Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020
Tập đọc
TT31: Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.TLCH trong bài
- Tích hợp Giới và quyền: Quyền được chăm sóc, khám chữa bệnh. Quyền được hưởng các dịch vụ y tế.
II .Đồ dùng học tập:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020
Tuần 16 Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2019 Tiết 1: Toán TT76: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính tỉ số phần trăm của hai sốvà ứng dụng trong giải toán. BT cần làm BT1,2. II. Đồ dùng dạy học: - PBT III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Trực tiếp. b.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính theo mẫu: - Gọi học sinh nêu yêu cầu - Cho HS thảo luận về bài mẫu trong sgk - GV giải thích mẫu. - GV cho HS làm bài vào PBT. Bài 2: - Đọc và phân tích đề bài, thảo luận cách làm bài. - 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. - HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của 2 số. - Nhắc HS chọn cách ngắn ( nếu có HS làm cách dài). - Chú ý: Phép tính 2 của phần b có thể làm cách khác nhưng dài hơn cách trên. - HS nêu cách hiểu về tỉ số 90% và 117,5%. - GV nhận xét,chưa bài. 4. Củng cố, dặn dò. - GV tóm tắt bài. - GV nhận xét giờ học. - HS đọc yêu cầu. - 2 HS cùng bàn trao đổi về mẫu. - HS làmbài vào PBT. 27,5%+38% = 65,5% 30% - 16% = 14% 14,2% x 4 = 56,8% 216% : 8 = 27% - HS đọc bài và phân tích đề bài, thảo luận cách làm bài. - 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. Bài giải a) Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là: 18: 20 = 0,9 =90% b) Hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là: 23,5: 20 = 1,175 = 117,5% Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là: 117,5% - 100% =17,5% Đáp số: a) Đạt 90% b) Thực hiện 117,5% vượt 17,5% Tiết 2: Tập đọc TT31: Thầy thuốc như mẹ hiền I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.TLCH trong bài - Tích hợp Giới và quyền: Quyền được chăm sóc, khám chữa bệnh. Quyền được hưởng các dịch vụ y tế. II .Đồ dùng học tập: - Tranh minh hoạ bài đọc. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức: Hát 2.Kiểm tra bài cũ : - HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây rồi trả lời câu hỏi. - GV nhân xét. 3. Bài mới : a,Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh, giới thiệu bài mới. b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc - Gọi 1HS có năng khiếu đọc bài. - GV chia 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến cho thêm gạo, củi. Đoạn 2: Tiếp theo đến càng hối hận. Đoạn 3: Còn lại - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai . - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng, đổi đoạn cho nhau ). - Thi đọc trước lớp. - GV nêu giọng đọc của bài và đọc mẫu - GV đọc mẫu cả bài. * Tìm hiểu bài: - Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? - Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? - Tiểu kết rút ý 1 - Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi? - Em hiểu nội dung 2 câu thơ cuối bài như thế nào? - TK rút ý 2 - Nêu ý nghĩa của bài? * Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc bài thơ ? - Thi đọc đoạn 2: + GV hướng dẫn đọc mẫu. + Luyện đọc theo nhóm 2. + Gọi HS đọc bài . - Em hãy nêu ý nghĩa của bài ? - Qua bài các em thấy con người thuyền chài còn nhỏ được Lãn Ông tận tình cứu chữa hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn, không lấy tiền mà còn cho gạo, củi. - Vậy chúng ta thấy trẻ em có quyền gì? - Tích hợp Giới và quyền: Quyền được chăm sóc, khám chữa bệnh. Quyền được hưởng các dịch vụ y tế. 4.Củng cố ,dặn dò: - GV tóm tắt bài. - GV nhận xét giờ học. - 1HS có năng khiếu đọc bài. - Cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS đọc. - Luyện đọc từ khó: không màng, nóng nực, nồng nặc, .. - 3HS đọc. - Giải nghĩa từ khó:Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, ngự y, - HS hoạt động theo nhóm 2. - 2 cặp HS đọc. - Cả lớp đọc thầm theo. +..Nghe tin con người thuyền chài bị bệnh. ..ông tự tìm đến, tận tuỵ chăm sóc suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn, không lấy tiền mà còn cho gạo, củi. +..tự buộc mình về cái chết của 1 người bệnh mặc dù không phải do ông- điều đó cho thấy ông là người thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. - Ý1: Lãn Ông là người giàu lòng nhân ái. +..được cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối. + Ông không màng danh lợi, chỉ muốn làm việc nghĩa . - Ý 2: Lãn Ông là người không màng danh lợi. *Ý nghĩa: Bài ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. - HS nêu cách đọc diễn cảm bài thơ. - HS thi đọc trước lớp. - Lớp NX sửa sai, bình chọn người đọc hay nhất. - HS nêu ý nghĩa - Mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc, khám chữa bệnh và được hưởng các dịch vụ y tế. Tiết 3: Đạo đức TT16: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thày giáo cô giáo, và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. * GDKNS: - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung. - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác). II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2.Kiểm tra bài cũ : - Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 7. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. - Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25-SGK) * Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát 2 tranh ở trang 25 SGK và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh. - Các nhóm thảo luận. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Cá ... c) Bài toán: - GV nêu ví dụ và hướng dẫn HS giải. - HS thực hiện cách tính: 1% số HS toàn trường là: 800 : 100 = 8 (HS) Số HS toàn trường là: 8 x 100 = 800 (HS) - Ta có thể lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 52,5. - HS vận dụng qui tắc để làm bài. *Bài giải: Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là: 1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô. * Luyện tập: *Bài tập 1 (78): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Mời HS nêu cách làm - Cho HS làm bài. - Chữa bài. *Bài tập 2 (78): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. - Mời HS nêu cách làm - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - Số học sinh giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh toàn trường. - Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh? - HS nêu cách làm - 1 học sinh lên bảng làm bài - cả lớp làm bài vào vở *Bài giải: Số HS trường Vạn Thịnh là: 1590 x 100 : 92 = 600 (HS) Đáp số: 600 HS. - HS nêu cách làm - 1 HS làm trên bảng - cả lớp làm vào vở *Bài giải: Tổng số sản phẩm là: 732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm) Đáp số: 800 sản phẩm. 4- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Tiết 2: Thể dục Đ/C Sùng soạn giảng Tiết 3: Tập làm văn TT 31: Luyện viết văn: Tả người I. Mục tiêu: - HS viết được một đoạn văn tả người. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Bài mới: * Giới thiệu bài: - Trong các tiết TLV từ tuần 12, các em đã học văn miêu tả người . Trong tiết học ngày hôn nay, các em sẽ thực hành viết một đoạn văn tả người * Hướng dẫn HS - GV treo bảng phụ đã có sẵn yêu cầu( Viết một đoạn văn tả một người mà em yêu quý nhất) - GV hướng dẫn HS tự viết bài của mình. - GV yêu cầu HS viết đoạn văn nghiêm túc. - GV mời một số HS đọc bài của mình. - GV và HS nhận xét chỉnh sủa. - HS nối tiếp đọc đề bài. - HS chú ý lắng nghe. - HS viết bài. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Tiết 4: Luyện từ và câu TT 32: Tổng kết vốn từ I. Mục tiêu: - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.BT1 - Đặt được câu theo yêu cầu BT2,3. II. Đồ dùng học tập: - Bảng phụ cho BT3. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - HS làm bài 1,2 tiết trước. - GV nhận xét. 3. Bài mới : a, Giới thiệu bài: Trực tiếp b, Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình: a. Sắp xếp các tiếng sau đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1? - Tổ chức hoạt chơi trò chơi ( Bắt lấy và nói) “ Hoạt động 13”. - GV cho HS đứng dậy. - GV phổ biến luật chơi và cách chơi. - GV Cho HS chơi chính thức. - GV nhận xét. b. Tìm các tiếng cho trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: Bài 2: Đoc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài? - Gọi HS đọc bài văn. - Hãy tìm hình ảnh so sánh? - Hãy tìm hình ảnh nhân