“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn”

Sông Sài Gòn là một tiểu lưu vực trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt

nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm (biên giới Việt Nam - Campuchia), với độ cao từ 100-

150m, chảy vào hồ Dầu Tiếng (là một hồ chứa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam, có nhiệm vụ cung cấp

nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và

Thành Phố Hồ Chí Minh), sau đó làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và

thành phố Hồ Chí Minh đến hợp lưu với sông Đồng Nai tại Ngã ba Mũi Đèn Đỏ, sau đó đổ ra sông

Nhà Bè.

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 1

Trang 1

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 2

Trang 2

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 3

Trang 3

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 4

Trang 4

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 5

Trang 5

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 6

Trang 6

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 7

Trang 7

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 8

Trang 8

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 9

Trang 9

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang viethung 9680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: “đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn”

“đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn”
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
“ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC 
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH 
QUAN DỌC SÔNG SÀI GÒN” 
ThS.KTS. Phạm Văn Phước (Phó Giám đốc) 
ThS.KTS Đỗ Nguyên Phong (Trưởng P.QH2) 
KTS. Võ Tấn Lập (Phó Trưởng P.QH2) 
ThS.KTS. Nguyễn Bình Dương (Chuyên viên) 
Viện Quy hoạch Xây dựng 
I. TỔNG QUAN VỀ SÔNG SÀI GÒN: 
Sông Sài Gòn là một tiểu lưu vực trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt 
nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm (biên giới Việt Nam - Campuchia), với độ cao từ 100-
150m, chảy vào hồ Dầu Tiếng (là một hồ chứa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam, có nhiệm vụ cung cấp 
nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và 
Thành Phố Hồ Chí Minh), sau đó làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và 
thành phố Hồ Chí Minh đến hợp lưu với sông Đồng Nai tại Ngã ba Mũi Đèn Đỏ, sau đó đổ ra sông 
Nhà Bè. 
80
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Khu vực hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn –Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là 
khu vực có mật độ và thành phần dân cư, kinh tế đa dạng. Các sông rạch ở vùng hạ lưu có đặc điểm 
lòng sông sâu, độ dốc bé. 
Theo quy hoạch định hướng về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020, định hướng đến 
năm 2030 của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ gồm 4 
cảng biển: cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương. 
Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm cảng 
trên sông Sài Gòn, cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai, cảng trên sông Nhà Bè, cảng Hiệp Phước trên 
sông Soài Rạp. 
Bên cạnh vai trò quan trọng trong tổng thể khu vực trọng điểm phía Nam, sông Sài Gòn còn có 
vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong đó có TP.HCM 
như: giao thông vận tải thủy, cấp nước, thoát nước, phục vụ du lịch, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, 
