Đề xuất đổi mới phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị
1. Tổng quan về thực trạng phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị
Theo thống kê, đến tháng 12/2018, Việt Nam có khoảng 800 đô thị, trong đó hầu hết đã được lập quy hoạch chung, các đô thị lớn được lập và điều chỉnh quy hoạch 3-5 lần. Hệ thống đồ án quy hoạch đô thị, loại hình quy hoạch, quy mô lập quy hoạch, đối tượng lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú, được lập bởi nhiều đơn vị tư vấn trong và ngoài nước khác nhau dẫn tới sản phẩm của quy hoạch đô thị khá khác biệt của các đồ án. Nếu coi đồ án quy hoạch là sản phẩm của nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật thì mỗi đồ án có phương pháp tiếp cận khác nhau, không thống nhất giữa các đồ án khác nhau
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đổi mới phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất đổi mới phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị
SË 99 . 201968 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM & TÁC GIẢ QUY HOẠCH ß“ xu†t 1. Tổng quan về thực trạng phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị Theo thống kê, đến tháng 12/2018, Việt Nam có khoảng 800 đô thị, trong đó hầu hết đã được lập quy hoạch chung, các đô thị lớn được lập và điều chỉnh quy hoạch 3-5 lần. Hệ thống đồ án quy hoạch đô thị, loại hình quy hoạch, quy mô lập quy hoạch, đối tượng lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú, được lập bởi nhiều đơn vị tư vấn trong và ngoài nước khác nhau dẫn tới sản phẩm của quy hoạch đô thị khá khác biệt của các đồ án. Nếu coi đồ án quy hoạch là sản phẩm của nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật thì mỗi đồ án có phương pháp tiếp cận khác nhau, không thống nhất giữa các đồ án khác nhau. Phương pháp luận quy hoạch thay đổi theo các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, gắn với hội nhập quốc tế, chúng ta có các hợp tác nghiên cứu lập quy hoạch đô thị, từ đó trong các đồ án quy hoạch đã áp dụng các phương pháp luận mới của các nước tiên tiến trên thế giới, các phương pháp luận của quốc tế đã được điều chỉnh theo từng đồ án để phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội và quy định pháp luật tại Việt Nam. Về tổng thể phương pháp luận quy hoạch đô thị hiện tại và có tính phổ biến là phương pháp quy hoạch tổng thể. Phương pháp quy hoạch tổng thể tương đối phù hợp với thể chế, phương thức điều hành nền kinh tế, tổ chức hệ thống hành chính theo tầng bậc của nước ta trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn hiện nay, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần phải chọn vấn đề định hướng phù hợp trong quy hoạch đô thị để hướng tới mục tiêu phát triển xã hội và những vấn đề cần phải linh hoạt theo quy luật của thị trường. Quy trình lập quy hoạch đô thị hiện tại chủ yếu thực hiện theo 4 bước gồm: Đánh giá hiện trạng – Dự báo phát triển – Đề xuất giải pháp quy hoạch – Đề xuất sản phẩm quy hoạch (sản phẩm quy hoạch được quy định thống nhất trong Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng gồm bản vẽ, thuyết minh). Tác động đến sản phẩm quy hoạch còn có quy trình thẩm định phê duyệt, quy trình tham gia của các bên liên quan tới hoạt động quy hoạch. Ths.KTs. Lê HOAønG PHươnG GĐ TT. Kiến trúc, Quy hoạch Hà Nội - VIUP 69SË 99 . 