Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn

Viêm tụy mạn là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm tiến triển mạn tính gây tổn thương, hoại tử và xơ hóa các nhu mô tụy làm thay đổi cấu trúc, rối loạn chức năng về nội và ngoại tiết của tuyến tụy. Để chẩn đoán viêm tụy mạn thường dựa vào tiền sử, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các dấu hiệu về hình thái học. Nghiên cứu nhằm mục tiêu: mô tả các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn và tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ viêm tụy mạn với đặc điểm lâm sàng và hóa sinh.

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 1

Trang 1

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 2

Trang 2

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 3

Trang 3

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 4

Trang 4

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 5

Trang 5

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 6

Trang 6

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 7

Trang 7

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn
89
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
Địa chỉ liên hệ: Trương Văn Trí, email: drtruongtri@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5/10/2018, Ngày đồng ý đăng: 22/10/2018; Ngày xuất bản: 8/11/2018
 Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn
Vĩnh Khánh2, Phan Trung Nam1, Trần Văn Huy1
(1) Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Nghiên cứu sinh Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm tụy mạn là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm tiến triển mạn tính gây tổn thương, 
hoại tử và xơ hóa các nhu mô tụy làm thay đổi cấu trúc, rối loạn chức năng về nội và ngoại tiết của tuyến tụy. 
Để chẩn đoán viêm tụy mạn thường dựa vào tiền sử, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các dấu hiệu về 
hình thái học. Nghiên cứu nhằm mục tiêu: mô tả các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, hóa sinh ở bệnh 
nhân viêm tụy mạn và tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ viêm tụy mạn với đặc điểm lâm sàng và hóa sinh. 
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân được chẩn đoán 
viêm tụy mạn dựa vào tiêu chuẩn Rosemont trên siêu âm nội soi và tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy mạn của 
Nhật Bản. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam chiếm 70,5% cao hơn nữ chiếm 29,5% và thường gặp ở độ tuổi 41 - 60 
chiếm 55%. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu chiếm tỷ lệ 31,3%, nhóm bệnh nhân hút thuốc lá ≥ 20 
gói/năm chiếm tỷ lệ 4,1%. Triệu chứng đau bụng chiếm tỷ lệ cao nhất 66,6% và thấp nhất là triệu chứng vàng 
da chiếm 5,8%. Nồng độ amylase máu tăng chiếm 29,5%, nồng độ lipase máu tăng 31,5%, tỷ lệ bệnh nhân đái 
tháo đường chiếm 25,6%. Có sự khác biệt về triệu chứng đau bụng giữa nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn và 
viêm tụy mạn giai đoạn sớm (p = 0,0003). Nồng độ lipase trung bình ở nhóm viêm tụy mạn 33,7 U/L(3,3-195) 
