Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019

Câu 1. (5,0 điểm) ( Đề thi chung cho tất cả các môn).

Câu 2. (6,0 điểm)

 Anh ( chị) hãy thiết kế hoạt động thực hành tiết ‘ Hoàn thiện bài thể dục nhịp điệu” lớp 11, môn thể dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Câu 3. ( 4,0 điểm)

 Hội khỏe phù đổng cấp trường năm học 2017- 2018, có 8 đội tham gia thi đấu môn bóng đá. Ban tổ chức quyết định thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt.

 a. Anh ( chị) hãy lập công thức và tính số trận đấu ,số vòng đấu.

 b. Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp các cặp đấu của các vòng tròn.

 

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019 trang 1

Trang 1

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019 trang 2

Trang 2

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019 trang 3

Trang 3

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019 trang 4

Trang 4

doc 4 trang viethung 6880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Thể dục - Năm học 2018-2019
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT 
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: THỂ DỤC
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5,0 điểm) ( Đề thi chung cho tất cả các môn).
Câu 2. (6,0 điểm)
	Anh ( chị) hãy thiết kế hoạt động thực hành tiết ‘ Hoàn thiện bài thể dục nhịp điệu” lớp 11, môn thể dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Câu 3. ( 4,0 điểm)
 Hội khỏe phù đổng cấp trường năm học 2017- 2018, có 8 đội tham gia thi đấu môn bóng đá. Ban tổ chức quyết định thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt.
 a. Anh ( chị) hãy lập công thức và tính số trận đấu ,số vòng đấu.
 b. Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp các cặp đấu của các vòng tròn.
Câu 4. (5,0 điểm)
 	Anh ( chị) hãy thiết kế một câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống thường gặp sau khi luyện tập chạy bền. Trình bày câu trả lời về tình huống đó.
-------HẾT------
Họ và tên giáo viên dự thi...........................................................SBD..................
HƯỚNG DẪN, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN THỂ DỤC
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu2
Hoạt động thực hành
6.0
Nội dung
Phương pháp ,hình thức tổ chức
Tài liệu
Thời gian
Mục tiêu cần đạt
Hoàn thiện bài TDNĐ
Hoạt động nhóm
Tranh ảnh,SGK,băng đĩa
 15-20p
BT1: Hoàn thiện cả bài theo nhóm( củng cố KT và rèn luyện kỹ năng cơ bản)
a.Vận dụng thấp:
- HS: thành 2 hàng ngang tập đồng loạt cả nhóm bài TDNĐ theo sự điều hành của nhóm trưởng.
- GV: Quan sát,phân nhóm tập luyện theo năng lực( chú ý HS yếu kém)
KT: Nhớ và tái hiện bài tập.
-KN: Thuộc bài,thực hiện động tác liên hoàn và nhịp điệu.
- Thái độ: Ý thức,tinh thần tập luyện
BT2:Hoàn thiện cả bài theo nhóm nhỏ(củng cố KT và rèn luyện kỹ năng cơ bản một cách độc lập)
-GV: Phân thành nhiều nhóm nhỏ 3-4 HS theo năng lực.
-HS: Luân phiên điều hành(hô) nhóm tập luyện.
-GV quan sát,sửa sai(nếu có),nhận xét,đánh giá từng nhóm tập luyện.
KY: Biết cách tự tập luyện,nhận xét,đánh giá,sửa sai lẫn nhau.
-KN: Thực hiện bài tập thuần thục,lien hoàn và nhịp điệu.
- Thái độ: Tích cực,tự giác tập luyện
BT3: Hoàn thiện cả bài theo nhóm( Vận dụng sáng tạo của người tập).
b. Vận dụng cao:
- HS: Tập cả nhóm theo bài TDNĐ theo công cụ( vỗ tay hoặc nhạc)theo sự điều hành của nhóm trưởng.
- GV: Quan sát và sửa sai ( nếu có).
-KT: Thực hiện cơ bản đúng bài TDNĐ.