2019 Cùng với quá trình thay đổi phương pháp lập quy hoạch, theo quy định pháp luật đã tách ra các nội dung công việc để hình thành các loại hình công việc mới mà trước đây là một phần của công tác lập quy hoạch như: n Chương trình phát triển đô thị: Được tách ra từ phân kỳ thực hiện quy hoạch để xác định cụ thể các chương trình dự án, nguồn lực thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn, gắn với trách nhiệm của các bên liên quan. n Thiết kế đô thị riêng: Tách nội dung nghiên cứu về không gian, kiến trúc cảnh quan để đưa ra các chỉ dẫn thiết kế cụ thể tạo nên đặc trưng, chất lượng mỹ quan của từng khu phố hoặc tuyến phố. Nội dung này trong thực tiễn triển khai còn nhiều lúng túng n Quy định, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc: Điều lệ quản lý trong đồ án quy hoạch trước đây được nâng cấp thành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch (hoạch hoạch bằng chữ để bổ trợ cho hệ thống bản vẽ trong công tác quản lý phát triển đô thị) và nhiều đô thị lập riêng thành Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Trong thực tế triển khai tại một số đô thị còn có các loại hình như: quy hoạch tổng mặt bằng, chứng chỉ quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch, hồ sơ xin chủ trương lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch, lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ là các sản phẩm khác nhau của công tác quy hoạch, nhiều công tác còn được thực hiện cầu kỳ hơn cả đồ án quy hoạch mới, nhưng tính pháp lý và quy trình triển khai không có, theo quy định cục bộ của từng đô thị, từng địa phương. Hạn chế của phương pháp lập quy hoạch tổng thể được tổ chức theo tầng bậc hiện nay cho thấy quy trình và thời lập quy hoạch kéo dài, mâu thuẫn giữa các loại hình quy hoạch, nội dung quy hoạch không phù hợp với thực tiễn, dự báo quy hoạch thường bị sai, không có đủ nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đặc biệt là công tác quản lý phát triển đô thị không theo quy hoạch được duyệt. Với những tồn tại đó, nhiều phương pháp tiếp cận mới đã được nghiên cứu, đề xuất, áp dụng, nhưng thiếu sự đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam đã dẫn tới không khả thi trong thực tiễn quản lý. 2. Cơ sở đề xuất đổi mới phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị 2.1. Phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa ngành Áp dụng tổng hợp các phương pháp lập quy hoạch để nâng cao chất lượng của quá trình lập quy hoạch, khắc phục hạn chế trong từng bước lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch hiện nay. Trên cơ sở thay đổi phương pháp lập quy hoạch sẽ điều chỉnh sản phẩm quy hoạch, kết quả quy hoạch và điều chỉnh quá trình thực hiện quy hoạch. n Phương pháp quy hoạch tổng thể/tầng bậc/cấu trúc n Phương pháp quy hoạch chiến lược, cấu trúc chiến lược n Phương pháp quy hoạch tích hợp, lồng ghép đa ngành n Phương pháp quy hoạc ... Các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng đô thị có yêu cầu khác nhau về việc phát triển không gian vật thể, xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng, từ đó lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp để đưa ra sản phẩm quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị theo từng giai đoạn khác nhau. Để khắc phục tình trạng nhiều bước làm quy hoạch, làm chậm đưa giải pháp quy hoạch vào thực tế, làm chậm tiến trình đầu tư xây dựng đô thị so với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Việc lồng ghép các công đoạn của công tác lập quy hoạch chung và quy hoạch phân khu để đưa ra các giải pháp quy hoạch tương đối cụ thể phục vụ quản lý hoạt động xây dựng, lồng ghép chương trình phát triển đô thị vào quy hoạch chung để xác được kế hoạch phát triển đô thị và nguồn lực thực hiện. Nội dung cụ thể hóa được lựa chọn theo từng đô thị như sử dụng đất, giao thông, tầng cao, chỉ giới Căn cứ vào quá trình phát triển đô thị có thể đưa thêm các hệ thống chỉ dẫn mới trên nền tảng quy hoạch đã được phê duyệt như: cây