Giáo án Mầm non - Khám phá khoa học tìm hiểu về nước
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
1.1. Mục đích - yêu cầu
:* Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm, tính chất, trạng thái của
nước- Biết các nguồn nước, ích lợi của nước
* Kỹ năng:
- Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi
- Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ
.* Thái độ:
- Trẻtích cực hứng thú tham gia hoạt động.-
Giáo dụctrẻbiếtbảovệnguồnnướcsạch
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non - Khám phá khoa học tìm hiểu về nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Khám phá khoa học tìm hiểu về nước
Đăng bởi: https://hanyny.com KHÁM PHÁ KHOA HỌC TÌM HIỂU VỀ NƯỚC 1.1. Mục đích - yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước - Biết các nguồn nước, ích lợi của nước * Kỹ năng: - Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi - Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ - Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ. * Thái độ: - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch 1.2. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô : - 2 cốc thủy tinh, 2 cái thìa - Nước, 2 tấm mi ca - Sữa, màu , muối * Đồ dùng của trẻ: - 2 chai nước, phễu nhựa, ly * Địa điểm: - Trong lớp 1.3. Các hoạt động : Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với” * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài gì? - Mưa màn đến cho chúng ta cái gì? - Con nhìn thấy nước có ở những đâu? Hoạt động 2 : cung cấp kiến thức 1. Giới thiệu các nguồn nước, ích lợi của nước: - Các con cùng nhìn lên màn hình và chú ý quan sát xem nước có ở những đâu? Cho trẻ quan sát đoạn phim ở biển, ở sông, ở hồ. Hỏi trẻ: Vừa rồi các con xem thấy nước có ở những đâu? - Các con rửa tay bằng nước ở đâu? - Nước ở vòi đã uống được chưa? Vì sao? - Nước có ở khắp nơi, nước còn mạng lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu. Cô mời các con cùng cô khám phá. 2. Khám phá tính chât đặc điểm của nước: - Cô rót nước sôi từ phích nước ra Đăng bởi: https://hanyny.com - Các con quan sát thấy cô rót nước từ cái gì ra? - Là nước gì? - Tại sao con biết là nước sôi? Cô đưa tấm mica ra, các con nhìn xem có gì trên tấm mi ca này không? - Các con nhìn rõ mặt cô không? Cô đưa tấm mi ca lên miệng cốc nước nóng. - Các con đoán xem điều gì xảy ra? - Bây giờ các con nhìn rõ mặt cô không? Vì sao? Cô đưa tấm mi ca cho trẻ quan sát. - Con thấy gì trên tấm mi ca? - Tại sao lại có những hạt nước trên tấm mi ca? Nước owr nhiệt độ cao sẽ biến thành hơi. - Cô đưa chai nước lọc ra. - Mỗi bạn lấy 1 cái cốc. - Nhóm 1 cô rót nước vào cốc, nhóm 2 cô rót sữa vào cốc - Các con nhìn xem màu của nước và màu của sữa như thế nào? Có gì khác nhau? - Nước có màu không? - Nếu cô cho chiếc thìa vào cốc nước các con có thấy thìa không? Nước không màu, trong suốt nên khi cho thìa vào các con vẫn nhìn thấy thìa. - Thế cho thìa vào cốc sữa thì như thế nào? - Hằng ngày, các con uống nước , các con thấy mùi gì? Có vị gì? - Cô cho trẻ ngửi cốc nước - Nước có mùi gì? - Nhấp một ngụm nước, con thấy có vị gì? Nước không mùi, không vị - Cô đổ một ít phẩm màu vào ly nước - Cô đổ muối vào ly nước. - Hỏi trẻ nước như thế nào? Vì sao lại chuyển màu? Có màu gì? - Vậy nước trong suốt không màu, không mùi và không vị. Nước có thể hòa tan một số chất. * Giáo dục: - Nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? - Hằng ngày, chúng ta dùng nước để làm gì? - Theo các con phải làm gì để có nguồn nước sạch? - Để tiết kiệm nước, chúng ta phải làm gì? 3. Trò chơi: “ Đong nước vào chai” - Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, bạn đầu tiên chạy lên đong nước vào chai rồi chạy về đập tay bạn tiếp theo sau đó chạy về cuối hàng. Bạn tiếp theo chạy lên đong nước vào chai, cứ như vậy cho đến khi nghe hiệu lệnh trò chơi kết thúc. - Luật chơi: Đội nào đong nước nhiều hơn, đội đó sẽ chiến thắng. Đăng bởi: https://hanyny.com Hoạt động 3: kết thúc: - Nhận xét - tuyên dương : - Cho vận động theo nhạc bài thơ“ Cho tôi đi làm mưa với” và nghỉ.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_kham_pha_khoa_hoc_tim_hieu_ve_nuoc.pdf