nuôi trồng thủy sản 
II. HIỆN TRẠNG HAI BÊN BỜ SÔNG SÀI GÒN: 
Sông Sài Gòn chảy qua 10 quận-huyện và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh: H. Củ Chi 
(cửa vào phía Bắc), H. Hóc Môn, Quận 12, Q. Gò Vấp, Q. Bình Thạnh, Q. Thủ Đức, Quận 2, Quận 1, 
Quận 4, quận 7. 
Dựa vào hiện trạng, điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm...trên khu vực dọc sông Sài Gòn, có 
thể chia thành 3 phân đoạn: 
- Phân đoạn I: Từ thượng nguồn đến cầu Phú Cường 
- Phân đoạn II: từ cầu Phú Cường đến cầu Sài Gòn 
- Phân đoạn III: từ cầu Sài Gòn đến Mũi Đèn Đỏ 
II.1. Phân đoạn I: “Từ thượng nguồn sông Sài Gòn đến cầu Phú Long”: 
Đa phần là vùng đất nông nghiệp (nông thôn Nam bộ) với hệ thống sông ngòi chằn chịt mang nét đặc 
trưng của miền sông nước, ngoài sông Sài Gòn còn có các kênh, rạch lớn như rạch Tra, rạch Dừa, 
rạch Bà Bếp... Người dân sinh sống gắn với những làng nghề truyền thống: mây tre lá, bánh tráng,... 
Vùng đất Củ Chi - Hóc Môn gắn liền với với khái niệm thành đồng bất khuất với các di tích Địa đạo 
Củ Chi nổi tiếng thế giới (Bến Đình, Bến Dược), 18 thôn vườn trầu (Hóc Môn). Hệ thống giao thông 
đa dạng gồm: Tỉnh lộ, đường khu vực, nội bộ, nội đồng. Tuy nhiên, do nằm khá xa so với trung tâm 
Thành phố nên có khá nhiều bất lợi, đặc biệt là việc cung ứng hạ tầng đô thị phục vụ khu vực.
81
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
II.2. Phân đoạn II: “Từ cầu Phú Long đến cầu Sài Gòn”: 
Là khu vực chuyển tiếp giữa vùng đất nông nghiệp với trung tâm thành phố hiện hữu. Hệ sinh 
thái tự nhiên và phân bổ dân cư cũng bị tác động mạnh của quá trình đô thị hóa. Do đó đặc điểm phân 
bố dân cư dọc hai bên bờ sông cũng có nét đặc trưng riêng: mật độ dân số đông dân khi tiếp giáp với 
trung tâm hiện hữu ở phía Nam và thưa dân về phía Bắc (Quận 12). 
- Phía bờ Tây (bao gồm Huyện Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh): đặc điểm chung cho khu vực 
này là khu dân cư nông thôn pha thành thị (nhà vườn mật độ thấp) ở huyện Hóc Môn, Quận 12; khu 
dân cư đô thị ở Quận nội thành (quận Bình Thạnh), được chia thành những đoạn khác nhau như sau: 
+ Đoạn qua phường 13 phía Bắc đường Phạm Văn Đồng đa phần là các dự án nhà ở có quy 
hoạch chi tiết 1/500 (khu vực này trước đây là KCN Bình Hòa). 
+ Đoạn qua phường 13 phía Nam đường Phạm Văn Đồng, phường 26, phường 27 có dân cư 
hiện hữu khá dày đặc. 
+ Đoạn qua phường 28 (bán đảo Thanh Đa) có một phần là dân cư hiện hữu còn lại là quỹ đất 
nông nghiệp. Khu vực này được bao bọc xung quanh bởi sông Sài Gòn. Từ mé sông vào khoảng 30m 
có tuyến đường hiện hữu dọc sông, trong đoạn 30m này có một số vị trí hiện hữu là các điểm dịch vụ 
dọc sông, còn lại phần bên trong tuyến đường là dân cư, đa số nhà ở cấp 2, cấp 3, mật độ phân bố dân 
cư khu vực này thấp hơn so với các khu vực khác thuộc Bình Thạnh. Khu vực này thường xuyên bị 
sạt lỡ. 
Cầu Phú Cường 
Cầu Sài Gòn 
82
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hiện trạng sông Sài Gòn từ cầu Phú Long đến cầu Sài Gòn. 
- Phía bờ Đông: chia thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1 từ cầu Phú Long đến rạch Vĩnh Bình thuộc phường Vĩnh Phú tỉnh Bình Dương có 
mật độ dân cư tương đối thưa so với các khu vực thuộc Thành phố. 
+ Đoạn 2 từ rạch Vĩnh Bình đến sông Rạch Chiếc thuộc địa phận quận Thủ Đức, thành phố Hồ 
Chí Minh có dân cư xây dựng khá dày đặc xen cài với các dự án nhà ở thuộc phường Hiệp Bình 
Chánh, đặc biệt trong khu vực này là khu Cảng Phước Long trải dài phía Đông dọc sông Sài Gòn, đối 