xanh, giao thông công cộng, không gian mở, trang thiết bị đô thị. Rút gọn các bước làm quy hoạch phải gắn với thực hiện lập quy hoạch đô thị được thực hiện cẩn thận, bài bản, đảm bảo các chiến lược đưa ra phù hợp với thực tiễn áp dụng dài hạn, tạo nên bộ luật cho đô thị, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, thay đổi hoàn toàn nội dung lập quy hoạch. Thời gian nghiên cứu lập đồ án quy hoạch chung có thể lâu, nhưng giảm bước lập quy hoạch sẽ rút ngắn được thời gian triển khai từ quy hoạch chung đến thực tế. Rút ngắn thời gian lập quy hoạch còn được thực hiện thông qua quy trình được quy định rõ ràng, quy định cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, không bị kéo dài do các thủ tục hành chính. n Phương pháp lập QHĐT phải đảm bảo Quy hoπch & t∏c gi∂ SË 99 . 201972 được tính thiết thực trong việc tham gia của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với QHĐT. n Phương pháp lập QHĐT theo hướng tiếp cận đa ngành, đảm bảo được sự tích hợp các đồ án quy hoạch ngành vào đồ án QHĐT bằng việc xây dựng bộ công cụ chuyển hóa nội dung của quy hoạch ngành vào QHĐT. n Xây dựng được bộ công cụ đánh giá hiện trạng mang tích logic khoa học với kết quả mang tính định lượng cao. Xây dựng phương pháp dự báo phát triển mang tính toàn diện, đầy đủ các công cụ nghiên cứu phân tích. n Phương pháp lập quy hoạch theo hướng “Quy hoạch linh hoạt”, “Quy hoạch hành động”, “Quy hoạch mềm” nhằm làm rõ những nội dung cần phải thực hiện, lộ trình thực hiện, ứng phó hiệu quả với các biến động về kinh tế-xã hội. Đặc biệt phải đảm bảo tính chiến lược cho QHC, tránh tình trạng khi triển khai QHPK lại bất cập và lại điều chỉnh QHC. c. Đổi mới quy trình lập quy hoạch Quy trình các bước linh hoạt theo từng đô thị: Thực hiện phương pháp lồng ghép, căn cứ vào vấn đề cần giải quyết của từng đô thị, yêu cầu của mỗi đô thị để xây dựng quy trình các bước lập quy hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra. Như vậy, quy trình các bước triển khai lập quy hoạch sẽ khác nhau theo từng đô thị gắn với phương pháp triển khai của đơn vị tư vấn được lựa chọn. Quy định pháp luật cần quy định các bước chính phải thực hiện và quy trình thẩm định cuối cùng đối với sản phẩm quy hoạch cuối cùng của đồ án để đảm bảo chất lượng chung. Quy trình các bước mở và bổ sung để tạo điều kiện tham gia đầy đủ của các bên liên quan như: tham vấn chuyên gia, lấy ý kiến cộng đồng. Quy trình quy hoạch có sự tham gia sẽ giúp cho việc lựa chọn giải pháp quy hoạch phù hợp với cộng đồng, nâng cao khả năng giám sát quy hoạch. Quy trình lập và thực hiện quy hoạch phù hợp với bối cảnh xã hội và thể chế, chính quyền đô thị theo từng giai đoạn Đổi mới phương pháp luận quy hoạch đô thị cần phải dựa trên hệ thống pháp luật hiện hành, tính khả thi và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, hệ thống thể chế hiện có để đảm bảo khả thi trong áp dụng quy hoạch và là cơ sở quan trọng để thực hiên quy hoạch. 1. Quy trình đối với đô thị đặc biệt: Quy trình lập quy hoạch đô thị theo 03 bước. n Bước 1: Lập Quy hoạch chung đô thị (bao gồm cả quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật). n Bước 2: Lập Quy hoạch phân khu đô thị. n Bước 3: Lập Thiết kế đô thị (Bước này gộp Quy hoạch chi tiết và Thiết kế đô thị riêng làm 1). 