Khả năng tư duy độc lập của giới trẻ bị hạn chế
Một trong những lý do khiến ta không thể dùng hết tiềm năng bộ não, và cũng vì thế, khiến kỹ năng
tư duy của ta bị giới hạn, chính là vì ta bị neo lại bởi nhữ ng quy kết sai lầm về bộ não và khả năng
tư duy của chúng ta. Kỹ năng tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất mà ngày nay bạn
có thể học. Lý do rất đơn giản. Trong khi ở quá khứ, người ta làm việc dựa vào kỹ năng cơ bắp, thì
ngày nay ta làm việc dựa trên kỹ năng tư duy. Ta đang sống trong thời đại thông tin, chứ không còn
ở thời đại công nghiệp nữa. Đó là lý do khiến trí não thay thế cơ bắp, và sức mạnh tư duy có thể
thay thế sức mạnh tay chân. Ta nghĩ rằng, khi ta đối mặt với những vấn đề lớn, thì ta sẽ không thể
giải quyết. Ta không dám ra quyết định, và luôn than phiền về khả năng lựa chọn của mình. Ta
nghĩ rằng ta bị kẹt bởi những lối mòn tư duy, và không còn cách tháo gỡ. Và hơn hết, ta nghĩ rằng,
càng già, não càng kém, và khả năng ghi nhớ cũng ra đi. Chỉ có một điều là đúng trong mớ suy
nghĩ trên, đó là chính những suy nghĩ của chúng ta khiến năng lực tư duy bị giới hạn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng tư duy độc lập của giới trẻ bị hạn chế
2070 KHẢ NĂNG TƯ DUY ĐỘC LẬP CỦA GIỚI TRẺ BỊ HẠN CHẾ La Thúy Vi, Nguyễn Thị Thúy Hạnh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Một trong những lý do khiến ta không thể dùng hết tiềm năng bộ não, và cũng vì thế, khiến kỹ năng tư duy của ta bị giới hạn, chính là vì ta bị neo lại bởi nhữ ng quy kết sai lầm về bộ não và khả năng tư duy của chúng ta. Kỹ năng tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất mà ngày nay bạn có thể học. Lý do rất đơn giản. Trong khi ở quá khứ, người ta làm việc dựa vào kỹ năng cơ bắp, thì ngày nay ta làm việc dựa trên kỹ năng tư duy. Ta đang sống trong thời đại thông tin, chứ không còn ở thời đại công nghiệp nữa. Đó là lý do khiến trí não thay thế cơ bắp, và sức mạnh tư duy có thể thay thế sức mạnh tay chân. Ta nghĩ rằng, khi ta đối mặt với những vấn đề lớn, thì ta sẽ không thể giải quyết. Ta không dám ra quyết định, và luôn than phiền về khả năng lựa chọn của mình. Ta nghĩ rằng ta bị kẹt bởi những lối mòn tư duy, và không còn cách tháo gỡ. Và hơn hết, ta nghĩ rằng, càng già, não càng kém, và khả năng ghi nhớ cũng ra đi. Chỉ có một điều là đúng trong mớ suy nghĩ trên, đó là chính những suy nghĩ của chúng ta khiến năng lực tư duy bị giới hạn. [4] 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi đọc xong quyển sách ‚Khám phá thiên tài trong bạn‛ của tác giả Michael J.Gelb tôi chợt nhận ra rằng rất ít người trong chúng ta bỏ nhiều thời gian để luyện tập kỹ năng tư duy một cách có ý thức. Ta tin rằng kỹ năng tư duy là điều hiển nhiên phải có hoặc là tài năng trời phú cho những thiên tài. Không có gì là sai lầm hơn suy nghĩ đó. Não bộ con người là một siêu máy tính với cấu trúc hơn 100 tỷ nơron thần kinh và có năng lực tiếp thu cao, chứa đựng khả năng ghi nhớ, học tập và sáng tạo vô hạn. Vì lẽ đó, tất cả chúng ta đều sinh ra với tiềm năng trở thành thiên tài. Và để tiềm năng này được bộc lộ trọn vẹn, bản thân mỗi người phải tìm cách khai phá và phát huy nó. Hơn thế nữa, khi ta đối diện với hàng loạt những vấn đề không thể giải quyết trong cuộc sống, nhu cầu khơi dậy tiềm năng ấy lại lớn hơn