Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1)

BÀI 1

BÀI HỌC NAM QUỐC SƠN HÀ ĐÃ ĐƯỢC BIÊN SOẠN NHƯ THẾ NÀO?1

Đúng là bỗng dưng, không phải là một cơn bão trời mà một cơn bão đời đã

đổ bộ vào bản dịch thơ "Nam quốc sơn hà" trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập I,

quần đi quần lại đến phát sợ. Tôi là tác giả của bài học "Nam quốc sơn hà" này và

cũng là chủ biên phần Văn của sách giáo khoa Ngữ văn 7, năm nay ở tuổi 87, trong

khi gặp bão, đã rơi vào trạng thái hai mặt. Một mặt thì nghĩ “sự đời” thời nay là

thế, im lặng thôi. Có gì cần chống đỡ thì đã có các bậc thức giả, đặc biệt có ông

Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi mà thanh danh học thuật như thế là đủ lắm rồi.

Nhưng mặt khác lại cứ muốn nói vì dù sao cũng phải có trách nhiệm trước ngành,

trước các thầy cô đang dạy và các cháu học sinh đang học bài học này.

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 1

Trang 1

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 2

Trang 2

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 3

Trang 3

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 4

Trang 4

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 5

Trang 5

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 6

Trang 6

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 7

Trang 7

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 8

Trang 8

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 9

Trang 9

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang viethung 04/01/2022 5500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1)

