Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết, phân biệt được khối vuông và khối chữ nhật

- Biết được đặc điểm đặc trưng của khối vuông và khối chữ nhật

- Trẻ biết so sánh,phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của 2 hình khối: Khối vuông và khối chữ nhật

2. Kĩ năng

- Phát triển khả năng nhận biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua quan sát

- Rèn kỹ năng phân tích,tổng hợp,so sánh cho trẻ

- Trẻ có một số kỹ năng chơi với các hình khối

- Rèn luyện các giác quan

 

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật trang 4

Trang 4

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật trang 5

Trang 5

docx 5 trang viethung 05/01/2022 40940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: LQVT: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
Độ tuổi: Trẻ 5-6 tuổi
Số trẻ: 20-25 trẻ
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn: 03/11/2020
Ngày dạy: 11/11/2020
Người dạy: Phạm Thị Thu Hương
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết, phân biệt được khối vuông và khối chữ nhật
- Biết được đặc điểm đặc trưng của khối vuông và khối chữ nhật
- Trẻ biết so sánh,phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của 2 hình khối: Khối vuông và khối chữ nhật
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng nhận biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua quan sát
- Rèn kỹ năng phân tích,tổng hợp,so sánh cho trẻ
- Trẻ có một số kỹ năng chơi với các hình khối
- Rèn luyện các giác quan 
3. Thái độ
- Trẻ vui vẻ,thích thú,thoải mái khi tham gia hoạt động
- Trẻ có tinh thần đoàn kết,tham gia các hoạt động tập thể.
II. Chẩn bị
- Cô và mỗi trẻ một rổ đồ chơi trong đó có khối vuông và khối chữ nhật ( Của cô to hơn của trẻ)
- Khối vuông và khối chữ nhật to có khoét lỗ cho trẻ chui đầu được ( mỗi trẻ một khối)
- Đường hẹp.
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú giới thiệu vào bài
- Cô khoác trên mình khối hộp chữ nhật và đi và trò chuyện cùng trẻ.
Tôi chào các bạn!
Hôm nay tôi rất vui khi được gặp các cô giáo và các bạn đấy.
Thế các bạn có biết tôi là ai không?
Tôi còn có một người bạn rất thân đấy, các bạn có muốn biết bạn thân của tôi không?
- Cho một bạn khoác trên người khối vuông đi vào.
Tôi chào các bạn!
Các bạn biết không chúng tôi là đôi bạn rất thân, hình khối của chúng tôi có mặt khắp nơi xung quanh các bạn đấy. Hôm nay chúng tôi đến đây mời các bạn đúng 8h tối đến tham dự lễ hội của các hình khối chúng tôi. Các bạn nhớ đến nhé!
Thôi đã đến giờ đôi bạn của chúng tôi phải về để chuẩn bị cho lễ hội tối nay, chúng tôi chào các bạn nhé!
- Cô giáo đi vào hỏi trẻ:
 + Các con vừa được trò chuyện với bạn nào?
 + Cô vừa nghe các bạn ấy mời chúng mình đi đâu?
Để tham dự lễ hội của các hình khối thì chúng mình phải tìm hiểu kĩ hơn về các bạn đó. Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ tìm hiểu về các hình khối đó nhé!
* Nhận biết phân biệt khối vuông và khối chữ nhật.
=> Khối vuông:
- Trước tiên các con cùng quan sát xem đây là gì nhé! ( Cô mở khăn ra cho trẻ quan sát khối vuông)
- Hỏi trẻ ai biết đây là khối gì?
- Khẳng định lại: Đây chính là khối vuông.
- Cho trẻ đọc tên khối theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Ai biết gì về khối vuông nói cho cô và các bạn cùng nghe?
- Cho trẻ đếm số mặt của khối vuông.
- Cô khẳng định lại: Khối vuông là khối có 6 mặt đều là hình vuông
=> Khối chữ nhật
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tay đâu, chân đâu”.
Tay bé đâu là tay bé đâu?
Tay cùng múa là tay cùng múa !
Chân bé đâu là chân bé đâu ?
Chân cùng đứng là chân cùng đứng.
Chân cùng đi là chân cùng
Mắt bé đâu là mắt bé đâu ?
Bé nhìn xem là bé nhìn xem !
- Các con vưa nhìn thấy gì đây.
- Cô khẳng định: Đây là khối chữ nhật
- Cho trẻ đọc tên khối.
- Ai biết gì về khối chữ nhật?
- Cô khẳng định lại: Khối chữ nhật là khối có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
- Mở rộng: Khối chữ nhật cũng có khối có 6 mặt nhưng 4 mặt là hình chữ nhật và 2 mặt là hình vuông.
=> So sánh khối vuông và khối chữ nhật.
- Lắng nghe, lắng nghe!
- Hình như cô nghe thấy ai nói gì đấy. A đó là khối chữ nhật nói. Bạn ấy nói là không biết bạn thân của bạn ấy giờ đang ở đâu và bạn ấy rất muốn gặp bạn thân của mình nào chúng ta cùng giúp bạn ấy tìm bạn nhé !
- Chuyển khối chữ nhật ra chỗ khối vuông để so sánh.
- Ai biết khối vuông và khối chữ nhật giống và khác nhau ở điểm nào?
- Giống: Khối vuông và khối chữ nhật giống nhau đều có 6 mặt.
- Khác nhau là khối vuông có 6 mặt là hình vuông còn khối chữ nhật 6 mặt đều là hình chữ nhật.
* Luyện tập 
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh
 + Cách chơi: Cô nói tên hoặc cấu tạo các khối trẻ chọn và giơ nhanh
 + Cho trẻ chơi 4-5 lần
- Trò chơi: Mang tên chung sức.
Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội.
Đội 1 xếp cho cô các ngôi nhà từ khối vuông.
Đội 2 xếp cho cô các ngôi nhà từ khối chữ nhật.
 +Cách chơi: Một bạn trong đội đứng ở đầu cầu bên kia làm nhiệm vụ xếp các ngôi nhà. Các bạn còn lại có nhiệm vụ vận chuyển các khối cho các bạn đó xếp thành các ngôi nhà.
 +Luật chơi: Trong một bản nhạc đội nào xếp được nhiều ngôi nhà nhất đội đó giành chiến thắng.
Cho trẻ chơi trò chơi
* Trò chơi: Về đúng nhà
 + Cô giới thiệu tên trò chơi
 + Cách chơi: Trẻ mặc trên mình chiếc áo khối vuông hoặc khối chữ nhật vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về nhà thì trẻ chạy nhanh về nhà có khối tương ứng.
 + Luật chơi: Trẻ nào không tìm được về đúng nhà trẻ đó sẽ phải nhảy lò cò.
 + Cho trẻ chơi trò chơi
* Kết thúc: Động viên khen gợi trẻ.
Đã đến giờ cô cháu mình đi dự lễ hội hình khối rồi cô cháu mình đi nào
- Chúng tôi chào bạn!
- Trẻ trả lời
- Chúng tôi chào bạn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chào tạm biệt
- Trẻ trả lời
- Đi dự lễ hội hình khối
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
- Trẻ nhận xét khối vuông
- Trẻ đếm
- Trẻ lắng nghe
- Tay bé đây là tay bé đây
- Trẻ múa
- Chân bé đây là chân bé đây
- Trẻ đứng lên
- Mắt bé đâu là mắt bé đây
Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc khối chữ nhật
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Nghe gì nghe gì
- Lắng nghe
- Trẻ so sánh khối vuông và khối chữ nhật
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi dự lễ hội.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_nhan_biet_phan.docx