bao giờ hết. Nhưng hầu hết giới trẻ hiện nay lại dần mất đi khả năng độc lập trong suy nghĩ, thường có lối suy nghĩ lập khuôn hoặc lười suy nghĩ. Nếu không loại bỏ ngay lối suy nghĩ ấy thì bản thân mỗi người không thể tiến bộ và xã hội không thể phát triển được. Vì thế chúng ta phải luyện tập thói quen suy nghĩ độc lập nhưng phải mang tính logic và sáng tạo. [2] 2 NỘI DUNG 2.1 Khái niệm Tư duy độc lập là lối tư duy không dập khuôn theo lối mòn; là khả năng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu học hỏi và đúc kết lại như một kinh nghiệm. 2071 Khả năng tư duy độc lập cùng với lý lẽ vững chắc giúp con người hiểu được những vấn đề phức tạp để đưa ra các quyết định và lựa chọn. Khi có khả năng tư duy độc lập thì ngay cả trẻ nhỏ cũng dễ dàng tiếp thu kiến thức trong học tập. Khi thiếu tư duy độc lập thì con người dễ bị cuốn vào các tệ nạn xã hội, dễ dàng chạy theo người khác và cũng sẽ dễ có hành động, suy nghĩ tiêu cực. [3] 2.2 Thực trạng 2.2.1 Sự đánh mất tư duy độc lập trong giới trẻ Nhà giáo Phạm Toàn đã từng phát biểu như sau: Trẻ em hiện nay đến lớp h c chỉ để tiếp cận một khối lượng kiến thức một cách thụ động. Thậm chí còn không tiếp thu hết mà phải bổ sung bằng việc tham gia các lớp h c thêm. Cách đào tạo thế hệ tương lai như thế này chắc chắn sẽ sinh ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập và không có tư duy độc lập sẽ biến bạn thành nô lệ. Như vậy, giữa chương trình học và thực tế áp dụng phải chăng là có vấn đề rồi. “Hãy truyền đa mê nghiên cứu, sáng tạo cho lớp trẻ” tiếp tục là một câu nói của một vị giáo sư nổi tiếng Pierre Darriulat khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về tư duy độc lập. [3] Hiện nay, hầu hết những câu hỏi dành cho trẻ chỉ ở dạng "Có" hoặc "Không". Theo cách gọi Edward de Bono, ông gọi dạng câu hỏi có - không là "câu hỏi bắn súng" (shooting question) bởi vì khi nhắm bắn, hoặc trúng hoặc trật. Trong các chương trình đào tạo tư duy cho trẻ, de Bono khuyến khích dạy trẻ dạng "câu hỏi câu cá" (fishing question) vì theo ông, trẻ không thể biết trước câu trả lời hoặc câu được cá gì nên dạng câu hỏi này khơi gợi được trí tò mò, tưởng tượng ở trẻ. Tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở trường. Hiện nay, việc dạy trẻ "tư duy bậc cao" là điều quan trọng. Ở các nước phát triển, những khóa học tư duy cho trẻ đã có từ lâu và được coi là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nhà sư phạm nổi tiếng Maria Montessori chia sẻ: "Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi". Trong một xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì việc học của các bạn học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ thuật "tư duy bậc cao" (higher order thinking): gạn lọc, phân tích, nảy sinh ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và lên kế hoạch. Học thuộc lòng hay ghi nhớ bài học đều bị xem là "tư duy bậc thấp". Nhưng có lẽ hiện nay các chương trình giáo dục vẫn chỉ dựa trên nền tảng "tư duy bậc thấp".