Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc

BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết yêu cầu và triển vọng của nghề điện dân dụng.

Biết nơi đào tạo nghề.

2. Kỹ năng: Quan sát, nhận biết, tìm tòi, nghiên cứu

3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài.

4. Năng lực :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

5. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

 

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 1

Trang 1

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 2

Trang 2

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 3

Trang 3

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 4

Trang 4

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 5

Trang 5

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 6

Trang 6

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 7

Trang 7

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 8

Trang 8

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 9

Trang 9

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 108 trang viethung 03/01/2022 4660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc

Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thy Ngọc
Nguyễn Thy Ngọc
Tuần: 01	 Ngày soạn: 
Tiết: 01	
BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Biết yêu cầu và triển vọng của nghề điện dân dụng.
Biết nơi đào tạo nghề.
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận biết, tìm tòi, nghiên cứu
3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài.
4. Năng lực :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
5. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, 
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo
Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Ổn định lớp: Trình bày sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên được tiếp xúc với điện vậy điện năng có vai trò như thế nào trong cuốc sống hàng ngày ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
- GV cho HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.
- GV chốt lại vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
- Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống.
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng.
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- HS đọc nội dung trong SGK
- HS nghe giảng
I. Vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
- Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống.
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
- GV cho HS hoạt động nhóm (chia học sinh làm 4 nhóm):
Nhóm 1: Thảo luận nội dung “Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng”
Nhóm2: Thảo luận nội dung
“Nội dung lao động của nghề điện dân dụng”
Nhóm 3: Thảo luận nội dung “Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng”
Nhóm 4: Thảo luận nội dung “Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động”.
- GV hướng dẫn HS nêu các mục 5); 6); 7)
Thông qua hệ thống câu hỏi:
 Triển vọng của nghề?
 Nơi nào đào tạo nghề?
 Hoạt động của nghề?
- HS hoạt động theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét.
- Học sinh suy nghĩ - trả lời như Sgk.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1) Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
SGK trang 5
2) Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
- Bao gồm các lính vực: 
+ Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt.
+ Lắp đặt trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt.
+Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố về điện.
3) Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
+ Thường được thực hiện trong nhà.
+ Có những công việc thực hiện ngoài trời.
+ Có những công việc cần trèo cao, đi lưu động, làm việc gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm đế tính mạng.
4) Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động:
	Kiến thức
	Kĩ năng
	Thái độ 
	Sức khỏe
5)Triển vọng của nghề.
6)Những nơi đào tạo nghề.
7)Những nơi hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập
- Nghề điện dân dụng có vai trò, vị trí gì trong sản xuất và đời sống?
- Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao độngnhư thế nào?
- Nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào?
- Nơi nào đào tạo? Nơi hoạt động nghề điện dân dụng?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng 
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Để trở thành người thợ điện ,cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh về điều kiện,những nơi làm việc của nghề điện:
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và xem trước bài 2. “Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà”
- Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện, vật cách điện của mạng điện .
Tuần: 02	 Ngày soạn: 13/09/2020
Tiết: 02	Lớp dạy: Khối 9
Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Sau khi học xong học sinh biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Trình bày được công dụng, tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số vật liệu thông dụng trong thực tế.
3. Thái độ, tình cảm:
- Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.
4. Năng lực, phẩm chất :
Năng lực chung : Năng lực  ...  Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
 Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, 
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
Cả lớp: 
- Một số mẫu vật về dây dẫn điện, thiết bị điện và đồ dùng điện còn mới và đã cũ hoặc bị hư hỏng.
	- Bút thử điện
Cá nhân: Một số thiết bị điện, đồ dùng điện bị hư hỏng nếu có.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số HS
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	HS1: Thế nào là lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và kiểu ngầm?
	HS2: Trình bày yêu cầu kĩ thuật của việc lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
	3. Bài mới(39’)
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức
Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kỳ và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị nào bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà
- cách kiểm tra an toàn mạng điện tronhg nhà
- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện của mạng điện trong nhà
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện và kiểm tra cách điện của mạng điện. 10’
- Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì? 
Dây có bị chùng bị không? 
Các dây dẫn này nếu gần các nhánh cây thì có an toàn không? Vì sao?
- Gia đình em xử lý trường hợp trên như thế nào?
- Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tai sao?
- Theo em, kiểm tra dây dẫn điện là bao gồm kiểm tra điều gì?
- Vậy trước khi kiểm tra cần chú ý điều gì?
Nếu dây dẫn điện bị hư vỏ cách điện thì em xử lí như thế nào?
Nếu dây dẫn cung cấp không đủ điện nếu làm việc thời gian lâu thì như thế nào?
Để biết được dây dẫn có đảm bảo cung cấp đủ điện không ta phải làm sao
Theo em, kiểm tra cách điện của mạng điện là bao gồm kiểm tra điều gì?
Nếu kiểm tra không đạt các yêu cầu trên thì cần xử lí như thế nào?
FDây dẫn có 1 lõi, mỗi dây có 1 màu sắc khác nhau
FCó nhưng ít.
FKhông, vì trời mưa dông rất dễ bị đứt gây chạm chập hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
FChặt bỏ các cây gần đường dây điện.
FKhông, vì dùng dây trần không an toàn.
FKiểm tra dây dẫn xem có bị nứt, hư hỏng vỏ cách điện không.
FCần cắt điện trước khi kiểm tra.
FNếu bị nứt 1 hoặc 2 chổ thì dùng băng keo quấn lại, nếu nhiều thì cần thay dây dẫn mới.
FDây dẫn sẽ bị nóng và có thể cháy hư hỏng vỏ cách điện.
FTính tổng dòng điện đi qua dây dẫn thông qua công suất của đồ dùng điện (P=U.I® I=P/U). Khi tính được tổng dòng điện tiêu thụ ta có thể lựa chọn dây dẫn điện phù hợp thông qua số liệu định mức của nhà chế tạo.
FGồm kiểm tra các ống luồn xem có bị bể, vỡ, chắc chắn không và cách điện các mối nối.
FNếu không chắc chắn thì đóng đinh kẹp lại, nếu bị bể thì thay ống luồn mới.
I. Kiểm tra dây dẫn điện:
-Kiểm tra dây dẫn xem có hư hỏng vỏ cách điện không. 
-Dây dẫn không được buộc chung lại với nhau.
II. Kiểm tra cách điện của mạng điện:
- Kiểm tra các ống luồn dây và cách điện các mối nối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kiểm tra các thiết bị điện. 15’
Mạng điện trong nhà gồm có những loại thiết bị nào? 
Các thiết bị này thường được lắp ở đâu? 
Kiểm tra tổng quát bên ngoài gồm kiểm tra cái gì?
Kiểm tra phần điện gồm kiểm tra cái gì?
