Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh

Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU.

1)Kiến thức: Qua bài học, HS hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

 2) Kỹ năng: Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

 3) Thái độ: Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận động vào cuộc sống.

II, CHUẨN BỊ.

 Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS

 

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 1

Trang 1

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 2

Trang 2

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 3

Trang 3

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 4

Trang 4

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 5

Trang 5

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 6

Trang 6

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 7

Trang 7

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 8

Trang 8

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 9

Trang 9

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 119 trang viethung 9180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Lê Minh
Lê Minh Ngày soạn : 02/03/2021
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU.
1)Kiến thức: Qua bài học, HS hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
 2) Kỹ năng: Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
 3) Thái độ: Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận động vào cuộc sống.
II, CHUẨN BỊ.
 Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài (2 phút) 
- Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
-Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình công nghệ 6- Phần kinh tế gia đínhẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Hoạt động 2: Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình(17ph)
Vai trò của gia đình
GV: Cho HS đọc phần I Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
GV: Em cho biết vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình?
GV: Tóm tắt ý kiến HS, bổ sung và cho ghi
2) Kinh tế gia đình 
GV: Em cho biết trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm đó là những công việc gì?
HS: Trả lời
GV: Thuyết trình
GV: Giải thích KTGĐ không chỉ là tạo ra nguồn thu nhập mà còn là việc sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho các nhu cầu về vật chất và tinh thần của gia đình hợp lí có hiệu quả. Làm các công việc nội trợ trong gia đình cũng là các công việc thực tế KTGĐ
GV: Em hãy kể các công việc liên quan đến KTGĐ mà em đã tham gia?
I.Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
 1) Vai trò của gia đình
Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên,được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai.
2) Kinh tế gia đình
Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lí, hiệu quả để bảo đảm cho cuộc sống gia đình ngày càng tốt đẹp.
Hoạt động 2: Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- Phân môn KTGĐ(17phút)
GV: Thuyết trình
GV: Tóm tắt HS ghi bài
II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- Phân môn KTGĐ 
Phân môn KTGĐ có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Hoạt động 3 III. Phương pháp học tập(5phút)
GV: Thuyết trình
HS: Nghe ,Xem SGK
4. Củng cố dặn dò(4 phút)
GV: Gọi 1 HS nhắc lại nội dung chính của bài
GV: Học bài, xem trước bài các loại vải thường dùng trong may mặc
 Chuẩn bị 1 số mẩu các loại vải thường gặp
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH : GV soạn :
..
. 
.. 
.. Nguyễn Thị Hương 
***************************************
 Ngày soạn : 02/09/2017
Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 2: Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
I, MỤC TIÊU.
Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học.
Kỹ năng: Biết phân biệt một số loại vải thông thường.
Thái độ: Biết trân trọng nhưng sản phẩm từ vải.
