Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)

Bài viết đề cập đến công cuộc dựng cờ khởi nghĩa, tiễu trừ giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc, cùng những việc làm góp phần củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc của Hoàng Công Chất (1751 - 1769).

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 1

Trang 1

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 2

Trang 2

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 3

Trang 3

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 4

Trang 4

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 5

Trang 5

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 6

Trang 6

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 08/01/2024 6620
Bạn đang xem tài liệu "Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)

Hoàng Công Chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)
29 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 29 – 35 
HOÀNG CÔNG CHẤT VỚI VIỆC 
 XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT GIỮA CÁC DÂN TỘC 
 Ở TÂY BẮC (1751 - 1769) 
 Phạm Văn Lực 
 Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc 
 Tóm tắt: Bài viết đề cập đến công cuộc dựng cờ khởi nghĩa, tiễu trừ giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc, cùng những 
việc làm góp phần củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc của Hoàng Công Chất (1751 - 1769). 
Từ khóa: Hoàng Công Chất đoàn kết Kinh-Thượng 
1. Đặt vấn đề 
Tây Bắc là một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc 
Việt Nam. Từ thế kỷ XI đến XVIII, các triều đại phong kiến Việt Nam đã có nhiều biện pháp để 
quy phục các tù trưởng, tộc trưởng ở Tây Bắc; thế nhưng, tất cả các biện pháp đó chủ yếu là dùng 
uy quyền và vũ lực, lại không mấy hiệu quả. Vì thế, quan hệ này mang tính một chiều, khi triều 
đình phong kiến dưới xuôi hưng thịnh thì các tù trưởng tộc trưởng chịu quy phục, lúc suy yếu họ 
lại lục đục đánh nhau và trước sự lôi kéo của ngoại bang họ không thể không bị “nghiêng ngả”, 
lúc dựa vào Lào chống Việt, lúc lại dựa vào Việt chống Lào... Năm 1751 Hoàng Công Chất kéo 
quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc Ông đã có những biện pháp 
vững chắc, lâu bền để xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc và đoàn kết Kinh-
Thượng. 
2. Nội dung 
2.1. Khái quát cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) 
2.1.1. Hoạt động của Hoàng Công Chất trước khi tiến lên Tây Bắc (1739 - 1751) 
Hoàng Công Chất sinh năm 1706, tên thật là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia 
đình nghèo (gốc họ Mạc) người làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc xã 
Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình [3]. 
Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê-Trịnh 
cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của nhà giàu chia cho 
dân nghèo, với hoài bão xóa bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang 
sơn, thái bình muôn thưở. 
Từ năm 1739, Hoàng Công Chất đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng 
Sơn Nam. Nghĩa quân có biệt tài về chiến thuật đánh du kích “Khi tan, khi hợp”. Để tăng cường 
lực lượng và dấy binh chống lại triều đình Lê-Trịnh từ năm 1739 đến 1741, Hoàng Công Chất đã 
Ngày nhận bài: 26/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 
Liên lạc: Phạm Văn Lực, e - mail: pvldhtb@gmail.com 
30 
 liên kết với các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân khác như: Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển, Nguyễn 
Cừ hoạt động khắp vùng hạ lưu sông Hồng. 
