Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng và triển khai nội dung tiểu dự án 2: Đầu tư, phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, vùng trồng sâm Ngọc Linh và dược

liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu

số và miền núi của Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc (Học viện Dân tộc) đã

được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án thí điểm về xây dựng mô hình "Ngân hàng nuôi bò thịt gia trại,

liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Tiến Bộ, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh

Tuyên Quang”. Qua 3 năm triển khai (từ năm 2018-2020), dự án đã hỗ trợ cho 23 hộ dân với tổng số 92 bò

cái sinh sản đạt chất lượng cao. Hình thức hỗ trợ có điều kiện, gắn với xây dựng ngân hàng bò, sau 3 năm

nuôi bò sinh sản hộ dân trả lại 50% số con giống giao nuôi. Kết quả của dự án đã cung cấp cơ sở thực tiễn

cho hoạch định chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, theo

tinh thần hỗ trợ có điều kiện, giảm dần cho không, huy động tối đa nguồn lực trong dân. Bài viết phân tích

những kết quả đạt được của tiểu dự án trên

Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 trang 1

Trang 1

Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 trang 2

Trang 2

Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 trang 3

Trang 3

Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 trang 4

Trang 4

Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 12580
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020

Kết quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
141Volume 10, Issue 2
RESULTS OF THE POVERTY REDUCTION ASSISTANCE MODEL 
WITH CONDITIONS OF POLICY FOR SUPPORTING 
SOCIAL-ECONOMIC DEVELOPMENT OF ETHNIC MINORITY 
AND MOUNTAINOUS AREAS IN THE PERIOD OF 2016 - 2020
Nguyen Hong Via
Nguyen Thi Phuong Thaob
a Vietnam Academy for Ethnic Minorities
Email: hongvi@hvdt.edu.vn
b VIB Bank
Email: nguyenphuongthao011296@gmail.com
Received: 27/5/2021 
Reviewed: 08/6/2021
Revised: 10/6/2021
Accepted: 18/6/2021
Released: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/547
To have a practical basis for the proposal to develop and implement the content of sub-project 2: Investment and development of livestock and poultry breeding models according to the value 
chain, Ngoc Linh ginseng and medicinal herbs growing areas, promoting business start-ups, start-ups and 
attracting investment in ethnic minority and mountainous areas of Project 3, under the National Target 
Program on Socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the period of 2021-
2030. The Institute of Strategy and Policy for Ethnic Minorities (Academy of Ethnic Minorities) has 
been assigned the task of implementing pilot projects on building a model of "Bank for raising farmed 
beef cattle, linking along the value chain with consumption products in Tien Bo commune, Phuc Ninh 
commune, Yen Son district, Tuyen Quang province”. After 3 years of implementation (from 2018-2020), 
the project has supported 23 households with a total of 92 reproductive cows. With the form of conditional 
support, associated with the construction of a cow bank, after 3 years of raising cows for reproduction, 
households return 50% of the breeding animals. The results of the project have provided a basis practice 
for policy making to support poverty reduction in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2025 
period, in the spirit of conditional support, gradually reducing it for free, mobilizing maximum resources 
from the people. The article analyzes the results achieved by the above subproject.
Keywords: Policies to support socio-economic development; Support poverty reduction; Ethnic 
minorities and mountainous areas; Farm beef cattle banks; Linking along the value chain associated with 
product consumption; Tien Bo commune, Phuc Ninh commune, Yen Son district, Tuyen Quang province.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
142 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
1. Đặt vấn đề
Từ năm 2016 đến năm 2020, Chính phủ, Thủ 
tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, 
chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc 
thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Chương trình 
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương 
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã 
góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng 
DTTS&MN. Tính đến hết tháng 8/2018, có 1.052 xã 
vùng DTTS&MN được công nhận đạt chuẩn nông 
thôn mới, đạt tỷ lệ 22,29% (Chính phủ, 2019). Tuy 
vậy, thực trạng kinh tế và đời sống của đồng bào 
DTTS vẫn còn khoảng cách khá xa so với mặt bằng 
chung của cả nước, đến cuối 2018 còn 720.731 hộ 
nghèo DTTS, chiếm tới 55,27% tổng số hộ nghèo 
cả nước (theo Quyết định số 1052/QĐ-LĐTBXH 
ngày 29/7/2019 của Bộ Lao động, Thương binh và 
Xã hội). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ 
lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN còn cao, đã được 
đề cập trong Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế 
- xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 là 
cơ chế thực thi chính sách còn thiếu những đổi mới 
mang tính đột phá, thực hiện chính sách giảm nghèo 
trong giai đoạn vừa qua còn nặng về vấn đề hỗ trợ 
cho không, hỗ trợ chưa gắn với điều kiện đối với 
hộ dân. Bài viết khái quát hiệu quả bước đầu việc 
mạnh dạn thí điểm triển khai dự án hỗ trợ gắn với 
điều kiện “Xây dựng mô hình ngân hàng nuôi bò 
thịt gia trại, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu 
thụ sản phẩm tại xã Tiến Bộ, xã Phúc Ninh, huyện 
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”
2. Tổng quan nghiên cứu
Đến nay, đã có nhiều công trình nguyên cứu về 
giảm nghèo vùng DTTS&MN, trong đó tiêu biểu 
là nghiên cứu của ADB (2001), “Báo cáo giảm 
nghèo trong các chương trình tín dụng, lâm nghiệp 
và định canh định cư” (Report Poverty Alleviation 
in Credit, Forestry and Sedentarization programs), 
“Dự án định canh định cư và giảm nghèo, Hà Nội, 
Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á”; Nghiên 
cứu của Alther, Cyril, Jean-Christophe Castella, 
Paul Novosa, Elrick Rousseau và Trần Trọng Hiếu 
(2002), “Tác động của sự tiếp cận với các loại lựa 
chọn sinh kế đối với nông hộ ở miền núi phía Bắc 
Việt Nam”; Nghiên cứu của William D. Sunderlin 
Huỳnh Thu Ba và cộng sự (2004), “Giảm nghèo 
và rừng Việt Nam”; Nghiên cứu của Unicef, IRC, 
Ủy ban Dân tộc (2014), “ Nghèo đói vùng dân tộc 
thiểu số”; Nghiên cứu của Trần Quỳnh và Phương 
Liên, (2020), “Giảm nghèo sau năm 2020, cơ hội 
và thách thức”.
Nghiên cứu về mô hình giảm nghèo Việt Nam: 
Oxfam và AAV (2013), “Mô hình giảm nghèo tại 
một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình tại 
Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, 
Nghệ An và Đắk Nông” tháng 3/2013. Nghiên cứu 
này áp dụng cách tiếp cận “điểm sáng” (“positive 
deviance”) trong phân tích các “mô hình giảm 
nghèo”, nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến 
những hộ gia đình và cộng đồng DTTS điển hình 
có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn 
các hộ gia đình và cộng đồng khác trong cùng bối 
cảnh. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhật (Trưởng 
nhóm), Phạm Quang Trung, Trương Thanh Mai, 
Phạm Phương Hồng (2015), “Nghiên cứu các mô 
hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế Việt Nam”, 
nhóm Nghiên cứu công ty Nghiên cứu và Phân tích 
VIETSURVEY, đã tiến hành đối chiếu so sánh với 
các dự án tương tự tiến hành cùng trong địa bàn bởi 
các chủ thể khác như các chương trình giảm nghèo 
quốc gia, chương trình và sáng kiến giảm nghèo của 
tỉnh. Quá trình phân tích chỉ ra rằng, mô hình của 
các tổ chức quốc tế thành công hơn bởi họ tuân thủ 
các nguyên tắc của lý thuyết kinh tế, xây dựng động 
lực tham gia của các bên và trao quyền tự quyết cho 
người dân. Ở Việt Nam, việc lựa chọn đối tượng 
nhận hỗ trợ trong các dự án chính phủ có tập quán 
thực hiện theo tính chất cào bằng, lập kế hoạch, 
phân bổ từ trên xuống trong khi các tổ chức phát 
triển lựa chọn đối tượng theo tiêu chí phù hợp với 
dự án và lập kế hoạch từ cơ sở lên, trong số các khái 
niệm còn đang thảo luận chưa có những quyết định 
rõ về hỗ trợ không điều kiện, hỗ trợ có điều kiện.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về chính 
sách hỗ trợ giảm nghèo về mô hình giảm nghèo của 
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã góp phần làm 
sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà Nước về chính 
sách giảm nghèo vùng DTTS&MN. Tuy nhiên, 
cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu 
đề cập đến việc triển khai thực hiện chính sách hỗ 
trợ giảm nghèo có điều kiện, hoặc sau khi kết thúc 
