Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học: 2020-2021
Tiết 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CÙNG BẠN VUI TẾT TRUNG THU
I. MỤC TIÊU:
- Biết yêu quê hương, yêu Tổ Quốc.
- Giáo dục cho các em chăm ngoan – thi đua học tốt
- Phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết của các em học sinh.
- Các em biết được ý nghĩa của Tết trung thu.
- Hình thành những thói quen tích cực trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Hình thức:
- Phối hợp với GV TPT, GV toàn trường để tổ chức cho HS vui tết Trung thu
2. Nội dung:
- GV: Chuẩn bị ghế, loa, bình hoa, micro.
- HS: Chuẩn bị sắp ghế, tiết mục văn nghệ, kể chuyện TPT phân công trước.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học: 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học: 2020-2021
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 3 Từ ngày 21/09/2020 – 25/09/2020 THỨ NGÀY BUỔI TIẾT TIẾT PPCT MÔN TÊN BÀI DẠY HAI 21/9 SÁNG 1 3 Chào cờ Tuần 3 HĐTN: Cùng bạn vui Tết trung thu 2 25 Học âm D d Đ đ (Tiết 1) 3 26 Học âm D d Đ đ (Tiết 2) 4 7 Toán Xếp hình BA 22/9 SÁNG 1 27 Học âm I i K k (Tiết 1) 2 28 Học âm I i K k (Tiết 2) 3 5 TN&XH Nhà ở của em (Tiết 1) 4 12 THTV Chủ đề 3: Đi chợ (Tiết 2) TƯ 23/9 SÁNG 1 29 Học âm L l H h (Tiết 1) 2 30 Học âm L l H h (Tiết 2) 3 8 Toán Thực hành và trải nghiệm: Vui trung thu 4 3 HĐTN Bức chân dung đáng yêu của em NĂM 24/9 SÁNG 1 6 Anh Văn Lesson 2: Part 1,2,3,4 2 8 GDTC Tập hợp hàng ngang, dòng hàng ngang, điểm số dàn hàng và dồn hàng (Tiết 1) 3 31 Học âm ch kh 4 32 Học âm ch kh SÁU 25/09 SÁNG 1 34 Học âm Ôn tập 2 35 Học âm Ôn tập 3 9 Toán Các số 1, 2, 3 4 3 SHTT Tuần 3 HĐTN: Cùng bạn xây dựng lớp học đáng yêu NS: 10/9/2020 ND: 21/9/2020 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2020 CHÀO CỜ Tiết 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CÙNG BẠN VUI TẾT TRUNG THU I. MỤC TIÊU: - Biết yêu quê hương, yêu Tổ Quốc. - Giáo dục cho các em chăm ngoan – thi đua học tốt - Phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết của các em học sinh. - Các em biết được ý nghĩa của Tết trung thu. - Hình thành những thói quen tích cực trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Hình thức: - Phối hợp với GV TPT, GV toàn trường để tổ chức cho HS vui tết Trung thu 2. Nội dung: - GV: Chuẩn bị ghế, loa, bình hoa, micro.... - HS: Chuẩn bị sắp ghế, tiết mục văn nghệ, kể chuyện TPT phân công trước. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Phần nghi lễ 1.1. Mục tiêu: - Biết yêu quê hương, yêu Tổ Quốc. - Có ý thức sinh hoạt nề nếp, tự giác thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ trường lớp. - Thật thà, trở thành gương người tốt việc tốt. - Thực hiện các phong trào Đội. - Tư thế chào cờ, hát quốc ca. - Những hành động tôn trọng bạn bè. - Nhận xét tuần. 1.2. Cách tiến hành - Ổn định tổ chức: Tập trung HS ổn định . + Đội nghi lễ trường lên làm lễ chào cờ: (Đội nghi thức, LĐT) + Thực hiện nghi lễ chào cờ: Chào cờ, hát quốc ca. + Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình của tiết chào cờ 2. Hoạt động 2- Nhận xét của Tổng phụ trách: + Nhận xét tuần vừa qua và phát động phong trào thi đua của cả trường trong tuần tới: Ưu điểm:. . Hạn chế:.. . Thông báo tuần: - Phát biểu của BGH ( nếu có) .. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt học sinh khối 1. 