Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trong lịch sử đô thị thế giới, rất nhiều đô thị được hình thành và phát triển bên cạnh những

dòng sông. Dòng sông vừa là tiếp cận giao thông, vận tải, vừa là nguồn nước, hay phương tiện

giải tỏa nước thải đô thị, hoặc là yếu tố phòng thủ cho thành phố. Nhiều đô thị lớn trên thế giới

nổi tiếng được gắn với một dòng sông. Paris nổi tiếng với sông Seine, sông Thames và tháp

BigBen gắn liền với lịch sử của London, Leningrad có sông Neva Sự phát triển của đô thị

theo mong muốn chính là khả năng thỏa mãn nhu cầu cảnh quan, phục vụ nghỉ ngơi giải trí và

tạo những không gian mở cho cư dân đô thị luôn là những dòng sông và dải đất hai bên bờ

sông với cảnh quan được xây dựng là những bờ kè, công viên, mảng xanh, quần thể kiến trúc

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang viethung 9740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÌNH DẠNG, KẾT CẤU 
KÈ BỜ SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PGS. TS. Nguyễn Phú Quỳnh 
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong lịch sử đô thị thế giới, rất nhiều đô thị được hình thành và phát triển bên cạnh những 
dòng sông. Dòng sông vừa là tiếp cận giao thông, vận tải, vừa là nguồn nước, hay phương tiện 
giải tỏa nước thải đô thị, hoặc là yếu tố phòng thủ cho thành phố. Nhiều đô thị lớn trên thế giới 
nổi tiếng được gắn với một dòng sông. Paris nổi tiếng với sông Seine, sông Thames và tháp 
BigBen gắn liền với lịch sử của London, Leningrad có sông NevaSự phát triển của đô thị 
theo mong muốn chính là khả năng thỏa mãn nhu cầu cảnh quan, phục vụ nghỉ ngơi giải trí và 
tạo những không gian mở cho cư dân đô thị luôn là những dòng sông và dải đất hai bên bờ 
sông với cảnh quan được xây dựng là những bờ kè, công viên, mảng xanh, quần thể kiến trúc 
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý nằng trong vùng hạ du sông Đồng Nai- Sài Gòn là 
vùng giao thoa giữa đất liền và biển nên có một mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc, đặc 
sắc và phong phú, trong đó nổi bật là sông Sài Gòn, các tuyến kênh đi trong lòng thành phố 
như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; tuyến kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, tuyến kênh Đôi - Tẻ, tuyến 
kênh Tân Hóa - Lò Gốm 
Mặt nước và dải đất ven sông là tài nguyên quý giá, nhưng quỹ đất vàng ven sông tại 
TP.HCM lâu nay dường như bị bỏ hoang phí, không khai thác hoặc khai thác bất hợp lý. Ở 
nhiều nơi bị các tổ chức, cá nhân lấn chiếm ra tận lòng sông. Để khai thác bền vững được dải 
đất ven sông hiệu quả thì công trình kè bảo vệ bờ sông là một hạng mục quan trọng là ranh giới 
giữa nước và đất, kè có tác dụng ổn định bảo vệ bờ, đồng thời là cảnh quan hay nền cho các 
cảnh quan khác ven sông. Hiện nay, dọc các bờ sông kênh rạch có rất nhiều loại hình kè bảo vệ 
được xây dựng, đa dạng về hình dạng, kết cấu, vật liệu xây dựng tuy nhiên do chưa có một quy 
định hay quy hoạch chung do đó nhiều khu vực cảnh quan không gian ven sông bị phá vỡ và 
nhiều công trình kè mất an toàn vì không phù hợp với điều kiện tự nhiên địa hình, địa chất, 
thủy văn. 
Trên cơ sở các vấn đề nêu trên với kinh nghiệm thực tế của Viện Khoa học Thủy lợi miền 
Nam và của bản thân đã nghiên cứu nhiều các loại hình, kết cấu kè bảo vệ bờ sông kênh rạch 
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng như khu vực phía Nam trong báo cáo này mong muốn sẽ 
tổng hợp và đề xuất một số loại hình kè bảo vệ bờ sông kênh rạch phù hợp cho Tp. Hồ Chí 
Minh.