diện bán đảo Thanh Đa là quỹ đất tiềm năng để có thể định hướng phát triển trong tương lai. 
+ Đoạn 3 từ sông Rạch Chiếc đến cầu Sài Gò ...  tiên đầu tư hàng đầu của nhà nước khi phát triển đô thị. 
c. Việc phát triển đô thị và khai thác cảnh quan bờ sông Sài Gòn cần được xác định là xuyên suốt và 
lâu dài nên phải xây dựng kế hoạch cụ thể về quy hoạch cũng như về tài chánh. 
d. Không có giới hạn ranh giới hành chánh cho định hướng quy hoạch phát triển hai bờ sông Sài 
Gòn. 
98
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Tỷ lệ khảo sát người dân về lựa chọn cảnh quan ven sông Sài Gòn 
VII. 2.2. Về mặt quy hoạch đô thị: 
a. TP.HCM phải là một đô thị gắn với sông nước: 
TPHCM sẽ phải phát triển dựa trên nền tảng tự nhiên của hệ sinh thái, sông, kênh rạch, dựa vào 
sự ưu đãi của tự nhiên tạo nên lợi thế cạnh tranh. 
Kết nối dòng sông và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của bờ sông Sài Gòn. 
Hình thành một hành lang du lịch, giải trí ven sông Sài Gòn và hồi sinh "mặt nước", gắn với việc xây 
dựng các công viên, phát triển các điểm du lịch văn hóa, làng nghề, sinh thái dọc bờ sông, du lịch 
đường thủy... phục vụ sự phát triển mang tính chiến lược, bền vững, vì cộng đồng. 
Việc phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn được cải tạo, xây dựng trên nền tảng của kết cấu đô thị hiện 
có, chỉ bổ sung và phát triển thêm để không làm mất đi những giá trị, bản sắc, hình ảnh lịch sử trước 
đó. 
b. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối khu vực song với việc xây dựng cải tạo đô thị: 
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông (đường bộ, đường thủy) nhằm kết 
nối các khu đô thị, khu chức năng hai bên bờ sông nên một chuỗi điểm hoàn chỉnh cùng với việc xây 
dựng cải tạo đô thị sẽ giúp chia sẽ những áp lực về hạ tầng, dịch vụ, cho khu trung tâm hiện hữu 
thành phố hiện đã quá tải và còn sẽ tiếp tục quá tải nếu phát triển thiếu định hướng rõ ràng trong 
tương lai. 
Việc kết nối trục giao thông dọc sông Sài Gòn ngoài ý nghĩa trên còn có ý nghĩa quan trọng là 
liên kết vùng để bổ sung và tổ hợp chức năng, giúp phát huy hết năng lực phục vụ của các công trình 
dự án dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, là cầu nối giữa các quận - huyện (vùng nội đô - ven đô), tạo điều 
kiện và khai thác tiềm năng phát triển kinh tế giữa các địa phương TP.HCM - Bình Dương -Tây Ninh. 
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông (bộ, thủy) luôn xem trọng yếu tố tiếp cận không 
gian công cộng, tạo điều kiện dễ dàng nhất cho người dân khi muốn sử dụng không gian công cộng. 
99
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
c. Xây dựng thêm nhiều khu vực chức năng từ quỹ đất tiềm năng: 
Theo quy định hàng lang bảo vệ sông bờ sông Sài Gòn từ 30-50 m. Trên toàn bộ hành lang 
công cộng xanh dọc hai bên bờ sông cần rà soát, đánh giá, xác định để có những khu vực có thể mở 
rộng hơn 100-200m để tạo nên những khu vực chức năng tập trung. 
Tại khu vực những khu vực chức năng này có thể tập trung đông người để người dân vui chơi, 
tập trung, tổ chức những hoạt động cộng đồng tạo không gian xanh linh hoạt, có nhiều chức năng 
phục vụ công cộng như công viên văn hóa, bảo tàng, nhà hát và sân khấu biểu diễn ca nhạc ngoài trời, 
khu mua sắm, quảng trưởng phục vụ các lễ hội... sẽ tạo ra các điểm tham quan công cộng chất lượng 
cao dọc theo sông để khuyến khích đầu tư. 
