóc toàn diện. 35 100 00 0 
Kiểm tra việc thực hiện y lệnh điều trị và kế hoạch chăm sóc. 28 80 07 20 
Chỉ đạo việc lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi bệnh nhân nặng. 28 80 07 20 
Thực hiện một số kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản theo đúng qui trình. 35 100 00 0 
Đi buồng cùng với trưởng khoa để nhận và tổ chức thực hiện các y lệnh về điều trị và 
chăm sóc. 30 85,71 05 14,29 
Chủ động đi buồng hàng ngày để thăm hỏi, nắm tình hình và giải quyết các yêu cầu 
của người bệnh. 31 88,57 04 11,43 
Chủ động báo cáo những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị và 
bác sĩ trưởng khoa để kịp thời xử lý. 34 97,14 01 2,86 
Chủ động tham gia trao đổi, thảo luận với bác sĩ điều trị trong các chăm sóc đặc biệt. 35 100 00 0 
Nhận xét: Các Điều dưỡng trưởng khoa chưa thực hiện 
tốt và đầy đủ ở các nội dung 
Kiểm tra việc thực hiện y lệnh điều trị và kế 
hoạch  chăm  sóc  và  chỉ  đạo  việc  lập  kế  hoạch 
chăm sóc, theo dõi BN nặng chỉ đạt 80%. 
Đi buồng cùng với trưởng khoa để nhận và 
tổ chức thực hiện các y lệnh về điều trị và chăm 
sóc chỉ đạt 85,71%. 
Chủ động đi buồng hàng ngày để thăm hỏi, 
nắm  tình  hình  và  giải  quyết  các  yêu  cầu  của 
người bệnh chỉ đạt 88,57%. 
Bảng 6. Quản lý công tác chống nhiễm khuẩn, vệ sinh của ĐDTK 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  238
 Thực hiện
 Nội dung 
Có Không 
Số ĐDTK Tỷ lệ % Số ĐDTK Tỷ lệ %
Giám sát công tác vệ sinh, trật tự và an toàn trong các buồng bệnh. 34 97,14 01 2,86 
Kiểm tra việc cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn theo qui định. 32 91,43 03 8,57 
Giám sát việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải. 32 91,43 03 8,57 
Giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng hộ lao động. 26 74,29 09 25,71 
Nhận xét: Nội dung giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng hộ lao động được thực hiện đầy đủ với tỷ lệ thấp nhất 
là 74,29%. 
Bảng 7. Quản lý nhân lực của Điều dưỡng trưởng khoa 
 Thực hiện
 Nội dung 
Có Không 
Số ĐDTK Tỷ lệ % Số ĐDTK Tỷ lệ %
Xây dựng lịch phân công lao động cho nhân viên. 35 100 00 0 
 Xây dựng mô hình phân công chăm sóc. 35 100 00 0 
Mô tả công việc cho các vị trí nhân viên. 35 100 00 0 
Phân công và lập bảng trực cho Điều dưỡng, Hộ lý trong khoa đảm bảo yêu 
cầu chăm sóc người bệnh liên tục 24giờ/ngày. 35 100 00 0 
Theo dõi và chấm công. 35 100 00 0 
Phổ biến cho Điều dưỡng, Hộ lý những thông báo, chỉ thị của cấp trên. 34 97,14 01 2,86 
Đôn đốc các Điều dưỡng, Hộ lý, học sinh thực hiện các qui chế bệnh viện. 34 97,14 01 2,86 
Nhận xét: Công tác quản lý nhân lực của Điều dưỡng trưởng khoa được thực hiện tốt và đầy đủ ở tỷ lệ rất cao trên 
97,14%. 
Bảng 8. Quản lý tài sản của Điều dưỡng trưởng khoa 
 Thực hiện
 Nội dung 
Có Không 
Số ĐDTK Tỷ lệ % Số ĐDTK Tỷ lệ %
Phân công Điều dưỡng, Hộ lý quản lý dụng cụ và tài sản. 35 100 00 0 
Hàng ngày kiểm tra việc sử dụng và bảo quản dụng cụ trong khoa. 35 100 00 0 
Viết phiếu yêu cầu sửa chữa và thay thế kịp thời các dụng cụ bị hỏng. 35 100 00 0 
Chỉ đạo Điều dưỡng hành chính lập hệ thống sổ sách để theo dõi tài sản theo 
qui định. 35 100 00 0 
Nhận xét: Công tác quản lý tài sản của Điều dưỡng trưởng khoa được thực hiện rất tốt và đầy đủ ở tỷ lệ 100%. 