196
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KÈ BẢO VỆ BỜ TRONG ĐÔ THỊ 
2.1. Ví dụ 01 thành phố ở Châu Âu (Saint 
Petersburg - Nga) 
Thành phố Saint-Peterburg là trung tâm 
thương mại, tài chính và công nghiệp của 
Nga, được xây dựng từ đầu thế kỷ 18, là thành 
phố lớn thứ 2 của Nga sau Moscow, xếp thứ 
nhất về ngành du lịch. Petersburg nằm ven 
biển biển vịnh Phần Lan, thuộc đồng bằng 
châu thổ sông Neva, nơi có địa hinh thấp 
trũng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt (khá 
giống Tp.HCM). Toàn bộ hệ thống kênh rạch 
trong nội thành được kè bảo vệ với cùng một 
hình dạng kết cấu, đó là kè đứng được xây 
bằng đá (xem hình); phía ngoại thành là kết 
cấu kè nghiêng, trong đó phần từ chân kè đến 
mép nước max được xây đá, phía trên (phần 
không giáp nước lát mái trồng cỏ). 
Hình 1: Một số hình ảnh kè bảo vệ bờ sông Tp. 
Saint Petersburg - Nga 
197
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 3: Một số hình ảnh kè mái nghiêng sông Maria – Singapore 
2.2. Ví dụ 01 thành phố ở Châu Á (Singapore) 
Singapore nổi tiếng là thành phố xanh, 
sạch, diện tích cây xanh tính theo đầu người 
khoảng 30 m2 (Tp.HCM khoảng 1m2), được 
mệnh danh là đô thị quy hoạch tỉ mỉ nhất thế giới. 
Hệ thống kè bảo vệ bờ sông được xây dựng 
khá đa dạng, với dạng kè đứng, kè nghiêng đan 
xen nhau theo từng khối kiến trúc biệt lập đi kèm. 
Các kè đứng, thường kết hợp với hệ thống 
đèn, lan can trang trí khá cầu kỳ và thường kết 
hợp với cảnh quan du lịch, kết cấu là các tường bê 
tông. Hệ thống kè nghiêng thường được xây bằng 
đá, sau thời gian cỏ dại lan trên bề mặt. 
Hình 2: Một số hình ảnh kè đứng sông 
Maria – Singapore 
198
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3. ĐỀ XUẤT HÌNH DẠNG KẾT CẤU KÈ CHO KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH 
3.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hình thức, kết cấu kè 
Điều kiện địa hình, địa chất và đặc điểm thủy văn sẽ quyết định rất lớn đến hình dạng và kết 
cấu xây dựng kè bảo vệ bờ sông, kênh rạch. Đối với khu vực Tp. Hồ Chí Minh các điều kiện tự nhiên 
đều bất lợi cho khu vực kè cụ thể như sau: 
- Về địa chất công trình: Qua việc khảo sát địa chất tại các vùng ven sông Sài Gòn cho thấy tầng 
trầm tích Holocen bao phủ trên toàn vùng dọc theo sông từ Nhà Bè-Duyên Hải. Chiều dày lớn nhất 
của tầng trầm tích Holocen thay đổi từ 20-30m, tuy nhiên sự phân bố các lớp đất trong phạm vi 30m 
trong tầng trầm tích này không giống nhau. Tùy từng nơi trong nền đất có các lớp bùn sét, bùn á sét, 
bùn á cát, sét á cát, cát mịn, cát lẫn sỏi sạn. Nhìn chung phân bố ở trên mặt là lớp bùn sét, bùn á sét, 
màu xám đen, xanh đen, ở trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng, có nơi lại xen kẽ lớp bùn, lớp sét, lớp 
bùn. Tầng trầm tích phù sa trẻ hầu như phủ kín bề mặt khắp khu vực với độ dày lớn từ 20-40m. Đặc 
trưng của hệ trầm tích này là đang trong quá trình phân hủy hấp thụ sinh hóa, bão hòa nước và đang 
bắt đầu quá trình cố kết rất mềm yếu, khả năng chịu tải th ... và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 8: Kè dạng hỗn hợp đứng và mái nghiêng đã hoàn thành 
3.3. Hiện trạng các loại hình kết cấu kè ven sông Sài Gòn và kênh rạch 
Hiện nay, nhiều vị trí trên sông Sài Gòn và một số tuyến kênh rạch chính của Thành phố như 
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm đã được xây dựng kè bảo vệ bờ kết 
hợp cảnh quan đô thị với nhiều loại hình, kết cấu, vật liệu khác nhau. 
