Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS

Phần 1

MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC VẬT LÍ

Muc tiêu:

- Xác định được những định hướng chung của việc soạn giảng hiện nay.

- Nêu được các kĩ thuật dạy học cơ bản bộ môn Vật lí cấp THCS; Kĩ thuật dạy học giờ

lý thuyết, kĩ thuật dạy học giờ bài tập và một số kĩ thuật dạy học khác.

- Biết áp dụng thành thạo các kĩ thuật dạy học vào các tiết dạy môn Vật lí một cách

linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang viethung 04/01/2022 2780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Vật lí THCS
 1 
TÀI LIỆU 
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
MÔN VẬT LÍ THCS
 2 
Lời nói đầu 
Trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục nói 
chung và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nói riêng. Với quan điểm giáo viên là một 
trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của trường học. Đảng, Nhà nước ta 
đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong 
những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) 
cho giáo viên, công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên được coi là một trong 
những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, nó có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện 
và phát triển nhân cách nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Công cụ lao động của người 
thầy giáo là tri thức khoa học, mà tri thức thì cần phải được thường xuyên cập nhật và 
làm mới thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy, người giáo viên cần phải 
được bồi dưỡng thường xuyên, trong bồi dưỡng phải được định hướng những vấn đề cơ 
bản, cập nhật để có thể tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong 
công việc của mình. 
Thực hiện Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và 
giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo Thông tư số 
26/2012/TT-BGDĐT). Mỗi giáo viên phải bồi dưỡng 120 tiết/ năm học, với 3 khối kiến 
thức chính tập trung vào phát triển năng lực chuyên môn theo yêu cầu chỉ đạo chuyên 
môn và thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học với dung lượng chiếm khoảng 25% 
chương trình (khoảng 30 tiết/ năm học); tăng cường năng lực cho giáo viên trong việc 
hiện các nhiệm vụ giáo dục theo cấp học ở từng địa phương với dung lượng khoảng 
25% chương trình (khoảng 30 tiết/năm học) và phát triển các năng lực lao động nghề 
nghiệp cho giáo viên để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp với dung lượng khoảng 50% 
(khoảng 60 tiết/ năm học). 
 Để đáp ứng tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên THCS trong tỉnh, ban biên soạn giới 
thiệu một số phương pháp, kĩ thuật dạy học môn Vật lí cấp THCS nhằm cung cấp cho 
đội ngũ giáo viên Vật lí có cái nhìn đầy đủ và cụ thể hơn về phương pháp, kỹ thuật dạy 
học này. Tài liệu được biên soạn thành 3 phần, mỗi phần có các hoạt động và các câu 
hỏi gợi ý cho hoạt động để giáo viên tự tìm hiểu, nghiên cứu. Sau mỗi hoạt động, mỗi 
câu hỏi có thông tin phản hồi cho hoạt động để giáo viên có thể tham khảo. Vì thời gian 
có hạn và năng lực của ban biên soạn còn hạn chế nên chắc chắn tài liệu này sẽ không 
tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các đồng chí đồng 
nghiệp để nội dung của tài liệu ngày càng hoàn chỉnh hơn. 
Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh 
trong thời gian qua đã giúp đỡ, góp ý tận tình để chúng tôi kịp thời hoàn thành tài liệu 
này. 
 Nhóm biên soạn 
 3 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
 Phần 1: MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC VẬT LÍ 3 
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC SOẠN 
GIẢNG HIỆN NAY. 
3 
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU KĨ THUẬT DẠY HỌC GIỜ LÝ THUYẾT VẬT LÍ 4 
HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU KĨ THUẬT DẠY GIỜ BÀI TẬP VẬT LÍ 13 
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM HIỂU MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC KHÁC CÓ THỂ ÁP 
DỤNG VÀO DẠY HỌC VẬT LÍ. 
20 
Câu hỏi ôn tập phần 1 30 
 Phần 2: DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT MÔN VẬT 
LÍ THCS 
25 
HOẠT ĐỘNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KHI DẠY BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT 
MÔN VẬT LÍ THCS. 
25 
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU NHỮNG BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI 
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT VẬT LÍ CẤP 
TRUNG HỌC CƠ SỞ. 