có sự khác biệt so với nhóm viêm tụy mạn giai đoạn sớm 53,1 U/L (20,5-109) với p = 0,04. Kết luận: Rượu, 
thuốc lá, đái tháo đường là nguyên nhân quan trọng của bệnh viêm tụy mạn. Triệu chứng đau bụng là hằng 
định trong khi tăng amylase và lipase máu chỉ gặp ở 29,5% và 31,5% bệnh nhân. Có sự khác biệt về triệu 
chứng đau bụng, nồng độ lipase giữa hai nhóm viêm tụy mạn và viêm tụy mạn giai đoạn sớm.
Từ khóa: viêm tụy mạn, siêu âm- nội soi
Abstract 
Evaluation clinical and biochemical characteristics of patients with 
chronic pancreatitis
Vinh Khanh2, Phan Trung Nam1, Tran Van Huy1
(1) Dept. of Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University 
(2) PhD Student of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Objective: Chronic pancreatitis is a chronic, progressive, irreversible benign inflammatory process, 
resulting in structural changes with disorders of functional exocrine and endocrine parenchyma by a fibrotic 
and inflammatory tissue. Based on clinical characteristics and morphology to diagnose chronic pancreatitis. 
This study was assessing the clinical, biochemical characteristics of chronic pancreatitis patients; and 
evaluating the relationship between grade chronic pancreatitis and clinical, biochemical characteristics. 
Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on 51 patients with chronic pancreatitis 
diagnosed based on Rosemont Criteria in endoscopic ultrasound and Japanese clinical diagnostic criteria 
for chronic pancreatitis. Results: The prevalence of male was higher than female (70.5%/29.5%) and most 
common in the age group of 41 - 60 about 55%. The prevalence of patients with a history of alcohol abuse 
was highest with 31.3%, smoking cigarette more than 20 pack-years about 4.1%. The clinical characteristics 
of patients with chronic pancreatitis are highest in abdominal pain about 66.6% and lowest in jaundice about 
5.8%. About biochemical characteristics, an increase of amylase, lipase were found in 29.5% and 31.5%, 
respectively. The diabetes mellitus were found in 25.6%. A statistically significative difference of abdominal 
pain was found between the chronic pancreatitis and early chronic pancreatitis patients (p=0.0003). Mean 
level of lipase in chronic pancreatitis patient is 33.7 U/L(3.3-195) and early chronic pancreatitis patient is 
53.1 U/L (20.5-109), with significiant difference (p=0.04). Conclusions: Alcohol consumption, heavy smoking 
and diabetes mellitus were the most important risk factors of chronic pancreatitis. Abdominal pain was 
Vĩnh Khánh, email: vkhanh@huemed-un v.edu.vn DOI: 10.34071/jmp.2019.5.13
20/3/2019, Ngày đồng ý đăng: 22/7/2019; Ngày xuất bản: 26/8/2019
constant while hyperamylasemia and hyperlipasemia was found only in 29.5% and 31.5% patients. Rate of 
abdominal pain and mean level of serum lipase were different between chronic pancreatitis and early chronic 
pancreatitis patients. 
Key words: chronic pancreatitis, endoscopic ultrasound
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tụy mạn là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng 
