Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020

TT9 : Một chuyên gia máy xúc

I. Mục tiêu.

 - Đọc lưu loát toàn bài. đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm súc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể truyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu diễn biến của câu truyện và ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

- Tích hợp dự án : HĐ 1 Hoạt động theo cặp để giúp trẻ đọc trôi chảy và hiểu bài

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa

III.Các hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức: Hát.

2. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất trả lời câu hỏi về ND bài đọc.

 

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 1

Trang 1

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 2

Trang 2

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 3

Trang 3

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 4

Trang 4

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 5

Trang 5

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 6

Trang 6

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 7

Trang 7

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 8

Trang 8

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 9

Trang 9

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 23 trang viethung 03/01/2022 2520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học: 2019-2020
Tuần 5: 
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tiết 1: Toán.
 TT 21 : Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
	- Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
	- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài đó.BT cần làm BT1,2ac,3
	- Dạy đối với HSHTT Bài 2 b 
II.Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
* Bài 1.- GV kẻ sẵn bảng như trong bài 1 lên bảng.
- Cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng.
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ ?
* Bài 2.
- GV gợi ý.
+ a, Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề.
+ b,c Chuyển đổi từ bé ra các đơn vị lớn hơn.
- Dạy đối với HSHTT phần b
* Bài 3.
- Cho 1HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS lên bảng điền.
Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1 phần 10 đơn vị lớn.
 Bài giải:
 a, 135m = 1350dm.
 342 dm = 3420 cm
 15cm = 150mm
 b, 8300m = 830dam
 4000m = 40hm
 25000m = 25km
 c, 1mm = 1/10cm.
 1cm = 1/100m.
 1m = 1/1000km
 Bài giải:
 4km37m = 4037m.
 8m12cm = 812cm
 354dm = 35m4dm
 3040m = 3km40m
Tiết 2: Tập đọc 
 TT9 : Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu.
	- Đọc lưu loát toàn bài. đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm súc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể truyện với chuyên gia nước bạn. 
- Hiểu diễn biến của câu truyện và ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
- Tích hợp dự án : HĐ 1 Hoạt động theo cặp để giúp trẻ đọc trôi chảy và hiểu bài
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa
III.Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất trả lời câu hỏi về ND bài đọc.
3. Dạy bài mới.
- GV giới thiệu tranh, ảnh những công trình xây dựng lớn của ta với sự giúp đỡ, tài trợ của nước bạn.
- Trong sự nghệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bè bạn năm châu: Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái của bè bạn nước ngoài (ở đây là chuyên gia Liên Xô) với nhân dân Việt Nam.( HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa).
- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Cho HS quan sát ảnh.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn.
- GV kết hợp sửa lỗi cho HS và giúp HS giải nghĩa các từ mới và khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
b- Tìm hiểu bài:
- Anh thuỷ gặp anh A- lếch -xây ở đâu?
- Dáng vẻ của A- lêch -xây có gì đặc biệt khiến Anh Thuỷ chú ý?
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Tại sao?
c- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS đọc lần lượt từng đoạn
- Cho HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn .
- Tớch hợp dự ỏn : HĐ 1 Hoạt động
theo cặp
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- GV nhận xét.
- HS nối tiếp đọc đoạn.
+ Đoạn 1. Từ đầu đến êm dịu 
+ Đoạn 2: Từ tiếp đến thân mật .