2. Quy trình đối với các đô thị còn lại Quy trình lập quy hoạch đô thị theo 02 bước. n Bước 1: Lập Quy hoạch chung đô thị (Bước này gộp Quy hoạch chung đô thị và Quy hoạch phân khu đô thị). n Bước 2: Lập Thiết kế đô thị (Bước này gộp Quy hoạch chi tiết đô thị và Thiết kế đô thị riêng). d. Đổi mới nội dung quy hoạch đô thị Thay đổi các nội dung quy định cứng nhắc trên cơ sở các giải pháp chiến lược và các quy định linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi phát triển của xã hội đô thị hiện nay và trong tương lai. Quy hoạch theo tầm nhìn dài hạn, có các giải pháp chiến lược thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn, đảm bảo tính khả thi trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của từng đô thị. Xác định các giải pháp chiến lược để sớm hình thành đô thị theo quy hoạch được duyệt. Vấn đề của quy hoạch được nghiên cứu mở rộng, giải pháp quy hoạch không gian vật thể được nghiên cứu lựa chọn trên nền tảng các nghiên cứu phân tích về kinh tế đô thị, về văn hóa xã hội, dự báo chính xác các kịch bản phát triển, định hướng bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển xã hội để lựa chọn giải pháp và đưa ra những quy định phù hợp. Trong điều kiện kịch bản phát triển không đúng với kế hoạch, cần có kế hoạch dự phòng và điều chỉnh phù hợp để hạn chế các tác động tiêu cực của quy hoạch đối với phát triển kinh tế xã hội. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu quy hoạch cụ thể, chi tiết theo từng vấn đề để đưa ra các quy định chặt chẽ, bắt buộc đối với các nội dung cần bảo vệ của mỗi đô thị như: giá trị di sản, môi trường sinh thái, văn hóa cộng đồng, các giá trị hướng tới đặc trưng đô thị. Đối với các vấn đề chưa được nghiên cứu cụ thể cần quy định linh hoạt, quy định mở tạo thuận lợi cho các bước triển khai tiếp theo, tránh các quy định cứng nhắc. * Quy hoạch chung: * Quy hoạch chung đô thị trực thuộc trung ương: n Giảm thiểu những nội dung thiết kế và bản vẽ mang tính chi tiết cụ thể. n Mức độ nghiên cứu ở mức định khung hướng dẫn. n Tích hợp với các quy hoạch ngành. Tăng cường tính định hướng chiến lược (CDS), khẳng định cấu trúc, hình thái đô thị. Bổ sung nội dung về kinh tế đô thị, tài chính đô thị trong quá trình đánh giá hiện trạng và lập chiến lược phát triển để có được những giải pháp phù hợp về không gian cũng như lập ra các dự án thu hút đầu tư hợp lý đảm bảo các quy hoạch khi được duyệt không bị rơi vào tình trạng không biết lấy nguồn vốn từ đâu, ai có trách nhiệm đầu tư và quản lý khai thác tiềm năng từ đô thị. n Đánh giá môi trường chiến lược (DMC) cũng cần thay đổi cách lồng ghép ngay từ khi lập tầm nhìn và các kịch bản phát triển đô thị cho đến các định hướng không gian. * Quy hoạch chung đô thị còn lại (tích hợp nội dung của QHPK): n Tích hợp với các quy hoạch ngành. Tăng cường tính định hướng chiến lược, khẳng định cấu trúc, hình thái đô thị. Bổ sung nội dung về kinh tế đô thị, tài chính đô thị. n Định hình các chỉ tiêu phát triển đô thị mang tính mềm dẻo, tăng cường sử dụng các quy chuẩn và hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn phù hợp tránh được mâu thuẫn giữa quy định trong bản vẽ và các quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có). n Mức độ nghiên cứu đến đơn vị ở. n Định rõ các phân khu phát triển. Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch. n Hạ tầng kỹ thuật định hình những tuyến chính đô thị. * Quy hoạch phân khu (Lập cho các đô thị đặc biệt): n Định hình các chỉ tiêu phát triển đô thị mang tính mềm dẻo. n Mức độ nghiên cứu đến đơn vị ở. n Định rõ các phân khu phát triển. Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch. 73SË 99 . 