viêm tiến triển gây tổn thương, hoại tử và xơ hóa các 
nhu mô tụy dẫn đến thay đổi cấu trúc và rối loạn chức 
năng về nội và ngoại tiết của tuyến tụy [12]. Tỷ lệ mắc 
phải hằng năm trên thế giới từ 5 đến 14/100.000 
dân tùy thuộc vào vùng lãnh thổ, và tỷ lệ hiện mắc 
khoảng 30 - 50/100.000 dân [8]. Bệnh lý viêm tụy 
mạn do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó nguyên 
nhân từ rượu và thuốc lá đã được các nghiên cứu 
chứng minh. Bệnh tiến triển âm thầm, không có triệu 
chứng lâm sàng đặc hiệu, triệu chứng nghèo nàn, dễ 
bỏ sót khi thăm khám lâm sàng. Hiện nay, chẩn đoán 
và theo dõi tiến triển của viêm tụy mạn đòi hỏi sự kết 
hợp của nhiều phương pháp khác nhau như: khám 
lâm sàng, hỏi bệnh sử, đánh giá các biến đổi về hóa 
sinh và hình thái học. Trên thế giới và trong nước đã 
có nhiều nghiên cứu về bệnh lý viêm tụy mạn nhưng 
các nghiên cứu về đánh giá mối liên quan giữa đặc 
điểm lâm sàng, hóa sinh ở nhóm bệnh nhân viêm 
tụy mạn và viêm tụy mạn giai đoạn sớm thì không 
nhiều. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc điểm 
l ... hân hút thuốc lá 
≥ 20 gói/năm chiếm tỷ lệ 4,1% và nhóm bệnh nhân 
hút thuốc lá < 20 gói/năm chiếm tỷ lệ 45% và không 
hút thuốc lá 50,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi tương tự tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010) trên 32 
bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nối tụy - ruột đơn 
thuần điều trị viêm tụy mạn từ 2006 - 2010 tại Bệnh 
viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy bệnh nhân có 
tiền sử nghiện rượu chiếm 53,1% (250 - 750ml/ngày), 
9,4% có tiền sử viêm tụy cấp và 18,6% có kết hợp đái 
tháo đường [1]. Rượu là nguyên nhân chính gây nên 
bệnh lý viêm tụy mạn vì vậy tỷ lệ bệnh nhân viêm 
tụy mạn có tỷ lệ sử dụng rượu trên 15 năm chiếm tỷ 
lệ khá cao. Thuốc lá được xem là nguyên nhân gây 
nên bệnh lý viêm tụy mạn, có sự liên quan giữa thời 
gian hút thuốc lá với tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh 
tăng từ 2,4 lần đối với những bệnh nhân hút thuốc là 
dưới 20 điếu/ngày và tăng lên 3,3 lần đối với nhóm 
bệnh nhân hút hơn 20 điếu/ngày. Khi so sánh tỷ lệ 
nguy cơ mắc bệnh thì nhóm có hút thuốc lá có tỷ lệ 
mắc bệnh cao hơn nhóm không hút thuốc lá 3 lần và 
khi ngưng thuốc lá có khoảng 50% các trường hợp 
giảm tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh từ 2,4 xuống 1,4 so với 
nhóm vẫn tiếp tục hút thuốc [4].
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng và biến đổi hóa sinh ở 
bệnh nhân viêm tụy mạn
4.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng đau bụng âm ĩ liên tục chiếm tỷ lệ 
cao nhất 66,6%, tiếp đến là tiêu chảy hoặc đại tiện 
phân mỡ 29,4% và thấp nhất là triệu chứng vàng 
da chiếm 5,8%. Triệu chứng đau bụng được đánh 
giá bằng cách hỏi kỹ bệnh sử của bệnh nhân nhằm 
xác định tần suất, vị trí, hướng lan và các yếu tố liên 
quan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí đau chủ 
yếu ở vùng thượng vị chiếm 88,2%. Đau chủ yếu là 
không lan 58,8% và lan ra sau lưng chiếm 41,2%. 
Tính chất đau có cơn trội chiếm 35,2%. Yếu tố tăng 
đau sau ăn dầu mỡ và uống rượu chiếm 20,5% và 
