Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo

II. Chuẩn bị.

 - Máy chiếu

 - 3 bức tranh vẽ vườn hoa

 - 1 bức tranh vẽ vườn rau

 - 1 bức tranh vẽ vườn cây ăn quả

 - 3 mô hình vườn hoa

 - Mỗi trẻ 1 chiếc chìa khóa có vạch các số lần đo khác nhau

 - Mỗi trẻ 3 bông hoa màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau

 - Thẻ chữ số: 2,3,4,5,6,7

 - Sách, bút, thước đo

 - Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lý

 -Mũ hoa, lá, quả cho trẻ.

 - Ba chướng ngại vật.

 

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 4

Trang 4

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 5

Trang 5

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 6

Trang 6

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 7

Trang 7

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 8

Trang 8

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 9

Trang 9

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo trang 10

Trang 10

doc 10 trang viethung 04/01/2022 18820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo

Giáo án Mầm non - Phát triển nhận thức: Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo
Giáo án
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
 Lĩnh vực : Phát triển nhận thức (Làm quen với toán)
 Đề tài : Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo
 Chủ đề lớn : Thế giới thực vật
 Chủ đề nhánh : Một số loài hoa
 Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi 
 Thời gian : 25-30 phút
I. Mục đích-Yêu cầu.
1. Kiến thức.
 - Trẻ biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo.
2. Kỹ năng.
 - Trẻ sử dụng thước đo thành thạo đo các đối tượng cần đo.
3. Thái độ.
 - Thông qua kỹ năng đo, giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
 - Trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa và cây xanh.
II. Chuẩn bị.
 - Máy chiếu
 - 3 bức tranh vẽ vườn hoa
 - 1 bức tranh vẽ vườn rau
 - 1 bức tranh vẽ vườn cây ăn quả
 - 3 mô hình vườn hoa
 - Mỗi trẻ 1 chiếc chìa khóa có vạch các số lần đo khác nhau
 - Mỗi trẻ 3 bông hoa màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau
 - Thẻ chữ số: 2,3,4,5,6,7
 - Sách, bút, thước đo
 - Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lý
 -Mũ hoa, lá, quả cho trẻ.
 - Ba chướng ngại vật.
 - Bàn ghế, chiếu. 
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện chủ đề
 - Cô gọi các con! 
 - Cô giới thiệu với các con cô là cô Thư ở trường mầm non Mai Động, nghe tin các con chăm ngoan, học giỏi cô đến để dạy các con. Lớp mình còn vinh dự hơn nữa là được đón các cô, các bác ở phòng giáo dục và rất nhiều các cô giáo ở trong huyện mình cũng đến dự với lớp mình nữa đấy. Nào chúng mình cùng nổ một tràng pháo tay để đón chào các cô, các bác nào!
 - Bây giờ các con hãy hát vang cùng cô bài hát “màu hoa” để tặng các cô các bác nhé!
 - Các con ơi! Bài hát vừa rồi nói lên điều gì?
 -Vậy bạn nào giỏi kể cho cô nghe 1 số loài hoa mà con biết. 
 -Vừa rồi các bạn kể được rất nhiều loài hoa, cả lớp khen bạn nào!
 -Các con ạ! Cô cũng có 1 số hình ảnh về các loài hoa các con cùng hướng lên màn hình xem nhé! 
 -Cô và trẻ trò chuyện trên màn hình.
*Cô chốt lại: vừa rồi các con được xem 1 số hình ảnh về các loài hoa. Ngoài những bông hoa đó ra còn có rất nhiều những loài hoa khác. Ở thế giới thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Ngoài những loài hoa đó ra còn có cây trồng lấy rau ăn, cây trồng lấy gỗ, cây ăn quả. Vì vậy các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ. Các con không được trèo cây, hái hoa bẻ cành, giữ cho môi trường xanh sạch đẹp không khí trong lành và mát mẻ.