Hãy đưa ra cách khắc phục ở cột B cho các trường hợp ở cột A?
Công tắc, cầu dao thường đóng điện về hướng nào?
Công tắc, cầu dao thường cắt điện về hướng nào?
Cầu chì thường được lắp đặt ở dây nào?
Thay thẳng cầu chì vào trong hộp, không cần nắp che được không? Tại sao?
Khi cầu chì thường bị đứt ta có thể thay bằng dây đồng được không?
Để chọn đường kính dây chảy cho phù hợp ta phải dựa vào đâu?
Kiểm tra ổ cắm và phích cắm điện thường theo những tiêu chí nào?
FGồm: công tắc, cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ điện, phích cắm điện, áptômat.
FThường được lắp trên bảng điện.
FKiểm tra xem có bị nứt, vỡ, hư hỏng vỏ cách điện không, hướng chuyển động đóng cắt của công tắc, cầu dao, aptômát có đúng không.
FKiểm tra xem lắp đặt có đúng vị trí không, có làm việc tốt không.
FCột B:thay mới/ nối lại/ xiết ốc.
FĐóng lên trên hoặc sang phải.
FCắt xuống dưới hoặc sang trái.
FDây pha
FKhông, vì ban đêm sử dụng rất nguy hiểm.
FKhông, vì khi bị ngắn mạch dây chảy sẽ không nóng chảy đứt nên hệ thống dây dẫn bị cháy có thể gây hoả hoạn.
FDựa vào dòng điện định mức của đồ dùng điện.
FNhư cột nội dung.
III. Kiểm tra thiết bị điện:
1. Cầu dao, công tắc:
-Kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao, vị trí lắp đặt của công tắc.
2. Cầu chì:
-Lắp ở dây pha.
-Có nắp che không bị hở
-Kiểm tra về số liệu định mức 
3. Ổ cắm điện và phích cắm điện:
-Phích cắm: không bị vỡ vỏ, các chốt cắm chắc chắn, tiếp xúc tốt
-Các đầu dây nối ổ cắm, phích cắm phải đảm bảo an toàn
-Nếu mạng điện có nhiều cấp điện áp thì dùng nhiều loại ổ cắm khác nhau
-Không đặt ổ cắm ở nơi, quá nóng hoặc nhiều bụi.
Hoạt động 3: Thảo luận để tìm hiểu cách kiểm tra các đồ dùng điện. 10’
ØGọi học sinh đọc thông tin SGK.
Đối với đồ dùng điện cần kiểm tra cái gì?
ØGiáo viên phát các đồ dùng điện bị hư hỏng cho học sinh thảo luận để kiểm tra xem có bị hư hỏng gì không?
Nếu đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ có thể sử dụng được không? Tại sao?
Để sử dụng đồ dùng điện được an toàn ta cần chú ý điều gì?
FNhư cột nội dung.
FHọc sinh trả lời theo thực tế của đồ dùng điện.
FKhông nên sử dụng vì có thể gây ra tai nạn điện bất cứ lúc nào.
FCần phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, nếu bị hư hỏng phải sửa chữa ngay.
IV. Kiểm tra đồ dùng điện:
-Kiểm tra cách điện các đồ dùng điện.
-Kiểm tra dây dẫn điện và các mối nối vào đồ dùng điện.
-Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, chỉ sử dụng những đồ dùng điện đảm bảo an toàn điện.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Trước khi kiểm tra mạng điện cần chú ý điều gì?
Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện cần kiểm tra những phần tử nào?
Công tắc và cầu chì thường được lắp đặt trên dây nào?
Tại sao? Nếu ta kiểm tra không đúng thì phải làm sao?
HS trả lời theo y/c.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
- Vì sao công tắc, cầu dao cần phải lắp đúng hướng chuyển động của núm đóng cắt điện?
- Vì sao cần kiểm tra định kì mạng điện trong nhà?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Ngoài việc dùng phương pháp trực quan để kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà, người ta còn thường dùng thêm dụng cụ kiểm tra điện gì? Hãy tìm hiểu về các thiết bị đó
4. Hướng dẫn: (2’)
Chuẩn bị tiết sau “ Kiểm tra thực hành”
Tuần:
33, 34
Tiết 32, 33: ÔN TẬP 
(LÝ THUYẾT + THỰC HÀNH)
Ngày soạn: 
Tiết:
32, 33
I.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về nghề điện dân dụng từ tiết 20 đến tiết 33.
2.Kĩ năng:
- Rèn khả năng tư duy, ghi nhớ, kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện và lắp mạch điện theo sơ đồ lắp đặt.
3. Thái độ: 
- Tích cực, tập trung khi ôn thi. 
4. Năng lực, phẩm chất :
Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
 Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, 
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
 GV: Chuẩn bị câu hỏi ôn thi.
 HS: Học lại các bài đã học.
IV. CÁC HOẠT 
 1. Ổn định tổ chức: (2’)
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (3’)
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hệ thống câu hỏi ôn thi 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Lắp mạch điện 2 công tắc hai cực điều khiển hai đèn