tỷ lệ bệnh nhân có tư thế giảm đau cò súng chiếm 
17,6%. Tương tự nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn 
(2010) trên 32 bệnh nhân thì triệu chứng lâm sàng 
nổi bật vẫn là đau chiếm 100% trong đó đau dữ dội 
65,6%, đau âm ỉ nhưng dai dẵng 34,4%, đau lan ra 
sau lưng chiếm 71,9% và có đến 91,9% bệnh nhân 
phải dùng đến thuốc giảm đau, sụt cân chiếm tỷ lệ 
84,4%, đi cầu phân lỏng 65% và 6,5% có biểu hiện 
vàng da [1]. 
Triệu chứng đau trong viêm tụy mạn được đề 
cập với nhiều giả thuyết do gia tăng áp lực trong hệ 
thống ống tụy, sỏi ống tụy tuy nhiên vẫn chưa có 
kết luận cuối cùng về cơ chế gây đau trong bệnh lý 
viêm tụy mạn. Những nghiên cứu gần đây sử dụng 
thiết bị đánh giá sự thay đổi của các sợi thần kinh ở 
bệnh nhân viêm tụy mạn cho thấy có sự thay đổi về 
mặt mô học liên quan với triệu chứng đau, các mô 
thần kinh ở các mô bị viêm mạn gia tăng số lượng, 
dày lên và thay đổi cấu trúc của bao thần kinh dẫn 
đến tạo thành hàng rào giữa mô thần kinh và các mô 
bị viêm. Sự thâm nhiễm của các tế bào lympho làm 
thay đổi cấu trúc bao thần kinh gây nên tình trạng 
viêm dây thần kinh. Thêm vào đó có sự gia tăng tính 
nhạy cảm của dẫn truyền thần kinh được phát hiện 
trên các bệnh nhân có viêm tụy mạn. Các nghiên 
cứu gần đây về sinh học phân tử cho thấy có sự gia 
tăng liên quan đến protein 43 trong các mô tụy viêm 
mạn so với mô tụy bình thường [11]. 
Như vậy đau có thể xuất hiện trong tất cả các giai 
đoạn bệnh, cũng như trong viêm tụy mạn có sỏi tụy 
hay không, sự hủy hoại mô tụy và suy giảm chức 
năng tụy sẽ dẫn đến tình trạng không tiết đủ enzym 
tụy để tiêu hóa chất béo gây nên tiêu chảy hoặc đại 
tiện phân mỡ sẽ gây ra hậu quả sụt cân. Vì vậy kiểm 
soát được triệu chứng đau và rối loạn tiêu hóa sẽ 
của thiện được chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân 
viêm tụy mạn.
4.2.2.2. Biến đổi nồng độ amylase, lipase và 
đường máu
Tỷ lệ bệnh nhân có tăng amylase máu chiếm 
29,5% và tăng lipase máu 31,5%. Trong viêm tụy cấp 
và đợt cấp viêm tụy mạn thì nồng độ amylase và 
lipase luôn gia tăng khoảng 3 lần so với giới hạn trên 
bình thường. Nồng độ lipase có giá trị hơn so với 
amylase trong đánh giá mức độ nặng cũng như đặc 
hiệu hơn trong chẩn đoán bệnh, tuy nhiên sự gia 
tăng nồng độ các enzyme tụy không liên quan nhiều 
đến mức độ nặng của bệnh và nồng độ enzyme 
lipase không có giá trị trong chẩn đoán phân biệt 
viêm tụy cấp và đợt cấp viêm tụy mạn. 
Trong các trường hợp viêm tụy mạn mức độ 
nặng, nồng độ enzyme lipase có thể giảm do suy 
chức năng tuyến tụy, nhưng nồng độ lipase không có 
mối liên quan với các rối loạn chức năng ngoại tiết 
của tuyến tụy [7]. Gần đây, tác giả Nguyễn Văn Rư 
(2014) cũng tiến hành định lượng amylase và lipase 
trong dịch tụy của 30 bệnh nhân viêm tụy mạn tại 
Bệnh viện Việt Đức, kết quả nồng độ amylase trung 
bình là 275,3 ± 158,7 đvA/100ml máu và 615,6 ± 
111,6 đvA/100ml dịch tụy bệnh nhân viêm tụy mạn, 
tăng so với người bình thường, nồng độ lipase trung 
bình trong máu là 13,8 ± 9,8 đvB/100ml máu và 51,5 
± 50,5 đvB/100ml dịch tụy của bệnh nhân viêm tụy 