3.1. Mục tiêu: - Biết yêu quê hương, yêu Tổ Quốc. - Giáo dục cho các em chăm ngoan – thi đua học tốt - Phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết của các em học sinh. - Các em biết được ý nghĩa của Tết trung thu. - Hình thành những thói quen tích cực trong cuộc sống. - Mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động 3.2. Phương thức hoạt động:( Chơi trò chơi, chia nhóm ...) 3.3. Tiến hành hoạt động: - Bước 1: GV TPT hoặc Phân hiệu trưởng đọc lời dẫn theo kế hoạch chung của trường. - Nội dung sinh hoạt -Bước 2: Văn nghệ theo chủ đề; - GV mời các lớp lên tham gia văn nghệ - GV mời khối 1 lên thực hiện. GV nhận xét. -Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đố vui” GV đọc câu hỏi- HS xung phong trả lời- trả lời đúng có thưởng 1. Loại đồ chơi nào phổ biến nhất trong tết Trung thu tại Việt Nam A. Mặt nạ. B. Đèn ông sao. C. Cả A, B đều đúng. 2. Người Việt thường tổ chức hoạt động gì trong tết Trung thu? ( lớp 1) A. Múa rối nước. B. Hát quan họ. C. Múa lân. 3. Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai? ( lớp 1) A. Thiếu Niên Nhi Đồng B. Tất cả mọi người C. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên 4. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai? A. Chị Hằng và Thỏ ngọc B. Chú Cuội và Thỏ ngọc C. Chú Cuội và Chị Hằng 5. Theo truyện Cổ Tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên Mặt Trăng? A. Chị Hằng B. Chú Cuội C. Thiên Lôi 6. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì? (lớp 1) A. Cây Sung B. Cây Đa C. Cây Bồ đề 7. Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì? A. Cây sáo B. Cây búa C. Cây rìu 8. Bài hát nào về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất? A. Chiếc Đèn Ông Sao B. Múa Sư Tử C. Rước Đèn Tháng Tám 9. Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? A. Hội Đèn Lồng B. Hội Trăng Rằm C. Hội Múa Lân 10. Ba con vật thường xuất hiện trong các điệu múa đêm rằm Trung Thu là những con vật nào? A. Lân - Sư - Rồng B. Lân - Phụng - Rồng C. Lân - Rồng - Rắn 11. Bánh Trung Thu thường có hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? A. Trăng tròn đất vuông B. Trời vuông đất tròn C. Trời tròn đất vuông. 12. Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt? A. Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu B. Phát bánh Trung Thu và Múa Lân C. Rước Đèn và Múa Lân. - Bước 4: Xem múa lân và phá cỗ ( nếu có) + Đánh giá buổi sinh hoạt dưới cờ : Phần thực hiện các lớp, khen ngợi tổ trực, thực hiện kể chuyện.... HỌC ÂM CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ Tiết 25+26 : Bài 1: D d Đ đ I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể; vượt khó trong công việc. - Yêu gia đình, quý trọng tiết kiệm những sản phẩm lao động như lương thực, thực phẩm. Yêu thiên nhiên, loài vật xung quanh. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ d, đ; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng dễ đỗ. Có khả năng trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. - HS biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề đi chợ (đi chợ, chị và em, đu đủ, dâu, đậu đũa,) - Tự giác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. 2.2. Năng lực đặc thù: - Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội dung liên quan đến nội dung bài học. - Đọc đúng, phát âm đúng, đánh vần, đọc trơn toàn bài. - được các chữ d đ và các tiếng từ có d, đ (dế đỗ) - Hiểu nghĩa các từ mở ... 