2. Lắp mạch điện 2 công tắc ba cực điều khiển 1 đèn 
3. Một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn
4. Lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
5. Kiểm tra an toàn của mạng điện trong nhà
1. HS ôn lại lý thuyết
2. HS ôn lại lý thuyết
3. HS ôn lại lý thuyết
4. HS ôn lại lý thuyết
5.HS ôn lại lý thuyết
Hoạt động 2: Củng cố (4’)
Nhắc lại kiến thức đã học vẽ các sơ đồ nguyên lý của mạch điện
4. Dặn dò: (1’)
Về nhà chuẩn bị nội dung kiến thức thực hành
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KIỂM TRA: HỌC KỲ II
Môn : Công nghệ - Khối 9
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: 
- Nhớ được quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. 
- Nêu được khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi và kiểu ngầm
- Xác định được những phần tủ của mạng điện cần phải kiểm tra và cách kiểm tra các đồ dùng điện. 
b. Về kĩ năng: 
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. 
- Vận dụng được mạch điện vào thực tế lắp đặt.
c. Về thái độ:
 - HS: Kiểm tra ý thức, thái độ, động cơ học tập, rút kinh nghiệm phương pháp học tập.
 - GV: Rút kinh nghiệm giảng dạy.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức kĩ năng đã học; giấy nháp, thước kẻ, bút viết
b. Chuẩn bị của giáo viên:
a) Ma trận:
 Cấp độ
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. 
Vẽ được sơ đồ biểu diễn các bước lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1 câu
1,5đ
100%
1 câu
1,5đ
15%
Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. 
Vẽ được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1 câu
3đ
100%
1 câu
3đ
30%
Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. 
Vận dụng được mạch điện vào thực tế lắp đặt.
Số câu
số điểm
tỉ lệ %
1 câu
1 đ
100%
1 câu
1đ
10%
Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà. Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà 
Nêu được khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi và kiểu ngầm
Xác định và biết cách kiểm tra những phần tủ của mạng điện .
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
1,5 đ
33,33%
2 câu
3 đ
66,67%
3 câu
4,5đ
45%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2 câu
3đ
30%
2 câu
3đ
30%
2 câu
4đ
40%
6 câu
10đ
100%
+ Đề bài
Câu 1. (1,5 điểm). 
Vẽ sơ đồ biểu diễn quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn ?
Câu 2. (1,5 điểm). 
Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi, kiểu ngầm?
Câu 3. (3 điểm). 
a) Khi kiểm tra mạng điện trong nhà cần phải kiểm tra những phần tử nào ? 
b) Khi kiểm tra cầu chì cần chú ý kiểm tra những gì ?
Câu 4. (3 điểm). Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ?
Câu 5. (1 điểm). 
Khi nào cần sử dụng mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn ?
+ Đáp án - thang điểm:
Đáp án 
 Điểm
Câu 1. 
 Vạch dấu => Khoan lỗ => Lắp thiết bị điện của bảng điện 
=> Nối dây mạch điện => Kiểm tra 
1,5đ
Câu 2. 
- Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà,...
- Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần, sàn bê tông...và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà
0,75đ
0,75đ
Câu 3. a Khi kiểm tra mạng điện trong nhà cần phải kiểm tra những phần tử sau:
- Kiểm tra dây dẫn điện
- Kiểm tra cách điện của mạng điện. 
 + Kiểm tra các ống luồn dây. 
 + Kiểm tra rò điện. 
- Kiểm tra các thiết bị điện: Cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm và phích cắm. 
b. Khi kiểm tra cầu chì cần chú ý những điểm sau:
- Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ cho các thiết bị và đồ dùng điện;
- Các cầu chì phải có nắp che, không để hở.
- Kiểm tra sự phù hợp của số liệu định mức cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4. Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn 
 Sơ đồ nguyên lí 
 Sơ đồ lắp đặt
Sơ đồ NL
1đ
Sơ đồ LĐ
2đ
Câu 5. Khi cần phải chuyển đổi thắp sáng luân phiên hai đèn hoặc hai cụm đèn giúp tiết kiệm điện thì sử dụng mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
1đ
3. Tiến trình tổ chức kiểm tra:
a. Ổn định lớp
 Kiểm diện HS
 b.Tổ chức kiểm tra(45p)
 Phát đề, HS làm bài, GV giám sát làm bài 
 Thu bài
 c. Dặn dò 
Ôn tập kiến thức, kĩ năng chưa đạt được.
 d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_9_nguyen_thy_ngoc.docx