Bảng 9. Đào tạo, NCKH và chỉ đạo tuyến của ĐDTK 
 Thực hiện
 Nội dung 
Có Không 
Số ĐDTK Tỷ lệ % Số ĐDTK Tỷ lệ %
Tham gia hướng dẫn, giảng dạy cho Điều dưỡng, Hộ lý và học sinh, sinh viên 
Điều dưỡng. 34 97,14 01 2,86 
Tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng sáng kiến trong việc quản lý và 
chăm sóc người bệnh. 20 57,14 15 42,86 
Tham gia các công việc khác theo sự phân công của Bác sĩ trưởng khoa và 
trưởng phòng Điều dưỡng. 35 100 00 0 
Nhận xét: Nội dung tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng sáng kiến trong việc quản lý và chăm sóc người bệnh 
được thực hiện với tỷ lệ rất thấp chỉ đạt 57,14%. 
Bảng 10. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa theo đánh giá của các cán bộ chủ chốt 
 Mức độ
 Nhiệm vụ 
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ 
Yếu Trung bình Khá Tốt 
Số CBCC % Số CBCC % Số CBCC % Số CBCC % 
Tổ chức và quản lý công tác chăm sóc 
người bệnh tại khoa 00 0 11 11,96 49 53,26 32 34,78
Tổ chức và quản lý công tác chống nhiễm khuẩn, 
vệ sinh tại khoa 01 1,09 19 20,65 52 56,52 20 21,74
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 239
 Mức độ
 Nhiệm vụ 
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ 
Yếu Trung bình Khá Tốt 
Số CBCC % Số CBCC % Số CBCC % Số CBCC % 
Tổ chức và quản lý nhân lực tại khoa 00 0 10 10,87 42 45,65 40 43,48
Quản lý tài sản tại khoa 00 0 12 13,04 35 38,04 45 48,92
Mối quan hệ phối hợp giữa các Điều dưỡng trưởng 
khoa và Bác sĩ trưởng khoa 00 0 07 7,61 29 31,52 56 60,87
Mối quan hệ phối hợp giữa các Điều dưỡng trưởng 
khoa và những cán bộ công nhân viên khác trong 
khoa 
00 0 10 10,87 50 54,35 32 34,78
Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học 
và chỉ đạo tuyến 08 8,70 39 42,39 39 42,39 06 6,52 
Nhận xét: Nhiệm vụ  tham gia  công  tác  đào 
tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến là nội 
dung mà các cán bộ chủ chốt đánh giá các Điều 
dưỡng trưởng khoa còn nhiều hạn chế (mức yếu 
và  trung bình  chiếm  tỷ  lệ  lần  lượt  là 8,70% và 
42,39%). 
Bảng 11. Mối liên quan giữa nhóm tuổi của ĐDTK 
với nguyện vọng tiếp tục học tập 
 Nguyện vọng
 học tập
 Nhóm tuổi 
Có Không 
Ý nghĩaSố 
ĐDTK % 
Số 
ĐDTK % 
Dưới 35 tuổi 03 100 00 0 
P=0,014 
< 0,05 Từ 35 đến 45 tuổi 16 100 00 0 
Trên 45 tuổi 10 62,50 06 37,50
Nhận xét: Các ĐDTK  còn  trẻ  thì  có nguyện 
vọng tiếp tục học  tập cao hơn và khác biệt này 
có ý nghĩa thống kê. 
Bảng 12. Mối liên quan giữa tham quan, học tập ở 
nước ngoài với sự hài lòng, an tâm với công việc 
 Hài lòng an tâm
Học tập 
nước ngoài 
Có Không 
Ý nghĩaSố 
ĐDTK % 
Số 
ĐDTK % 
Có 00 0 02 100 
P=0,04 < 
0,05 Không 23 69,70 10 30,30
Nhận xét: Tỷ lệ hài lòng, an tâm với công việc 
của  nhóm  Điều  dưỡng  trưởng  khoa  đã  từng 
tham  quan,  học  tập  ở  nước  ngoài  thấp  hơn 
nhóm Điều dưỡng trưởng khoa chưa từng tham 
quan, học tập ở nước ngoài và khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê. 
BÀN LUẬN 
Theo kết quả của nghiên cứu của chúng  tôi 
thì Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân 
Dân Gia  Định  chỉ  có  02 mức  trình  độ  chuyên 
môn là trung cấp chiếm đa số với tỷ lệ 71,43% và 
đại  học  với  tỷ  lệ  28,57%.  So  sánh  với  kết  quả 
nghiên  cứu  của  nhóm  tác  giả  gồm  Đỗ  Đình 
Xuân,  Đinh Ngọc  Đệ, Nguyễn  Thị Loan, Trần 
Văn Long, Nguyễn Mạnh Dũng vào năm 2010(8) 
và Nguyễn Thị Tuyết Vân vào năm 2004(15)  thì 
trình  độ  chuyên môn  của  Điều  dưỡng  trưởng 
khoa  tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định có cao 
hơn. Tuy nhiên nếu so sánh với tiêu chuẩn trong 
bảng kiểm  tra bệnh viện năm 2011 của Bộ Y  tế 
theo Quyết định số 3296/QĐ‐BYT, ngày 12 tháng 
9  năm  2011(4)  và  với  nghiên  cứu  của  tác  giả 
Linda Kay Chase năm 2010(6) thì còn nhiều hạn 
chế. 
