Đô thị ven đô
Bài báo đề cập đến các vấn đề về Thành phố cực lớn với nhiều thách thức; Vùng ven
đô và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển đô thị và nông thôn; Mô hình Làng đô thị
xanh; Nêu ra các thách thức và gợi ý một số giải pháp cho việc phát triển vùng ven đô
TP.HCM như: “một hợp nhất nông thôn - đô thị”, “đô thị hóa nông thôn ngoại thành” gắn
với “xây dựng nông thôn mới”, từng bước hình thành các làng đô thị; Tăng cường quản
lý vùng giáp ranh và quy hoạch các làng đô thị hoá ven đô để tránh tình trạng phát triển
tự phát.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Đô thị ven đô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đô thị ven đô
SË 103+104 . 202086 Thành phố cực lớn với nhiều thách thức Ngày nay các vùng đô thị trải rộng là hiện tượng trên toàn thế giới, mặc dù có tốc độ quy mô khác nhau. Chủ đề trong số báo Time có đề cập đến 21 “siêu thành phố” của thế kỷ XXI với dân số vượt 10 triệu người, 18 trong số này là thuộc các nước đang phát triển. Bản thân quy mô cũng làm thay đổi nội dung của vấn đề đô thị. Các vùng đô thị có 10 triệu dân trở lên có cấu trúc khác với các thành phố có vài triệu dân. Kích thước tự thân làm nảy sinh tính phức tạp, nó cũng thu hút sự chú ý đến những vấn đề thật sự ở tầm vùng đô thị như giao thông, nước và quản lý rác, không gian mở của vùng và ô nhiễm không khí, khác biệt hẳn với những vần đề ở cấp thành phố hoặc khu dân cư. Trật tự quốc tế mới đem đến cho các thành phố một loạt các thách thức khi tìm cách giải quyết các cải tiến về cơ cấu cần thiết, nếu muốn đạt được các cải tiến song song về năng suất và chất lượng cuộc sống đô thị. Các thách thức chính là các “căn bệnh đô thị” do “khủng hoảng đô thị” từ “bùng nổ dân số” gây ra. TP.HCM với khoảng 10 triệu dân là thành phố cực lớn/siêu thành phố, do vậy thành phố sẽ phải đối diện với nhiều thách thức - bất ổn, với “các căn bệnh đô thị” như đã nêu trên. Để khắc phục các thách thức bất ổn này phải dựa vào “gỉải pháp quy hoạch”. Quy hoạch trước tiên phải là cơ sở để phát triển thành phố bền vững, để hài hòa giữa cạnh tranh kinh tế và sống tốt. Tuy nhiên đối với thành phố cực lớn thì giải pháp quy hoạch hàng đầu phải là “mô hình phát triển không gian DIỄN ĐÀN NguyỄN ĐAêNg SơN Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & phát triển hạ tầng ߧ THë VEN ߧ SuburbAN ArEAS The article deals with huge city issues with many challenges; suburban areas and interdependence between urban and rural development; green urban village model; identify challenges and suggest some solutions for the development of suburban areas of ho chi minh city such as: “a rural - urban consolidation”, “urbanization of rural suburban” associated with “new rural construction “. gradually forming urban villages; strengthening the management of adjacent areas and planning of urbanized suburban villages to avoid spontaneous development. Bài báo đề cập đến các vấn đề về Thành phố cực lớn với nhiều thách thức; Vùng ven đô và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển đô thị và nông thôn; Mô hình Làng đô thị xanh; Nêu ra các thách thức và gợi ý một số giải pháp cho việc phát triển vùng ven đô TP.HCM như: “một hợp nhất nông thôn - đô thị”, “đô thị hóa nông thôn ngoại thành” gắn với “xây dựng nông thôn mới”, từng bước hình thành các làng đô thị; Tăng cường quản lý vùng giáp ranh và quy hoạch các làng đô thị hoá ven đô để tránh tình trạng phát triển tự phát. Từ khóa: đô thị ven đô, vùng ven, làng đô thị, phát triển vùng ven đô TP.HCM. 87SË 103+104 . 