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1)
1 
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
ĐỂ GÓP PHẦN DẠY TỐT NGỮ VĂN THCS 
Cuốn 1 
(Tài liệu BDTX năm học 2016-2017) 
LỜI NÓI ĐẦU 
2 
 Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) là tài liệu dùng để triển khai nội 
dung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phƣơng (nội 
dung bồi dƣỡng 2) đƣợc qui định tại Qui chế bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên mầm 
non, phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên (ban hành kèm theo Thông tƣ số 26 /2012/TT-
BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là tài liệu tập hợp 
một số bài viết có liên quan đến việc dạy học chƣơng trình Ngữ văn THCS (dự kiến bộ tài 
liệu này sẽ có nhiều cuốn và đƣợc biên soạn theo từng năm học). 
 Có thể nói, với ngƣời thầy dạy văn thời nay thì việc "tầm chƣơng trích cú" gần nhƣ 
không còn mấy ý nghĩa nữa. Bởi vì chúng ta đang dạy học trong một điều kiện mà chỉ cần 
vài động tác "nhấp chuột" là kiến thức "đông tây kim cổ" đều có thể tìm thấy. Chính vì 
thế, khả năng chọn lọc, tiếp nhận và xử lí thông tin của ngƣời thầy mới là quan trọng. Nếu 
họ không tỉnh táo, không bản lĩnh và không có kinh nghiệm thì rất dễ lạc vào "mê hồn 
trận" kiến thức do internet đƣa lại. 
 Chính vì lẽ trên, khi biên soạn tài liệu này chúng tôi muốn hƣớng đến việc giúp 
giáo viên rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, xử lí kiến thức hơn là cung cấp chúng một cách đơn 
thuần. Các bài viết đƣợc giới thiệu trong tài liệu này ngoài việc cung cấp thông tin còn có 
vai trò nhƣ những "ngữ liệu" để giáo viên cùng nhau nghiên cứu, thảo luận. 
 Nhằm đạt đến mục đích đang hƣớng tới, sau mỗi bài viết chúng tôi có đƣa ra hệ 
thống câu hỏi. Các câu hỏi này một mặt giúp giáo viên nắm đƣợc nội dung cốt lõi của bài 
viết và mặt khác để từng cá nhân bày tỏ quan điểm riêng, tạo sự "phản biện" trong tiếp 
nhận. Có nhƣ thế chúng ta mới có cái nhìn sâu sắc, dân chủ, khách quan và toàn diện hơn 
đối với vấn đề tác giả bài viết đƣa ra. 
 Các bài viết này đƣợc chúng tôi lựa chọn dựa trên 03 tiêu chí cơ bản: tính mới (đƣa 
ra đƣợc quan điểm, cách nhìn mới,...), tính thiết thực (có thể vận dụng để giảng dạy) và 
tính gần gũi (kiến thức không quá xa lạ, hàn lâm). Tiêu chí lựa chọn là nhƣ vậy nhƣng 
thực hiện chúng đến đâu lại là chuyện khác. Một thông tin có thể mới, phù hợp, dễ hiểu 
với ngƣời này nhƣng lại không mới, không phù hợp, không dễ hiểu với ngƣời khác. Đó là 
điều chắc chắn sẽ xảy ra. Do vậy, chúng tôi rất mong sự thông cảm, chia sẻ của các thầy 
cô khi sử dụng tài liệu./. 
 NHÓM BIÊN SOẠN 
 Hồ Giang Long1 
 Lê Thị Hồng Vân2 
1
 Chuyên viên Phòng GDTrH 
2
 Giáo viên trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh 
3 
BÀI 1 
BÀI HỌC NAM QUỐC SƠN HÀ ĐÃ ĐƢỢC BIÊN SOẠN NHƢ THẾ NÀO?1 
 Đúng là bỗng dƣng, không phải là một cơn bão trời mà một cơn bão đời đã 
đổ bộ vào bản dịch thơ "Nam quốc sơn hà" trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập I, 
quần đi quần lại đến phát sợ. Tôi là tác giả của bài học "Nam quốc sơn hà" này và 
cũng là chủ biên phần Văn của sách giáo khoa Ngữ văn 7, năm nay ở tuổi 87, trong 
khi gặp bão, đã rơi vào trạng thái hai mặt. Một mặt thì nghĩ “sự đời” thời nay là 