5 tháng 9 năm 2020 HỌC ÂM CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ Tiết số 34 +35 : Bài 5: ÔN TẬP I.MỤC TIÊU: Học sinh đạt được những phẩm chất và năng lực sau đây: 1. Phẩm chất : Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. 2. Năng lực chung : - Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 3. Phát triển các năng lực đặc thù: - Kể đúng, đọc đúng các âm chữ d, đ, I, k, l, h, ch, kh, ; nhận diện các âm chữ có trong bài đọc - Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. - Đánh vần thầm và gia tăng tốc độ đọc trơn bài đọc. - Thực hiện đúng các bài tập chính tả. - Viết đúng cụm từ ứng dụng đi chợ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Máy chiếu (tranh ảnh) minh họa, thẻ từ,VTV, VBT, SGV. - Bảng phụ dung ghi nội dung cần rèn đọc. 2. Học sinh: - SHS, bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ TIẾT 1 1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: - GV sử dụng trò chơi cài đặt một số từ ngữ có vần đươc học và có liên quan đến chủ đề. - GV cho HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có chứa tiếng có vần mới được học. - GV nhận xét, chuyển ý. - HS tham gia trò chơi. 3’ 2. Khởi động: Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. - Giới thiệu bài học. Cách tiến hành: - GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 kể tên những đồ vật , con vật... có trong tranh, từ những sự vật đó nêu ra các âm cần ôn - Giới thiệu tiết ôn tập - HS kể các âm : d,đ, i, k, l, h, ch, kh - HS học bài Ôn tập 12’ 3. Ôn tập các âm chữ được học trong tuần: (nhóm 4) - GV chia lớp thành các nhóm . - Nhóm 1 điền vào bảng ôn ( 3 hàng đầu tiên). - Nhóm 2 điền bảng ôn 2 hàng kế tiếp, - Nhóm 3 điền bảng ôn 2 hàng kế tiếp - Nhóm 4 điền bảng ôn có dấu thanh - GV nhận xét và yêu cầu Hs nói câu chứa tiếng, âm vừa ôn tập - GV lắng nghe và chỉnh sửa cho HS. -Nhóm 1: da, do, dô, de, dê, di đa, đo, đô, đe, đê, đi; ke, kê, ki -Nhóm 2: la, lo, lô, le, lê, li ha, ho, hô, he, hê, hi; -Nhóm 3: cha, cho, chô, che, chê, chi kha, kho, khô, khe, khê, khi; -Nhóm 4: là, lá, lạ, lả, lã hồ, hố, hộ, hổ, hỗ -Học sinh uyện nói 15’ 4 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu HS mở SGK/trang 38 và giới thiệu bài đọc. Chợ ở bờ đê Chợ có hẹ, khế, lê - GV yêu cầu học sinh đọc cả bài , có thể chỉ bất kì 1 chữ để kiểm tra lại. - GV hỏi Chợ ở đâu? - GV hỏi Chợ có những gì ? - HS lắng nghe GV giới thiệu bài ôn tập. - HS đọc nhóm, cá nhân - HS: Chợ ở bờ đê - HS: Chợ có hẹ, khế, lê TIẾT 2 20’ 5. Tập viết và chính tả: 5.1 Tập viết cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng đi chợ (GV giải thích nghĩa của cụm từ). - GV yêu cầu HS tìm từ có chứa âm đã học trong tuần . - GV: yêu cầu học sinh nêu cách viết của từ đi chợ - GV viết từ đi chợ và yêu cầu học sinh viết - GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và bài của bạn - HS: đi chợ là đi đến chợ - HS: đi, đ, ch - HS: nêu cách viết - HS: viết vào vở - HS nhận xét 7’ 5.2 Bài tập chính tả - GV yêu cầu điền d/đ Vở bài tập Tiếng việt bài 1 trang 10 - Ghi dấu v vào ô trống phù hợp với tên con vật: - HS : điền dê, đá, dế - HS ghi vào ô có chữ hổ, kệ, chả, khỉ, và đọc lại 5’ 6. Hoạt động mở rộng - GV yêu cầu luyện nói về chủ đề đi chợ (mua những vật, con vật có mang âm mình đang ôn) - GV yêu cầu học sinh hát, đọc thơ những câu có liên quan đến âm đã ôn - HS thực hiện: mua khế, bi, kệ, -HS hát bài quả - Đi chợ về là đi chợ về Đem về nhà nào lê, nào hẹ. 3’ 7. Củng cố - Nói những câu có tiếng chứa âm mà mình ôn trong tuần - Chuẩn bị tiết kể chuyện Bé và chị đi chợ TOÁN Tiết số 9: BÀI: CÁC SỐ 1,2,3 ( 1 TIẾT ) I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức , kĩ năng: - Đếm ,lập số , đọc ,viết các số trong phạm vi 3 . Làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số . -Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3. -Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3. 