So với kết quả nghiên cứu năm 2007(16) của 
tác giả Phan Quốc Hội và kết quả nghiên  cứu 
của nhóm các tác giả gồm Đỗ Đình Xuân, Đinh 
Ngọc  Đệ,  Nguyễn  Thị  Loan,  Trần  Văn  Long, 
Nguyễn Mạnh Dũng vào năm 2010(8) thì trình độ 
quản lý của đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa tại 
Bệnh  viện  Nhân  Dân  Gia  Định  cao  hơn  rất 
nhiều. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho 
thấy  có  đến  60%  Điều  dưỡng  trưởng  khoa  có 
tham  gia  nghiên  cứu  khoa  học.  Trong  đó  có: 
57,14% tham gia 01 đề tài, 23,81% tham gia 02 đề 
tài, 9,52% tham gia 03 đề tài, 9,52% tham gia 04 
đề  tài,  42,86%  chủ  nhiệm  01  đề  tài,  4,76%  là 
những  con  số  rất  đáng ghi nhận về  sự nỗ  lực 
tham gia công tác nghiên cứu khoa học của đội 
ngũ  Điều  dưỡng  trưởng  khoa  tại  Bệnh  viện 
Nhân Dân Gia Định. 
Nội dung tham gia công tác đào tạo, nghiên 
cứu khoa học và chỉ đạo tuyến  là nội dung mà 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  240
các cán bộ chủ chốt của bệnh viện đánh giá năng 
lực  ở mức  độ  trung  bình  và  yếu  cao  với  tỷ  lệ 
51,09%. Tương đối phù hợp với kết quả nghiên 
cứu  của  các  tác  giả  gồm  Đỗ  Đình Xuân,  Đinh 
Ngọc  Đệ,  Nguyễn  Thị  Loan,  Trần  Văn  Long, 
Nguyễn Mạnh Dũng vào năm 2010 là 38,6%(8). 
Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về 
nguyện  vọng  được  tiếp  tục  học  tập  giữa  các 
nhóm tuổi của Điều dưỡng trưởng khoa. Điều 
này có vẻ phù hợp vì trong số các Điều dưỡng 
trưởng  khoa  ở  nhóm  tuổi  trên  45  tuổi  có 
những người gần đến  tuổi về hưu nên không 
có  nguyện  vọng  được  tiếp  tục  học  tập  nữa. 
Tuy nhiên đây  là suy nghĩ chưa đúng vì việc 
học tập và cập nhật kiến thức là điều cần phải 
được tiến hành liên tục. 
Tỷ  lệ  hài  lòng,  an  tâm  với  công  việc  của 
nhóm Điều dưỡng trưởng khoa đã từng tham 
quan,  học  tập  ở  nước  ngoài  thấp  hơn  nhóm 
Điều  dưỡng  trưởng  khoa  chưa  từng  tham 
quan,  học  tập  ở  nước  ngoài.  Điều  này  cũng 
tương  đối  phù  hợp  vì  những  người  được  đi 
tham quan, học tập ở nước ngoài có sự so sánh 
mở rộng và toàn diện hơn. 
KẾT LUẬN 
So với tiêu chuẩn bệnh viện loại 1 của Bộ Y 
tế  thì  trình  độ  chuyên môn  của  Điều  dưỡng 
trưởng  khoa  của  Bệnh  viện  còn  thấp.  Tỷ  lệ 
Điều dưỡng  trưởng  khoa  có  trình  độ  chuyên 
môn  trung  cấp  chiếm  tới  71,43%,  tỷ  lệ  Điều 
dưỡng  trưởng  khoa  có  trình  độ  chuyên môn 
đại học 28,57%. 
Đa số Điều dưỡng trưởng khoa, nhất  là các 
Điều  dưỡng  trưởng  khoa  còn  trẻ  có  nguyện 
vọng  được  tiếp  tục  học  tập  nâng  cao  trình  độ 
chuyên môn và quản lý Điều dưỡng. 
Công tác tham gia nghiên cứu khoa học, đào 
tạo  và  chỉ  đạo  tuyến  vẫn  là  nội  dung mà  các 
Điều dưỡng trưởng khoa còn yếu về năng lực. 
Đa  số  cán  bộ  chủ  chốt  (78,26%)  đánh  giá 
mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý của Điều 
dưỡng trưởng khoa ở mức khá và tốt ngoại trừ 
nội dung tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu 
khoa học và chỉ đạo tuyến của các Điều dưỡng 
trưởng khoa với  tỷ  lệ đánh giá yếu  là 8,7% và 
trung bình là 42,39%. 