26 
Câu hỏi ôn tập phần 2 
 Phần 3: DẠY HỌC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM 31 
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CÁCH NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU KÉM 31 
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN HỌC SINH YẾU KÉM 32 
HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU GIẢI PHÁP DẠY HỌC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU 
KÉM 
33 
Câu hỏi ôn tập phần 3 37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 
PHỤ LỤC 39 
 4 
Phần 1 
MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC VẬT LÍ 
Muc tiêu: 
- Xác định được những định hướng chung của việc soạn giảng hiện nay. 
- Nêu được các kĩ thuật dạy học cơ bản bộ môn Vật lí cấp THCS; Kĩ thuật dạy học giờ 
lý thuyết, kĩ thuật dạy học giờ bài tập và một số kĩ thuật dạy học khác. 
 - Biết áp dụng thành thạo các kĩ thuật dạy học vào các tiết dạy môn Vật lí một cách 
linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp. 
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC SOẠN 
GIẢNG HIỆN NAY. 
Thông tin phản hồi: 
 - Đặt ra mục tiêu bài học thật rõ ràng: Mục tiêu chính là kết quả sau khi kết thúc 
bài học học sinh cần nhớ, cần hiểu và cần vận dụng được những gì (3 mức độ ban đầu 
trong thang nhận thức Bloom) Mục tiêu bài học phải chi tiết, cụ thể và được thể hiện 
bằng các động từ cụ thể như nêu được, phát biểu được, giải thích được, áp dụng được, 
tóm tắt được, so sánh được...Không viết mục tiêu chung chung không rõ ràng. Giáo 
viên cần thuộc lòng mục tiêu bài dạy trước khi lên lớp. Sau mỗi tiết học giáo viên có thể 
kiểm tra xem học sinh đã đạt được những mục tiêu mà mình đề ra chưa. 
 - Luôn chủ động linh hoạt tìm mạch lô gic để làm cho bài giảng được hay, hấp dẫn, 
lô gic, không quá phụ thuộc vào sách giáo khoa, có thể sử dụng lô gic hình thành kiến 
thức theo phương án khác sách giáo khoa hoặc đảo thứ tự các phần, các nội dung trong 
bài học miễn sao đạt được mục tiêu bài dạy. 
 - Lựa chọn và cung cấp lượng kiến thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận 
thức của học sinh. Trên cơ sở mục tiêu đã biên soạn, giáo viên nên lựa chọn những vấn 
đề kiến thức phù hợp với đối tượng, không quá nặng nề phức tạp (nhưng vẫn đảm bảo 
là kiến thức trọng tâm, vẫn phải nằm trong mục tiêu của bài). Với những phép chứng 
minh, giải thích quá phức tạp, rắc rối, học sinh không thể hiểu được thì có thể cho học 
sinh công nhận kết quả rồi tìm cách áp dụng vào các trường hợp cụ thể, phần chứng 
minh có thể yêu cầu những em học sinh khá về nhà đọc sách tự tìm hiểu. 
 - Trong mỗi giờ học sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy: Có nhiều phương pháp 
trong giảng dạy môn vật lí như thuyết  ... đối với học sinh để hướng dẫn cho các em làm tốt. 
- Trong giờ học sinh phải được làm việc tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực 
hiện tốt vấn đề này giáo viên cần quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt với học 
sinh yếu kém. Dạy học sinh cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu bắt 
buộc luôn phải đặt ra trong mỗi giờ lên lớp. 
- Lồng ghép dạy kiến thức với bù lấp kiến thức hỏng cho học sinh và dùng kiến thức 
mới để soi sáng, củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó. 
- Xây dựng hệ thống bài tập trong giờ phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. 
Có câu hỏi phát hiện dấu hiệu bên ngoài, có câu hỏi về bản chất, cần có tư duy, so sánh, 
khái quát tổng hợp cao... 
6. Dạy học sinh trong đó có tự học. 
 Học Hỏi Hiểu Hành 
- Biết cách học từng phần, từng nội dung, từng bài. Biết cách ghi nhớ, ghi nhớ có chọn 
lọc, nhớ để hiểu và hiểu giúp ghi nhớ dễ hơn, sâu hơn, lâu hơn. 
