Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Trẻ biết đo chiều cao các vật có chiều cao khác nhau bằng các đơn vị đo khác nhau như đo bằng thước, đo găng tay, băng giấy, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo các đối tượng qua chiều cao của 1 vật chọn làm đơn vị đo.

2. Kỹ năng

 - Rèn cho trẻ các kỹ năng, thao tác đo. Phát triển nhận thức cho trẻ.

3. Thái độ

 - Trẻ hoạt động tích cực. Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

 II.Chuẩn bị

 - Cô: Bài hát em yêu cây xanh, lý cây xanh.

 Mô hình cây xanh.

 Ba bức tranh có vẽ sẵn cây, các băng giấy

- Trẻ: Một số cây xanh, dụng cụ cố định, thước đo

 

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo trang 4

Trang 4

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo trang 5

Trang 5

doc 5 trang viethung 04/01/2022 31300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
GIÁO ÁN
dự thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học: 2019-2020
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Tên hoạt động: Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
Chủ đề lớn: Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh: Cây xanh
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Người soạn giảng: Mùa Thị Chia Ngày dạy: 25/12/2020
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết đo chiều cao các vật có chiều cao khác nhau bằng các đơn vị đo khác nhau như đo bằng thước, đo găng tay, băng giấy, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo các đối tượng qua chiều cao của 1 vật chọn làm đơn vị đo.
2. Kỹ năng
 	- Rèn cho trẻ các kỹ năng, thao tác đo. Phát triển nhận thức cho trẻ.
3. Thái độ
 - Trẻ hoạt động tích cực. Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
 II.Chuẩn bị
 - Cô: Bài hát em yêu cây xanh, lý cây xanh.
	Mô hình cây xanh.
	Ba bức tranh có vẽ sẵn cây, các băng giấy
- Trẻ: Một số cây xanh, dụng cụ cố định, thước đo. 
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
T/g
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú
 - Các con ơi! 
 - Cô giới thiệu với các con cô là cô Chia dạy ở trường mầm non Xã Làng Chếu , nghe tin các con chăm ngoan, học giỏi hôm nay đến thăm các bạn đấy. Lớp mình còn vinh dự hơn nữa là được đón các cô, các bác ở phòng giáo dục cũng đến thăm và dự giờ với lớp mình nữa này. Nào chúng mình cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!
 - Để đón chào các cô bác cô mời các con hãy hát vang cùng cô bài hát “ Em yêu cây xanh” để tặng các cô các bác nhé!
- Các con ơi! Cô đố các con bài hát vừa rồi nói lên điều gì?
- Trong bài hát cây xanh có lợi ích và tác dụng như thế nào?
- Vậy bạn nào giỏi kể cho cô nghe 1 số loài cây xanh mà con biết. 
- Mời 1-2 trẻ kể tên.
- Vừa rồi các bạn kể được rất nhiều loài cây xanh, cả lớp khen các bạn nào !
* Giáo dục: Ngoài những loài cây mà các bạn vừa kể ra xung quanh chúng ta có rất nhiều cây xanh mỗi cây có một lợi ích và tác dụng khác nhau. Cây trồng lấy rau ăn, cây trồng lấy gỗ làm nhà, đóng tủ, đóng bàn ghế, cây ăn quả. Vì vậy các con phải yêu quý, chăm sóc và bảo vệ , không được trèo cây, hái hoa bẻ cành, để cho môi trường luôn xanh sạch đẹp không khí trong lành và mát mẻ.
- Cô rất yêu cây xanh vì cây xanh có rất nhiều lợi ích mang lại cho con người. Tuy nhiên hiện nay cây xanh đang bị con người tàn phá nặng nề vì vậy mà cô muốn kêu gọi các con là những tuyên truyền viên nhí phải có trách nhiệm tuyên truyền đến các bậc cha mẹ, các cô bác nông dân không được chặt phá rừng và phải trồng nhiều cây xanh để gây rừng, vì thế cô muốn tổ chức một hội thi thử trí thông minh của các bạn có tên là: Vì môi trường trong xanh.
- Hội thi diễn ra gồm ba phần
- Phần thứ 1: Thử tài bé
- Phần thi hai: Bé thông minh.
- Phần thi thứ 3: Thi ai nhanh khéo
- Để tham gia các phần thi này cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội.
+ Đội thi số 1: Trẻ ngồi bên trái
+ Đội thi số 2: Trẻ ngồi giữa
+ Đội thi số 3: Trẻ ngồi bên phải.
- Các bạn đã sẵn sàng tham gia các phần thi chưa nào?
* Phần thi thứ nhất: Thử tài bé (Ôn số lượng), phần thi dành chung cho cả ba đội.
- Mời các đội chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm mô hình vườn cây bạn Na nhé
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Lý cây xanh” đi đến mô hình.
- Cho trẻ thăm mô hình
+ Các con thấy có những cây gì?
- Mời trẻ 3 đội đếm số lượng và nói tên (cây đào, cây mai).
- Trong mô hình này có rất nhiều thảm cỏ (hoa) rất xinh sắn nữa cô mời đội số 1 hãy thử tài của mình nào
- Cô đưa thước cho trẻ chỉ và đếm 1-6
+ Có tất cả bao nhiêu thảm hoa?
+ Cho trẻ tìm số tương ứng.
- Cây dừa mời đội 1