nghiên cứu mạnh dạn đề xuất hỗ trợ giảm nghèo 
cần gắn với điều kiện. Để có cơ sở lý luận và thực 
tiễn triển khai chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng 
DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 có hiệu quả, theo 
đúng mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia 
phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 
2021-2030, cần có những dự án triển khai thí điểm 
về hỗ trợ có điều kiện tại một số vùng DTTS&MN. 
Việc triển khai dự án hỗ trợ giảm nghèo thông qua 
ngân hàng bò gắn với điều kiện từ năm 2018 đến 
năm 2020 tại tỉnh Tuyên Quang đã giải đáp một 
phần về việc cần thiết trong hỗ trợ giảm nghèo vùng 
DTTS&MN gắn với điều kiện giai đoạn 2021-2030. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện bài viết này, tác giả đã sử dụng kết 
hợp phương pháp nghiên cứu thực địa, tổng hợp tài 
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
143Volume 10, Issue 2
liệu thứ cấp, phương pháp chuyên gia. Trong đó, 
phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu thứ cấp 
được áp dụng với hệ thống các chủ trương, chính 
sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - 
xã hội vùng DTTS&MN. Phương pháp nghiên cứu 
thực địa thông qua dự án triển khai thí điểm hỗ trợ 
tại địa phương, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai. 
Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua 
các hội thảo và các cuộc tham vấn, phỏng vấn sâu 
nhằm có cái nhìn sâu hơn cùng các đề xuất, gợi ý 
cho việc đề xuất chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng 
DTTS&MN gắn với điều kiện giai đoạn 2021-2030.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Tập huấn nâng cao nhận thức cho hộ dân 
về việc tham gia dự án hỗ trợ giảm nghèo gắn với 
điều kiện
Tập huấn nâng cao nhận thức cho hộ dân về 
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà 
nước về việc hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2021-
2025 gắn với điều kiện. Hộ dân được xác định là 
chủ thể tham gia và quyết định sự thành công của 
dự án. Việc hỗ trợ có điều kiện được xác định rõ 
Nhà nước và nhân dân cùng tham gia xóa đói giảm 
nghèo vùng DTTS&MN, được gắn kết 4 nhà (Nhà 
nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và hộ dân). Sự 
hỗ trợ của Nhà nước theo hình thức hỗ trợ cần câu, 
hướng dẫn cho hộ dân cách câu với mục đích huy 
động tối đa nguồn lực trong dân, khai thác có hiệu 
quả điều kiện tự nhiên vùng DTTS&MN, tăng thu 
nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững.
Trang bị cho hộ dân tham gia dự án những kiến 
thức tối thiểu, dễ hiểu về cây trồng hoặc vật nuôi 
phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa từng vùng. 
Trong dự án này, chúng tôi lựa chọn vật nuôi là bò 
sinh sản rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa 
của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Các quy 
trình kỹ thuật được tập huấn cho hộ dân tham gia 
dự án là: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sinh sản, 
bò thịt, công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh cho 
bò, kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật chế biến thức ăn dự 
trữ và vỗ béo cho bò trước khi xuất chuồng.
Đánh giá về kết quả tập huấn cho các hộ dân 
tham gia dự án: Đã nâng cao nhận thức của hộ dân 
về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và 
Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo gắn với điều kiện. 
Trang bị cho các hộ dân tham gia tập huấn những 
kiến thức cơ bản về chăn nuôi trâu, bò đạt hiệu 
quả kinh tế. Từ nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của Nhà 
nước cấp cho con giống, hộ dân chủ động phát triển 
và nhân đàn giống tại gia đình, chủ động chuyển 
đổi những thửa ruộng, mảnh đất cằn cỗi kém hiệu 
quả sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc theo 
hướng thâm canh, hiệu quả cao
4.2. Xây dựng mô hình hỗ trợ giảm nghèo gắn 
với điều kiện
Thời gian triển khai dự án là 3 năm (từ năm 
2018-2020). Số hộ tham gia dự án là 23 hộ, theo 
hình thức hỗ trợ sau: Hộ dân tham gia dự án được 
hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò 
sinh sản, bò thịt, công tác vệ sinh thú y và phòng 
bệnh cho bò. Hỗ trợ bò giống mỗi hộ 4 con bò cái 
có độ tuổi trên 12 tháng tuổi, khối lượng bình quân 
170-180 kg/con, hỗ trợ cỏ giống trồng có đủ định 
mức nuôi 4-6 bò trưởng thành, ủ thức ăn thô xanh 
chủ động dự trữ cho mùa khô và chăn nuôi theo 