- Hiểu mấu chốt, vì vậy học sinh phải biết cách xây dựng câu hỏi để tự trả lời và nhờ 
người khác trả lời, luôn đặt ra câu hỏi “tại sao ?” để tự trả lời, trước một vấn đề mới, 
vấn đề nghiên cứu, trước một lời giải hay cách giải quyết của bản thân và người khác. 
- Nâng cao năng lực khái quát hóa, tổng hợp trong học và tự học, biết sử dụng phương 
pháp xây dựng “ Cây kiến thức ” để củng cố, hoàn thiện kiến thức kĩ năng. 
- Cho học sinh làm việc nhiều hơn, tăng cường bài tập vận dụng kiến thức, bài tập rèn 
luyện kiến thức, bài tập rèn luyện kĩ năng thích hợp cho các đối tượng. “Hiểu” để 
“Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã “Hiểu”. 
7. Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh. 
Trong kiểm tra đánh giá cần: 
 38 
- Ra đề theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế học 
vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng phải phù hợp với đối tượng. 
- Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, trả bài kiểm tra và thời hạn trả bài kiểm tra 
cho học sinh. 
- Kiểm tra là thước đo sự chuyển biến vừa là sự nhắc nhở, động viên trong quá trình 
học tập. 
- Kiểm tra thường xuyên với nhiều dạng bài, nhiều hình thức khác nhau: Bài tập trắc 
nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra việc ghi chép, 
kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà, kiểm tra trong giờ dạy lí thuyết, kiểm tra trong giờ thực 
hành...Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra theo tinh thần của Bộ GD & ĐT, “ Kiểm 
tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, 
ghi nhớ máy móc ”. 
- Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, lấy sự chuyển biến của học sinh để 
động viên khích lệ học sinh nỗ nực phấn đấu vươn lên trong học tập. Quan trọng hơn là 
kiểm tra những sai sót, những lỗi mắc phải của học sinh để tìm ra nguyên nhân dẫn đến 
sai sót và biện pháp khắc phục, bài học kinh nghiệm rút ra từ sai lầm đó. (Lưu ý khi học 
sinh mắc lỗi, kết quả không như mong muốn, tuyệt đối không biểu hiện bi quan, thất 
vọng hoặc dùng kết quả để lăng mạ, chỉ trích, mỉa mai học sinh) 
8. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. 
- Giúp các bậc phụ huynh xác định rõ mục đích cho con đi học. 
- Không nên tận dụng sức lao động của con em mình quá sớm. Ngoài ra các bậc phụ 
huynh còn phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em mình, thường 
xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu việc học tập của 
con em mình. 
 Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình 
yêu thương đối với mọi học trò, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó. Là giáo 
viên đứng lớp, được tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lí của lứa tuổi học 
trò, luôn tạo cho các em niềm tin: “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Khi các em 
đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ học sinh yếu kém là không khó./. 
Câu hỏi ôn tập Phần 3 
1. Anh, chị hãy nêu những hiểu biết của mình về cách nhận diện học sinh yếu kém? 
2. Những nguyên nhân nào thường dẫn đến học sinh yếu kém? 
3. Hãy nêu các giải pháp dạy học với đối tượng học sinh yếu kém? 
 39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Vật lí THCS – Đoàn Duy Ninh, Nguyễn Phương 
Hồng, Vũ Trọng Rỹ, Lương Việt Thái - Dự án phát triển GDTHCS II. 
2. Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Dự án Việt-Bĩ. 
3. Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong dạy học Vật lí – Nguyễn Văn Sản – Luận văn 
Thạc Sĩ – ĐH Huế 2011. 
4. Các website thamkhảo: www.violet.vn www.thuvienvatly.vn 
 www.giaoduc.net  
 40 
PHỤ LỤC: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
BÀI 12. TIẾT 15 
 MÔN: VẬT LÝ 8 SỰ NỔI 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
 HS biết được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng và nêu được điều kiện nổi của một 
vật. 
 2. Kỹ năng: HS giải thích được một số hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống 
 3. Thái độ: Nêu được tác hại của việc thải khí độc ra môi trường ảnh hưởng sức khỏe con 
người và đề ra biện pháp bảo vệ môi trường. 