2020 ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ phân tán” hoặc “hình thái đô thị phân tán” để cải thiện môi trường sinh học, biến đổi khí hậu (BĐKH) và môi trường giao thông của thành phố. TP.HCM cũng không phải là ngoại lệ, quy hoạch TP.HCM tới năm 2025 cũng có mô hình phát triển không gian “tập trung - đa cực” với trung tâm chính mở rộng thành “cụm trung tâm thống nhất lớn hơn” và 4 trung tâm khu vực. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ triển khai thực hiện 2 trung tâm khu vực: 1 hướng chính Nam ra biển Đông, và 1 hướng phụ Tây - Tây Bắc, còn 2 trung tâm: 1 hướng chính Đông đã có tuyến metro số 1 cửa ngõ ra miền Đông và 1 hướng phụ Tây - Tây Nam là cửa ngõ từ miền Tây vào thành phố thì lại chưa bắt đầu, do vậy chưa căn bản khắc phục được những bất ổn, thách thức, các vấn đề đô thị và các căn bệnh đô thị của thành phố. Do vậy thành phố cần có “kế hoạch” để thực hiện “chiến lược phát triển đô thị” theo quy hoạch phát triển không gian đô thị “đa cực”/“đa trung tâm” để “tích tụ dân cư” hợp lý, trong đó “ưu tiên” các trung tâm đô thị khu vực còn lại như: khu đô thị cao Quận 9, khu đô thị Tân Tạo - Tân Kiên Bình Chánh và “đột phá” phát triển khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm bờ Đông với 4 cầu và một hầm kết nối với bờ Tây sông Sài Gòn, từ đó hình thành “cụm trung tâm thống nhất lớn hơn” nhằm giải quyết căn bản các bất ổn và thách thức của một “thành phố cực lớn” hướng đến mục tiêu thành phố trở thành thành phố quốc tế, là một “trung tâm hàng đầu của khu vực Đông Nam Á”. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị đưa ra phương hướng là TP.HCM sẽ trở thành một trung tâm lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên do chưa có chiến lược phát triển đô thị nên cho tới nay thành phố vẫn chưa thực hiện được quy hoạch hình thái đô thị đa trung tâm đã được Chính phủ phê duyệt, nên chưa có cơ sở để giải quyết được các thách thức. Có nhiều cách định nghĩa về thành phố cực lớn (mega-city), tuy nhiên phổ biến nhất trên thế giới hiện nay vẫn là dựa vào dân số, theo đó thành phố cực lớn phải có 10 triệu dân trở lên. Thành phố trên 10 triệu dân có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song nó cũng có nguy cơ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà chúng ta cần thấy trước để khắc phục. Quy hoạch điều chỉnh TP.HCM dự báo đến năm 2025, TP.HCM có trên 10 triệu dân, có thể nói th ... đô thị” (urban village) hoặc những “chùm đô thị” (urban constellations) trong một “ngân hà đô thị trung tâm” (metropolitan galaxy). Việc sản xuất như vậy sẽ “phân tán” theo quy mô thích hợp từng địa phương. Nếu kỷ nguyên công nghiệp sinh ra các thành phố thì kỷ nguyên thông tin có thể “phi tập trung chúng”. Thí điểm “làng đô thị xanh” (green 89SË 103+104 . 2020 urban village) là quyết định mang tính chiến lược dài hạn cần thiết để thực hiện cân bằng nhu cầu phát triển đô thị và nông thôn. Đồng thời để bảo vệ địa cầu trước sự biến đổi ngày càng khắc nghiệt của khí hậu, các xu hướng phát triển đô thị gắn liền với các khái niệm: Sinh thái, Xanh, Thích ứng BĐKH hướng đến phát triển bền vững ra đời. “Làng đô thị xanh” là sự kết hợp giữa “làng - đô thị” và “đô thị xanh” (thích ứng với BĐKH). “Làng - đô thị” sẽ cung cấp việc làm cho các hộ nông thôn. Nó đóng góp vào việc tiếp tục cải tạo hệ thống hạ tầng và công nghệ ở vùng nông thôn ngoại thành. Nó tác động tốt tới tình trạng sức khỏe và văn hóa. Nó giúp giảm thiểu sự phân hóa xã hội đi kèm với việc di dân ra thành phố. Nếu được quản lý tốt nó sẽ giúp cho việc bảo vệ môi trường cho cả thành phố và nông thôn ngoại thành bằng việc phân bố sản xuất và dân cư trên khu vực tương đối rộng. Do vậy các thành phố làm tốt sẽ là các thành phố phát triển được mối quan hệ để thỏa mãn được cả nhu cầu của thành phố và khu vực ngoại thành. Ở nước ta, tại Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt có một nội dung quan trọng có tính đột phá là tỉnh Lâm Đồng được thí điểm xây dựng “Làng đô thị xanh” tại thành phố Đà Lạt. Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các đơn vị chủ trì bổ sung, hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu xây dựng mô hình Làng đô thị xanh tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Đây là Đề án thí điểm xây dựng mô hình Làng đô thị xanh đầu tiên của cả nước, được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt từ năm 2018. Theo Quyết định số 2431/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Đề án thí điểm xây dựng mô hình Làng đô thị xanh tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt có quy mô dự kiến đến năm 2030 là 1.500 - 2.500 nhân khẩu; nhân dân tham gia thực hiện và vận hành đề án theo quy ước, hương ước; chính quyền và hệ thống chính trị của xã quản lý Làng theo quy định của pháp luật. Đô thị ven đô ở TP.HCM Về mặt hành chính địa giới thì vùng ven không chỉ được định nghĩa bao gồm các khu vực quận/huyện bao quanh nội thành thành phố. Vùng ven được xem là các quận mới nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực trung tâm và ngoại thành. Theo Viện Quy hoạch xây dựng TP.HCM, quận ven khác với các quận nội thị hoặc huyện ngoại thành do có đặc điểm gần như bán thôn, bán thị, với diện tích đất nông nghiệp vẫn còn khá nhiều, chiếm tỷ trọng bình quân từ 10-30% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Chính vì quỹ đất còn nhiều để chuyển đổi từ đất nông thôn sang đất đô thị nên trong quá trình phát triển và mở rộng nội thị của thành phố, khu vực vùng ven có thể xem như một vùng “đệm”, qua quá trình phát triển sẽ cùng hòa nhập vào khu vực nội thành (đô thị) hiện hữu. Vùng ven là vùng vành đai chuyển tiếp giữa một đô thị lớn và nông thôn xung quanh, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa đô thị đó, nhưng vẫn còn mang trong mình nhiều yếu tố của văn hóa nông thôn, nên không hẳn là nông thôn mà cũng chưa phải là đô thị thực sự. Dù có nhiều định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm vùng ven là vùng đệm, vùng chuyển tiếp đang đô thị hóa từ vùng nông thôn sang vùng đô thị là vùng giáp ranh với đô thị. Như vậy, vùng ven là vùng đang bị đô thị hóa tác động, hình thành nên quận mới từ huyện và đang ngày càng thay đổi do tác động của đô thị hóa. Ở đó diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp. Những quận mới thành lập từ huyện được hiểu chung là vùng ven vì bản thân huyện còn lại cũng bị tác động của đô thị hóa như trường hợp của Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 7, huyện Nhà Bè (1997) và quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, quận 12 và huyện Hóc Môn (2003). Như vậy, ta có thể xác định rằng vùng ven TP.HCM là quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 7, quận 8, quận 12, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn. Đó là xu hướng phát triển lan tỏa ra vùng ven đô hiện nay. Tuy nhiên, giữ gìn vùng nông thôn, đất nông nghiệp và không gian xanh là chiến lược quan trọng. Vùng nông thôn cũng quan trọng không kém phần khu vực đô thị. Trong quá trình “chuyển đổi nông thôn - đô thị” lĩnh vực BĐS phát triển nhanh và gia tăng cho tương ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ SË 103+104 . 