Giải pháp góp phần nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên giáo dục thể chất
Thực tế đã chứng minh, bất cứ làm công việc gì, nghề gì, đều phải nhận thức
đúng về bản chất của nó và phải thực sự hiểu về nghề của mình đã lựa chọn để từ đó mới thực
hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhất là đối với nghề làm giáo viên Giáo dục thể chất
(GDTC) - những người có nghề nghiệp rất đặc thù, rất khác biệt. Vì vậy để mỗi giáo viên
GDTC thiết tha, hứng thú với nghề, yêu ngành, thì yếu tố quyết định đầu tiên trong hoạt động
sư phạm đào tạo giáo viên GDTC là cùng với việc trang bị tri thức khoa học, kỹ năng sư
phạm, cần đặc biệt chú trọng giáo dục cho sinh viên có được nhận thức đúng đắn về nghề
dạy học GDTC, có tình cảm sâu sắc với nghề, thiết tha, hứng thú với nghề mà mình đã chọn.
Bài viết tập trung bước đầu đề một số giải pháp để nâng cao hứng thú nghề cho sinh viên GDTC
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp góp phần nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên giáo dục thể chất
8 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TS. Nguyễn Duy Quyết Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Muốn đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, thời đại khoa học công nghệ hiện đại, cần phải có đội ngũ giáo viên vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Song, nếu không có nhận thức đúng đắn về công việc của mình, không có lòng yêu nghề thì người giáo viên không thể giảng dạy và giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt. Đặc biệt, đối với giáo viên GDTC - những người có nghề nghiệp rất đặc thù, rất khác với những giáo viên ở các cấp học, bởi công việc của những giáo viên GDTC rất cần có tinh thần trách nhiệm cao, sự khéo léo, dịu dàng của một người thầy, người hướng dẫn, rất cần sự tận tình, chu đáo, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và dẫn dắt các hoạt động của người học đến với thực tiễn của hoạt Tóm tắt: Thực tế đã chứng minh, bất cứ làm công việc gì, nghề gì, đều phải nhận thức đúng về bản chất của nó và phải thực sự hiểu về nghề của mình đã lựa chọn để từ đó mới thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhất là đối với nghề làm giáo viên Giáo dục thể chất (GDTC) - những người có nghề nghiệp rất đặc thù, rất khác biệt. Vì vậy để mỗi giáo viên GDTC thiết tha, hứng thú với nghề, yêu ngành, thì yếu tố quyết định đầu tiên trong hoạt động sư phạm đào tạo giáo viên GDTC là cùng với việc trang bị tri thức khoa học, kỹ năng sư phạm, cần đặc biệt chú trọng giáo dục cho sinh viên có được nhận thức đúng đắn về nghề dạy học GDTC, có tình cảm sâu sắc với nghề, thiết tha, hứng thú với nghề mà mình đã chọn. Bài viết tập trung bước đầu đề một số giải pháp để nâng cao hứng thú nghề cho sinh viên GDTC. Từ khóa: Giải pháp góp phần nâng cao hứng thú nghề nghiệp, sinh viên sư phạm Giáo dục thể chất, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, tình cảm nghề nghiệp Abstract: Actually, any job, any job, must be aware of its true nature and must really understand his career has chosen from which to accomplish well the task of myself. Especially for teachers as Physical Education - people with very specific occupations, very different. Therefore, in order for each Physical Education teacher to be enthusiastic and interested in the profession and love of the industry, the first decisive factor in pedagogical training for Physical Education teacher is the provision of scientific knowledge and pedagogical skills. ..., special attention should be paid to educating students to have proper awareness about Physical Education teacher teaching profession, having deep feelings for the job, enthusiasm and excitement for the job they have chosen. The article focuses initially on a number of solutions to improve job skills for Physical Education students. Key