2.Năng lực chú trọng :tư duy và lập luận toán , giao tiếp toán. 3.Tích hợp: Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt. II. CHUẨN BỊ - GV: Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn,3 chấm tròn.Bài hát Ba ngọn nến . - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 7’ 11’ 5’ 5’ 4’ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 1.Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới. 2.Phương pháp: Trò chơi 3.Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn cho lớp hát bài : ba ngọn nến. + Trong bài hát có mấy ngọn nến ? - Gv dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức. 1.Mục tiêu: giúp các em đếm, lập số, đọc ,viết các số trong phạm vi 3 . 2.Phương pháp: trực quan, thảo luận, vấn đáp. 3.Cách tiến hành: - Gv dán tranh con voi lên bảng , yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi : + Các em quan sát và nói trong tranh có gì ? + Tấm bìa này có mấy chấm tròn ? - GV nói : có 1 con voi, có 1 chấm tròn, ta có số 1 . - GV giới thiệu số 1 : 1 đọc là một . - GV hướng dẫn viết số 1 . - Gv Giới thiệu số 2, số 3: (Quy trình dạy tương tự như giới thiệu số 1). - GV: để viết các số một, hai, ba. Ta dùng các chữ số 1,2,3. - Gv cho hs đọc đồng thanh . HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành -Bài 1: 1.Mục tiêu: viết các số trong phạm vi 3 . 2.Phương pháp: Thảo luận, thực hành 3.Cách tiến hành : - Gv nêu yêu cầu của bài tập : Viết số 1,2,3. - Gv cho hs lần lượt quan sát mẫu chữ số 1,2,3 và nêu độ cao, các nét để viết các chữ số 1,2,3. - Gv lần lượt viết mẫu chữ số 1,2,3. Yêu cầu hs viết vào bảng con . - Gv theo dõi, nhận xét và giúp hs viết . - Hướng dẫn HS làm các bài tập . -Bài 2: 1.Mục tiêu: giúp hs làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số . 2.Phương pháp: quan sát , thực hành 3.Cách tiến hành : - Gv hướng dẫn hs sử dụng ngón tay để đếm , lập số + Gv vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái và yêu cầu hs bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 3. + Gv vỗ tay từ 3 tới 1 cái và yêu cầu hs bật ngón tay từ 3 tới 1 . - Gv chia nhóm (nhóm 4 ) và yêu cầu các nhóm thực hành: đếm – Lập số - Đọc số - Viết số . Ví dụ : 1 em điều khiển vỗ tay 2 cái, 2 em bật 2 ngón tay , em còn lại viết số 2 ra bảng . - Gv nhận xét . -Bài 3: Mục tiêu : Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3. Phương pháp : trực quan , vấn đáp , thực hành . Cách thực hiện : - Gv đọc yêu cầu. - Gv lần lượt đính 1 hình tròn , 2 hình tròn , 3 hình tròn (sắp xếp như sách trang 24). Yêu cầu hs dùng thẻ số tương ứng với số hình tròn gv đính lên . - Gv theo dõi nhận xét. - Gv viết dãy số 1-2-3-3-2-1 lên bảng và yêu cầu hs lập lại. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Bài 4: Mục tiêu: giúp hs làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3. Phương pháp : trực quan, vấn đáp , thực hành Cách thực hiện : -Gv thực hiện mẫu : + Tách 2 : Gv lấy 2 mẫu vật để lên bài , dùng tay tách thành 2 phần và nói : Hai gồm một và một . + Tách 3 : Gv lấy 3 mẫu vật để lên bài , dùng tay tách thành 2 phần và nói : Ba gồm hai và một. - Gv lấy 3 mẫu vật để lên bài , dùng tay tách thành 2 phần và nói : Ba gồm một và hai . - Gv kết luận : Cấu tạo của Hai gồm một và một . Cấu tạo của Ba gồm hai và một . Ba gồm một và hai. HOẠT ĐỘNG : VUI HỌC Mục tiêu : giúp hs tìm đúng số lượng đồ vật trong phạm vi 3. Phương pháp : trực quan , vấn đáp , thực hành , trò chơi. Cách thực hiện : - Gv đọc yêu cầu của bài . - Gv Hướng dẫn hs làm bài : yêu cầu hs quan sát khung hình trong sách , kể tên các con vật , thức ăn có trong khung . + Thức ăn con mèo thích nhất là gì ? + Thức ăn con voi thích nhất là gì ? + Thức ăn con thỏ thích nhất là gì ? - Gv hướng dẫn hs dùng ngón tay trỏ trái đặt vào hình các con vật , ngón tay phải đặt và hình thức ăn yêu thích của con vật đó .Sau đó , kéo rê ngón tay trái từ trái sang phải , ngón tay trỏ phải từ trên xuống dưới, sau cho hai ngón tay gặp nhau ở 1 ô hình , rồi gọi tên hình có trong ô. - Gv yêu cầu hs tự thực hiện và báo cáo . - Gv nhận xét . HOẠT ĐỘNG 6 : CỦNG CỐ - Gv yêu cầu hs quan hình trong sách trang 25 giới thiệu cho hs biết về Chùa Một Cột, Giải thích lí do vì sao chùa lại có tên gọi như vậy và giáo dục hs yêu quý, bảo tồn các di tích của đất nước - Dặn hs về nhà thực hiện các yêu cầu ở hoạt động ở nhà với ba mẹ và tiết sau sẽ báo cáo trước lớp. - Chuẩn bị bài : Các số 4,5 (Tiết 1) HS tham gia hát . -Hs Quan sát tranh và trả lời : + Trong tranh có 1 con voi . + Có 1 chấm tròn . -Hs nhắc lại . -HS quan sát chữ số 1 in, chữ số1 viết, - HS chỉ vào từng số và đều đọc là: “ một”. - Hs đọc xuôi, đọc ngược dãy số 1,2,3. - Đọc yêu cầu: Viết số 1,2 3. - Hs quan sát mẫu chữ số và nêu độ cao, các nét chữ số. - HS thực hành viết số. - Hs vừa bật ngón tay và đếm to: một, hai, ba . - Hs vừa bật ngón tay và đếm to: ba, hai, một. - Hs thực hành theo nhóm 4. -Đếm số con vật viết số. -Trao đổi NX. -HS lấy thẻ số cho phù hợp với số lượng hình tròn . - Hs đọc cá nhân , đồng thanh. - Hs thực hành tách như gv và nói . - Hs thực hành tách như gv và nói . - Hs thực hành tách như gv và nói . -Có con mèo, voi, thỏ, mía , cá, cà rốt. + Cá + mía + Cà rốt. - Hs lắng nghe - Hs thực hành -Hs lắng nghe SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 CHỦ ĐIỂM: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM VHGT: VĂN MINH LỊCH SỰ KHI ĐI BỘ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TỰ GIỚI THIỆU SỞ THÍCH CỦA EM I. MỤC TIÊU 1. HS nắm được nội dung giáo dục Văn hóa giao thông: - Giáo dục học sinh biết cách ứng xử văn minh khi đi bộ; có ý thức thực hiện & nhắc nhở bạn bè và người thân thực hiện đúng quy định khi đi bộ. 2. Đánh giá hoạt động trong tuần: - Đánh giá, nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua (những việc đã làm được và những việc chưa làm được) - Tuyên dương những cá nhân có thành tích trong tuần - Nhắc nhở những cá nhân vi phạm nội quy của lớp , của trường. - Triển khai kế hoạch tuần tới. 4. Hoạt động trải nghiệm: Cùng bạn xây dựng lớp học đáng yêu - Giúp học sinh tiếp tục xây dựng, bổ sung Nội quy của lớp. -Xây dựng bầu không khí thân thiện, vui tươi, hợp tác, yêu thương trong lớp. -Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương, hợp tác. II. CHUẨN BỊ : 1.Học sinh : -Ban cán sự lớp sơ kết tình hình các mặt hoạt động của lớp theo phân công của lớp, của giáo viên. - Sách Văn hóa giao thông; Hoạt động trải nghiệm 2. Giáo viên : - Nắm bắt sơ lược tình hình của lớp trong tuần qua - Lên kế hoạch tuần tới. - Sách Văn hóa giao thông; Hoạt động trải nghiệm III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1' 8’ 12’ 10’ 3’ 1’ 1.