mạn, giảm so với người bình thường [2]. 
Viêm tụy mạn là bệnh lý có thương tổn tụy 
không hồi phục đưa đến rối loạn chức năng tụy nội 
tiết với biểu hiện thường gặp là đái tháo đường. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân 
đái tháo đường chiếm tỷ lệ 25,6% (6 bệnh nhân 
có tiền sử phát hiện Đái tháo đường trước đó). 
Nghiên cứu của tác giả Ewald trên 1868 bệnh nhân 
đái tháo đường có 9,2% đái tháo đường typ 3c và 
trong nhóm đái tháo đường typ 3c thì nguyên nhân 
viêm tụy mạn chiếm tỷ lệ cao nhất 79%, tiếp đến 
là ung thư tụy 8%, tổn thương tụy liên quan đến di 
truyền 7%, nang tụy 4% và thấp nhất là sau phẫu 
thuật chiếm 2% [5]. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo 
đường trên bệnh nhân viêm tụy mạn gia tăng theo 
thời gian mắc bệnh và tình trạng tổn thương tuyến 
tụy, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân có vôi hóa 
sớm và nhóm có phẫu thuật phần đuôi tụy. Phần lớn 
nguyên nhân của viêm tụy mạn do rượu và tỷ lệ đái 
tháo đường xuất hiện khoảng từ 50% đến 83% sau 
thời gian sử dụng rượu từ 10 - 25 năm, đối với bệnh 
lý tụy có nguyên nhân di truyền thời gian xuất hiện 
đái tháo đường trung bình sau 10 năm vì vậy bệnh 
nhân xuất hiện đái tháo đường thường gặp ở độ 
tuổi trung niên khoảng 50 tuổi [6]. Theo nghiên cứu 
của Pan và cs trên 2011 bệnh nhân viêm tụy mạn 
theo dõi trong 22 năm có 564 bệnh nhân xuất hiện 
đái tháo đường chiếm 28% và các yếu tố nguy cơ 
của đái tháo đường sau viêm tụy mạn là giới tính, 
lạm dụng rượu, tiêu chảy kéo dài, hẹp đường mật và 
phẫu thuật phần thân – đuôi tụy [14].
4.3. Mối liên quan giữa mức độ viêm tụy mạn 
với đặc điểm lâm sàng và hóa sinh
4.3.1. Mối liên quan giữa triệu chứng đau bụng 
với mức độ viêm tụy
Có sự khác biệt về triệu chứng đau bụng ở nhóm 
bệnh nhân viêm tụy mạn chiếm 82,8% cao hơn so 
với nhóm viêm tụy mạn giai đoạn sớm chiếm 31,2% 
(p = 0,0003). 
Triệu chứng đau trong viêm tụy mạn có thể do 
tình trạng tắc nghẽn và tăng áp lực trong ống tụy, 
quá trình viêm xơ và biến đổi của các sợi thần kinh 
trong nhu mô tụy hoặc bên cạnh (mức độ bằng 
chứng 2b, khuyến cáo mức B). Tổn thương viêm tụy 
mạn giai đoạn sớm chỉ là những biến đổi ban đầu tại 
nhu mô và ống tụy nên tình trạng tắc nghẽn chưa 
có mà chỉ là tổn thương viêm khu trú tác động đến 
nhu mô tụy và các sợi thần kinh nên triệu chứng đau 
tụy trong viêm tụy mạn giai đoạn sớm thấp hơn so 
với nhóm viêm tụy mạn. Tuy nhiên sự đánh giá mức 
độ đau khá chủ quan do còn phụ thuộc vào mức độ 
chịu đau của người bệnh [3].
4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ amylase, 
lipase và đường máu với mức độ viêm tụy mạn 
Có sự khác biệt về nồng độ trung bình của lipase 
ở nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn 33,7 U/L (3,3-195) 
và viêm tụy mạn giai đoạn sớm 53,1 U/L (20,5-109) 
với p = 0,04. Không có sự khác biệt về nồng độ trung 
bình của Amylase giữa hai nhóm viêm tụy mạn 66 U/L 
(9,3-342) và viêm tụy mạn sớm 77,5 U/L (45-228) với p 
= 0,21. Nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn có đái tháo 
đường chiếm 28,5% cao hơn nhóm viêm tụy mạn 