202090 xứng với toàn bộ nền kinh tế thành phố. Ngành sản xuất phụ thuộc vào nông nghiệp truyền thống sẽ trở nên chuyên sâu và được công nghiệp hóa thông qua kỹ thuật mới. Những xí nghiệp nông thôn sẽ phát triển thành những xí nghiệp công nghệ cao đô thị hóa, giảm đi mức độ ô nhiễm nông nghiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng những nhu cầu phát triển của vùng ngoại vi. Động lực để phát triển “một hợp nhất nông thôn - đô thị” là đô thị hóa nông thôn song hành với đô thị hóa thành phố, để phát triển những thị trấn thị tứ. Theo kinh nghiệm một số nước, không thể chờ CNH - HĐH mới thúc đẩy “đô thị hóa nông thôn” mà phải tiến hành đồng thời với “xây dựng nông thôn mới”, đô thị hóa phải trở thành khâu then chốt phát triển nông thôn. Trong quá trình đô thị hóa, CNH - HĐH là một quá trình làm biến đổi thành phần cơ cấu lao động nông thôn và cơ cấu sử dụng đất. Do vậy “đô thị hóa nông thôn ngoại thành” TP.HCM không thể chờ mà phải gắn với “xây dựng nông thôn mới” để giải quyết 3 vấn đề đang hạn chế nông nghiệp phát triển là: bảo hộ nông nghiệp, HĐH nông nghiệp và thương phẩm hóa nông nghiệp. Quá trình đô thị hóa nông thôn sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn của đô thị xét về quy mô dân số, cơ cấu lao động và cơ sở hạ tẩng. Các thị trấn, thị tứ công nghiệp - dịch vụ sẽ làm điểm tựa để phát triển khu dân cư nông thôn, giữ vai trò thúc đẩy đô thị hóa nông thôn và quy hoạch các “khu phố nhỏ”. Từng bước hình thành các “làng đô thị xanh” ở ven đô TP.HCM. Đối với mô hình định cư “Làng đô thị xanh” quy hoạch phát triển dựa trên cơ sở tôn tạo, chỉnh trang các thị tứ, thị trấn làng xóm (có cơ sở vật chất tương đối phát triển/gần với đô thị)..., cần giữ nguyên cấu trúc không gian định cư cũ để chỉnh trang (điều chỉnh bổ sung) các khu chức năng, hệ thống giao thông cho phù hợp. Các tiêu chí để quy hoạch phát triển làng đô thị xanh bao gồm: (1) Địa điểm quy hoạch xây dựng đảm bảo bền vững (vùng ven đô/địa điểm mới hoặc nâng cấp phát triển một địa điểm đã có sẵn); (2) Sử dụng tài nguyên, năng lượng và công nghệ xanh; (3) Chất lượng môi trường kiến trúc, môi trường sống với cấu trúc không gian làng, nhưng tiện nghi chất lượng sống không thua kém thậm chí có tiêu chí còn hơn hẳn chất lượng sống khu vực đô thị. Độ che phủ cây xanh đạt 70% trở lên; (4) Ít tác động đến môi trường tự nhiên và nhân văn; (5) Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa gắn với du lịch dịch vụ... Theo kinh nghiệm của người Anh, Làng đô thị là một phân khu đô thị được đóng xung quanh một nút giao thông, có mật độ cao hoặc quanh một điểm có sự buôn bán tấp nập, một điểm trộn lẫn giữa các mục đích sử dụng đất, bao gồm bán lẻ, thương mại, làm việc, sinh sống và giải trí, các không gian công cộng hấp dẫn và được sử dụng tốt, một môi trường đô thị dành cho người đi bộ an toàn và thuận tiện có các nhân tố nâng cao niềm tự hào, tính địa phương và bản sắc cộng đồng. Làng đô thị cũng là cách hiểu cho việc quy hoạch và thiết kế đô thị/ thiết kế đơn vị định cư. Nó được đề cập đến với các nét đặc thù: (1) Mật độ phát triển ở mức độ trung bình; (2) Phát triển hài hòa giữa các vùng chức năng (hình thành một không gian sống có tính bền vững); (3) Một môi trường thân thiện; (4) Phát triển kinh tế chung của khu vực. 91SË 103+104 . 2020 Trong quá trình đô thị hóa nông thôn cần coi trọng công năng tỏa sáng của thành phố trung tâm đối với nông thôn ngoại thành như phát huy tác dụng của trung tâm trao đổi và lưu thông thông tin, tiền vốn và nhân tài, phổ biến văn minh đô thị, kết hợp với chênh lệch địa tô đất đai thành thị - nông thôn. Tuy nhiên thành phố cần tăng cường quản lý vùng giáp ranh và quy hoạch các làng đô thỉ hoá ven đô để tránh tình trạng phát triển tự phát như tại các huyện Bình Chánh và Hóc Môn hoặc “phân lô hộ lẻ” tràn lan ở ngoại thành và vùng ven (tới 4.000 trường hợp). Do vậy việc xác định ranh giới tăng trưởng đô thị (Urban Growth Boundary-UGB) và vị trí các làng đô thị hóa ven đô là để có cơ sở tăng cường