Sông Sài Gòn hầu như các công trình kè hiện xây dựng đơn lẻ, không theo một định hướng 
chung về hình thức kết cấu, không thống nhất về cao trình đỉnh kè nên xét về mặt thẩm mỹ và cảnh 
quan còn nhiều hạn chế và một số vị trí kè không đảm bảo anh toàn. Điển hình như khu vực bờ Tả 
sông Sài Gòn thuộc Quận 2 là khu vực ven sông có thể nói là phát triển và đẹp nhất nhưng các hạng 
mục kè bảo vệ bờ hay kiến trúc ven sông không tương xứng. 
Hình 9: Một số hình ảnh kè khu vực Thảo Điền - Quận 2 
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước khi xây dựng bờ kè BTCT dự ứng lực đã xây dựng bờ kè lát 
mái bằng đá xây và thường xuyên bị hư hỏng. Hiện nay, tuyến Tàu Hũ – Bến Nghé bờ kè cũng được 
gia cố bảo vệ bằng đá xây và nhiều đoạn đã bị hư hỏng. Ngay cả khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng 
(Q.7), chạy dọc sông Rạch Đỉa, đất mặt tiền sông được ví như “đất vàng” nhưng chủ đầu tư chỉ xếp đá 
thành bờ kè, mép sông rạch trồng cây, phía đất tiếp giáp trồng cỏ làm công viên, đường đi ở những 
202
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
khu đất khai thác xây dựng nhà để bán như khu hồ Bán Nguyệt, khu biệt thự Chateau, còn những khu 
vực khác vẫn bỏ hoang để cây cỏ um tùm và gây sạt lở đất, rất lãng phí và kém thẩm mỹ. 
Kè lát mái kênh Tàu Hũ - Bến Nghé Kè lát mái hồ Bán Nguyệt - Phú Mỹ Hưng 
Hình 10: Một số hình ảnh kè lát mái 
3.4. Đề xuất một số kết cấu kè bảo vệ bờ cho sông, kênh, rạch Tp. Hồ Chí Minh 
Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên điều kiện địa hình, địa chất thủy văn, dòng chảy, đặc điểm kinh tế 
xã hội, văn hóavà tổng hợp kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu thiết kế thi công các 
công trình kè khu vực phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh nơi có các điều kiện 
tự nhiên gần tương đồng nhóm nghiên cứu đề xuất một số loại hình kết cấu kè điển hình bảo vệ bờ 
sông kênh rạch trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như sau: 
a. Kết cấu kè mái nghiêng 
Kè mái nghiêng có thể xây dựng bằng các loại kết cấu mềm như thảm đá, tạo mảnh bằng các 
cục bê tông tực chèn, đá lát khan hoặc bằng đá xây cứng. 
- Kè mái nghiêng đá xây cứng: Kè mái nghiêng bằng đá xây dày từ 40÷70cm; phía dưới là 
lớp đá dăm lót 1x2 dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật; Phía dưới chân kè được chặn bằng 02 rọ đá 
2x1x0.5m xếp chồng lên nhau để hạn chế xói chân kè; phía dưới rọ đá được gia cố cừ tràm đk 8-
10cm; L=4,5m; đóng 16 cây/m2. 
- Kè mái nghiêng dạng kết cấu mềm: Là loại hình kè dùng các tấm lát đúc sẵn tạo liên kết 
mảng, thảm đá, rọ đá, thảm bê tông địa kỹ thuật (có thể biến hình theo độ lún của mái taluy kè) lát 
theo mái nghiêng đảm bảo ổn định, kỹ thuật cho phép kết hợp với hệ thống cọc gia cố dầm chặn và 
phần gia cố phía dưới chân kè bằng thảm đá để hạn chế xói chân kè. 
