Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng

I.Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức :

* Trẻ 5 tuổi:

- Trẻ hiểu nội dung chuyện “Ăn Khế trả vàng”, nhớ các tình tiết của câu chuyện,

biết tính cách của nhân vật trong truyện và biết kể diễn cảm câu chuyện “Ăn khế

trả vàng”.

- Trẻ biết hợp tác suy nghĩ, sáng tạo ra tình tiết mới của câu chuyện dựa trên nội

dung tranh truyện “Ăn khế trả vàng”.

* Trẻ 4 tuổi:

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, nhớ các tình tiết của câu

chuyện, biết tính cách của nhân vật trong truyện và kể lại được nhiều đoạn của câu

chuyện.

- Trẻ biết sáng tạo thêm tình tiết nhỏ của câu chuyện “Ăn Khế trả vàng”

Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng trang 3

Trang 3

pdf 3 trang viethung 12120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng

Giáo án Mầm non - Thế giới thực vật: Ăn khế trả vàng
 Đăng bởi: https://hanyny.com – Tổng hợp giáo án bài giảng mầm non 1 
CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT 
ĐỀ TÀI ĂN KHẾ TRẢ VÀNG 
I.Mục đích - yêu cầu 
1. Kiến thức : 
* Trẻ 5 tuổi: 
- Trẻ hiểu nội dung chuyện “Ăn Khế trả vàng”, nhớ các tình tiết của câu chuyện, 
biết tính cách của nhân vật trong truyện và biết kể diễn cảm câu chuyện “Ăn khế 
trả vàng”. 
- Trẻ biết hợp tác suy nghĩ, sáng tạo ra tình tiết mới của câu chuyện dựa trên nội 
dung tranh truyện “Ăn khế trả vàng”. 
* Trẻ 4 tuổi: 
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, nhớ các tình tiết của câu 
chuyện, biết tính cách của nhân vật trong truyện và kể lại được nhiều đoạn của câu 
chuyện. 
- Trẻ biết sáng tạo thêm tình tiết nhỏ của câu chuyện “Ăn Khế trả vàng” 
* Trẻ 3 tuổi: 
- Trẻ hiểu nội dung chuyện “Ăn Khế trả vàng” và trả lời được những câu hỏi về nội 
dung truyện “Ăn khế trả vàng”. 
2. Kỹ năng : 
* Trẻ 5 tuổi: 
- Trẻ kể lại câu chuyện một cách diễn cảm. 
- Trẻ được rèn kỹ năng vận động theo giai điệu nhạc “Ăn khế trả vàng”. 
- Trẻ được phát huy óc sáng tạo qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. 
* Trẻ 4 tuổi: 
- Trẻ kể lại được nhiều đoạn của câu chuyện một cách diễn cảm. 
 Đăng bởi: https://hanyny.com – Tổng hợp giáo án bài giảng mầm non 2 
* Trẻ 3 tuổi: 
- Trẻ lặp lại được lời thoại của nhân vật một cách diễn cảm. 
3. Giáo dục : 
- Trẻ học được tính hiền lành, siêng năng, chịu khó; Biết giúp đỡ người gặp khó 
khăn; Không tham lam. 
- Qua câu chuyện, trẻ rút ra được bài học thực tế cho bản thân: Không tham lam 
lấy đồ của người khác; Biết chăm sóc cây cối, hoa cỏ; Biết giúp đỡ bạn gặp khó 
khăn hơn mình. 
II.Chuẩn bị: 
- Giáo án “Ăn khế trả vàng” 
- Mũ của nhà ảo thuật, con chim, quả khế 
- Mô hình sân khấu, rối nhân vật trong truyện “Ăn khế trả vàng” 
- Giáo án điện tử “Ăn khế trả vàng”; Bài hát “Ăn khế trả vàng” 