II. CHUẨN BỊ.
-Đọc kĩ SGV, SGK
- Tranh: Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên
 Qui trình sản xuất vải sợi hoá học.
 Bộ mẫu các loại vải, bát chứa nước, diêm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới ( 8 phút)
HS1:Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình? 
HS2: Nêu mục tiêu môn học, phương pháp học tập?
* Giới thiệu bài mới: (2ph) Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần,áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu được tạo ra như thế nào và có những đặc điểm như thế nào thì các em chưa biết .Bài mở đâù chương May mặc trong gia đình sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc, tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó
 Hỏi: Các em đã đọc trước bài 1 SGK. Em hãy kể tên 3 loại vải chính thường dùng trong may mặc?
GV: Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của từng loại vải.
HĐ2: Nguồn gốc tính chất của các loại vải (35 phút)
1) Vải sợi thiên nhiên
 a) Nguồn gốc
GV: Treo tranh sỏ đồ qi trình sản xuất vải sợi thiên nhiên hướng dẫn HS quan sát
Hỏi: Qua quan sát tranh em cho biết tên cây trồng vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải?
HS: Quan sát, trả lời:
Cây bôngQuả bông Xơ bông Sợi dệt Vải sợi bông
GV: Quan sát tranh em hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi bông?
HS: Quan sát, trả lời:
Con tằmKén tằmSợi tơ tằmSợi dệt Vải sợi bông
 Hỏi: Em hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi tơ tằm?
GV: Bổ sung HS ghi vào vở 
b) Tính chất: GV: Thực hiện thao tác làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước Cho HS quan sát và nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên
HS: Quan sát, nhận xét
GV: Gọi HS Đọc tính chất của vải sợi thiên nhiên trong SGK
GV: Kết luận tính chất của vải sợi thiên nhiên 
2) Vải sợi hoá học
 a) Nguồn gốc
GV: Treo tranh Sơ đồ qui trình sản xuất vải sợi hoá học hướng dẫn HS quan sát
GV: Yêu cầu HS nêu nguồn gốc vải sợi hoá học
GV: Kết luận
GV: Qua quan sát sơ đồ em cho biết tóm tắt qui trình sản xuất vải nhân tạo và vải sợi tổng hợp
GV: Các nhóm thảo luận tìm nội dung điền vào khoảng trống trong bài tập ở SGK tr 8
b) Tính chất
I. Nguồn gốc tính chất các loại vải
 1) Vải sợi thiên nhiên
 a) Nguồn gốc
Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên.
Nguồn gốc thực vật: Cây bông, gai....
Nguồn gốc động vật: con tằm, cừu....
b) Tính chất 
Vải sợi bông, vải t ... thành phố có gì khác so với mức chi tiêu của gia đình nông thôn?
GV: Đánh dấu (x) vào các cột ở bảng 5 (trang 129 SGK)
GV: Nhìn vào bảng chi tiêu của các loại hộ gia đình, em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn, thành thị?
GV: Chốt lại
HS: Trả lời theo nhận thức cá nhân
Gia đình nông thôn: SX ra sản phẩm ra vật chất và trực tiếp tiêu dùng
Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả
Hoạt động2: IV. CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH(20ph)
GV: trình bày khái niệm:
Hỏi:Em hãy cho biết chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lí chưa? Như thế nào gọi là chi tiêu hợp lí?
GV: Gợi ý: chi tiêu hợp lí là phải:
Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình
Có phần tích luỹ
Hỏi: Nếu chi tiêu không hợp lí, thiếu phần tích luỹ thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ với thực tế chi tiêu ở gia đình em!
GV: Dẫn
GV: Gợi ý: Chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong 1 khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu
GV: Hỏi: Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: Rất cần, cần, chưa cần?
Hỏi: Theo em phải làm như thế nào để mõi gia đình có phần tích luỹ
Hỏi: Bản thân em đã làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho gia đình?
Vậy để cân đối thu, chi trong gia đình, chúng ta phải làm gì?
Cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích lũy cho gia đình
1/ Chi tiêu hợp lí