phương thức nuôi nhốt, vắc xin phòng bệnh, hỗ trợ 
cán bộ kỹ thuật theo dõi chỉ đạo kỹ thuật và thụ tinh 
nhân tạo.
Hộ dân tham gia phải thực hiện các điều kiện sau 
(được gọi là hỗ trợ có điều kiện): Đảm bảo các tiêu 
chí chọn hộ (hộ nghèo, cận nghèo, chọn những hộ 
tiêu biểu, nhanh nhẹn, có khả năng tuyên truyền, hộ 
tự nguyện tham gia có đơn tham gia và cam kết thực 
hiện nghiêm túc các quy định của dự án, có diện 
tích đất nằm trong khu quy hoạch của địa phương 
để trồng cỏ, hộ có lao động tham gia sản xuất, có 
vốn đối ứng; trong thời gian thực hiện dự án không 
được bán bò bố mẹ hoặc bê con, sau khi kết thúc dự 
án là 3 năm hoàn trả lại cho huyện 50% số lượng bò 
cái giống (được sinh ra từ bò mẹ giao nuôi), tương 
ứng 2 bò cái có độ tuổi từ 12 tháng tuổi, khối lượng 
170-180 kg/con, đề xây dựng ngân hàng. 
Kết quả triển khai mô hình: Đối với mô hình 
nuôi bò sinh sản, với số bò hỗ trợ 4 con/hộ, tổng số 
bò giao 92 con/23 hộ. Có thể nói, sau 3 năm triển 
khai dự án, các hộ tham gia dự án đã thực hiện đúng 
cam kết giữ nguyên đầu con (tỷ lệ nuôi sống của 
đàn bò đạt 100%), bò sinh trưởng và phát triển tốt; 
số bê sinh ra là 92 con (trong đó 47 bê cái và 45 bê 
đực) có độ tuổi trên 12 tháng, khối lượng cơ thể 
bình quân 175 kg/con. Đàn bò lúc đầu 4 con/hộ, 
sau 3 năm thực hiện dự án quy mô đàn bò đã tăng 
lên 8 con /hộ. Từ kết quả trên, các hộ dân đã giao 
nộp cho dự án mỗi hộ 2 bò cái, ngân hàng bò được 
hình thành với số lượng là 46 con bò cái đủ tiêu 
chuẩn sinh sản. Đặc biệt, dự án đã bàn giao cho địa 
phương duy trì, nhân rộng ngân hàng bò hàng năm 
giúp cho 23 hộ nghèo khác tại địa phương phát triển 
kinh tế. Song song với việc phát triển mô hình nuôi 
bò sinh sản, mỗi hộ dân đã chủ động xây dựng được 
mô trình trồng cỏ năng suất cao và chủ động xử lý 
thành thức ăn thô xanh (ủ chua) nuôi bò vỗ béo và 
dự trữ cho mùa đông. Với quy mô 1000-1.500m2 
đất trồng cỏ, năng xuất 20-25 tấn/năm, đáp ứng nhu 
cầu thức ăn cho quy mô đàn bò từ 4-6 con.
Hiệu quả của dự án: Sau 3 năm triển khai dự án 
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
144 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Tai lieu tham khao
Chinh phu. (2019). Bao cao chu truong de xuat 
dau tu Chuong trinh muc tieu quoc gia phat 
trien kinh te - xa hoi vung dan toc thieu so va 
mien nui giai doan 2021-2030.
Cuc Bao tro xa hoi - Bo Lao dong, Thuong binh 
va Xa hoi. (2012). Bao cao Ket qua thuc hien 
du an nhan rong mo hinh giam ngheo nam 
2011 - Ke hoach thuc hien nam 2012. 
Oxfam & AAV. (2013). Mo hinh giam ngheo tai 
mot so cong dong dan toc thieu so dien hinh 
tai Viet Nam - Nghien cuu truong hop tai Ha 
Giang, Nghe An va Dak Nong. Thang 3/2013. 
Quoc hoi. (2021). Du thao Nghi quyet ve day 
manh thuc hien muc tieu giam ngheo da 
chieu, bao trum, ben vung den nam 2030. Bo 
Lao dong, Thuong binh va Xa hoi.
Uy ban Dan toc. (2015). Bao cao ngheo da chieu 
tre em o Viet Nam, vung dan toc thieu so, 
Thuc trang, bien dong va nhung thach thuc. 
Ha Noi, thang 6/2015.
Vien Khoa hoc Lao dong va Xa hoi. (2011). Danh 
gia chinh sach giam ngheo giai doan 2006-
2010 va de xuat chinh sach cho giai doan 
2011-2015.
Wells-Dang. A. (2012). Phat trien dan toc thieu 
so o Viet Nam.
World Bank. (2011). Viet Nam: Tang cuong he 
thong tro giup xa hoi nham khac phuc nhung 
thach thuc ve tinh trang ngheo doi va de bi 
ton thuong trong dieu kien moi.
với quy mô đàn bình quân 6 con/hộ đàn bò có giá trị 
120 triệu đồng, sẽ đem lại thu nhập bình quân 2,5-3 
triệu đồng/tháng/lao động, đã góp phần giảm nghèo 
bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó 
có 23 hộ tham gia dự án đã được địa phương đánh 
giá là thoát nghèo năm 2020.
5. Thảo luận
Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia 
phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai 
đoạn 2021-2030 là “Khai thác tiềm năng, lợi thế 
của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, 
đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; 
giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng 
cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung 
của cả nước”. Vấn đề đặt ra là giải pháp khai thác 
tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nói chung, 
hộ gia đình vùng DTTS&MN nói riêng như thế nào 
cho hiệu quả? Trong Chương trình mục tiêu quốc 
gia cũng đã đề cập đến vấn đề hỗ trợ cho hộ dân 
vùng DTTS&MN gắn với điều kiện để khai thác 