Hình 11: Kết cấu điển hình của kè mái nghiêng đá xây cứng 
203
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 12: Kết cấu điển hình của kè mái nghiêng mềm trong hệ cọc khung giàn BTCT 
b. Kết cấu kè tường đứng: 
- Kè tường góc BTCT trên hệ cọc: Đây là dạng kết cấu cũng khá phổ biến hiện nay. Tường 
góc BTCT dạng chữ L được đổ tại chỗ trên hệ cọc BTCT vuông, hoặc cọc li tâm được đóng xuống 
lớp đất cứng. Sau lưng kè được đắp cát và đất tận dụng đến cao trình thiết kế tạo thành mặt bằng sau 
kè ở cao trình thiết kế thường khoảng +2,5m - +3,0m. 
Hình 13: Kết cấu điển hình của kè tường góc xử lý nền cọc BTCT ly tâm 
204
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 14: Kết cấu điển hình của kè tường góc BTCT xử lý nền cọc BTCT vuông 
- Kết cấu kè tường đứng có cốt: Kè dùng tường có cốt (cốt vải, lưới địa kỹ thuật, thanh neo 
thép bản...) đặt trên nền cọc ống BTCT đóng sâu đủ chiều dài đảm bảo ổn định, kỹ thuật cho phép và 
phần gia cố chân kè bằng đá hộc để hạn chế xói chân kè. 
Hình 15: Kết cấu điển hình của kè tường đứng có cốt 
- Kết cấu kè tường đứng cứ ván BTCT dự ứng lực: Đây là kết cấu hiện nay đang được áp 
dụng nhiều cho các khu vực đô thị vì tính thẩm mỹ, thời gian và mặt bằng thi công, chất lượng công 
trìnhKết cấu chính vẫn là hệ thống cừ ván BTCT dự ứng lực bên ngoài và khác nhau là hệ thống 
giảm tải phía sau lưng kè: 
205
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Loại 1 - Kè đứng BTCT dự ứng lực neo bằng hàng cọc ván: Là loại hình kè dùng cừ ván bê tông 
cốt thép dự ứng lực SW các loại (do thiết kế tính toán chọn) đóng sâu đủ chiều dài đảm bảo ổn định, 
kỹ thuật cho phép và phần gia cố chân kè bằng thảm đá để hạn chế xói chân kè. Hệ thống giảm tải áp 
lực đắp sau lưu kè sử dụng Neo cừ là hàng cọc ván BTCT dự ứng lực SW (kích thước và mật độ do 
thiết kế tính toán chọn) neo cừ với cừ bằng thép không gỉ. 
Hình 16: Kết cấu kè BT DUL neo bằng cọc BT DUL 
Loại 2 - Kè đứng BTCT dự ứng lực neo bằng hệ cọc BTCT: Là loại hình kè dùng cừ ván bê tông 
cốt thép dự ứng lực đóng sâu đủ chiều dài đảm bảo ổn định, kỹ thuật cho phép và phần gia cố chân kè 
bằng thảm đá để hạn chế xói chân kè. Hệ thống neo sử dụng hệ cọc vuông neo BTCT M300, 1 cọc 
thẳng xen kẽ 1 cọc xiên 1:8, khoảng cách chiều dài cọc, kích thước thanh thép neo (do thiết kế tính 
toán chọn). 
Hình 17: Kết cấu kè BT DUL neo bằng cọc hệ cọc BTCT + dầm neo 
206
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Loại 3 - Kè đứng BTCT dự ứng lực gia cố nền bằng hệ cọc BT ly tâm: Là loại hình kè dùng cừ 
ván bê tông cốt thép dự ứng lực đóng sâu đủ chiều dài đảm bảo ổn định, kỹ thuật cho phép và phần 
gia cố chân kè bằng thảm đá để hạn chế xói chân kè. Hệ giảm tải sau lưng kè sử dụng cọc ống ly tâm 
gia cố nền đất dưới lớp vải. Tùy theo địa tầng mà bố trí chiều dài cọc neo, bước cọc khác nhau, đất 
phía sau lưng kè dùng cốt vải địa, sàn giảm tải cứng BTCT hoặc mềm bằng vải hay lưới địa kỹ thuật. 