HS: đọc 4 ví dụ trong SGK
Chi tiêu hợp lí là mức chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình và phải có tích luỹ
2/ Biện pháp cân đối thu, chi
a/ Chi tiêu theo kế hoạch
HS Quan sát hình 4.3 (tr 132- SGK)
b/ Tích luỹ ( tiết kiệm)
Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày
Các thành viên trong gia đình đều phải có ý thức tiết kiệm chi tiêu
HS:
Tiết kiệm chi tiêu
Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình
Tổng kết- dặn dò.
Gọi HS trả lời câu hỏi SGK sau đó đọc phần ghi nhớ
Dặn dò: + đọc trước bài 27
 + Xem lại bài 25, 26
 + Chuẩn bị giấy, thước, bút
D.Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH : GV soạn :
..
. 
.. 
.. Nguyễn Thị Hương 
 Ngày soạn: 15/04/2017
Tiết 66: Thực hành: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ
 THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- Nắm vững các kiến thức về thu chi trong gia đình. 
 2. Kỹ năng: Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
 3. Thái độ: - Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi, tiêu
B. Chuẩn bị:
- Đọc kĩ lại bài thu nhập và chi tiêu trong gia đình
- Nghiên cứu kĩ các ví dụ trong phần cân đối thu, chi trong gia đình
C. Tiến trình dạy học
 * Kiểm tra bài cũ: (5ph)
 - Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào?
 - Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
 * Tổ chức thực hành
 - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Chia 3 nhóm HS và cử nhóm trưởng, nêu yêu cầu thực hành với từng nội dung
Bước1: Phân công bài thực hành
 Nhóm1: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố( mục I, phần a + mụcII SGK)
 Nhóm2: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở nông thôn ( mụcI, phầnb + mục II SGK)
 Nhóm3: Lập phương án thu, chi cho gia đình (mục I, phầnc + mục II SGK)
 Bước2
GV: Gợi ý, hướng dẫn học sinh thực hành theo từng nội dung
Các nhóm tiến hành thực hiện các bài tập tình huống như đã nêu trên
GV: Lưu ý: Khi HS thực hiện trao đổi có nhiều vấn đề phát sinh cần bám sát vào các tình huống để giải thích
Bước3:
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
GV: Gợi ý để các nhóm khác nhận xét, bbổ sung hoàn chỉnh nội dung từng tình huống
Bước4:
GV: Nhận xét đánh giá kết quả tính toán thu, chi và cân đối thu chi của các nhóm HS
Tổng kết - dặn dò:
GV: Nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS
GV: Đánh giá kết quả đạt được của HS sau đó cho điểm từng nhóm
Dặn dò: Về nhà thực hiện các bài tập tình huống còn lại
D.Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH : GV soạn :
..
. 
.. 
.. Nguyễn Thị Hương 
*****************************************
 Ngày soạn: 15/04/2017
Tiết 67: Thực hành: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ
THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH (TT)
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- Nắm vững các kiến thức về thu chi trong gia đình. 
 2. Kỹ năng: Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
 3. Thái độ: - Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi, tiêu
B. Chuẩn bị
 - Đọc kĩ bài thu nhập và chi tiêu trong gia đình
 - Nghiên cứu kĩ các ví dụ trong phần cân đối thu, chi trong gia đình
C. Tiến trình dạy học
 * Tổ chức thực hành
 - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - Chia 3 nhóm HS và cử nhóm trưởng, nêu yêu cầu thực hành với từng nội dung
 Bước 1: Phân công bài thực hành
 Nhóm 1: Lập phương án chi cho gia đình ở thành phố và nông thôn (mục III, phần a)
 Nhóm 2: Lập phương án chi cho bản thân HS ( mục III, phần b)
 Nhóm 3: Lập phương án chi cho bản thân HS ( mục III, phần c)
 Bước 2: 
GV: Gợi ý, hướng dẫn HS thực hành theo từng nội dung
Các nhóm tiến hành thực hiện các bài tập về tình huống như đã nêu trên
GV lưu ý: Khi HS thực hiện trao đổi có nhiều vấn đề phát sinh cần bám sát vào các tình huống để giải thích
Bước 3: 
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