 - Cô rất yêu hoa nên cô đã vẽ được 2 bức tranh về vườn hoa đấy các con ạ! Nhưng cô quên không đo chiều dài của 2 khu vườn đó. Vì vậy cô nhờ các con lên giúp cô đo chiều dài của 2 khu vườn xem được bao nhiêu lần thước đo rồi đặt số tương ứng.
 Phần 1: Ôn tập nhận biết các kết quả đo
 - Cô cho 2 trẻ lên đo 2 khu vườn.
 - Kiểm tra kết quả chiều dài của vườn hoa hồng được 4 lần thước đo cho trẻ đếm.
- Cô hỏi trẻ 4 lần thước đo tương ứng với số mấy?
 -Vậy bạn đã chọn số mấy để đặt tương ứng?
 -Kiểm tra kết quả chiều dài của vườn hoa cúc được 6 lần thước đo, cả lớp kiểm tra lại.
 -6 lần thước đo tương ứng với số mấy? 
 -Vậy bạn đã chọn số mấy?
 -Qua kết quả đo của 2 vườn hoa các con thấy chiều dài của vườn hoa cúc đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Chiều dài của vườn hoa hồng đo được bao nhiêu lần thước đo.
 - Vậy chiều dài của vườn hoa nào đo được số lần thước đo nhiều hơn?
 - Vậy chiều dài của vườn hoa cúc như thế nào?
 - Chiều dài của khu vườn nào có số đo ít hơn?
 -Vậy chiều dài của vườn hoa hồng như thế nào?
 -Các con rất là giỏi cô thưởng cho các con 1 tràng pháo tay thật to nào?
 -Các con ơi! Ở gần đây có rất nhiều vườn hoa, hôm nay cô muốn tổ chức cho các con đi thăm vườn hoa nhưng muốn đến được các vườn hoa đó các con phải có những chiếc chìa khóa để mở cửa vườn trên những chiếc chìa khóa có vạch số lần thước đo tương ứng với chữ số ở mỗi vườn. Để không đến nhầm các khu vườn các con phải kiểm tra thật chính xác xem chiếc chìa khóa của mình có bao nhiêu lần thước đo rồi về đúng với số vườn của mình nhé!
 - Bây giờ các con hát cùng cô bài hát “Màu hoa” khi có hiệu lệnh các con mang chìa khóa về đúng số vườn nhé!
 - Cho trẻ chơi 2 lần, lần 2 đổi chìa khóa cho nhau.
 - Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra số lần thước đo trên chiếc chìa khóa xem có đúng với chữ số tương ứng ở khu vườn không?
 - Động viên khuyến khích trẻ.
 - Mùa xuân sắp đến rồi các con về chỗ ngắm những bông hoa đẹp của mình nào!
 Phần 2 : Đo các đối tượng bằng 1 đơn vị đo
 - Trên bàn của các con có những bông hoa màu gì?
 - Các con chọn bông hoa màu vàng và xếp nằm ngang ra bàn.
 - Để đo được cuống hoa màu vàng dài bằng bao nhiêu lần thước đo. Trước tiên tay trái cô cầm thước đo tay phải cô cầm bút. Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít lên đầu trái của cuống hoa màu vàng, cô dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo rồi kẻ 1 vạch từ trên xuống dưới. Sau đó cô nhấc thước đo lên rồi cô lại đặt đầu trái của thước đo sát với vạch bút mà cô vừa kẻ được, cô lại dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo rồi kẻ 1 vạch từ trên xuống dưới. Cứ như vậy cô đo đến hết chiều dài của cuống hoa màu vàng. (cô vừa nói vừa làm)
 - Cô chú ý quan sát, động viên khuyến khích trẻ làm.
 - Các con đã đo chiều dài cuống hoa màu vàng và đếm xem chiều dài của cuống hoa màu vàng được bao nhiêu lần thước đo.
 - Cả lớp đếm kiểm tra số lần thước đo.
- Vậy 2 lần thước đo tương ứng với số mấy?
- Tìm và chọn số 2 tương ứng đặt ở phía bên phải bông hoa màu vàng.
 + Hãy lấy cho cô băng giấy màu xanh xếp nằm ngang ra bàn, sao cho cuống hoa thẳng hàng với nhau.