+ Số cây dừa như thế nào?
+ Mời nhóm đến số cây dừa thấp nhất
+ Trẻ đếm 1-3 tất cả là 3 cây
+ Cây cao nhất?
+ Trẻ đếm 1 tất cả là một cây
+ Vậy chúng mình xem có tất cả bao nhiêu?
+ Trẻ đếm 1-7 tất cả là 7
+ Trẻ đặt số tương ứng.
- Cây khác mời đội 3 thực hiện tương tự
- Kết thúc phần thi thứ nhất cô thấy các đội rất tài giỏi cô khen cả 3 đội.
- Tiếp theo là một phần thi không kém phần quan trọng, xin mời các đội chuẩn bị sẵn sàng để bước và phần thi thứ 2 “Bé thông minh”
* Phần thi thứ 2: Bé thông minh (Đo chiều cao các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo)
+ Các con vừa được quan sát các loại cây trong vườn bạn Na rồi có nhận xét gì về những cây trong vườn bạn Na?
- Muốn biết được chiều cao của các cây thì các con phải làm thế nào?
- Mời trẻ ở các đội trả lời.
- Cho trẻ kể tên các cách đo mà trẻ biết.
- Các con sẽ đo như thế nào?
- Vừa rồi các đội kể được rất nhiều kiểu cách đo chiều cao cây xanh rồi. 
- Cô thấy rằng các bạn ở các đội đều có tài thông minh không ai kém ai. Cô thưởng cho cả 3 đội một tràng pháo tay.
- Cô giáo cũng biết rất nhiều cách đo như đo bằng găng tay, đo bằng thước, đo bằng băng giấy, đo bằng bút hoặc viên phấn,
- Cây xanh só rất nhiều lợi ích cũng như tác dụng vì thế nên mà cô đã ươm và mua được một số cây xanh chuẩn bị mang lên trường mà chưa biết bố trí sắp xếp vào chỗ nào cho hợp lý vì các cây này có kích thước cũng như chiều cao không giống nhau. Bây giờ cô muốn nhờ các đội hãy cùng đo chiều cao của các cây so sánh và diễn đạt kết quả đo để sau giờ học này cô sẽ mang về trồng và đặt ở các vị trí cho phù hợp nhé.
- Cô mời trẻ ở 3 nhóm lên lấy cây và thước đo dụng cụ đo về cho nhóm mình.
- Cô gợi ý cho các nhóm hoạt động.
- Cô bao quát hướng dẫn các nhóm
- Cô chú ý quan sát, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
- Con đo bằng cách gì?
- Cây dừa này cao bằng bao nhiêu lần thước đo?
- Để biểu thị cho 3 lần thước đo các con dùng số gì để biểu thị?
- Yêu cầu trẻ tìm số 3.
- Đối với các cây khác trẻ đo tương tự
- Có thể cho trẻ đổi sang nhóm khác thực hiện đo bằng cách khác.
* So sánh: Cô cho trẻ sánh chiều cao của các cây khác nhau.
- Cây nào cao hơn
- Cây nào thấp hơn
- Cây nào thấp nhất
- Tại sao con biết?
*Cô chốt lại: Cùng 1 đơn vị đo (thước đo) nhưng chiều cao của các vật đo được khác nhau. Như vậy, cây nào đo được số lần thước đo ít nhất là cây đó thấp nhất. Còn chiều cao của cây nào đo được số lần thước đo nhiều nhất là cây đó có chiều cao, cao nhất. 
- Vừa rồi cô thấy các bạn thực hiện rất tốt để xem đội nào giỏi hơn và khéo léo hơn bây giờ mời ba đội tham gia phần thi tiếp theo “Thi ai nhanh khéo”
Phần thi 3: “Thi ai nhanh khéo”
- Phần thi này đòi hỏi sự khéo léo của 3 đội như sau: Ba đội phải bật qua 3 chiếc vòng và lên thực hiện dán băng giấy để biết được chiều cao của các cây trong tranh. Các bạn phải nhớ dán các đầu băng giấy phải chạm nhau, không được dán quá rời xa nhau, không thẳng hàng sẽ không được tính. Bạn nào dán băng giấy cuối cùng của cây đó sẽ có trách nhiệm đếm số băng giấy và tìm số tương ứng dán phía trên cùng của băng giấy. Bạn đầu hàng lên dán một băng giấy rồi chạy về đập tay vào bạn thứ hai và đi về cuối hàng đứng. Bạn thứ hai lên dán băng giấy tiếp rồi chạy về đập tay bạn tiếp theo. Kết thúc một bản nhạc đội nào thực hiện đúng theo yêu cầu của cô sẽ là đội chiến thắng.
- Cô mở nhạc “Lý cây xanh” tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện.
- Cô mời trẻ nhận xét 
- Cô nhận xét chung và tặng quà cho các đội.
* Kết thúc: Cho trẻ ra chăm sóc một số cây xanh ngoài sân trường.
5p
8p
15p
7p
- Trẻ dạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ hát cùng cô 
- Nói về cây xanh.
- Cho bóng mát, cho hoa thơm, quả ngọt,
- Trẻ kể tên
- Trẻ lên kể tên các loại cây.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Rồi ạ
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ kể tên các cây
- Các đội đếm số cây đào và cây mai
- Đội số 1trẻ đếm
Có tất cả là 6 thảm hoa
- Trẻ tìm thẻ chữ số 
- Trẻ đếm số cây thấp nhất.
- Trẻ đếm
- Trẻ đếm và đặt số 
- Đội số 2 đếm
- Trẻ vỗ tay
- Cây cao cây thấp không bằng nhau
- Trẻ kể các cách đo
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lăng nghe cô
- Trẻ vào nhận cây và đồ dùng để hoạt động.
- Đo bằng thước đo 
- Bằng 3 lần thước đo
- Dùng số 3
- Trẻ tìm số 3 để biểu thị
- Trẻ đổi nhóm (nếu thích)
- Trẻ so sánh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xếp thành 3 hàng 
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lên nhận quà
- Trẻ ra chơi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_phat_trien_nhan_thuc_do_chieu_cao_cac_vat_so.doc