GV: Gợi ý để các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung từng tình huống
Bước 4:
GV: Nhận xét đánh giá kết quả tính toán thu, chi và cân đối thu, chi của các nhóm HS
* Tổng kết- Dặn dò
- GV: Nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS
- GV: Đánh giá kết quả đạt được của HS sau đó cho điểm từng nhóm
- Dặn dò: các nhóm về nhà thực hiện các bài tập tình huống còn lại
 Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì
D.Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH : GV soạn :
..
. 
.. 
.. Nguyễn Thị Hương 
****************************************
 Ngày soạn: 15/04/2017
Tiết 68: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
A.Mục tiêu:
1. Kiến Thức: - Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng thu, chi và nấu ăn trong gia đình
2. Kỹ năng: - Vận dụng một số kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
3. Thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi, tiêu
B. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị câu hỏi chương III
 Câu1: Tại sao phải ăn uống hợp lí?
 Câu 2: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm. Em phải làm gì khi thấy
Một con ruồi trong bát canh?
Mùi vị khác trong bát canh?
Câu 3: Em hãy liên hệ kiến thức đã học để nêu cách lựa chọn thực phẩm cho phù hợp?
Câu 4: Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? Cho ví dụ minh hoạ.
* Chuẩn bị câu hỏi chương IV
Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
Câu 2: Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?
Câu 3: Chi tiêu trong gia đình là gì?
Câu 4: Em có đóng góp gì về cân đối thu, chi trong gia đình?
C. Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định tổ chức
2/ Nội dung ôn tập
Chương III. Một số kiến thức trọng tâm, dễ nhớ và có điều kiện thực hiện
Chương IV. Các vấn đề đã được học và các em có thể vận dụng vào thực tiễn
3/ Phân công HS ôn tập
Mỗi tổ (gồm 4 tổ HS) được phân 2 câu tương ứng với số thứ tự ở chương III và IV
GV: Gợi ý cách trả lời câu hỏi cho lớp và yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS cử thư kí và nhóm trưởng
4/ HS thảo luận
Các ý kiến của mọi người tron tổ được ghi lại
Trả lời từng câu
Nhóm trưởng tóm tắc ý kiến của các bạn
Nhóm, cá nhân bổ sung các nội dung còn thiếu, sắp xếp nội dung có ý trùng nhau
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung trả lời các câu hỏi được phân công.
HS: Bổ sung để hoàn thiện töøng câu
GV: Chốt lại vấn đề và yêu cầu HS ghi lại, nhớ và thực hiện
GV: Đánh giá, nhận xét cho điểm từng nhóm
* Tổng kết ôn tập
- Nhận xét tiết ôn tập
- Nhắc nhở HS học học toàn bộ bài chương III và IV để kiểm tra
- Nếu dự kiến nội dung bài kiểm tra có phần thực hành thì cần hướng dẫn chi tiết để HS chuẩn bị.
- Các câu hỏi vừa thảo luận cũng nằm trong nội dung kiểm tra tiết sau.
D.Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH : GV soạn :
..
. 
.. 
.. Nguyễn Thị Hương 
*************************************
 Ngày soạn: 15/04/2017
 Tiết 69-70: KIỂM TRA HỌC KÌ II.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Kiểm tra HS nắm được các kiến thức học kì II môn công nghệ 6
2. Kĩ năng : rèn kĩ năng trình bầy của HS.
3 Thái độ : Tích cực yêu thích môn học.
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Nấu ăn trong gia đình
- Biết cách thay thế thực phẩm.
- Biết qui trình tổ chức bữa ăn
- Biết được vai trò của các chất đạm đối với cơ thể con người.
- Biết cách bảo quản các chất dinh dưỡng trong rau, củ quả khi chuẩn bị cũng như trong khi chế biến.
- Hiểu được tác dụng của việc phân chia số bữa ăn trong ngày.
- Hiểu thế nào là bữa ăn hợp lí.
-Hiểu được khái niệm nhiễm trùng nhiếm độc thực phẩm.
-Trình bày được các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn.
- Vận dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm.
- Vận dụng các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm vao thực tế.