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến chuyên gia máy xúc .
+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết.
- HS luyện đọc theo căp.
- 2 HS đọc cả bài 
- 2 người gặp nhau ở công trường xây dựng.
- Vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như 1 mảng nắng; Thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân .
-HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn, luyện đọc diễn cảm ( mỗi đoạn 3 HS đọc ).
-HS luyện đọc theo cặp
4. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Đạo đức.
TT5: Có chí thì nên (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
	- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có í chí.
	- Biết được người có í chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
	- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. 
* GDKNS : Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống). Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3.
III.Các hoạt động dạy - học: ( Tiết 1)
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số HS nêu phần ghi nhớ.
3. Bài mới:
- Hoạt đông 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng.
*Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng.
- Cho HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1,2,3 ( SGK )
- GV kết luận: ( SGV- tr. 23 )
- HS trao đổi thảo luận .
- Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
*Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
*Cách tiến hành:
- GVchia lớp thành 4 nhóm và giao việc:
+Nhóm 1, 2: thảo luận tình huống1.
+ Nhóm 2, 3: thảo luận tình huống 2.
- Cho HS thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
* GDKNS : Kĩ năng tư duy phờ phỏn (biết phờ phỏn, đỏnh giỏ những quan niệm, những hành vi thiếu ý chớ trong học tập và trong cuộc sống).
- GV kết luận: ( SGV- tr. 24 )
- Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
- Tình huống 2:Nhà Thiên rất nghèo.Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
-Hoạt động 3: Làm BT 1-2, SGK.
*Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
*Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình.
* GDKNS : Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- GV khen những em biết đánh giá đúngvà kết luận ( SGV )
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố ... 
+ Trong tổ, em cú bao nhiờu học sinh nam và bao nhiờu học sinh nữ.
- Sau khi các tổ trình bày, GV hỏi:
+ Nhóm nào có nhiều bạn nữ tnhất?
+ GV nxt.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Bảng thống kê có 4 cột: STT, họ và tên, giới tớnh, địa chỉ
 - Hai HS lên bảng thi kẻ.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhìn vào bảng để nờu.
4.Củng cố-dặn dò: 
- Em hãy nêu tác dụng của bảng thống kê.
- GV nhận xét giờ học 
Tiết 4: Luyện từ và câu
 TT 10: Từ đồng âm
I. Mục tiêu
	- Hiểu thế nào là từ đồng âm.( ND ghi nhớ); Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm(BT1); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm( 2 trong số 3 từ ở BT2) bước đầu hiểu tỏc dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố
	- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm.
II. Đồ dùng dạy học
_ SGK, từ điển Tiếng Việt
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định: HĐTQ cho lớp khởi động
2. Kiển tra bài cũ
3. Bài mới:
a. Phần nhận xét:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu bài 1,2.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS nêu kết quả bài làm.
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
b-Phần ghi nhớ:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ, HS khác đọc thầm.
- Mời một số HS nhắc lại ND ghi nhớ (không nhìn sách).
3.Luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS học thuộc 2 câu đố để đố bạn bè
- HS làm bài.
- HS nêu kết quả:
+ Câu (cá): bắt cá, tôm, bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
- HS đọc.
- HS đọc thuộc.
Lời giải:
- Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng; Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng:Đơn vị tiền Việt Nam.
- Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong bóng đá: Đưa chân nhanh và hất mạnh bóng...
- Ba trong ba và má: Bố ( cha, thầy). Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
Tiết 5: Khoa học
 Đ/C Ninh soạn giảng 
 Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2019
