Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập

A. Hoạt động khởi động

Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đổ bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 10 đã học.

Bài 3. HS quan sát mẫu, liên hệ với nhận biết về quan hệ cộng - trừ, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích hợp, ví dụ: 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9; 9 - 3 = 6; 9 — 6 = 3; .

Từ đó HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.

 

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập trang 1

Trang 1

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập trang 2

Trang 2

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập trang 3

Trang 3

docx 3 trang viethung 05/01/2022 10620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 32: Luyện tập
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU
Bài 32. LUYỆN TẬP (2 tiết)
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.
Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các thẻ phép tính như ở bài 1 để HS chơi trò chơi tính nhẩm.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đổ bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 10 đã học.
Bài 3. HS quan sát mẫu, liên hệ với nhận biết về quan hệ cộng - trừ, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích hợp, ví dụ: 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9; 9 - 3 = 6; 9 — 6 = 3; ...
Từ đó HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
Bài 4
- HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ:
+ Có 5 bạn đang bơi. Có 3 bạn trên bờ. Có tất cả bao nhiêu bạn?
Chọn phép cộng 5 + 3 = 8 hoặc 3 + 5 = 8.
+ Có tất cả 8 bạn, trong đó có 3 bạn trên bờ. Còn lại bao nhiêu bạn đang bơi?
Chọn phép trừ 8 - 3 = 5.
+ Có tất cả 8 bạn, trong đó có 5 bạn đang bơi. Còn lại bao nhiêu bạn trên bờ?
Chọn phép trừ 8 - 5 = 3.
- GV lưu ý HS về quan hệ cộng – trừ. Sử dụng quan hệ cộng - trừ để tính nhẩm thông qua các ví dụ đơn giản.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).
GV có thể tổ chức thành trò chơi theo cặp hoặc theo nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và nguợc lại.
Bài 2
Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi10 để tính).
HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau nhận xét về các phép tính trong từng cột:
Ngầm giới thiệu “Tính chất giao hoán của phép cộng” thông qua các ví dụ cụ thể.
Ngầm giới thiệu quan hệ cộng - trừ.
Chia sẻ truớc lớp. GV cũng có thể nêu thêm một vài phép tính khác để HS cúng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
Củng cố, dặn dò
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua luyện tập thực hành tính cộng, trừ trong phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giãi quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học
Thông qua việc nhận biết các bài toán bới các tranh ánh minh hoạ hoặc tình huống thực tế và sử dụng các kí hiệu toán học để diễn ta bài toán. HS có cơ hội được phát triên NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.
 LƯU Ýbn.
Bài này được thiết kế cho 2 tiết học. Tuỳ thuộc vào trình độ HS mà GV phân phối thời lượng cho phù hợp. Chẳng hạn tiết 1 có thể kết thúc sau bài 2. trọng tâm của tiết là HS ôn lại phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. GV có thể đưa thêm các phép tính cho HS thực hành cũng cố kĩ năng tính nhẩm. Tiết 2 gồm hai bài 3, 4 trọng tâm là quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_canh_dieu_bai_32_luyen_tap.docx