lợi thế của từng vùng. Vì vậy trong thời gian tới, để 
việc hỗ trợ cho hộ dân vùng DTTS&MN gắn với 
điều kiện có hiệu quả, cần tập trung một số vấn đề 
trọng tâm sau:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào 
vùng DTTS&MN về chủ trương triển khai chương 
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội 
vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm 
pháp luật hướng dẫn cơ chế hỗ trợ có điều kiện 
trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc 
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai 
đoạn 2021-2030. Xây dựng nguyên tắc, định mức 
hỗ trợ cân đối hài hòa với các chính sách khác đang 
được hỗ trợ ở vùng DTTS&MN không thuộc hỗ trợ 
của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh 
tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.
- Xây dựng thí điểm các mô hình triển khai hỗ 
trợ có điều kiện tại một số tỉnh, tổng kết, đánh giá 
rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình 
mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng 
DTTS&MN giai đoạn 2021-2030
- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các bộ, 
nghành, địa phương lồng ghép các chương trình 
chính sách tại địa phương trong việc thực hiện 
chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - 
xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. 
6. Kết luận
Kết quả triển khai dự án “Xây dựng mô hình 
ngân hàng nuôi bò thịt gia trại, liên kết theo chuỗi 
giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Tiến Bộ, xã 
Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” đã 
đạt được mục tiêu về việc hỗ trợ giảm nghèo vùng 
DTTS&MN gắn với điều kiện, khai thác có hiệu 
quả được lợi thế của địa phương và hộ gia đình, 
tăng thu nhập cho hộ dân, các hộ dân tham gia dự án 
đều thoát nghèo. Cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc 
thực hiện tiểu dự án 2: Đầu tư, phát triển các mô 
hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, 
vùng trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu quý, thúc 
đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu 
tư vùng DTTS&MN của Dự án 3, thuộc Chương 
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội 
vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 có hiệu quả.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
145Volume 10, Issue 2
KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO GẮN VỚI 
ĐIỀU KIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 
VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 
Nguyễn Hồng Vĩa
Nguyễn Thị Phương Thảob
a Học viện Dân tộc
Email: hongvi@hvdt.edu.vn
b Ngân hàng VIB
Email: nguyenphuongthao011296@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/5/2021
Ngày phản biện: 08/6/2021
Ngày tác giả sửa: 10/6/2021
Ngày duyệt đăng: 18/6/2021
Ngày phát hành: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/547
Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng và triển khai nội dung tiểu dự án 2: Đầu tư, phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, vùng trồng sâm Ngọc Linh và dược 
liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu 
số và miền núi của Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc 
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc (Học viện Dân tộc) đã 
được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án thí điểm về xây dựng mô hình "Ngân hàng nuôi bò thịt gia trại, 
liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Tiến Bộ, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh 
Tuyên Quang”. Qua 3 năm triển khai (từ năm 2018-2020), dự án đã hỗ trợ cho 23 hộ dân với tổng số 92 bò 
cái sinh sản đạt chất lượng cao. Hình thức hỗ trợ có điều kiện, gắn với xây dựng ngân hàng bò, sau 3 năm 
nuôi bò sinh sản hộ dân trả lại 50% số con giống giao nuôi. Kết quả của dự án đã cung cấp cơ sở thực tiễn 
cho hoạch định chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, theo 
tinh thần hỗ trợ có điều kiện, giảm dần cho không, huy động tối đa nguồn lực trong dân. Bài viết phân tích 
những kết quả đạt được của tiểu dự án trên.
Từ khóa: Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội; Hỗ trợ giảm nghèo; Vùng đồng bào dân tộc 
thiểu số và miền núi; Ngân hàng nuôi bò thịt gia trại; Liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; 
Xã Tiến Bộ, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_mo_hinh_ho_tro_giam_ngheo_gan_voi_dieu_kien_chinh_sa.pdf