2019 Quy hoπch & t∏c gi∂ n Hạ tầng kỹ thuật định hình những tuyến chính đô thị. * Thiết kế đô thị: n Lồng ghép nội dung của Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị riêng. Đồng thời soạn lại nội dung sau khi tích hợp. e. Đổi mới sản phẩm quy hoạch đô thị Khắc phục tình trạng các nội dung quy hoạch chung chung, có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới cách vận dụng thực hiện khác nhau, sản phẩm quy hoạch hướng tới các nội dung quy định tương đối cụ thể thông qua các sản phẩm quy hoạch là bản vẽ, thuyết minh, quy định, chỉ dẫn tạo ra các công cụ cụ thể, rõ ràng để các bên cùng biết và cùng giám sát thực hiện quy hoạch. Sản phẩm quy hoạch cần có nhiều loại hình thể hiện, nhiều tỷ lệ bản đồ, tiến tới cụ thể các giải pháp quy hoạch, không giữ mỗi đồ án quy hoạch theo 1 bản đồ như hiện nay. Quy hoạch chung đô thị cần có các nội dung được quy định cụ thể hóa ở mức độ bản đồ tỷ lệ 1/2000, làm công cụ cho quản lý ở bước tiếp theo. Tăng cường loại hình sản phẩm là quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị để có các hướng dẫn thực hiện cụ thể, dễ hiểu cho mọi đối tượng, người dân đô thị có thể biết để thực hiện và giám sát quy hoạch được dễ dàng, không khó hiểu như các bản đồ mang nặng tính kỹ thuật như hiện nay. Quy chế quản lý quy hoạch được quản lý đồng thời với các sản phẩm khác của quy hoạch và các quy định pháp luật có liên quan về hoạt động xây dựng để hỗ trợ cho công tác quản lý phát triển đô thị. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc được phát hành rộng rãi, thông tin minh bạch, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho người dân. Quy định pháp luật cần quy định cụ thể đối với sản phẩm quy hoạch cuối cùng để áp dụng vào quản lý xã hội, quản lý mở đối với sản phẩm trong quá trình thực hiện lập quy hoạch sẽ tạo điều kiện cho áp dụng các phương pháp quy hoạch khác nhau trong nghiên cứu quy hoạch, phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng đô thị. Để hỗ trợ cho sản phẩm quy hoạch được thực hiện đầy đủ, chính quyền đô thị cần phải ban hành hệ thống các quy định quản lý, chỉ dẫn thiết kế cho các nhóm đối tượng đặc thù hoặc phổ biến trong từng đô thị để có những nguyên tắc chung như: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà mặt phố, biển hiệu – biển báo, quảng cáo, trang thiết bị đô thị n Khắc phục được tính xơ cứng của sản phẩm quy hoạch đô thị hiện nay, đảm bảo đủ linh hoạt để có thể đáp ứng các thay đổi của thực tiễn, tránh tình trạng thường xuyên điều chỉnh, giảm thiểu thời gian lập quy hoạch. n Sản phẩm của quy hoạch đô thị cần trở thành những bản đồ hoặc sơ đồ định hướng tích hợp đa ngành và những kèm theo đó là những thuyết minh được giải trình cụ thể, chi tiết nội dung và cách thức thực hiện đồ án thay vì đưa ra những bản vẽ thiết kế cụ thể chi tiết nhưng không có tính thực tiễn cao như hiện nay. n Hồ sơ, sản phẩm hướng tới giảm thiểu tính đơn năng, tăng cường tính đa năng trong phân bố các không gian, quy hoạch sử dụng đất của đô thị. Rút gọn, đơn giản các bản vẽ ở quy hoạch cấp cao (cấp chiến lược), đồng thời tăng cường nội dung chi tiết cho các bản vẽ ở quy hoạch cấp thấp (cấp hành động, hay còn gọi là dự án đầu tư). Quy định rõ mức độ nghiên cứu và thể hiện bản đồ ở mỗi loại hình QHĐT. n Xây dựng lộ trình thẩm định phê duyệt bằng hồ sơ mềm kết hợp chuẩn hóa số lượng hồ sơ các loại đồ án và được quản lý bằng phần mềm theo hướng hiện đại. 5. Lời kết Đô thị là vỏ vật chất tạo môi trường hoạt động, phản ánh hoạt động kinh tế xã hội. Đổi mới phương pháp tiếp cận lập quy hoạch đô thị phải dựa trên bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của từng đô thị cụ thể, trên cơ sở kế thừa các bài học kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thể chế, chính sách, pháp luật Việt Nam và tích cực áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, là cơ sở để quy hoạch đô thị sáng tạo, mang đặc trưng bản sắc Việt Nam và hướng tới sự phát triển bền vững.
File đính kèm:
- de_xuat_doi_moi_phuong_phap_tiep_can_quy_hoach_do_thi.pdf