Năm 1740, triều đình Lê-Trịnh cử các tướng Hoàng Công Kỳ, Phạm Trần Tông mang 
quân đánh dẹp Hoàng Công Chất ở Công An nhưng không thắng nổi. 
Năm 1743, Hoàng Công Chất lại chống cự thành công cuộc bao vây của thống lĩnh 
Trương Nhiêu, quân triều đình lại buộc phải rút về. Cuối năm đó, chúa Trịnh Doanh sai sứ đi 
chiêu an, đòi Hoàng Công Chất phải về yết kiến. Ông đã cự tuyệt, chiếm giữ phủ Khoái Châu 
(Hưng Yên). Trịnh Doanh liền điều Đinh Văn Giai mang đại quân đi đánh, quân khởi nghĩa của 
Hoàng Công Chất tổn thất nặng nề ở Đỗ Xá, nhưng vẫn giữ được Khoái Châu. 
Năm 1745, quân khởi nghĩa tập kích bắt và giết chết trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. 
Hoàng Công Chất lại mang quân đánh phá các huyện lân cận và phối hợp với quân khởi 
nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. 
Năm 1746 và 1748, Hoàng Công Chất phối hợp với quân của Nguyễn Hữu Cầu đánh Sơn 
Nam và Thăng Long nhưng thất bại. Cuối năm 1748, Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc, Phạm 
Đình Trọng tấn công vào Mã Não và Hương Nhi, quân khởi nghĩa thua to, Hoàng Công Chất 
cùng con là Hoàng Công Toản đến Mỹ Lương theo thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Tương. Sau đó quân 
của Tương bị đánh tan, cha con Hoàng Công Chất bỏ chạy vào Thanh Hoá. Triều đình ban thưởng 
ai bắt được Hoàng Công Chất thì được phong tước Quận công, hàm Tam phẩm. Tuy nhiên, năm 
1750 ông theo đường núi tiến ra vùng Hưng Hoá. 
Năm 1750, Hoàng Công Chất liên kết với một thủ lĩnh khởi nghĩa giáp biên giới Vân 
Nam (Trung Quốc) là Thành, quân triều đình do Đinh Văn Thản tới đánh không dẹp nổi. 
Năm 1751, Thản chết, Lê Đình Châu được cử thay. Tháng 6 năm 1751, Lê Đình Châu đánh bại 
nghĩa quân Hoàng Công Chất, ông cùng nghĩa quân phải rút lên động Mãnh Thiên thuộc châu 
Ninh Biên (tức là Mường Thanh-Điện Biên), xây dựng căn cứ kháng cự lâu dài. 
2.1.2. Hoàng Công Chất kéo quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây 
Bắc (1751 - 1769) 
Từ giữa thế kỷ XVIII, các chúa Thái, chúa Lự lục đục, triều đình phong kiến Trung ương 
lại suy yếu không còn đủ sức khống chế đến vùng Tây Bắc, lũ giặc Pẻ (hay còn gọi là Phọng, 
Nhuồn) - một tộc người trong nhóm cư dân Tày-Thái ở Thượng Lào và miền Vân Nam Trung 
Quốc do tên tướng tự xưng là Phạ chẩu Tin Tòng tràn sang cướp phá miền biên giới giữa nước ta 
với Lào, sau đó kéo vào chiếm cứ đất Điện Biên; các chúa Lự không chống nổi phải chạy lên 
vùng Mường Lự (Bình Lư), Sìn Hồ, kết thúc 19 đời chúa Lự ngự trị ở đất Mường Thanh [2]. Đã 
nhiều lần các chúa Thái tập hợp lực lượng đánh lại nhưng không thắng nổi và bị giặc Pẻ tàn sát dã 
man; tất cả các thủ lĩnh và nghĩa quân cùng người thân ruột thịt đều bị chúng chặt đầu, đầu lâu 
mang xếp dưới chân thành Tam Vạn. 
Trước sự tàn ác của giặc Pẻ, thể theo nguyện vọng của các dân tộc Tây Bắc, Hoàng Công 
Chất từ Mường Ét (Xốp Ét), Mường Xằm (Sầm Nưa), Mường Xon, Mường Pở, Mường Cảu (nay 
là địa bàn tỉnh Hủa Phăn nước Lào) kéo quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng 
31 
Tây Bắc [9]. Ngay từ khi kéo quân vào đất Tây Bắc, Hoàng Công Chất chủ động liên kết với các 
thủ lĩnh dân tộc thiểu số người: Lự, Lào, Thái, Mường...; tiêu biểu nhất là hai thủ lĩnh dân tộc 
Thái: “Lò Ngải, Lò Khanh đánh giặc Pẻ cứu dân, bảo vệ miền biên giới tổ quốc” [7]. 
Được sự ủng hộ của các chúa Thái và các dân tộc giúp đỡ, nghĩa quân Hoàng Công Chất 
từ Sông Mã tiến lên bao vây thành Tam Vạn. Trận đánh diễn ra hết sức quyết liệt. Giặc Pẻ không 
sao chố

File đính kèm:

  • pdfhoang_cong_chat_voi_viec_xay_dung_khoi_doan_ket_giua_cac_dan.pdf