thế, im lặng thôi. Có gì cần chống đỡ thì đã có các bậc thức giả, đặc biệt có ông 
Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi mà thanh danh học thuật nhƣ thế là đủ lắm rồi. 
Nhƣng mặt khác lại cứ muốn nói vì dù sao cũng phải có trách nhiệm trƣớc ngành, 
trƣớc các thầy cô đang dạy và các cháu học sinh đang học bài học này. 
 I. Trƣớc hết, xin nói về tâm thế của tôi vừa có nét riêng khi viết bài học Nam 
quốc sơn hà này trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 vừa có nét chung với không ít 
sách giáo khoa khác mà tôi đã tham gia trong nhiều năm là thế nào. 
 1. Là phải cố gắng tạo đƣợc tâm thế, tƣ thế và cách viết của một ngƣời biết 
nhiều không phải để viết nhiều mà để viết ít. 
1
 Sông núi nƣớc Nam vua Nam ở 
 Vằng vặc sách trời chia xứ sở 
 Giặc dữ cớ sao phạm đến đây 
 Chúng mày nhất định phải tan vỡ. 
 Bản dịch trên đã đƣợc đƣa vào SGK Ngữ văn lớp 7 (tập 1) từ lâu. Tuy nhiên thời gian gần đây dƣ luận xôn 
xao, bàn tán, cho rằng bản dịch này không hay bằng bản dịch sau đây - một bản dịch đƣợc cho là đã ăn sâu vào tâm 
thức của nhiều thế hệ: 
 Sông núi nƣớc Nam, vua Nam ở, 
 Rành rành định phận tại sách trời. 
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. 
 Để giáo viên có thêm thông tin về việc lựa chọn bản dịch đƣa vào sách giáo khoa, chúng tôi xin giới thiệu 
bài viết này. 
4 
 2. Là phải xử lý sao cho hợp lý giữa yêu cầu khoa học cơ bản và yêu cầu của 
khoa học sƣ phạm, cụ thể ở đây là với chƣơng trình Ngữ văn 7. 
 3. Là có thể tự tin vì không tự tin thì làm mà làm gì nhƣng lại phải biết chỗ 
yếu cần khắc phục của mình là ngƣời chuyên nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học 
và viết lách về văn học Việt Nam trung đại nhiều năm mà không phải là giáo viên 
phổ thông nên không sát đối tƣợng. 
 4. Là viết bài học về Nam quốc sơn hà thì ngoài bản Dịch thơ còn có lời 
Phiên âm nguyên tác, Dịch nghĩa nguyên tác, lời Giải nghĩa từng chữ một, lời Chú 
thích, hệ thống câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản, lời Ghi nhớ, phần Luyện tập. Về Dịch 
thơ, ngoài bản dịch của Lê Thƣớc - Nam Trân còn có bản dịch của Ngô Linh 
Ngọc. Đặc biệt có thêm văn bản Nam quốc sơn hà đƣợc treo ở Bảo tàng Lịch sử 
 Việt Nam gồm nguyên tác chữ Hán, phiên âm, dịch thơ do sáng kiến của Tổng 
chủ biên Nguyễn Khắc Phi. Tất cả các bộ phận đó sẽ là một chỉnh thể bài học gồm 
nhiều yêu cầu và sự tƣơng hỗ giữa các bộ phận để đƣa đến hiệu quả tổng thể và 
cuối cùng cho học sinh về bài học Nam quốc sơn hà. Trong đó bản dịch thơ của Lê 
Thƣớc và Nam Trân dù có đƣợc coi trọng hơn nhƣng vẫn không phải là đối tƣợng 
chính của bài học. Đối tƣợng chính của bài học vẫn là nguyên văn bản chữ Hán đã 
đƣợc phiên âm. 
 5. Là cùng với việc viết sách cho học sinh còn viết sách cho giáo viên. Mà 
ở đây lại phải có sự phân định mức độ kiến thức nông sâu và sự phối hợp giữa hai 
sách trên cơ sở nhận thức hoàn chỉnh về tác phẩm mà khả năng cho phép. 
 Những gì đƣợc trình bày nh ... a mới. Chẳng hạn trong một đoạn văn, 
thƣờng là đoạn văn mà học sinh chƣa học trong nhà trƣờng có độ khó tƣơng đƣơng 
42 
với các bài đã học. Nếu có từ mới thì phải chú thích. Yêu cầu học sinh đọc và trả 
lời một loạt câu hỏi từ 5 – 7 câu thuộc các loại câu sau: 
+ Giải thích một số từ ngữ trong đoạn văn. Cho một số câu giải thích, chỉ ra 