hoá trong bài văn ? - GV...phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi mới đến cái mới cái riêng trong tình cảm, tư tưởng. Bài 3: Đặt câu: - HS làm việc cá nhân. - Gọi HS trình bày. - HS đọc đề bài trước lớp. - Lớp đọc thầm theo. - HS đứng dậy. - Hs lắng nghe. - HS chơi chính thức. VD về đáp án a) + đỏ, điều, son . + trắng, bạch. + xanh, biếc, lục. + hồng, đào. b) Thứ tự.các từ cần điền:đen, huyền, ô, mun, mực, thâm. - Nhóm khác bổ sung. - Nhiều HS nhắc lại. - 1HS đọc. - Cả lớp đọc thầm theo. +VD:Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. +Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa. ....... - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở. VD: Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng. - Lớp NX, bổ sung. - Bình câu văn hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Tiết 5: Khoa học Đ/C Ninh soạn giảng Thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2019 Tiết 1: Toán TT 80: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm: - Tính tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. -Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó. BT cần làm BT1a,2b,3a.. - Dạy đối với HSHTT bài 1( b). Bỏ bài 2 (a); Bài 3(b) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? - Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào? - Muốn tính một số biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào? 3. Bài mới : a, Giới thiệu bài: Trực tiếp. b, Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu - HD học sinh làm bài. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm - Dạy đối với HSHTT bài 1( b). Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS lên bảng làm bài - Cho HS làm vào nháp - GV nhận xét chữa bài b) Số tiền lãi là: 6 000 000 x 15 : 100 =900 000(đồng) Đáp số : 900 000 đồng. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - HD HS làm bài - HS làm bài vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm. 4. Củng cố - dặn dò: - GV tóm tắt bài. - GV nhận xét giờ học. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài. a) 37 : 42 = 0,8809.. = 88,09 % b) Số sản phẩm anh Ba làm được chiếm số phần trăm tổng số sản phẩm là: 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5% Đáp số : a) 88.09% b) 10,5% - HS đọc yêu cầu. - HS khác lên bảng. - HS làm bài vào vở. - HS đọc chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. a) Tìm một số biết 30% của nó là 72 72 x 100 : 30 = 240. Đáp số : 240. - HS chữa bài nhận xét. - Nhắc lại 3 dạng toán về tỉ số phần trăm. Tiết 2: Mĩ thuật (Soạn riêng) Tiết 3: Tập làm văn TT32: Ôn tập tả người I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lần lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1 : Viết một đoạn văn tả các hoạt động của mẹ (hoặc chị) khi nấu cơm chiều ở gia đình. *Ví dụ: Mẹ em thường đi làm về rất muộn nên chị em đi học về sẽ nấu bữa cơm chiều. Cất cặp sách vào bàn , chị thoăn thoắt đi lấy nồi, đổ nước bắc lên bếp. Trong khi chờ nước sủi, chị nhanh nhẹn lấy cái rá treo trên tường xuống. Chị lấy bát đong gạo từ trong thùng vào rá và đi vo gạo. Tay chị vo gạo thật dẻo, thật khéo như tay mẹ vẫn vo gạo hằng ngày. Vừa đun củi vào bếp, chị vừa tranh thủ nhặt rau. Trông chị, em thấy giống như một người nội trợ thực thụ. Em chạy lại nhặt rau giúp chị. Hai chị em vừa nhặt rau vừa trò chuyện vui vẻ. - Cho học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 2 : Tả hoạt động của một em bé mà em đó quan sát được bằng một đoạn văn. *Ví dụ: Gia đình em lúc nào cũng vui vẻ là nhờ có bé Bầu. Năm nay bé hơn một tuổi. Bộ rất hiếu động. Bé đi lẫm chẫm trông rất ngộ nghĩnh. Bé giơ hai tay về phía trước như để giữ thăng bằng. Bé mặc bộ váy màu hồng trông rất dễ thương. Mỗi khi bé tập chạy, tà váy hồng lại bay bay. Có lúc bộ ngã nhưng lại lồm cồm đứng dậy đi tiếp. Em rất thích bé Bầu. - Cho học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 4.Củng cố dặn dò : - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh viết đoạn văn hay. - Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài. - HS đọc kỹ đề bài - HS lần lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. - Học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Âm