Hình 18: Kết cấu kè đứng BTCT DUL gia cố nền bằng hệ cọc BT ly tâm + sàn giảm tải mềm 
Hình 19: Kết cấu kè đứng BTCT DUL gia cố nền bằng hệ cọc BT ly tâm + sàn giảm tải cứng BTCT 
c. Kết cấu kè hỗn hợp giữa tường đứng và mái nghiêng 
207
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Loại 1 - Kè mái nghiêng trên tường đứng dưới: Mái nghiêng phía trên (lát đá, xây đá, cục bê tông 
tự chèn) + tường đứng BTCT phía dưới xử lý nền bằng hệ cọc BTCT đóng sâu đến lớp đất chịu lực. 
Hình 20: Kết cấu kè mái nghiêng trên tường đứng dưới 
Loại 1 - Kè tường đứng trên mái nghiêng dưới: Tường đứng BTCT phía trên xử lý nền bằng hệ cọc 
BTCT đóng sâu đến lớp đất chịu lực. Mái nghiêng phía trên (lát đá, xây đá, cục bê tông tự chèn) 
phía dưới của mái nghiêng được gia cố bằng dầm chặn. 
Hình 21: Kết cấu kè tường đứng trên mái nghiêng dưới 
208
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3.5. Một số giải pháp để giảm quy mô xây dựng kè bảo vệ bờ 
Quy mô xây dựng kè sẽ quyết định tới giá thành, chi phí đầu tư xây dựng do đó việc giảm 
quy mô kết cấu kè sẽ tiết kiệm được chi phí. Quy mô kè phụ thuộc vào mục tiêu nhiệm vụ yêu cầu 
với mỗi nhiệm vụ khác nhau kết cấu kè có thể điều chỉnh khác nhau đảm bảo nguyên tắc kinh tế và 
kỹ thuật. 
Yếu tố quyết định đến quy mô kết cấu kè chính là chiều cao kè, chiều cao kè càng lớn thì giá 
thành xây dựng càng cao do đó giảm được chiều cao kè đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí xây dựng. 
Khu vực Tp. Hồ Chí Minh là vùng ảnh hưởng triều biên độ triều có thể chênh lệch từ 3-
3,5m, mực nước đỉnh triều có thể lên tới 1,68m và chân triều có thể xuống thấp hơn -2,5m vì vậy 
nếu xây dựng kè theo đúng quy luật của thủy triều tự nhiên đảm bảo các yêu cầu về mặt môi trường 
(không để trơ đáy kênh cao độ đáy phải luôn thấp hơn thủy triều) hay để giao thông thủy (đảm bảo 
lưu thông với một chiều dày lớp nước tùy thuộc vào cấp đường thủy) thì cao trình đáy sông, kênh 
tối thiểu phải từ -3,5m đến -4,5m. Một câu hỏi đặt ra là có giải pháp nào để vẫn đảm bảo các yêu 
cầu đặt ra nhưng chiều cao kè giảm đi. Qua trăn trở từ thực tế giảm pháp Viện đưa ra là xây tràn để 
luôn giữ được lớp nước theo yêu cầu trong lòng sông kênh rạch đồng nghĩa đáy kênh được nâng 
lên. Một ví dụ cụ thể chúng tôi đã làm cho các kênh rạch và hồ Trung tâm khu đô thị mới Thủ 
Thiêm được tóm tắt như sau: 
Hệ thống kênh rạch và hồ Trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm có yêu cầu giao thông 
thủy tương đương cấp kỹ thuật là cấp VI, với yêu cầu độ sâu mớm nước của tàu thuyền tối thiểu là 
H = 1,3m, nếu tính thêm vấn đề bồi lắng (dự kiến chiều cao chờ bồi khoảng 1,0m) thì chiều sâu yêu 
cầu từ 2,3 ÷ 2,5m. Mực nước thấp nhất thiết kế với tần suất 98% trên đường tần suất lũy tích mực 
nước giờ là: -2.00 nếu không xây dựng tràn trữ nước thì chiều sâu đáy kênh sẽ phải là -2,00 – 2,50 
= -4,50m và trong quy hoạch được duyệt đáy kênh, rạch hồ là -4,00m. Tuy nhiên, trong quá trình 
tính toán thiết kế nếu xây dựng với công trình kè và nạo vét tới cao trình đáy kênh theo quy hoạch -
4,00m thì kinh phí xây dựng rất lớn và rủi ro tiềm ẩn về mặt xói lở cao. Sau khi nghiên cứu tính 
toán về mặt thủy lực cũng như xin ý kiến các chuyên gia, các đơn vị liên quan tư vấn đã đề xuất 
xây dựng các tràn tại các vị trí nối với sông Sài Gòn để giữ nước. Cao trình ngưỡng tràn được chọn 
là +0,5m và yêu cầu lớp nước tối đa H = 2,50m thì cao trình đáy kênh chỉ cần là -2,00m đồng nghĩa 
với khi phí xây dựng giảm đi đáng kể. 