word: Solutions to enhance the excitement of the profession, students pedagogy Physical education, professional fostering; professional feelings Abstract: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9 động thể dục thể thao. Để có được những điều đó, đòi hỏi giáo viên GDTC trước hết phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến người học. Đây là yếu tố quyết định đối với hoạt động sư phạm của giáo viên GDTC. Do tính chất đặc thù của nghề nghiệp, ngay từ khi trong giai đoạn học tập ở các trường, khoa sư phạm, cùng với việc trang bị tri thức khoa học, các trường đào tạo GDTC cần đặc biệt chú trọng giáo dục cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về nghề dạy học, có tình cảm sâu sắc với nghề, thiết tha, hứng thú với nghề mà mình đã chọn. Trong giai đoạn học tập, sinh viên sư phạm yêu nghề, yêu ngành sẽ là nguồn động lực to lớn giúp họ hăng say học tập, tích luỹ tri thức, rèn luyện tay nghề, hoàn thiện nhân cách để trở thành những giáo viên chân chính trong tương lai. Hứng thú đối với nghề nghiệp có tầm quan trọng lớn lao. Tìm hiểu thực tiễn trên tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội - một trường đầu ngành về lĩnh vực đào tạo giáo viên GDTC, với hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, chúng tôi thấy rằng có không ít sinh viên sư phạm GDTC chưa thật sự hứng thú đối với nghề ngay trong giai đoạn học tập. Điều này không những ảnh hưởng tới quá trình học tập mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của họ sau này. Vì vậy, nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp của sinh viên đang trong thời gian học nghề là điều rất cần thiết. Bài viết đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để nâng cao hứng thú nghề đặc thù này. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khách thể mà chúng tôi nghiên cứu gồm 203 sinh viên hệ đại học chính quy, khóa 46 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Ngoài ra chúng tôi còn điều tra thu thập ý kiến của 28 giảng viên trực tiếp giảng dạy và 5 cán bộ quán lí đang công tác tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau. Kết quả trên cho thấy: nhìn chung, các khách thể đánh giá về mức độ hứng thú nghề của sinh viên sư phạm GDTC có sự tương quan chặt chẽ. Sinh viên được nghiên cứu đã nhận thức đúng đắn về nghề, tuy nhiên, thái độ của các em trong quá trình học còn ở mức độ chưa cao, chưa yên tâm với nghề, nhưng các em đã có cố gắng nhiều trong các mặt hoạt động: Các mức độ Các loại KT Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Số lượng % Thứ bậc Số lượng % Thứ bậc Số lượng % Thứ bậc Số lượng % Thứ bậc Sinh viên 8 3,9 4 4 46 22, 66 2 119 58, 62 1 30 14, 78 3 Giảng viên 0 0 4 7 25 2 19 67, 86 1 2 7,1 4 3 CBQL 0 0 4 2 40 1,5 2 40 1,5 1 20 3 10 tích luỹ tri thức, rèn luyện nghề và tu dưỡng các phẩm chất đạo đức. Một số sinh viên GDTC được nghiên cứu có hứng thú nghề (chiếm 22,66%), bên cạnh đó Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội vẫn có một số sinh viên không hứng thú nghề (14,78%) và còn một số lượng đáng kể các sinh viên thể hiện ở mức trung gian giữa hứng thú và không hứng thú nghề (58,02%). Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên không cao. Có nhiều nguyên nhân, trong đó gồm các nguyên nhân cơ bản sau: Muốn được thoát ly gia đình; do ngành GDTC lấy điểm đầu vào thấp; thi không đỗ vào trường khác; không phải đóng học phí. Đây là những nguyên nhân khó có thể gây hứng thú sâu sắc với nghề nghiệp của sinh viên sư phạm GDTC. Ra trường xin việc khó khăn, lương thấp, quan niệm của xã hội chưa coi trọng nghề thể dục thể thao, GDTC, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ chưa được đầu tư; dạy vất vả là những nguyên nhân cơ bản làm cho sinh viên giảm hứng thú hoặc không hứng thú nghề. 