 -Tương tự như đo cuống hoa màu vàng, cô đo cuống hoa màu xanh. Cô cũng cầm thước đo bằng tay trái, cầm bút bằng tay phải. Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít lên đầu trái của cuống hoa màu xanh, cô dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo rồi kẻ 1 vạch từ trên xuống dưới, cô lại nhấc thước đo lên rồi đặt đầu trái của thước đo sát với vạch kẻ mà cô vừa kẻ được. Cứ như vậy cô đo đến hết chiều dài của cuống hoa màu xanh.
 - Cô khuyến khích trẻ đo, cô chú ý bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ.
 - Bạn nào đo xong rồi cho cô biết kết quả đo được bao nhiêu lần thước đo của cuống hoa màu xanh.
 - Cô được nghe rất nhiều ý kiến về kết quả đo của các bạn nói là đã đo đươc 4 lần thước đo của cuống hoa màu xanh. Để kiểm tra xem các bạn nói có đúng không. Các con đếm kiểm tra nhé!
 - 4 lần thước đo tương ứng với số mấy?
 - Chọn và đặt số 4 tương ứng.
 - Còn bông hoa màu gì các con chưa được đo?
 - Xếp bông hoa màu đỏ nằm ngang ra bàn sao cho cuống hoa thẳng hàng nhau.
 - Tương tự như cuống hoa màu vàng và cuống hoa màu đỏ các con đo cho cô cuống hoa màu đỏ. (Cô và trẻ cùng làm)
 - Cô quan sát trẻ, khuyến khích trẻ làm.
 - Cô hỏi trẻ đo được bao nhiêu lần thước đo của cuống hoa màu đỏ?
 - Cả lớp đếm kiểm tra lại.
 - 6 lần thước đo tương ứng với số mấy?
 - Đặt số 6 tương ứng.
 - Vậy qua kết quả đo, cuống hoa màu vàng đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Cuống hoa màu xanh đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Cuống hoa màu đỏ đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Vậy bạn nào có nhận xét gì về chiều dài của 3 cuống hoa?
*Cô chốt lại: Cùng 1 thước đo nhưng chiều dài của cuống hoa màu vàng đo được số lần thước đo ít hơn số lần thước đo của cuống hoa màu xanh và ít hơn số lần thước đo của cuống hoa màu đỏ. Còn cuống hoa màu đỏ đo được số lần thước đo nhiều hơn số lần thước đo của cuống hoa màu xanh và nhiêu hơn cả số lần thước đo của cuống hoa màu vàng. Còn cuống hoa màu xanh đo được số lần thước đo nhiều hơn số lần thước đo của cuống hoa màu vàng, nhưng lại ít hơn số lần thước đo của cuống hoa màu đỏ. Như vậy, cuống của bông hoa màu vàng có số lần thước đo ít nhất nên cuống của bông hoa màu vàng là ngắn nhất.Còn cuống của bông hoa màu đỏ đo được số lần thước đo nhiều nhất nên cuống của bông hoa màu đỏ là dài nhất.
 * Bây giờ chúng mình chơi trò chơi: Thi xem ai nói nhanh và đúng.
 - Cô nói cuống của màu bông hoa các con nói số lần thước đo.
 - Cuống của bông hoa màu vàng.
 - Cuống của bông hoa màu xanh.
 - Cuống của bông hoa màu đỏ.
 - Các bạn chơi rất giỏi!
 * Lần này chơi khó hơn, cô nói cuống của bông hoa màu gì thì các con nói dài nhất hoặc ngắn nhất.
 - Cuống bông hoa màu vàng.
 - Cuống bông hoa màu đỏ.
 - Rất giỏi cô khen các con nào.
 - Các con cất cho cô bông hoa màu vàng.
 - Cất cho cô bông hoa màu đỏ.
 - Còn bông hoa màu gì chưa cất.
 - Cất nốt cho cô bông hoa màu xanh.
* Các con ơi! Cô muốn làm những chiếc nơ để trang trí trong ngày tết, vì vậy cô nhờ các con lên đo giúp cô trên màn hình về chiều dài của các băng giấy.
 - Cô mời 1 bạn đại diện cho đội quả lên đo giúp cô băng giấy màu vàng nào.
 - Cả lớp đếm kiểm tra kết quả đo.
 - 3 lần thước đo tương ứng vớ số mấy?
 - Con bấm chuột và chọn số 3 đặt tương ứng.
 -Cô mời 1 bạn đại diện cho đội hoa lên đo cho cô băng giấy màu xanh.
 - Cả lớp đếm kiểm tra kết quả đo.
 - 5 lần thước đo tương ứng với số mấy?
 - Con bấm chuột chọn số 5 tương ứng.
 - Cô mời 1 bạn đại diện cho đội lá lên đo giúp cô băng giấy màu đỏ.