II. NỘI DUNG HỌC TẬP : 
 Điều kiện nổi để vật nổi, vật chìm 
 Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng 
III. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: - Một cốc thuỷ tinh to đựng nước, một miếng gỗ nhỏ, một ống nghiệm chứa nước 
(làm vật lơ lửng), một ống nghiệm chứa cát , một ống nghiệm rỗng có nút đậy kín. 
 - Tranh đầu bài. 
 2. HS: Mỗi nhóm: 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, một quả bóng bàn chứa đầy nước, một quả 
chứa đầy cát, một quả không .Bảng nhóm kẽ sẵn H 12.1 SGK/43. 
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
 1. Ổn định tổ chức 
 - GV ổn định – kiểm diện. 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 2. Kiểm tra miệng 
 GV: Gọi 2 HS nhắc lại: 
 HS1: - Lực đẩy Ácsimét phụ thuộc vào yếu tố nào? (Lực đẩy Ácsimét phụ thuộc vào 
trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ). 
 HS2: Nêu công thức tính lực đẩy Ácsimét. (Công thức tính lực đẩy Ácsimét: FA= d.V). 
3.Tiến trình bi học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 
HĐ1( 2 phút) : Vào bài 
GV: Dùng tranh con tàu nổi trên mặt nước và cho HS nhận xét. 
HS nhận xét thí nghiệm bỏ kim vào cốc nước ở nhà (kim chìm 
dưới đáy cốc ). 
GV: Đặt vấn đề: ? Tàu to, tàu nặng hơn kim 
 Thế mà tàu nổi, kim chìm. Tại sao ? 
GV: Để giải thích được mâu thuẩn này, ta vào bài học “Sự nổi 
“ sau 
GV: Trong thực tế, không phải vật no nặng lúc nào cũng chìm, 
vật nhỏ nhẹ cũng nổi. Để giải thích có cơ sở khoa học, trước 
SỰ NỔI 
 41 
hết ta xét điều kiện để vật nổi, vật chìm sau 
HĐ 2 (15 phút): Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm. 
GV: Yêu cầu HS ôn lại kiến thức cũ. 
 Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực 
nào? Phương và chiều của chúng có giống nhau không? 
HS: (C1): Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng 
lực P và lực đẩy Ácsimét FA . Hai lực này cùng phương, ngược 
chiều, trọng lực P hướng từ trên xuống dưới, còn lực đẩy 
Ácsimét FA hướng từ dưới lên trên. 
GV : ? Em hãy biểu diễn 2 lực vừa nêu (hình vẽ) : 
GV: Yêu cầu HS so sánh độ lớn P và F có những trừơng hợp : 
 (* P = F : Trọng lượng của vật = lực đẩy Ácsimét 
 * P > F : Trọng lượng của vật > lực đẩy Ácsimét 
 * P < F : Trọng lượng của vật < lực đẩy Ácsimét ) 
 Yêu cầu HS biểu diễn các lực P và F theo các trường hợp 
trên theo nhóm (bảng phụ) và hoàn thành C2 . Báo cáo kết quả 
trước lớp. 
 P < F 
 P = F 
 P > F 
* Vậy hãy dự đoán có hiện tượng gì xãy ra nếu: 
- Một vật có trọng lượng P < lực đẩy Ácsimét? (Vật chuyển 
động lên trên). 
- Một vật có trọng lượng P = lực đẩy Ácsimét? (Vật đứng yên 
trong lòng chất lỏng). 
- Một vật có trọng lượng P > lực đẩy Ácsimét? (Vật chuyển 
động xuống dưới). 
GV: Để kiểm tra dự đoán đúng, sai chúng ta tiến hành thí 
nghiệm kiểm tra. Yêu cầu HS đề xuất (đưa ra) phương án thí 
nghiệm đối với từng trường hợp: 
HS: P < F : Vật nổi. Em hãy cho 1 ví dụ trong thực tế có 
trọng lượng P của vật nhỏ hơn lực đẩy F ? ( Lấy 1 quả bóng 
bàn nhúng vào nước). 
 Làm thế nào để quả bóng có trọng lượng P = lực đẩy F ? 