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN GDTC 3.1. Tổ chức tốt đợt giáo dục đầu khóa học; tăng cường giáo dục nhận thức và tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên thường xuyên và sâu rộng hơn Giáo dục đầu khóa học có ảnh hưởng đến suốt cả khóa học của sinh viên. Do đó phải nâng cao chất lượng các buổi học chính trị. Đợt giáo dục chính trị đầu khóa không đơn thuần là giảng giải các đường lối giáo dục của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, tình hình, nhiệm vụ của ngành, của nhà trường mà nhằm ổn định tư tưởng cho sinh viên, giúp sinh viên định hướng con đường mà mình sẽ đi trong tương lai. Ngoài ra, trong đợt giáo dục đầu khóa học Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội cần cho sinh viên thấy tầm quan trọng của ngành học, thấy rõ ý nghĩa xã hội của nghề mà các sinh viên theo học; giúp sinh viên hiểu đầy đủ về nhà trường, về nghề nghiệp tương lai của mình (tránh tình trạng mới vào học thì thích, đến khi đi thực tập lại thất vọng, chán nghề). Cụ thể là: Về truyền thống tốt đẹp của nhà trường và của ngành, cho các em thấy rõ về những đặc trưng của nghề giáo viên GDTC rất khác với dạy học ở các môn khác, về phương pháp học tập và rèn luyện của sinh viên sư phạm, về chương trình học tập toàn khóa, sơ lược nội dung, tính chất của môn học, các hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, về đơn vị và cá nhân tiên tiến của ngành học GDTC... Có như vậy, sinh viên mới chuẩn bị được tâm thế bước vào học tập và rèn luyện một cách dễ dàng, từ đó xây dựng được tình cảm nghề nghiệp, động cơ học tập và thái độ rèn luyện đúng đắn. Việc hình thành, giáo dục và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên là việc làm thường xuyên và rất quan trọng. Đa số sinh viên cho rằng bồi dưỡng, giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm GDTC ngay trong thời gian học tập là điều rất cần thiết. Lòng thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu nghề là yếu tố 11 đặc biệt quan trọng để hình thành và duy trì thái độ tích cực học tập, rèn luyện tay nghề, hoàn thiện bản thân của các sinh viên. Việc hình thành, bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nghề, yêu ngành cho sinh viên qua những môn học trên lớp, qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi ngoại khóa để nâng thêm sự hiểu biết về nghề, qua việc tổ chức kết nghĩa đỡ đầu với các lớp năng khiếu thể dục thể thao và trường thực hành để làm tăng thêm sự đoàn kết, gắn bó, say mê nghề nghiệp. 3.2. Đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho sinh viên Đa số sinh viên được nghiên cứu ít đọc báo, tạp chí, xem truyền hình về tình hình nói chung và về nghề nghiệp nói riêng. Vì thế, các trường đào tạo giáo viên GDTC cần giúp sinh viên có điều kiện được tiếp xúc với đài/ báo, tài liệu về xã hội nói chung và về nghề nói riêng giúp các em nâng cao hiểu biết về nghề, về xã hội. Chẳng hạn: bố trí ti vi trong khu kí túc xá sinh viên, kết nối internet... Đối với Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội cần đặc biệt chú ý đẩy mạnh và cải thiện các điều kiện vật chất và tinh thần phục vụ cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Các sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí được nghiên cứu đều cho rằng cơ sở vật chất đối với môn GDTC còn nhiều bất cập (đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi); đồ dùng, thiết bị, sân bãi nghèo nàn, thậm chí không có hoặc có thì chưa đạt yêu cầu. Điều đó ảnh hưởng lớn tới công tác giảng dạy, phát triển GDTC, ảnh hưởng tới tư tưởng của sinh viên trong thời gian học nghề. Vì vậy, mong rằng các cấp, các ngành lưu tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất ở trường, lớp của ngành học GDTC. 3.3. Cần có chế độ chính sách thỏa đáng cho giáo viên GDTC Hiện nay, chế độ chính sách đối với giáo viên GDTC chưa thỏa đáng, chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, sinh viên ra