 - Cả lớp đếm kiểm tra kết quả đo.
 - 7 lần thước đo tương ứng với số mấy.
 - Bấm chuột và đặt số tương ứng.
 - Vừa rồi 3 bạn đại diện cho 3 đội lên sử dụng máy tính rất thành thạo, cả lớp khen bạn nào.
 - Qua kết quả đo, các con thấy chiều dài của băng giấy màu vàng đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Chiều dài của băng giấy màu xanh đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Chiều dài của băng giấy màu đỏ đo được bao nhiêu lần thước đo?
 - Như vậy, cùng 1 thước đo nhưng chiều dài của băng giấy màu nào ngắn nhất?
 - Chiều dài của băng giấy màu nào dài nhất?
 - Động viên khích lệ trẻ
* Bây giờ đến phần thi: “Bé khéo tay”
 - Các con nhìn lên bảng xem cô có bức tranh vẽ gì đây?
 - Các con đếm số lần thước đo của mỗi cuống hoa rồi viết số tương ứng vào ô vuông bên cạnh.
 - Tô màu cuống hoa dài nhất.
 - Cô quan sát trẻ (động viên khuyến khích trẻ)
 Phần 3 : Luyện tập
 - Lớp mình học rất giỏi cô thưởng cho các con trò chơi “Thi đo nhanh và đúng”.
 - Muốn chơi tốt trò chơi này, các con lắng nghe cô phổ biến cách chơi luật chơi.
*Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được đo 1 lần thước đo
* Cách chơi: Cô có 3 bức tranh vẽ về 3 vườn cây, mỗi 1 vườn cây có đoạn đường cần đo. Khi có hiệu lệnh bạn đứng ở đầu hàng có nhiệm vụ phải bật qua chướng ngại vật lên đo đoạn đường bắt đầu từ vạch xuất phát,sau đó đi về cuối hàng, cứ như vậy bạn tiếp theo lên đo.Đến bạn cuối cùng tìm và đặt số tương ứng.
 - Trẻ tham gia trò chơi, cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Khi trẻ đo xong, cho cả lớp kiểm tra lại kết quả của 3 đội, đo được đoạn đường đến các cửa vườn.
* Kết thúc hát bài: Em yêu cây xanh
- Dạ
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời
- 2,3 trẻ kể
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ nhìn lên màn hình
-Trẻ cùng cô trò chuyện
-Trẻ chú ý lắng nghe
- 2 trẻ lên đo
- 1,2,3,4 tất cả có 4 lần thước đo.
- Tương ứng với số 4
-Số 4
- 1-2-3-4-5-6 tất cả có 6 lần thước đo.
- Tương ứng với số 6
- Số 6
-6 lần thước đo
- 4 lần thước đo
- Vườn hoa cúc
- Dài hơn
-Vườn hoa hồng
- Ngắn hơn
-Trẻ vỗ tay
- Vâng ạ!
- Vâng ạ!
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ về chỗ 
- Xanh, đỏ, vàng
- Trẻ xếp
- Trẻ quan sát
- Trẻ làm
-1, 2 tất cả có 2 lần thước đo.
- Số 2
-Trẻ đặt số 2 tương ứng
 -Trẻ xếp
 -Trẻ đo
 - 4 lần thước đo
-1-2-3-4 tất cả có 4 lần thước đo
-Số 4
 -Đặt số 4 tương ứng
 - Màu đỏ
 - Trẻ xếp
- Trẻ làm cùng cô
 - 6 Lần thước đo
 - 1-2-3-4-5-6 tất cả có 6 lần thước đo
 - Số 6
 - Trẻ đặt số 6 tương ứng
 - 2 lần thước đo
 - 4 lần thước đo
 - 6 lần thước đo
 - 3 trẻ nhận xét
 - Trẻ chú ý lắng nghe
 - 2 lần thước đo
 - 4 lần thước đo
 - 6 lần thước đo.
 - Ngắn nhất
 - Dài nhất
 - Trẻ vỗ tay
 - Ngắn nhất
 - Dài nhất
 - Màu xanh
 - Trẻ cất
 - 1 trẻ lên đo
- 1-2-3 tất cả có 3 lần thước đo
 - Số 3
 - Đặt số 3 t/ư
 - 1 trẻ lên đo
 - 1-2-3-4-5 tất cả có 5 lần thước đo
 - Số 5
 - Đặt số 5 t/ư
 - 1 trẻ lên đo
 - 1-2-3-4-5-6-7 tất cả có 7 lần thước đo
 - Số 7
 - Đặt số 7 t/ư
 - Trẻ vỗ tay
 - 3 lần thước đo
 - 5 lần thước đo 
 - 7 lần thước đo
 - Màu vàng
 -Màu đỏ
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ đếm và viết số tương ứng
 - Trẻ tô
 - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi
-Trẻ chơi
 -Trẻ đếm kiểm tra kết quả của 3 đội
- Trẻ hát - ra vườn hoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_phat_trien_nhan_thuc_do_cac_doi_tuong_bang_m.doc