Hiện nay có một số khu vực chức năng này, tuy nhiên vẫn quá ít, một số chưa phát huy hết tiềm 
năng và cũng chưa có sự liên kết trên toàn tuyến, như công viên bờ sông Landmark 81, công viên 
cảng Bạch Đằng – phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Nhà Rồng chủ yếu tập trung tại khu vực bờ Tây 
sông Sài Gòn. 
Khi các khu vực chức năng được hình thành đa dạng và có sự kết nối đủ tốt sẽ thành tổ hợp 
chức năng sẽ tạo nên hiệu quả rất lớn: giảm được áp lực từ các khu vực trung tâm nội thành hiện hữu; 
tạo sự kết nối giữa không gian và con người do vậy mang lại sự hấp dẫn người dân và du khách, đây 
điều quan trọng mang lại sự thành công cho việc xây dựng một đô thị ven sông. 
Một số khu vực có thể xem là quỹ đất để đầu tư các khu vực chức năng: 
- Phân đoạn 1: 
+ Khu 1: Chọn Khu du lịch Một thoáng Việt Nam (xã An Phú) làm tâm điểm phát triển mở rộng, 
hình thành khu du lịch sinh thái gắn với yếu tố Văn hóa, lịch sử của Khu địa đạo Củ Chi và Đình Bến 
Dược. 
+ Khu 2: Khu trung tâm dịch vụ du lịch gắn kết với khu làng nghề truyền thống (tại xã An Nhơn 
Tây, Phú Nhuận, Phú Hòa Đông), khu nông nghiệp kỹ thuật cao và khu du lịch dã ngoại sinh thái tự 
nhiên. 
+ Khu 3: Khu vui chơi giải trí đa năng (theo mô hình công viên Disneyland) (xã Trung An, Hòa 
Phú). Cùng với di tích lịch sử Gò Môn, dự án phim trường hiện hữu, phát triển thêm các dịch vụ vui 
chơi – giải trí khác như: nhạc nước, nhà hàng – khách sạn, rạp chiếu phim 3D, nhà hát, bảo tàng nghệ 
thuật, công nghệ điện ảnh kết nối trung tâm Thủ Dầu Một (Bình Dương) bằng Tỉnh lộ 8 với những 
khu nhà vườn hiện hữu đông đúc, phù hợp phát triển loại hình homestay gắn với cảnh quan dọc sông. 
+ Khu 4: Nông nghiệp truyền thống (làng hoa, cây cảnh) kết hợp nhà vườn (xã Bình Mỹ, Củ Chi 
và xã Nhị Bình, Hóc Môn), rất thích hợp cho mô hình khu dân cư nhà vườn kiểu trang trại (kết hợp 
vườn – ao – chuồng). 
- Phân đoạn 2: 
+ Bán đảo Thanh Đa: Có quỹ đất nông nghiệp còn khá lớn, có thể xây dựng khu đô thị sinh thái 
với nhiều chức năng phục vụ công cộng. Kết nối các trục giao thông qua Thủ Đức, quận 2. 
+ Cảng Phước Long: đối diện bán đảo Thanh Đa, có thể chuyển đổi chức năng để đầu tư các khu 
hỗn hợp, cảng du lịchbổ sung các chức năng thành 
100
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
- Phân đoạn 3: 
+ Cảng Sài Gòn: cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sẽ di dời, do vậy cần định hướng các chức năng Di 
tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, ngoài trời. 
+ Cảng Tân Thuận 2: cần chuyển đổi công năng sử dụng để khai thác hiệu quả. 
+ Khu chế xuất Tân Thuận: đến năm 2041, thời điểm hết hạn Hợp đồng thuê đất, cần định hướng 
chuyển đổi hình thái hoạt động để mang lại giá trị kinh tế và hiệu quả cao cho Thành phố. 
+ Công viên Mũi Đèn Đỏ: có vị trí rất đẹp, thuộc hạ lưu sông Sài Gòn, ngay ngã ba sông giáp 
sông Soài Rạp. 
d. Phân đoạn ưu tiên phát triển nhằm định hướng nguồn vốn: 
Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn từ 20 đến 25 năm, thậm chí là 50 năm. 
Kinh phí thực hiện là rất lớn, không thể triển khai đồng loạt với tất cả kỳ vọng. Nên việc phân 
đoạn và xác định Chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện, điều này là rất quan trọng nhằm 
tập trung nguồn lực cũng như nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước, của nhà nước và của xã 
hội 
e. Phân khu chức năng phù hợp tùy theo tính chất, điều kiện tự nhiên, nhằm khai thác tối đa lợi 
thế tiềm năng: 
Chức năng từng khu vực riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử. 