trường tự tìm việc làm còn khó khăn. Với mức lương trợ cấp rất thấp, đời sống của người giáo viên hết sức khó khăn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường mong muốn được phân công công tác dù bất cứ nơi đâu. Không xin được việc, không được vào biên chế Nhà nước hoặc hợp đồng dài hạn, thu nhập của giáo viên lại rất thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của giáo sinh đang học. Vì vậy Nhà nước cần quan tâm hơn trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên GDTC... Có như vậy sinh viên mới ổn định tư tưởng, yên tâm và có thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện và hứng thú với nghề nghiệp. Ngay khi còn học ở trường sư phạm, đối với sinh viên GDTC nhà trường cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn để động viên khuyên khích các em học tập. 3.4. Chú ý khâu đào tạo Các trường đào tạo GDTC cần chú ý đến khâu đào tạo sinh viên sư phạm GDTC; chú ý hơn nữa về chất lượng cũng như lượng đào tạo, không nên mở nhiều lớp tại chức ở các huyện, thị mà không chú ý “đầu ra” của người học, làm không ít sinh viên chính quy lo lắng, hoang mang bởi học tốn nhiều thời gian và công sức hơn mà vẫn khó xin việc. Các trường đào tạo GDTC cần quan tâm tới hoạt động Đoàn thanh niên, cùng 12 với Đoàn trường mở rộng các phong trào (Hội thi sinh viên thực tập giỏi, hội thi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm...) để phát triển và khuyến khích khả năng của sinh viên, qua đó lòng yêu nghề, yêu ngành của sinh viên được nâng lên. 3.5. Làm tốt công tác tuyên truyền và công tác tuyển sinh cho ngành học GDTC Việc hiểu biết về ngành học GDTC của nhiều người trong xã hội còn nhiều hạn chế và có phần chưa đúng (cho rằng nghề này là thấp kém, không cần học ở trường GDTC vẫn có thể dạy được ở các cấp học...). Bên cạnh đó, chế độ chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên GDTC nhìn chung còn bất cập. Trên thực tế, những học sinh không đủ khả năng thi vào ngành, nghề khác thì mới đăng kí vào ngành học này. Trong khi đó yêu cầu tuyển sinh của ngành học lại đòi hỏi cao, thí sinh phải đảm bảo đủ điểm văn hóa theo ngưỡng đầu vào đối với ngành sư phạm và phải thi môn Năng khiếu TDTT. Vì vậy, khi tuyển sinh, điểm chuẩn vào học thường thấp hơn so với các ngành, nghề khác và thấp hơn cả so với các khối sư phạm khác. Đồng thời việc xác định động cơ học nghề của sinh viên chưa rõ ràng và chưa ổn định (có tới 60,59% sinh viên được hỏi muốn chuyển, 27,59% phân vân; một bộ phận đăng kí thi vào các trường khác, khoa khác vào kì tuyển sinh năm sau). Vì vậy, việc tuyên truyền nghề dạy học nói chung và nghề dạy học đối với GDTC nói riêng để giúp học sinh, các bậc phụ huynh và xã hội nhận thức đúng đắn về nghề và thấy rõ vai trò của môn học GDTC cũng quan trọng và cần thiết như các môn học khác ở phổ thông. Có như vậy nhà trường mới có điều kiện để tuyển những học sinh có học lực khá, giỏi, thực sự yêu nghề, yêu ngành. 4. KẾT LUẬN Các giải pháp nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên GDTC không những sẽ giúp cho mỗi sinh viên có được nhận thức đúng về bản chất, hiểu về nghề của mình đã lựa chọn, mà còn thiết tha, hứng thú với nghề, yêu ngành, có tình cảm sâu sắc với nghề. Đây cũng là biện pháp quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giúp sinh viên hình thành, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ngành học theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Đồng, Vấn đề giáo dục - đào tạo. NXB Chính trị quốc gia, H 1999. 2. Gônôbôlin. Ph.N. Những phẩm chất tâm lí của nguởi giáo viên (Tập 1,2). NXB Giáo dục. H 1976 3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII. NXB Chính trị quốc gia, H 1997. 4. Nghị quyết số 08 -NQ/TW. ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020)
File đính kèm:
- giai_phap_gop_phan_nang_cao_hung_thu_nghe_nghiep_cho_sinh_vi.pdf