giai đoạn sớm chiếm 18,8%. Điều này cũng được giải 
thích ở nhóm viêm tụy mạn giai đoạn sớm với các 
tổn thương nhu mô tụy chỉ ở giai đoạn đầu nên sự 
biến đổi về mặt chức năng tuyến tụy không nhiều chỉ 
đánh giá được dựa trên các xét nghiệm chức năng 
tụy trực tiếp còn xét nghiệm amylase, lipase gần như 
bình thường. Với các trường hợp viêm tụy mạn mức 
độ nặng nồng độ lipase có thể giảm do suy chức năng 
tuyến tụy, nhưng nồng độ lipase không có mối liên 
quan với các rối loạn chức năng ngoại tiết của tuyến 
tụy [7]. 
Hiện nay, có một số tác giả đề cập đến giá trị của 
amylase và lipase trong chẩn đoán viêm tụy mạn, 
theo nghiên cứu của Oh (2017) nồng độ amylase và 
lipase lần lượt là 47,0 (39,8 - 55,3); 25,0 (18,0 - 35,0) 
đối với nhóm chứng và 34,0 (24,5 - 49,0); 19,0 (9,0 - 
30,0) với nhóm viêm tụy mạn không vôi hóa và 30,0 
(20,0 - 40,8); 10,0 (3,0 - 19,0) đối với nhóm viêm tụy 
mạn có vôi hóa; với điểm cắt amylase là 40 U/L và 
lipase là 20 U/L có giá trị chẩn đoán đối với nhóm 
viêm tụy mạn không vôi hóa; điểm cắt amylase là 38 
U/L và lipase là 15 U/L có giá trị chẩn đoán đối với 
nhóm viêm tụy mạn vôi hóa. Với nồng độ amylase 
< 40 và lipase < 20 U/L trong chẩn đoán viêm tụy 
mạn không vôi hóa có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị 
tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt là 
37,4%; 88,8%; 66,1%; 70,9% và tác giả Hyoung Chul 
Oh đã kết luận nồng độ amylase hoặc lipase dưới 
mức bình thường có độ đặc hiệu cao trong chẩn 
đoán viêm tụy mạn. Tương tự nghiên cứu của Kwon 
(2016) trên 170 người bình thường và 150 bệnh 
nhân viêm tụy mạn thể vôi hóa, nồng độ amylase là 
48,1 ± 13,2 và 34,8 ± 17,2 U/L với p < 0.001 và nồng 
độ lipase là 26,4 ± 11,3 và 16,3 ± 11,2 U/L với p < 
0.001. Nhóm tác giả này cũng kết luận với nồng độ 
enzyme tụy thấp có giá trị trong chẩn đoán viêm tụy 
mạn [9], [13]. Còn biến đổi đường máu thì đái tháo 
đường do viêm tụy mạn chỉ xuất hiện ở giai đoạn 
muộn còn ở viêm tụy mạn giai đoạn sớm thì nồng 
độ đường máu bình thường. Vì vậy trong nghiên cứu 
của chúng tôi 3 trường hợp viêm tụy mạn giai đoạn 
sớm đái tháo đường này đều là những trường hợp có 
tiền sử đái tháo đường. 
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 51 bệnh nhân viêm tụy mạn 
được chẩn đoán bằng tiêu chuẩn siêu âm nội soi 
chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, hóa 
sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn: 
Độ tuổi thường gặp nhất là 41 - 60 chiếm 55 %; 
tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử uống rượu nhiều chiếm tỷ 
lệ 31,3%. Tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá ≥ 20 gói/năm 
chiếm tỷ lệ 4,1%. Triệu chứng đau bụng chiếm tỷ lệ 
cao nhất 66,6%, tiếp đến là tiêu chảy hoặc đại tiện 
phân mỡ 29,4% và thấp nhất là triệu chứng vàng da 
chiếm 5,8%. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng amylase máu 
chiếm 29,5% và tăng lipase máu 31,5%. Tỷ lệ bệnh 
nhân đái tháo đường chiếm tỷ lệ 25,6%.
- Mối liên quan giữa mức độ viêm tụy mạn với 
lâm sàng và hóa sinh. 
Có sự khác biệt về triệu chứng đau bụng ở nhóm 