nhạc TT16 : Học bài hát tự chọn: VƯỜN XUÂN Nhạc: KHÁNH VINH Lời : Phỏng thơ:TRẦN QUỐC TOÀN I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca. Biết thêm 1 bài hát ngoài chương trình học. - Học sinh hát được bài hát với tính chất vui tươi. II. Tài liệu và phương tiện: - Tập hát bài Vườn xuân. - Đàn, hát thuần thục bài hát. III.Tiến trình: A. Hoạt động cơ bản * HĐC Lớp: - Cùng nhau hát một bài hát" Ước mơ" - Làm quen với bài hát mới: Vườn xuân - Quan sát,trả lời câu hỏi: Bài hát Mơ ước ngày mai của tác giả nào? Nội dung bài hát nói về điều gì? * HĐC Nhân: - Đọc lời ca của bài hát: Vườn xuân trăm thứ cây, cây xum xuê trong vườn. Chồi non chen lá xanh, gió vờn rung trong gió. Vườn xuân trăm thứ hoa, hoa đưa hương thơm lành. Mùa xuân đang tới đây giữa quê hương mình yêu. Hãy nhớ ơn người trồng cây, nhớ ơn người gieo hạt. Hãy chăm cho đất nước mình luôn xanh tươi hoa trái. Hãy giữ mãi đẹp mùa xuân, Trái Đất thêm thanh bình. Hành tinh ta quay quay mãi, quay theo hương mùa xuân. - Nge GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng/đĩa). - Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát (giai điệu, tính chất). - Đọc lời của bài hát theo tiết tấu lời ca. B. Hoạt động thực hành * HĐC Lớp: - Tập hát từng câu. - Tập hát cả bài. - Tập lấy hơi theo các câu hát, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. * HĐNhóm: - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp ví dụ: Vườn xuân trăm thứ cây, cây xum xuê trong vườn. x x x - Hát kết hợp vỗ tay theo phách ví dụ Vườn xuân trăm thứ cây, cây xum xuê trong vườn. x x x x x x - Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ. * HĐNhóm: - Các nhóm lần lượt lên trước lớp trình bày bài hát( có thể cầm sách để hát). Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, HS các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. * HĐC Nhân: - Trả lời các câu hỏi sau: + Từ nào dưới đây được sử dụng trong lời ca của bài hát? a. Xanh thắm b. Mặt trời c. Cây xanh d. Xum xuê + Từ nào dưới đây không được sử dụng trong lời ca của bài hát? a. Trái đất b. Mùa xuân c. Hành tinh d. Mơ ước * Đánh giá kết quả học tập: * HĐC Nhân: - HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây: Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ trung bình Hát ở mức độ khá Hát chưa đạt C. Hoạt động ứng dụng - HS học thuộc bài hát Vườn xuân để hát trong các hoạt động của trường lớp. - Về nhà các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát (nếu có). Tiết 5 : Hoạt động tập thể Phần 1: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp TT16 : Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 1. Mục tiêu hoạt động: - HS biết một số bài hát ca ngợi về chú bộ đội. - Hướng dẫn HS biết vận động khi biểu diễn các bài hát, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động - GD học sinh lòng biết ơn các chú bộ đội và tích cực học tập tốt. * Cách thức thực hiện: tổ chức tại lớp. 2. Thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động: - Tổ chức theo quy mô lớp học - Địa điểm; Trong lớp -Thời gian: 20 đến 25 phút. 3. Nội dung và hình thức hoạt động: - ND: GV CB nội dung ý nghĩa ngày thành lập QĐNDVN - HT : Nghe và tìm hiểu 4. Tài liệu và phương tiện. - GVCB một số bài hát ca ngợi về chú bộ đội. - Tài liệu về ý nghĩa ngày thành lập QĐNDVN 5. Các bước tiến hành. * Hoạt động 1 : - GV giới thiệu ý nghĩa ngày thành lập QĐNDVN * Hoạt động 2 : - GV giới thiệu một số bài hát ca ngợi chú bộ đội * Hoạt động 3 : - GV Hướng dẫn HS biết vận động khi biểu diễn các một số bài hát về chú bộ đội - GVGDHS mạnh dạn khi tham gia các hoạt động *Hoạt động 4: Đánh giá hoạt động: - Nhận xét giờ học. Phần 2: Đánh giá chung các hoạt động trong tuần 1.1)Đánh giá ,nhận xét các hoạt động trong tuần: a.Đạo đức: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... b.Học tập: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... c.Thể dục: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... d.Thẩm mĩ: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... e.Lao động: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 1.2)Định hướng tuần tới: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2019_2020.docx