Ổn định lớp : 2. Giới thiệu : 3. Nội dung: Phần 1 . Văn hóa giao thông: Bài: Văn minh lịch sự khi đi bộ -Các em đã từng đi bộ trên vỉa hè chưa? - Khi đi bộ mà có những vật cản trên vỉa hè (như vật liệu xây dựng, bán hàng rong) em phải làm gì? -GV: Em nhớ đi bộ đúng nơi quy định. Nếu đi trên vỉa hè có các vật cản em cần đi chậm lại để quan sát, tránh vấp ngã - GV kể chuyện: Vỉa hè là lối đi chung -Cho HS thảo luận theo nhóm cặp -ND: Minh, Sơn & Hùng đi đâu? Các bạn đi bộ đã đúng chưa? - HĐ lớp ?: Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi như thế nào cho văn minh, lịch sự? GV chốt ý và đọc ghi nhớ trang 17 Vỉa hè là lối đi chung Nên đi hàng một đừng phiền đến ai. Phần 2: Sinh hoạt tập thể a. Đánh giá nhận xét tuần 3 - GV hướng dẫn Ban cán sự lớp nhận xét. -GV đánh giá nhận xét: Ưu điểm : - HS đi học đầy đủ đúng giờ, chấp hành tốt nội quy trường lớp. -Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp - Có đầy đủ sách vở, ĐDHT - Có ý thức hăng hái phát biểu ý kiến. * Tồn : -Một số em còn hay quên đồ dùng sách vở khi đến lớp. * Biện pháp: GVCN gặp gỡ trao đổi với PH nhờ PH soạn sách vở cho các em. b. Triển khai kế hoạch tuần tới: - Ổn định nề nếp lớp đầu năm. - Thông báo, nhắc nhở tới phụ huynh và học sinh về cách phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp chủng loại virus Corona. - Thông báo phụ huynh việc đưa rước các em đúng giờ và đúng qui định. - Thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường , lớp học. - Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Thực hiện tốt việc rèn chữ viết, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Thực hiện tốt ATGT *Các biện pháp: - Nhắc nhở HS đi học đúng giờ, đầy đủ, học thuộc nội quy - Củng cố các nề nếp của trường, lớp, các tiết học nhắc nhở thường xuyên. - Tăng cường giáo dục đạo đức cho HS qua các tiết học - Thi đua cùng bạn để học tập tiến bộ. -Phát động phong trào rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp . Phần 3. Trải nghiệm sáng tạo: Cùng bạn xây dựng lớp học đáng yêu - Giáo viên sử dụng bộ 4 câu hỏi để giúp học sinh nhận ra các hành vi chưa đúng trong tuần qua và đề ra biện pháp khắc phục: + Em mong muốn lớp của mình là lớp học như thế nào? + Tuần qua, mỗi em (nhóm, lớp) đã làm gì? + Những gì em đã làm có giúp em đạt được mong muốn như trên không? + Em cần làm gì để có được lớp học như em mong muốn? - GV cần khuyến khích những ý tưởng ấy. -Liên hệ giáo dục các em trong việc xây dựng tập thể lớp: học tập nghiêm túc, chăm chỉ, tuân thủ nội quy lớp học, bạn bè đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, 4. Dặn dò : 5. Nhận xét : -HS trả lời -HS lắng nghe -HS thảo luận Đại diện các nhóm trình bày. - Đi hàng một, không dàn hàng ngang -HS đọc ghi nhớ -Lớp trưởng điều khiển lớp - Các tổ trưởng đánh giá nhận xét. - Lớp phó văn nghệ và LĐ đánh giá NX - HS theo dõi bổ sung ý kiến -Chú ý lắng nghe -HS lắng nghe và bổ sung ý kiến Học sinh tiếp tục thảo luận, cho ý kiến bổ sung và viết thành Nội quy của lớp. Học sinh thảo luận để đặt tên cho lớp. - Học sinh tự nhìn nhận những việc đã qua, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bạn bè, nhóm, lớp. - Học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời Soạn xong 11/9/2020 GVCN Tạ Thị Bạch Mai KT kí duyệt Ngày ..../....../2020 Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.docx