[4] Mọi người chắc hẵn đã biết về sản phẩm "Máy rửa tay tự động" được phát triển bởi bạn Phan Thành Lợi ” Sinh viên năm nhất Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH và Ban chấp hành Đoàn - Hội Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH. Nhờ vào tài năng và sự sáng tạo của chính bản thân đã giúp bạn thành công tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và góp phần vào việc chung tay với mọi người tích cực ngăn ngừa dịch bệnh Covid- 19 ở thời điểm hiện tại. 2072 Hình 1: Các bậc kỹ năng tư duy. [4] 2.2.2 Tại sao chúng ta nên trở thành một người có tư duy độc lập Trở thành một nhà tư tưởng độc lập là một nhà đổi mới và thường xuyên suy nghĩ vượt trội, nhưng không nhất thiết chỉ là đưa ra một ý tưởng tuyệt vời và bán ý tưởng. Nó còn là về những tiến bộ mà chúng ta đã áp dụng hoặc làm khác đi trên cơ sở hàng ngày có tác động lâu dài hơn. Đó là sự chủ động không đưa ra cùng một cách làm cho những việc cũ; đó là về việc bạn nhìn vào những gì mình làm từ nhiều khía cạnh khác nhau, và về việc phá vỡ đi những thói quen cũ để trở thành một người có tư duy độc lập. Tại sao việc trở thành một nhà tư tưởng độc lập rất quan trọng? Nếu bạn không nghĩ cho chính mình, những người khác có thể thử và làm điều đó cho bạn! Có rất nhiều người ngoài kia sẽ vui vẻ cho bạn biết suy nghĩ, những người muốn chỉ định và kiểm soát và đưa ra quyết định giúp bạn. Chỉ cần kiểm tra các tin tức truyền thông xã hội của bạn. Nếu bạn không biến bản thân trở thành một người suy nghĩ độc lập, thì bạn cũng không thể nói cho bản thân mình - vì vậy những người khác có thể bước vào và nói cho bạn hoặc diễn giải bạn theo cách mà bạn đã dự định. Và nếu bạn không nghĩ cho bản thân mình cũng như không chia sẻ suy nghĩ độc đáo của mình thì có lẽ bạn đã không đóng góp giá trị bạn có, sống đúng với tiềm năng của bạn và bạn có thể không cảm thấy hoàn toàn hài lòng hoặc tham gia hoặc giống như bạn là biểu hiện đầy đủ nhất có thể của chính bạn. Và khi bạn không thể lên tiếng, những người khác có thể cho rằng bạn không quan trọng. Trở thành một nhà tư tưởng độc lập luôn luôn dễ dàng bởi vì nó có thể liên quan đến việc chấp nhận rủi ro, chẳng hạn như không phổ biến, đi ngược lại với đa số hoặc bị xem là khác biệt hoặc không hợp tác. Nó có thể cảm thấy ích kỷ. Và trong một số trường hợp, mọi người tránh suy nghĩ hoặc họ chỉ im lặng vì họ trở nên quen với việc được nói những gì nghĩ hoặc làm mà họ không còn biết tự làm điều đó không.hng còn biết tự làm điều đó. Dưới đây là một số cách giúp bạn suy nghĩ khác biệt và trở thành một người suy nghĩ độc lập.[1] 2073 2.2.3 Giải pháp Khả năng tư duy độc lập không phải ngày một ngày hai là đạt được mà đó là một quá tr nh tích lũy lâu dài. Gia đ nh: Gia đ nh là nơi h nh thành chính khả năng tính cách suy nghĩ của mỗi con người. V vậy bản thân bố mẹ người thân trong gia đ nh nên hiểu rõ họ cần giúp con cái m nh những g và những g con cái phải tự t m hiểu, tự suy nghĩ và tự tích lũy lấy. Họ nên giúp con cái nhận thức được cuộc sống này cần g ở con của họ, giúp con cái phát triển khả năng tư duy sáng tạo. lựa chọn những trò chơi kích thích tư duy, động não, khả năng logic. Chọn cho con m nh những quyển sách về thế giới xung quanh giúp con họ có cái nh n bao quát về thế giới bên ngoài và có cái nh n tổng quát về mọi chuyện tránh cái nh n phiến diện, không nên nh n mọi chuyện theo lối mòn. bố mẹ nên cho con m nh phát biểu ý kiến hay quan tâm hỏi han con cái về nhưng chuyện xung quanh để có thể hiểu hơn và giúp con m nh phân tích mọi chuyện. Bản thân: Mỗi người phải có chính kiến của bản thân m nh. Thế hệ học sinh