(Lấy 1 quả bóng bàn đựng đầy nước nhúng vào chậu nước) 
 Làm thế nào để quả bóng có trọng lượng P > lực đẩy F ? 
(Lấy quả bóng đựng đầy cát nhúng vào chậu nước) 
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra với các dụng cụ đã 
 I. Điều kiện để vật nổi, vật 
chìm 
 42 
chuẩn bị . 
HS: Làm thí nghiệm kiểm tra 
GV : Điều khiển HS làm TN, báo cáo tổng kết, bao nhiêu bạn 
dự đoán đúng. 
GV: ? Qua TN, hãy cho biết điều kiện nào thì vật nổi? (Vật nổi 
trên mặt thoáng khi P < F ) 
 Khi nào vật lơ lửng trong chất lỏng?( Vật lơ lửng trong 
chất lỏng khi P = F ) 
 Điều kiện nào để vật chìm trong nước? (Vật chuyển động 
xuống phía dưới khi P > F) 
GV: Nhận xét 
 ? Khi nhúng một vật vào chất lỏng thì điều kiện gì làm vật 
chìm xuống, vật nổi lên và vật lơ lửng trong chất lỏng ? 
HS: Nhúng một vật vào chất lỏng thì: 
 - Vât chìm xuống khi trọng lượng P lớn hơn lực đẩy Ácsimét 
FA Khi: P > FA 
 - Vật nổi lên Khi: P < FA 
- Vật lơ lửng trong chất lỏng Khi: P = F 
GV: Đối với trường hợp vật nổi lên, việc khai thác dầu và 
vận chuyển dầu làm rò rỉ dầu lửa, ngăn cản ôxi hòa tan vào 
nước. Ngoài ra sinh hoạt con người thải ra môi trường các 
loại rác thải xuống canh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm môi 
trường, nguồn nước.. 
 ?Theo em, cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường ? 
HS: Không xã rác bừa bãi ra môi trường, an toàn trong vận 
chuyển dầu. 
GV: Đối với trường hợp khi vật nổi trên mặt thoáng của chất 
lỏng thì độ lớn của lực đầy Ácsimét được tính như thế nào ? 
II 
HĐ 3 (13 phút) : Tìm độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật 
nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. 
GV: Làm thí nghiệm nhỏ, thả miếng gỗ vào nước. Yêu cầu HS 
quan sát trả lời cá nhân C3, C4. . 
HS: C3: Miếng gỗ thả vào nước, miếng gỗ nổi. Vì trọng lượng 
riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (hay 
vì có lực đẩy Ácsimét = trọng lượng của miếng gỗ) 
 C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của 
miếng gỗ và lực đẩy Ácsimét bằng nhau. Vì khi miếng gỗ nổi 
và đứng yên trên mặt nước thì 2 lực này (Trọng lực P và Lực 
đẩy Ácsimét) cân bằng nhau. 
GV: Lưu ý HS: Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải 
cân bằng nhau . 
 ? Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì độ lớn của 
lực đẩy Ácsimét được tính như thế nào? Trong đó V là gì? 
HS: Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy 
Ácsimét: FA = d .V 
- Nhúng một vật vào chất lỏng 
thì: 
- Vật chìm xuống khi trọng 
lượng P lớn hơn lực đẩy Ácsimét 
FA 
 Khi: P > FA 
- Vật nổi lên Khi: P < FA 
- Vật lơ lửng trong chất lỏng 
 Khi: P = FA 
II. Độ lớn của lực đẩy Ácsimét 
khi vật nổi trên mặt thoáng của 
chất lỏng. 
 Khi vật nổi trên mặt thoáng 
của chất lỏng thì lực đẩy 
Ácsimét: 
 FA = d .V 
 43 
 Trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng . 
HS: Nêu tên từng đại lượng và đơn vị tính . 
HĐ4 (5 phút) : Vận dụng 
GV: Yêu cầu cá nhân HS làm C6 đối với trường hợp vật nổi 
(còn lại phần vật chìm, vật lơ lửng về nhà làm tương tự). 
Gợi ý: Áp dụng điều kiện vật nổi, dựa vào công thức suy luận 
kết luận . 