Việc kiến tạo không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc sông gắn với chức năng mang tính 
chất đặc trưng riêng của từng khu vực sẽ định hình sự phát triển cho từng khu vực cụ thể. "Chuỗi" 
không gian chức năng sẽ được phát huy tối đa cần phải dựa trên một mạng lưới giao thông thông suốt, 
thuận tiện (ưu tiên giao thông công: xe buýt, xe điện,...) và dịch vụ kèm theo cũng được kết hợp tổ 
chức hợp lý. Ví vụ những trạm dừng phục vụ du lịch (đường sông, đường bộ) cần phải kết nối thuận 
tiện và dễ dàng với các "Chuỗi" hoặc khu vực chức năng nêu trên. 
- Phân đoạn 1: từ thượng nguồn sông Sài Gòn giáp Tây Ninh thuộc Củ Chi xuống Hóc Môn 
(xã Nhị Bình) có tính chất khá tương đồng nhau, phải giữ gìn được cảnh quan theo hướng nguyên sơ 
tự nhiên, truyền thống gắn với hệ thống kênh rạch là một trong những yếu tố quan trọng hình thành 
nên nét đặc trưng của khu vực này. Hình thành một hành lang du lịch, giải trí ven sông Sài Gòn và hồi 
sinh "mặt nước", gắn với các chức năng: Du lịch sinh thái, giải trí; Làng nghề truyền thống; Nông 
nghiệp kỹ thuật cao. 
101
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
- Phân đoạn 2: Bắt đầu từ cầu Phú Cường tới bán đảo Thanh Đa trở xuống thì cần quy hoạch 
với những công trình kiến trúc, cảnh quan hai bên bờ để phát triển du lịch thưởng ngoạn sông nước; 
Khu vực này không được xây dựng công trình với mật độ dày đặc mà cần đảm bảo sự thông thoáng 
của không gian tự nhiên, không xâm hại bờ sông. 
- Phân đoạn 3: Đây chính là khu vực phát triển nhanh nhất và đắc địa nhất trên toàn tuyến 
sông Sài Gòn với khu đô thị Vinhomes Central Park, Sài Gòn Pearl, Vinhomes Ba Son, xuống phía 
Nam có dự án cảng Sài Gòn với các tòa nhà cao trên 30-50 tầng có chức năng hỗn hợp, cao ốc văn 
phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ...với kiểu kiến trúc hiện đại, bên cạnh các công trình 
phục vụ công ích như bệnh viện, trường học, công viên bờ sông.... 
Khu vực này có các công trình kiến trúc giá trị mang phong cách Pháp như cột cờ Thủ Ngữ, cầu 
Mống, trụ sở hải quan, khách sạn Majestic, khách sạn Riverside, Bảo tàng Tôn Đức Thắng chen lẫn 
các công trình xây mới như khách sạn Legend, cao ốc văn phòng, các công trình khác như tượng đài 
Trần Hưng Đạo, bên cạnh đó với các mảng cây xanh, thảm cỏ, các tượng đài trang trí, đài phun nước, 
đèn nghệ thuật thì chắc chắn đây sẽ là khu vực hấp dẫn nhất của thành phố đối với du khách. 
Bờ Đông là Khu đô thị Thủ Thiêm đã được quy hoạch với các chức năng hỗn hợp như khu 
trung tâm thương mại và dịch vụ đa chức năng, trung tâm hội nghị triển lãm, bảo tàng, nhà hát giao 
hưởng, khu thể thao và giải trí, Đại lộ Vòng cung và quảng trường, cung thiếu nhi và các cơ quan 
hành chính. Ngòai ra, giao thông công cộng như xe buýt hoặc tuyến tàu điện ngầm vào khu nhà ga ở 
khu vực bệnh viện và công viên phần mềm, bến du thuyền, đăc biệt và công viên phát triển sinh thái 
sẽ 
Về dài hạn có thể khu công nghiệp Tân Thuận sẽ dần tiến tới hình thái công viên công nghệ 
khoa học với các nhà xưởng cao tầng, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, bên cạnh 
đó công viên công nghệ hoặc triển lãm công nghệ cũng sẽ trở thành nơi tham quan giải trí trên đoạn 
cuối dọc tuyến sông Sài Gòn của người dân thành phố. Đường Huỳnh Tấn Phát nối dài cầu Thủ 
Thiêm 4 sẽ được xây dựng nối Khu Tân Thuận vào Thủ Thêm và trung tâm thành phố tạo thành tuyến 
xương sống mới phát triển của Tân Cảng – Thủ Thiêm – Tân Thuận. 