muốn phát trển tư duy độc lập thì cần đọc nhiều hơn, học nhiều hơn và rèn tư duy nhiều hơn. Văn hóa đọc sách chính là điều quan trọng, ở sách giúp bản thân t m tòi học hỏi được nhiều điều hơn, bao quát được vấn đề. Hiện nay thông tin rất nhiều các bạn phải biết cách chọn lọc thông tin cho chính bản thân. Hay các thông tin trên internet cũng giúp các bạn học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Bản thân tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Biết yêu thương những người xung quanh. giải quyết vấn đề một cách đúng đắn. tư duy phê phán, phản niện về thông tin giúp các bạn có thể phát triển thêm cách nh n riêng của m nh. bản thân phải mở rộng kiến thức của m nh để có thể dễ dàng nhận biết được vấn đề. cải thiện sự tự tin của m nh, có khả năng đi ngược số đông. thay đổi bản thân chủ động hơn trong mọi việc. tránh việc đi theo lối mòn, phát triển khả năng tư duy phân tích vấn đề, biết đúc kết tích lũy kinh ngiệm cho bản thân. Suy cho cùng tất cả mọi hành động đều xuất phát từ sự quyết định của ý nghĩ. Vậy cái chúng ta cần làm để cải thiện Tư duy độc lập tự chủ sáng tạo đó chính là rèn luyện tư duy suy nghĩ của chính bản thân mình. ã hội: Thay đổi nhận thức, cách giảng dạy. Tránh chạy theo số đông không phân biệt được thông tin đúng đắn, sự thật. Sự giáo dục thiếu thực tế, thiếu thực hành, tránh phát triển văn hóa theo kiểu bắt chước một cách vô thức hoặc học xong mà không có tư duy độc lập. 3 KẾT LUẬN Xã hội ngày càng phát triển con người cũng từng bước đi lên cùng với sự phát triển ấy. Những người có tư duy độc lập thường nhận được những khả năng tiềm ẩn nơi mình; họ biết phát huy khả năng vốn có và đạt đến thành công trong cuộc sống. 2074 Mục đích cuối cùng của Tư duy độc lập là nhằm phát triển lòng tự trọng, tự tin và khả năng suy nghĩ độc lập để giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Không có tư duy độc lập sẽ khiến bạn trở thành nô lệ. [3] Tư duy độc lập mở ra vô số kiến thức tiềm năng. Nó cho phép bạn trở nên sáng suốt hơn về những điều bạn nghe, nhìn và tin và giúp bạn đặt câu hỏi về các giá trị và giả định. Suy nghĩ độc lập cũng trau dồi kỹ năng cá nhân của bạn ở nhiều cấp độ khác, bao gồm cả việc xây dựng sự tự tin về khả năng của bản thân mỗi người. Vì thế, chúng ta phải chung tay đẩy lùi lối suy nghĩ hạn hẹp, rèn luyện não bộ một cách linh hoạt để trở thành một người tư duy sáng tạo, độc lập, logic. Từ đó, bản thân chúng ta được phát triển một cách đúng đắn với suy nghĩ không lệch lạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adam Eason (4/2018), Independent thinker: How to Be an Independent Thinker, Website: https://www.adam-eason.com/independent-thinker-independent-thinking/ [2] Michael J.Gelb, Khám phá thiên tài trong bạn, Tài liệu tham khảo là sách. [3] Mintybi (26/05/2019),Nhận định về tư duy độc lập của giới trẻ hiện nay, Website: https://sachhaynendoc.net/nhan-dinh-ve-tu-duy-doc-lap-cua-gioi-tre-hien-nay/. [4] Nguyễn Hạo Nhiên (19/08/2013), Kỹ năng tư duy là gì? Website: https://www.ecoblader.com/2013/08/ki-nang-tu-duy-la-gi/ [5] Trí thông minh và kỹ năng tư duy (27/1/2014), Tài liệu tham khảo là Báo Vnexpress, website: https://vnexpress.net/tri-thong-minh-va-ky-nang-tu-duy-2944825.html.
File đính kèm:
- kha_nang_tu_duy_doc_lap_cua_gioi_tre_bi_han_che.pdf