quản lý tăng trưởng đô thị (Urban Growth Management-UGM). NGÀY NHẬN BÀI: 14/3/2020 NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 15/3/2020 NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 10/4/2020. Tài liệu Tham khảo: 1- Towards a Metropolitan Perpective - IPA, 1993 2- Mega Metro Regions in the Pacific Rim - Robert Stimson, 1996 3- Cơ sở khoa học và phương pháp luận quy hoạch xây dựng các đô thị phụ cận TP.HCM - Phạm Đức Hiệp - Huỳnh Đăng Hy - Nguyễn Thiềm - Hàn Tất Ngạn, Chương trình QLĐT TP.HCM, Sở KHCN & MT TP.HCM, tháng 10.1996 4- Six city challenge for the future - Robert van der Hoff, VIE/95/051, năm 1997 5- Vùng đô thị hiện tại và tương lai - VIE/ 95/051, năm 1998 6- Defining Model City - Singapore ‘ s Perpective - Lim Hng Kiang, 1999 7- The Megacity Future - Rosa Moura, 1999 8- Đô thị hóa khủng hoảng sinh thái và PTBV- Nhiểu tác giả, NXB Trẻ, 2000 9- Urbanisation and Sustainable Development - Francoise Noel, January 2002 10- Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị - Nguyễn Đăng Sơn, NXB Xây dựng, năm 2005, Tập 2 năm 2006 11- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung tới năm 2025 - Viện QHXD TP.HCM & Nikken Seikei (Nhật) tháng 4/2007 12- Dân số với phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM - Nguyễn Đăng Sơn, năm 2008 13- Terry Mc Gee, “Revisiting the urban fringe: reassessing the challenges of the mega-urbanization process in Southeast Asia”, colloque international, Ho Chi Minh city, 12/2008 14- Towards City Planning for Social Harmony - Nguyen Dang Son, Published by the Center for Asia - Pacific Studies & Kyung Hee University Korea , 2009 15- Gỉảm nghèo và phát triển đô thị - Nguyễn Đăng Sơn, TC Người Xây dựng, tháng 3/2010 16- Thách thức về quản lý thành phố cực lớn - Nguyễn Đăng Sơn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “ Phát triển đô thị bền vững” tại TP.HCM ngày 17-18/5/2010 17- Hình thái đô thị là cơ sở cho sự phát triển bền vững của đô thị - Go Yantszin, TC Xây dựng và Công nghiệp Nga, số 7/2012 18- Hội thảo quốc tế “Căn bệnh đô thị và giải pháp sáng tạo khoa học thúc đẩy xây dựng đô thị mới”, tháng 9/2013, Tây An, Trung Quốc 19- Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ - Irène Salenson, tháng 8/2015 20- Phát triển TP.HCM đa trung tâm theo định hướng giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông - Nguyễn Đăng Sơn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quản lý quy hoạch - kiến trúc TP.HCM”, TP.HCM tháng 11/2015 21- Hướng Đông TP.HCM địa bàn phát triển chủ đạo - Lê Văn Năm & Huỳnh Xuân Thụ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “ Quản lý quy hoạch kiến trúc TP.HCM”, TP.HCM, tháng 11/2015 22- TP.HCM đang cần gì? - Huỳnh Thế Du - TTCC ngày 28/2/2016 23- Vai trò của các đồ án quy hoạch trong quản lý phát triển đô thị TP.HCM-Nguyễn Thanh Nhã, TC Kiến trúc Việt Nam số 197/2016 24- Phát triển những khu đô thị mới để thực hiện quy hoạch TP.HCM đa trung tâm, giảm ùn tắc giao thông giảm ô nhiễm môi trường - Nguyễn Đăng Sơn, Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM”, do Sở Xây dựng tổ chức, tháng 10/2016 25- Kiểm soát và thúc đẩy chỉnh trang phát triển đô thị TP.HCM - Trần Thị Lan Anh, Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM, tháng 10/2016 26- Mối quan hệ giữa công tác quy hoạch và chiến lược phát triển đô thị - Phạm Hùng Cường, TC QH ĐT số 25/2016 27- Xây dựng “Làng đô thị xanh” từ góc độ hình thái đô thị - Lê Văn Thương & Trương Thị Thanh Trúc, TC KTVN , 27/5/2016 28- Hình thái định cư làng đô thị xanh - Trương Văn Quảng, TC QHĐT số 38 & 39/2019. ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
File đính kèm:
- do_thi_ven_do.pdf