bệnh nhân viêm tụy mạn chiếm 82,8% cao hơn so 
với nhóm viêm tụy mạn giai đoạn sớm chiếm 31,2% 
(p = 0,0003). Có sự khác biệt về nồng độ trung bình 
của lipase ở nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn và viêm 
tụy mạn giai đoạn sớm với p = 0,04. Tỷ lệ đái tháo 
đường ở nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn chiếm 
28,5% cao hơn nhóm viêm tụy mạn giai đoạn sớm 
chiếm 18,8%. 
1. Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Kết quả điều trị viêm 
tụy mạn bằng phẫu thuật nối tụy – ruột đơn thuần theo 
Partinton - Rochelle”, Tạp chí Y học lâm sàng. (56), tr. 51-
56.
2. Nguyễn Văn Rư và Nguyễn Thị Loan (2014), “Nghiên 
cứu định lượng Amylase, Protease, Lipase trong máu và 
dịch tụy của bệnh nhân Viêm tụy mạn và bước đầu đánh 
giá khả năng tiết dịch của người bệnh”, Y học thực hành 
(903). 1, tr. 51.
3. Anderson MA, Akshintala V, Albers KM, Amann 
ST, Belfer I, Brand R, Chari S et al (2016), “Mechanism, 
assessment and management of pain in chronic 
pancreatitis: Recommendations of a multidisciplinary 
study group”, Pancreatology;16(1):83-94
4. Andriulli A, Botteri E, Almasio PL, et al (2010), 
“Smoking as a cofactor for causation of chronic 
pancreatitis: a meta-analysis”. Pancreas;39:1205–10
5. Ewald N, Kaufmann C, Raspe A, Kloer HU, Bretzel 
RG, Hardt PD (2012), “Prevalence of diabetes mellitus 
secondary to pancreatic diseases (type 3c)”. Diabetes 
Metab Res Rev; 28: 338–42.
6. Gudipaty L. Rickels M. R (2015). Pancreatogenic 
(Type 3c) Diabetes. Pancreapedia: Exocrine Pancreas 
Knowledge Base, DOI: 10.3998/panc.2015.35.
7. Joachim M, Albrecht H, Julia M (2016), 
Chronic pancreatitis, Yamada’s Textbook of 
Gastroenterology, Sixth Edition, 1702: 1730.
8. Kleeff. J. Whitcomb. DC, Shimosegawa. T et al. 
(2017), “Chronic pancreatitis”, Nat Rev Dis Primers (3), 
17060.
9. Kwon CL, Kim HJ, Korc P, Choi EK et al (2016), 
“Can We Detect Chronic Pancreatitis With Low Serum 
Pancreatic Enzyme Levels?” Pancreas; 45(8):1184-8.
10. Machicado JD, Rebours V, Yadav D (2016), 
“Epidemiology of Chronic Pancreatitis”, American 
Pancreatic Association (28).
11. Markus W. B, Waldemar Uhl, Malfertheiner P, 
Michael G.S. (2004), “Diseases of the pancreas, Chronic 
Pancreatitis, Pathogenesis and Pathophysiology”, Karger, 
pp 90 – 100.
12. Ni Q, Yun L, Manish R, Dong Sh (2015), “Advances 
in surgical treatment of chronic pancreatitis”, World 
Journal of Surgical Oncology, (13):34. 
13. Oh HC, Kwon CL, Haji EL, Easler JJ et al (2017), “Low 
Serum Pancreatic Amylase and Lipase Values Are Simple 
and Useful Predictors to Diagnose Chronic Pancreatitis”, 
Gut Liver ;11(6):878-883.
14. Pan J, Xin L, Wang D, Liao Z, Lin JH, Li BR, Du TT, 
Ye B, Zou WB (2016), “Risk Factors for Diabetes Mellitus 
in Chronic PancreatitisA Cohort of 2011 Patients”, 
Medicine(Baltimore);95(14):e3251.
15. Shimosegawa T, Kataoka K, Kamisawa T, et al 
(2010). “The revised Japanese clinical diagnostic criteria 
for chronic pancreatitis”. J Gastroenterol, 45 : 584-591.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_lam_sang_va_hoa_sinh_o_benh_nhan_viem_tuy.pdf