HS: C6. Biết P = d . V 
 FA= dl . V 
 *Vật nổi khi : P < FA 
 => dv.V < dl. V 
 => dv < dl 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra đầu bài, biết con tàu 
không phải là một khối thép đặc mà có nhiều khoảng rỗng . 
HS: - Kim là một khối thép đặc nên trọng lượng của nó lớn hơn 
lực đẩy Acsimét nên bị chìm. 
 - Con tàu to có khoảng rỗng do đó trọng lượng của tàu nhỏ 
hơn lực đẩy Acsimét nên nó nổi được trên mặt nước . 
GV: Giới thiêu bảng khối lượng riêng của một số chất, từ đó 
giúp HS nhớ lại công thức: d = 10D để giải một số bài tập. yêu 
cầu HS giải C8. 
HS: C8. Thả một hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi thép sẽ nổi. 
Vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng riêng của thuỷ 
ngân. 
Trong đó: V là thể tích của 
phần vật chìm trong chất lỏng 
(m3) ( không phải là thể tích của 
vật) 
 d: Trọng lượng riêng của chất 
lỏng (N/m3) 
 FA: Lực đẩy Ácsimét khi vật 
nổi (N) 
III.Vận dụng: 
C6: Biết: P = dv . V 
 FA = dl . V Thể tích V như 
nhau 
 *Vật nổi khi : P < FA 
 => dv.V < dl. V 
 => ( hoặc dv < dl ) 
C8: Thả một hòn bi thép vào thuỷ 
ngân thì bi thép sẽ nổi. Vì trọng 
lượng riêng của thép nhỏ hơn 
trọng riêng của thuỷ ngân. 
4. Tổng kết: 
 1.GV yêu cầu 1HS vẽ sơ đồ về sự nổi: 
 Khi nhúng một vật vào chất lỏng thì có những trường hợp nào xảy ra ? 
 TL: Khi nhúng một vật vào chất lỏng thì: 
Vật chìm xuống khi P > FA Vật nổi lên khi: P < FA Vật lơ lửng khi: P = FA 
 ( hay dv > dl ) ( hay dv < dl ) ( hay dv = dl ) 
 P = FA = d .V 
 2. Tại sao một miếng thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành 
thuyền thả xuống nước lại nổi? ( vì khi vo lại thả vào nước V của nó nhỏ nên lực đẩy Acsimét 
nhỏ hơn trọng lượng của miếng thiếc; còn gấp thành thuyền, khi thả vào nước V lớn nên lực đẩy 
Acsimét lớn hơn trọng lượng của thuyền làm nó nổi được trên mặt nước ). 
 5. Hướng dẫn học tập: 
 44 
 Đối với bài học ở tiết học này: 
 - Học thuộc bài. 
 - Làm phần còn lại của C6, C9 
 -Làm BT 12.1;12.2; 21.4;12.5; 12.6 (Tr 34 SBTVL8) 
 *Hướng dẫn: C9. Biết: V bằng nhau => PM = PN 
 Vật M chìm : PM > FAM => Kết quả 
 Vật N lơ lửng : PN = FAN 
 12.2. Khi vật nổi FA cân bằng với Pvật nên FA1 = FA2 
 Vật 1: FA1 = d1. V1 
 Vật 2: FA2 = d2. V2 => d1 < d2 
 Theo hình: V1 > V2 
 12.4. Theo hình vẽ :V2 > V1, cùng chất lỏng => FA1 < FA2 do FA phụ 
thuộc vào d,V . 
 12.5. -Áp dụng đk vật nổi và nằm yên trong chất lỏng: P = FA 
 Xét 2 trường hợp: gỗ và chì nổi thì FA = P ( Pgỗ + Pchì ) = d.V; quay 
ngược xuống FA = P( Pgỗ + Pchì ) = d.V. 
 V bằng nhau nên mực nước không đổi 
 12.6. Áp dụng điều kiện vật nổi và nằm yên trong chất lỏng: 
 P = FA = d. V ; Với : V = dài . rộng .cao 
 - Đọc phần: ” Có thể em chưa biết” 
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
-Chuẩn bị bài: “ Công cơ học ” 
 - Đọc kĩ phần đầu bài 
 - Nghiên cứu: - Khi nào có công cơ học 
 - Công thức tính công cơ học 
V. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_vat_l.pdf