Tiết 1: Toán
 TT 25: Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi - li - mét vuông. Quan hệ của mi - li - mét vuông với xăng ti mét vuông.
- Biết tên gọi , ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.( BT cần làm BT1,2a cột 1)
- Dạy đối với HSHTT Bài 2 a (cột 2); Bỏ 2b
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a(SGK) phóng to.
-Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b.
III. Các hoạt dộng dạy học.
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nhắc lại đơn vị đo diện tích: Héc-tô-mét vuông; Đề-ca- mét vuông.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Gới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li mét vuông.
- Các em đã được học đơn vị đo diện tích nào?
- Để đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
- Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- GV cho HS quan sát hình vuông đã chuẩn bị .
+ Một xăng ti mét vuông bằng bao nhiêu mi-li- mét vuông?
+ Một mi-li-mét vuông bằng một phần bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
c.Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- Để đo diện tích thông thường người ta hay sử dụng đơn vị nào?
- Những đơn vị đo diện tích nào bé hơn m2?
 - Những đơn vị đo diện tích nào lớn hơn m2?
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích.
- Em có nhận xét gì về mối quan giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề?
- Cho HS đọc lại bảng đo diện tích. 
d. Thực hành.
* Bài 1.
Cho HS làm bài rồi chữa bài.
* Bài 2:
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- Dạy đối với HSHTT Bài 2 a (cột 2); 
- km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2
- HS nêu cách đọc và viết mi-li-mét vuông.
- có cạnh 1mm.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = 1/ 100cm2
- Sử dụng đơn vị mét vuông.
- Những ĐV bé hơn m2: dm2, cm2, mm2
- Những ĐV lớn hơn m2: km2, hm2, dam2.
- Đơn vị lớn bằng 100 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/ 100 đơn vị lớn.
- HS nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo diên tích
*Bài giải:
 a)5cm2 = 500mm2 
 12km2 = 1200hm2,
 1hm2 = 10000m2
 7hm2= 70000m2
 1m2 = 10000cm2
 5m2 = 50000cm2
 12m2 9dm2 = 1209 dm2
 37dam2 24m2 = 3724m2
b)800mm2 = 8cm2
12000hm2= 120km2
150cm2 = 1dam2 50cm2
4.Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
Tiết 2: Mĩ Thuật
 Soạn riêng
Tiết 3: Tập làm văn
TT 10: Nhận xét bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh.( Về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...)
 - Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
	- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định: HĐTQ cho lớp khởi động
2. Kiển tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
+ Mời một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
+ Cho cả lớp tự chữa trên nháp. 
+ Cho cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn mầu.
2.3 Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi:
- Sửa lỗi trong bài:
+ Cho HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để rà soát lỗi.
- Học tập những đoạn văn hay bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại cho hay hơn.
+ Mời một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
- GV nhận xét:
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
4- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 4: Âm nhạc
 TT 5:	 Ôn tập bài hát: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
 TẬP ĐỌC NHẠC Số 2
I.Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
	- Biết đọc bài TĐN số 2
II.Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng
- Bảng phụ
2. Học sinh chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách
- SGK Âm nhạc 5.
III.Tiến trình:
A. Hoạt động cơ bản
*Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Hãy xua tan những mây mù đen tối
* HĐ Nhóm:	Để bầu trừi tươi mãi một màu xanh
 Hãy bay lên chim bồ câu trắng
 Cho trẻ em ca hát dưới trời xanh
 La la la la la la la la la la
 La la la la la la la la la la
 Hãy chặn tay lũ điên cuồng hiếu chiến
 Để bầy em cắp sách tới trường vui
 Hãy bay lên chim bồ câu trắng
 Cho trẻ thơ ca hát khăp hành tinh
 La la la la la la la la la la
 La la la la la la la la lala.
* HĐC Lớp:
- GV đàn bắt nhịp cho cả lớp hát đồng thanh bài hát nhiều lần.
- GV nhận xét sửa sai.
B. Hoạt động thực hành
* HĐ Nhóm:
- HS tự ôn lại bài hát theo nhóm và tập động tác vận động phụ họa.
- Các nhóm trình bày bài hát trước lớp kết hợp vận động phụ họa( cả lớp theo dõi, sau đó nhận xét, đánh giá).
* HĐC Nhân:
- Cá nhân xung phong biểu diễn bài hát trước lớp.
* HĐC Lớp:
- Cả lớp hát lại các bài hát và gõ đệm theo nhịp, phách.
* Đánh giá kết quả học tập:
* HĐC Nhân:
- HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây:
Hát ở mức độ tốt
Hát ở mức độ trung bình
Hát ở mức độ khá
Hát chưa đạt
C. Hoạt động ứng dụng
- HS học thuộc bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Về nhà, các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát( nếu có)
* Nội dung 2: Học bài TĐN số 2:
A. Hoạt động cơ bản
* HĐ Nhóm:
- GV yêu cầu cá nhân xem bản nhạc TĐN số 2
- Thảo luận nhóm trả lời bài TĐN là loại nhịp gì ? tên nốt nhạc ? hình nốt ? 
- Nhận xét.
* HĐC Nhân:
- GV đàn cao độ các nốt: Đô - Rê - Mi- Son - La theo chiều đi lên, đi xuống
* HĐC Lớp: - GV gõ tiết tấu ( theo âm hình) làm mẫu vài lần
	- theo hình thức : Đen đen đen trắng - đen đen đen đen trắng- 
B. Hoạt động thực hành
* HĐC Lớp: 
- GV đàn gai điệu câu 1cho HS nghe , sau đó các em đọc theo tên nốt nhạc
 Đô Đô Mi- Son Son La La Son.
- GV đàn giai điệu câu 2 của bài TĐN cho HS nghe , sau đó cho các em đọc theo nốt nhạc:
 La La La Rê - Son Son Mi Rê Đồ.
	- HS đọc từng câu kết hợp gõ đêm theo phách nhịp nhàng
* HĐ Nhóm:	- HS đọc cả hai câu kết hợp gõ đệm theo nhịp 2
- Các nhóm tự luyện tập sau đó hai nhóm tự trình bày trước lớp
- Một nhóm đọc một nhóm gõ phách và đởi ngược lại . Sau đó đổi nhóm khác
C. Hoạt động ứng dụng
- Gép lời bài TĐN:
 Mặt trời vừa lên chim ca hót khắp nơi.
* HĐ Nhóm:	 Cất bước tới trường tiếng hát vang yêu đời.
 - Một vài nhóm trình bày ghép lời ca trước lớp và kết hợp vỗ tay
	 theo nhịp.
* Đánh giá
* HĐC Nhân:
- HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây:
Đọc đúng nốt nhạc, hát được lời ca.
Chỉ hát được lời ca,chưa đọc được nốt nhạc
Đọc được giai điệu theo tên nốt nhạc nhưng chưa thuộc vị trí nốt nhạc trên khuông.
không đọc được
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Phần 1: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
TT 5 : Giáo dục KNS phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở suối.".
1.Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học nhận biết được tình huống có thể xảy ra tai nạn đuối nước ở suối. Biết phòng tránh và biết ứng phó phù hợp những tình huống có nguy bị đuối nước..
- GD HS biết tìm kiếm sự giúp đỡ, tự bảo vệ.
2.Quy mô,thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp học
- Địa điểm; tổ chức tại lớp.
- Thời gian: 20.
3.Nội dung và hình thức hoạt động:
- ND: GV Sách Hướng dẫn phòng tránh đuối nước (dành cho học sinh Tiểu học).
 Chuẩn bị một số hình ảnh về sông nước; Một số hình ảnh về đuối nước và hình ảnh về các hoạt động vui chơi vào mùa hè ở nước.
4.Tài liệu và phương tiện.
- Một số hình ảnh minh hoạ
5.Các bước tiến hành.
- GV ổn định lớp
- GV gt một số hình ảnh về sông nước và một số hình ảnh về một số các hoạt động vui chơi vào mùa hè ở nước.
- GV cho hs thảo luận và kể các hoạt động của các em vào mùa hè.
- GV hỏi 
+ mùa hè các em tắm ở đâu?
+ Khi đi tắm ở suối có người lớn đi cùng không?
+ Nước suối to có đi tắm ở suối không?
+ Có chơi đùa gần suối không?
- HS nêu.
- GV nhận xét
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về đuối nước
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- GV hỏi:
+ Khi bị đuối nước các em phải làm gì?
+ Gặp người bị đuối nước ta phải làm gì?
- GV mời HS nêu.
- GV nhận xét và GD học sinh nhận biết được tình huống có thể xảy ra tai nạn đuối nước ở suối. Cách phòng tránh và biết ứng phó phù hợp những tình huống có nguy bị đuối nước
6. Đánh giá hoạt động:
- Giáo viên nhận xét tinh thần tham gia của các em
Phần 2: Đánh giá chung các hoạt động trong tuần
1.1)Đánh giá ,nhận xét các hoạt động trong tuần:
a.Đạo đức:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Học tập:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c.Thể dục:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d.Thẩm mĩ:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
e.Lao động:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1.2)Định hướng tuần tới:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.docx