- KN: Thực hiện thành thục,lien hoàn và nhịp điệu với công cụ( vỗ tay hoặc băng nhạc)
- Thái độ: Thực hiện tốt nhiệm vụ bài học theo yêu cầu của GV.
Mục tiêu:
-KT:+ Thuộc bài,biết cách tập luyện hoàn thiện bài TDNĐ.
+ Biết đánh giá ,sửa sai,kiểm tra và nhaanhj xét lẫn nhau.
1.0
- KN: Thực hiện thành thục cả bài,động tác liên hoàn có tính nhip điệu,vận dụng tốt tình huống thực tiễn.
1.0
- Phương tiện dạy học: Tranh ảnh,băng ,đĩa nhạc
0.5
- Hình thức hoạt động: Thực hiện cả nhóm,nhóm nhỏ
1.0
- HS biết nhận xét,sửa sai và đánh giá lẫn nhau
0.5
- Thái độ học tập tích cực,tự giác và hoành thành tốt bài tập
- Vận dụng bài tập vào tình huống thực tiễn.
1.0
- GV vận dụng các bài tập theo mức độ ( vận dụng thấp,vận dụng cao)
- Gv quan sát,nhận sét,đánh giá mức độ đạt hay chưa đạt.
1.0
Câu3
4.0
Công thức tính số trận đấu theo thể thức vòng tròn:
 a(a-1)
 X = ---------
 2
Trong đó: X: là tổng số trận đấu.
 a: là số đội.
1.0
Công thức tính số trận đấu:
 D = a ( nếu a lẻ )
 D = a – 1 ( nếu a chẵn)
Trong đó: D: là số vòng đấu.
 A : là số đội.
1.0
Với 8 đội tham gia thi đấu thì số trận đấu sẽ là:
 8(8-1)
 X = -------- = 28 (trận)
 2
0.5
Số vòng đấu sẽ là: D = 8-1 = 7 (vòng)
0.5
b.Các cặp đấu của các vòng cụ thể như sau:
Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 Vòng 6 Vòng 7
 1 – 8 1 – 7 1 – 6 1 – 5 1 – 4 1 – 3 1 – 2 
 2 – 7 8 – 6 7 – 5 6 – 4 5 – 3 4 – 2 3 – 8 
 3 – 6 2 – 5 8 – 4 7 – 3 6 – 2 5 – 8 4 – 7 
 4 – 5 3 – 4 2 – 3 8 – 2 7 – 8 6 – 7 5 – 6 
1.0
Câu 4
+ Hướng dẫn trả lời một tình huống cụ thể:
5.0
 Trong giờ học thể dục, một học sinh sau khi luyện tập chạy bền đã ngồi xuống và ngất đi,em hãy cho biết:
Hiện tượng đó là gì?
Xác định nguyên nhân và hướng sử lý?
Hiện tượng ngất sau khi chạy
Trong tập luyện và kiểm tra chạy bền,đôi khi ta thấy học sinh sau khi chạy về đích giảm tốc độ đột ngột hoặc không thể chạy tiếp được nữa, bị ngã quỵ xuống và mất tri giác. Hiện tượng đó trong hoạt động thể dục thể thao gọi là choáng trọng lực.
1.0
Nguyên nhân:
Nguyên nhân của hiện tượng này là khi vận động có đến 88% lượng máu tuần hoàn tập trung về các nhóm cơ tham gia vận động .( Trong lúc yên tĩnh chỉ có 21%) cộng với tác dụng trọng lực của máu làm cho máu dồn xuống chi dưới quá nhiều.
1.0
Sau khi vận động liên tục các cơ luôn co bóp ( Gọi là hiện tượng bơm cơ) làm máu lưu thông dễ dàng và lượng máu cung cấp cho não vẫn được đảm bảo.
0.5
Hơn nữa lúc này tim đã mệt mỏi,lực co bóp của tim yếu đi làm cho máu lên não gặp khó khăn, não bị thiếu máu đồng nghĩa với việc thiếu o xi dẫn đến việc mất tri giác và gây nên hiện tượng chóng trọng lực.
0.5
 + Hướng sử lý :
Cấp cứu :
Khi học sinh bị ngất,nên đưa ra chỗ thoáng không khí( Không được để lạnh và gió lùa),nới lỏng quần áo. Đặt học sinh nằm ngửa, kê chân cao hơn đầu.
Xoa bóp tích cực từ cẳng lên đùi.
Giật nhẹ tóc mai, ấn huyệt Nhân trung,Bách hội,Dũng tuyến.
Nếu có ngừng thở,tim ngừng đập phải hà hơi thở ngạt và soa bóp tim ngoài lồng ngực.
Khi học sinh tỉnh lại có thể cho uống nước trà đường nóng, cà phê sữa nóng.
1.0
+ Tuyên truyền phòng tránh:
Nhắc cho học sinh hiểu về hiện tượng trên:
Khi học sinh chạy về tới đích vẫn phải tiếp tục vận động nhẹ nhàng, hít thở sâu,nhịp nhàng trong một khoảng thời gian thích hợp sau đó mới nghỉ.
Nếu thấy bạn có biểu hiện sắp ngất thì không được sốc nách dìu đi tiếp mà phải cho bạn nằm ngửa xuống, kê chân coa hơn đầu và tiến hành cấp cứu ngay.
1.0
-------HẾT-------

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_thpt_mon_the_duc_nam_ho.doc