Hình 22: Cấu tạo tràn trữ nước 
209
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 23: Bố trí các tràn giữ nước trong khu đô thị mới Thủ Thiêm 
Hình 24: Phối cảnh tràn & cửa van tại đầu kênh K1 
210
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
4. KẾT LUẬN 
TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, trong đó có 3 con sông lớn 
chảy qua là sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn chảy dọc trên địa phận TP.HCM có chiều dài 80 km và 
sông Nhà Bè. Ngoài các con sông chính, TP.HCM còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt như: Láng 
The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến 
Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ - Kênh Đôi, Tàu Hủ... Hệ thống sông, kênh rạch phục vụ việc tưới, tiêu 
thoát nước, lưu thông thủy và giúp tạo bộ mặt cảnh quan cho thành phố. Dải đất ven sông, kênh 
rạch là nguồn tài nguyên quý, đất vàng của Thành phố và đã có những quy định được ban hành như 
Quyết định 150 và sau này là Quyết định 22 sửa đổi, sông rạch từ cấp 1 đến cấp 4 có hành lang bảo 
vệ rộng 30 - 50 hay Quy hoạch mép bờ cao cho các tuyến sông kênh rạch có giao thông thủy nhưng 
hiện nay quỹ đất này khai thác chưa hiệu quả thậm chí là lãng phí. Mặc dù muộn nhưng việc thực 
hiện “Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để 
hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành vào năm 2025” là rất cần thiết và cần 
sớm triển khai. 
Để quy hoạch và các giải pháp khả thi thì hình thức kết cấu công trình kè bảo vệ là một vấn 
đề quan trọng vì đây là hạng mục liên quan trực tiếp đến cảnh quan và đặc biệt là kinh phí đầu tư. 
Trên cơ sở các nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và thực tế công tác thiết kế, thi 
công các công trình kè bảo vệ bờ tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, trong nội 
dung bài tham luận này chúng tôi tổng hợp và đề xuất một số hình dạng và kết cấu kè bảo vệ điển 
hình có thể phù hợp cho hệ thống sông, kênh rạch của Tp. Hồ Chí Minh. Các hình thức kết cấu kè 
điển hình này sẽ giúp các nhà quy hoạch, thiết kế, quản lý có thể tham khảo trong từng nhiệm vụ cụ 
thể của mình. 
Việc xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ sông cho toàn bộ hệ thống sông kênh rạch của Tp. Hồ 
Chí Minh là cần thiết tuy nhiên sẽ cần nguồn kinh phí rất lớn và chưa thể triển khai đồng loạt do đó 
cần phải có quy hoạch để định hướng và là cơ sở để thực hiện. Đồng thời phải có cơ chế chính sách 
phù hợp kêu gọi đầu tư, xã hội hóa trong xây dựng đầu tư các công trình kè đồng thời phải triển 
khai sớm nhưng sông, kênh rạch có thể làm được ngay để làm mẫu cho các sông khác. 
5. Tài Liệu Tham Khảo 
[1]. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, “Dự án nạo vét trục thoát nước rạch Xóm Củi” 2011 - 
2019. 
[2]. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, “Dự án Bờ Tả sông Sài Gòn từ Rạch Cầu Ngang đến khu đô 
thị mới Thủ Thiêm” 2011 - 2019. 
[3]. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, “Dự án kè chống sạt lở khu vực Thanh Đa” 2008 - 2017. 
[4]. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, “Dự án: Nạo vét rạch, đào hồ Trung tâm và các kênh mới 
khu đô thị Thủ Thiêm”, 2012 – 2019. 
[5]. Trần Bá Hoằng, “Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp công nghệ chống sạt lở bờ sông trên địa 
bàn hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016-2018. 
[6]. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/khai-thac-quy-dat-ven-song-1075448.html 
211

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_hinh_dang_ket_cau_ke_bo_song_kenh_rach_tren_d.pdf