Các  Điều  dưỡng  trưởng  khoa  càng  trẻ  thì 
càng có nguyện vọng được học tập tiếp tục. 
KIẾN NGHỊ 
Nhằm nâng  cao  chất  lượng  theo dõi,  chăm 
sóc người bệnh và để nâng cao vai trò, tạo điều 
kiện cho các Điều dưỡng trưởng khoa phát huy 
khả năng quản  lý công  tác Điều dưỡng. Xin có 
một số kiến nghị như sau 
Cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và 
đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, 
quản lý Điều dưỡng và nghiên cứu khoa học cho 
các  Điều  dưỡng  nói  chung  và  Điều  dưỡng 
trưởng khoa nói  riêng. Phấn  đấu  để  đạt  100% 
các Điều dưỡng trưởng khoa có trình độ chuyên 
môn là đại học và sau đại học. 
Xây dựng đầy đủ và chặt chẽ các quy trình, 
biểu mẫu  phục  vụ  công  tác  quản  lý  của  Điều 
dưỡng trưởng khoa. 
Xây dựng và ban hành các quy chế phối hợp 
làm việc  trong bệnh viện,  tạo điều kiện và môi 
trường làm việc thân thiện. 
Tăng  cường  công  tác kiểm  tra, giám  sát và 
chấn chỉnh các nội dung về công tác quản lý của 
Điều dưỡng trưởng khoa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nội Vụ  (2005). “Về việc ban hành  tiêu chuẩn nghiệp vụ 
các  ngạch  viên  chức  Y  tế  Điều  dưỡng”.  Quyết định số 
41/2005/QĐ‐BNN, ngày 22 tháng 4 năm 2005. 
2. Bộ Y tế (1997). “Về việc ban hành Quy chế bệnh viện”. Quyết 
định số 1895/1997/QĐ‐BYT, ngày 19 tháng 9 năm 1997. 
3. Bộ Y tế (2002). “Về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc 
gia về tăng cường công tác Điều dưỡng – Hộ sinh, giai đoạn 
2002 – 2010”. Quyết định số 1613/2002/QĐ‐BYT, ngày 03 tháng 
5 năm 2002. 
4. Bộ Y tế (2011). “Ban hành bảng kiểm tra bệnh viện năm 2011”. 
Quyết định số 3296/QĐ‐BYT, ngày 12 tháng 9 năm 2011. 
5. Bộ Y tế (2012). “Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt 
nam”. Quyết định số 1352/QĐ‐BYT, ngày 21 tháng 4 năm 2012. 
6. Chase  LK  (2010).  “Nurse  manager  competencies”.  Iowa 
Research Online. 
7. Cole G (2004). “Management Theory and Practice”. Publisher 
Geraldine Lyons. Sixth Edition p: 6‐12. 
8. Đỗ Đình Xuân, Đinh Ngọc Đệ, Nguyễn Thị Loan, Trần Văn 
Long, Nguyễn Mạnh Dũng và các cộng sự (2010). “Đánh giá 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 241
thực trạng năng lực của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh 
viện”. Tạp chí Y học thực hành. 731. 
9. Hồ Văn Vĩnh (2003). “Giáo trình khoa học quản lý”. Nhà xuất 
bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang: 199‐210. 
10. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002). “Giáo trình 
khoa học quản  lý”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang: 13‐
23. 
11. Koontz H (1994). “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”. Nhà 
xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, trang: 20 ‐ 59. 
12. Lê Hồng Lôi (2004). “Đạo của quản lý”. Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội, trang: 247‐265. 
13. Phạm Đức Mục  (2004). “Vai  trò Điều dưỡng  trưởng khoa”. 
Thông tin Điều dưỡng. 23, trang: 5‐8. 
14. Phạm Thị Doan và các tác giả (1995). “Các học  thuyết quản 
lý”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang: 5‐23. 
15. Phạm Thị Tuyết Vân  (2004). “Đánh giá hiệu quả hoạt động 
của  Điều  dưỡng  trưởng  đã  qua  lớp  đào  tạo  quản  lý  Điều 
dưỡng trưởng tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới – 
Quảng Bình”. Thông tin Điều dưỡng 22, trang: 45‐47. 
16. Phan  Quốc Hội  (2008).  “Nghiên  cứu  thực  trạng  năng  lực 
quản  lý Điều dưỡng  tại  cơ  sở Y  tế  trên  địa bàn  thành phố 
Vinh  – Nghệ An,  năm  2007”.  Tạp chí Thông tin Y Dược.  2, 
trang 14‐17. 
Ngày nhận bài 25/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo 04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng: 18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfkhaosatnanglucquanly_cuadieuduongtruongkhoa_taibenhviennhand.pdf