VII. 2.3. Xây dựng chiến lược cụ thể: 
Xây dựng chiến lược trong đó có việc lập quy hoạch tổng thể toàn tuyến sông Sài Gòn, vạch ra 
một kế hoạch cụ thể nhằm quản lý và đẩy nhanh quá trình thực hiện. 
Tổ chức các thi thiết kế đô thị riêng cho từng phân đoạn hoặc từng khu vực có chức năng cụ thể 
sau khi có định hướng quy hoạch tổng thể toàn tuyến. 
Việc quy hoạch xây dựng, cải tạo cảnh quan đô thị nhằm khai thác hết lợi thế bờ sông là dự án 
dài hạn, đòi hỏi qua nhiều quá trình liên tục và thường xuyên. 
Để bờ sông Sài Gòn được như mong muốn như kỳ vọng đòi hỏi sự quan tâm không chỉ của nhà 
nước mà của toàn dân, và đòi hỏi sự phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực. 
VII. 2.4. Sự tham gia rộng rãi của người dân: 
Trong nỗ lực thực hiện dự án cải tạo bờ sông Hàn của Seoul, theo nghiên cứu của ĐH Quốc gia 
Singapore, cho thấy có rất nhiều yếu tố tạo ra sự thành công ngoài ý chí chính trị, sự kết hợp của nhà 
nước với tư nhân. Các dự án thành công đều được phát triển thông qua nhiều vòng tham khảo ý kiến 
người dân và đấu thầu thiết kế một cách cạnh tranh, công khai, minh bạch. Người dân cuối cùng là 
những người trực tiếp thụ hưởng nên việc góp ý của người dân sẽ mang lại yếu tố thành công trong 
việc xây dựng cải tạo phát triển bờ sông Sài Gòn. 
VII. 2.5. Cơ chế phù hợp nhằm huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội: 
Với nguồn lực có giới hạn mà Thành phố phải đối mặt trước hàng loạt nhu cầu cấp bách về dân 
sinh khác, việc xã hội hóa các dự án đầu tư có tính chất quan trọng để huy động tổng lực nguồn vốn, 
bên cạnh nguồn đầu tư công nhằm mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố là nhu 
cầu rất bức bách. Chỉ có kêu gọi xã hội hóa thì Nhà nước, nhà đầu tư và người dân mới cùng có lợi. 
Tuy nhiên, để thu hút mạnh hơn và hiệu quả hơn nguồn vốn này thành phố cần có thêm nhiều cơ chế, 
chính sách phù hợp. 
Việc đưa ra nhiều phương án lựa chọn để thu hút các nhà đầu tư vào đấu thầu công khai sẽ 
mang lại hiệu quả to lớn cho dự án./. 
102
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Tài liệu tham khảo: 
- Tạp chí Ashui.com 
- Diyun Hou (2009). Urban Waterfront Landscape Planning, Blekinge Institute of Technology Karlskrona, Sweden. 
- Umut Pekin Timur. Urban Waterfront Regenerations,  
- Al Ansari, F. (2009). Public Open Space on the Transforming Urban Waterfronts of Bahrain – The Case of 
Manama City. Ph.D. Newcastle University School of Architecture, Planning and Landscape, 353 p., Newcastle. 
- Akköse, A. C. (2007). The Analysis of Istinye Shipyard Area Within The Context of Redevelopment of Urban 
Waterfront Areas. Master Thesis, Istanbul Technical University, Institute of Science And Technology, 131 p., 
İstanbul. 
- Andini, D. (2011). Public Space For People On New Urban Waterfronts: A Literature Exploration on Socio-
spatial Issues in Post-industrial Waterfronts. End Report Msc Thesis Socio-Spatial Analysis, Landscape 
Architecture and Planning Wageningen Unıversity, 67 p. Wageningen. 
- Giovinazzi, O. & Moretti, M. (2010). Port Cities and Urban Waterfront: Transformations and Opportunities. 
TeMALab Journal, Date of Access: 01.02.2013, Available from: www.tema.unina.it ISSN 1970-9870 Vol 3 - SP - 
March (57 - 64). 
- Goddard, C. (2002). Waterfront Regeneration, Geo Factsheet. Date of Access: 01.02.2013, Available from 
103

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_giai_phap_khai_thac_khong_gian_kien_truc_canh_quan_d.pdf