Số câu hỏi
2(C1,3)
1(C2)
1(C4)
2(C1,2)
6
Số điểm
1,0đ
0,5đ
0,5đ
5,0đ
7,0đ
Thu chi trong gia đình
- Hiểu được nguồn thu nhập của gia đinh gồm tiền mặt và hiện vật 
- Có biện pháp phù hợp với lứa tuổi góp phần tăng thu nhập của gia đình mình.
Số câu hỏi
1(C3)
1
Số điểm
3,0đ
3,0đ
TS câu hỏi
2
1
4
7
TS điểm
1,0
0,5
8,5
10,0
III. ĐỀ KIỂM TRA
I. Phần trắc nghiệm: (2điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất .
Câu 1: Em hãy chọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế cá:
	A. Rau muống 	C. Khoai lang
	B. Đậu phụ 	D. Ngô
Câu 2: Không ăn bữa sáng là:
 	A. Có hại cho sức khoẻ. C. Tiết kiệm thời gian
 	B. Thói quen tốt 	 D. Góp phần giảm cân 
Câu 3: Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần thực hiện theo quy trình
A. Xây dựng thưc đơn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn
B. Xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn	
C. Xây dựng thưc đơn; chế biến món ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn	
D. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn	
Câu 4: Thiếu chất đạm cơ thể sẽ:
	A. Mắc bệnh béo phì	 C. Mắc bệnh suy dinh dưỡng
	B. Dễ bị đói, mệt	 D. Cả 3 ý trên
Phần II – Tự luận :	 ( 8 điểm)
Câu 1: (2,5 đ)
a) Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? ( 1.0 điểm):
b) Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm ta phải làm gì? ( 1.5 điểm):
Câu 2: (2,5 đ)
a) Hãy nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? ( 1,0 điểm)
b) Liên hệ bản thân cách phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm? ( 1,5 điểm)
Câu 3: (3,0 đ)
a) Gia đình em có các nguồn thu nhập nào? ( 1,5 điểm)
b) Bản thân em đã và sẽ làm gì để góp phần tăng thu nhập của gia đình? ( 1,5 điểm)
IV.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Phần I Trắc nghiệm : ( 2 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách đánh x vào bảng trả lời:
 (Mỗi ý trả lời đúng đạt 0.5 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
A
C
Phần II Tự luận : ( 8 điểm)
Câu 1:
- Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. (0,5 điểm)
- Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. (0,5 điểm)
- Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm ta cần:
+ Các loại thực phẩm dễ hư thối phải mua tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh.(0,5 điểm)
+ Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì cần phải chú ý hạn sử dụng. (0,5 điểm)
+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. (0,5 điểm)
Câu 2:
- Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn:
+ Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật. (0,25 điểm)
+ Do thức ăn bị biến chất. (0,25 điểm)
+ Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. (0,25 điểm)
+ Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học. (0,25 điểm)
- Cách phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm:
+ Giữ vệ sinh nơi nấu nướng và nhà bếp: Lau chùi, cọ rửa sạch sẽ dụng cụ. Khi dùng xong cần rửa sạch, để ráo, phơi khô các dụng cụ nấu nướng, ăn uống và để vào nơi qui định. 
( 1 điểm)
+ Rửa kĩ thực phẩm trước khi chế biến, đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản thực phẩm chu đáo. (0,25 điểm)
+ Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn. (0,25 điểm)
Câu 3:
- Trả lời theo nguồn thu nhập thực tế ở mỗi gia đình: (1,5 điểm)
+ Thu nhập bằng tiền: Tiền lương, tiền bán sản phẩm, tiền lãi bán hàng...
+ Thu nhập bằng hiện vật: Lúa, ngô, khoai, sắn, cá, gà, vịt, lợn, rau, củ quả..
- Biện pháp góp phần tăng thu nhập cho gia đình: ( 1,5 điểm)
+ Chăm chỉ học tập để nhận học bổng.
+ Kì nghỉ hè giúp bố mẹ làm vườn, trồng rau, nuôi gà vịt lợn, vệ sinh nhà cửa, phụ giúp bán hàng, làm một số công việc nội trợ.
D.Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH : GV soạn :
..
. 
.. 
.. Nguyễn Thị Hương 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_hoc_ki_2_le_minh.docx