- Mô hình tranh 3D cho trẻ kể chuyện. 
III.Tiến trình hoạt động 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 
1)Hoạt động1. 
- Cô làm nhà ảo thuật biểu diễn tiết mục biến ra đồ vật: 
quả khế và con chim. 
- Trò chuyện về quả khế và con chim. 
- Hỏi trẻ: Từ quả khế và con chim này, các con liên 
tưởng đến câu chuyện gì? Chúng ta cùng đi xem lại câu 
chuyện ấy ở vườn cổ tích nhé! 
2)Hoạt động 2. 
- Cô kể lần một với mô hình sân khấu diễn rối. 
- Lớp mình vừa được nghe câu chuyện gì ? 
- Câu chuyện dạy chúng ta điều gì? 
=> Giáo dục trẻ không tham lam của người khác; Biết 
yêu thương, giúp đỡ người gặp khó khăn. Ngoài ra, 
chúng ta còn học được tính siêng năng, chăm chỉ của 
người em. 
-Trẻ chú ý xem cô ảo 
thuật. 
- Trò chuyện về quả khế 
và con chim. 
- Truyện “Ăn Khế trả 
vàng”. 
-Đến xem kể chuyện. 
-Ăn Khế trả vàng. 
-Trẻ trả lời theo khả 
năng. 
-Lắng nghe lời cô 
khuyên bảo. 
 Đăng bởi: https://hanyny.com – Tổng hợp giáo án bài giảng mầm non 3 
- Cô cùng trẻ kể lần hai bằng máy chiếu minh họa hình 
ảnh. 
- Đàm thoại: 
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? 
+ Con thích nhân vật nào? Vì sao? 
+ Con không thích nhân vật nào? Vì sao? 
+ Qua câu chuyện này, trong cuộc sống hàng ngày, 
chúng ta cần làm gì? 
=> Giáo dục trẻ: Hàng ngày, chúng ta không lấy đồ của 
người khác. Nếu mình nhặt được của rơi thì phải đem 
trả lại cho chủ của nó; Các con hãy giúp đỡ những bạn 
khó khăn hơn mình, bạn nào cao to hơn hãy giúp những 
bạn nhỏ hơn trong việc lấy đồ dùng, những bạn giỏi 
hơn giúp những bạn học chậm hơn,... Ngoài ra, chúng 
ta cần siêng năng chăm sóc cây cối trong vườn. Nào, 
lớp mình cùng tập động tác chăm sóc cây khế nhe! 
3)Hoạt động 3. 
- Cho trẻ đứng lên làm động tác chăm sóc cây khế, cô 
mở nhạc “Ăn khế trả vàng”. 
- Trẻ cùng hát biểu cảm, múa minh họa theo lời hát và 
giai điệu nhạc. 
- Nhắc nhở những cháu biểu cảm chưa tốt. Sau đó, cô 
cùng trẻ đến thăm cây khế. 
4) Hoạt động 4 . 
- Cho trẻ tập trung trước mô hình tranh sa bàn. Cô giới 
thiệu trò chơi “Kể chuyện sáng tạo”. 
+ Trẻ hãy kể lại câu chuyện “Ăn Khế trả vàng” với một 
tình tiết sáng tạo so với chuyện cô đã kể. 
+ Trẻ chia thành hai nhóm thi đua kể chuyện: 
- Nhóm 3 – 4 tuổi: có tình tiết sáng tạo. 
- Nhóm 5 tuổi: Có tình tiết sáng tạo và kể 
mạch lạc. 
+ Trẻ cùng cô nhận xét. 
 Kết thúc. 
-Kể chuyện cùng cô. 
-Đàm thoại: 
+Trẻ 3 tuổi trả lời 
+Trẻ 4 tuổi trả lời. 
+Trẻ 4 tuổi trả lời 
+Trẻ 5 tuổi trả lời. 
-Lắng nghe lời cô chỉ 
dạy. 
-Trẻ múa minh họa và 
hát biểu cảm theo nhạc. 
-Cùng cô đến thăm cây 
khế (mô hình). 
-Nghe cô giới thiệu và 
chơi trò chơi “Kể chuyện 
sáng tạo” theo nhóm. 
-Trẻ 3-4 tuổi kể chuyện. 
-Trẻ 5 tuổi kể chuyện. 
-Nhận xét. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_the_gioi_thuc_vat_an_khe_tra_vang.pdf