câu có cách giải thích đúng. 
+ Giải thích ý một đoạn văn trong đó cho một cụm các cách hiểu, chỉ ra 
cách hiểu sai hoặc đúng ở trong đó, hoặc tự diễn đạt cách hiểu của mình. 
+ Khái quát tƣ tƣởng bài văn. Cho một số cách khái quát, tìm cách khái quát 
đúng ở trong đó, hoặc tự viết lời khái quát. 
+ Trong bài văn có một chữ để trống, yêu cầu tìm từ thích hợp điền vào. 
+ Trích ra một ý trong bài văn, yêu cầu phát triển thành một bài văn. 
Ngoài ra còn có các câu hỏi về văn học sử, tác giả phong cách, thủ pháp tu 
từ Ở đây việc đọc văn đã tích hợp tự nhiên với tri thức tiếng Việt và làm văn. 
 Đồng chí có suy nghĩ gì về những "bất cập" cũng nhƣ những "đề xuất" trên 
đây? 
43 
BÀI 6 
MẤY LỐI GIẢNG THƠ 
 Giảng thơ có nhiều lối. Chữ trinh kia cũng còn ba bảy đƣờng, huống nữa chữ 
thơ. 
 Thơ có thể gợi tả, hoặc tố cáo thực trạng xã hội nhƣ tiểu thuyết ; thơ có thể 
phản ánh hoàn cảnh tâm lý nhƣ kịch; thi nhân cũng có thể suy tƣởng nhƣ triết 
nhân ; thơ có thể giảng dạy luân lý nhƣ Nhị Thập Tứ Hiếu, hay lịch sử nhƣ Đại 
Nam Quốc Sử diễn ca. Tất cả các thi loại đó, nếu đƣợc gọi là thơ, phải có một thừa 
số chung, là chất thơ, ngày nay gọi là thi pháp. 
 Ba bảy đƣờng trong địa bàn của thơ, cuối cùng, đều quay về một hƣớng. 
Cảm thơ, là nhận ngay ra đƣợc mặt trời ; giảng thơ, là dò hỏi từng đóa hƣớng 
dƣơng. Những cành hƣớng dƣơng vô tội. 
 Giảng thơ có nhiều lối, nghĩa là có nhiều giai đoạn, nhƣng không phải là 
những trƣờng đình hay đoản đình tiễn đƣa ngƣời biệt xứ, mà là, xa xa, những cụm 
mây vàng nơi Tần Lĩnh hay ngọn mây bạc trên đỉnh Thái Hàng, và gần gần, là mái 
tranh, là gốc khế, những cái mốc lắng đợi ngƣời về. 
 Truyện Kiều là một rừng thơ nhiều nẻo, là một vƣờn hồng nhiều màu ; các cụ 
dùng cái gƣơng « lấy hiếu làm trinh » để dạy dỗ con em, cũng nhƣ ngƣời dùng chất 
hoa hồng làm thuốc trị ho ; bậc tân học Trƣơng Tửu đã từng dùng phân tâm học, 
giải Kiều bằng bệnh trạng của Nguyễn Du, cũng nhƣ vị kỹ sƣ canh nông giải thích 
hƣơng hoa hồng bằng mùi phân bón. Gần đây hơn, tại miền Nam, các vị giáo sƣ 
uyên bác đem thuyết hiện sinh để giảng Kiều, và trong lúc đó, tại miền Bắc, nền 
văn nghệ hiện thực xem truyện Kiều nhƣ một cáo trạng xã hội, cũng nhƣ ngƣời 
xem giọt sƣơng hoa nhƣ những giọt mồ hôi của nhân dân. Lối giải thích nào cũng 
có cái lý của nó, có ích lợi của nó, tùy hoàn cảnh. Tôi nói những cành hƣớng dƣơng 
vô tội là vì vậy. 
* 
 Lối kiến giải ý nghĩa của thơ có ích ở chỗ nó cho ta cái cớ đầu tiên để yêu 
thơ. Yêu, có cái duyên và cái cớ. Chàng trai mƣời tám tuổi về thƣa với mẹ xin cƣới 
một cô gái làm bếp khéo, bà mẹ hiểu ngay là con mình mê nhan sắc ; nếu cậu ta xin 
cƣới một cô gái vì đức hạnh, ngƣời mẹ sẽ hiểu con mình phải lòng một ngƣời đàn 
44 
bà có gia cảnh hay nhan sắc chỉ trung bình. Mƣợn lời ví von của ca dao ta có thể 
nói : yêu thơ, một là duyên, hai là nợ, ba là tình. 
 Trong bài này chúng ta sẽ xét lại một số phƣơng pháp vẫn thƣờng dùng để 
giảng thơ. Cách phân tích hình thức theo hình dung. Đây là lối giải thích đắc dụng 
ở nhà trƣờng, thƣờng đƣợc học sinh hƣởng ứng. Ta thƣờng quan niệm thơ phải diễn 
tả cái gì ; và khi hình thức câu thơ rập khuôn với đối tƣợng, ta cho là tinh vi, là ý 
nhị. Ví dụ câu đầu của bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực : 
Bến Tầm dƣơng canh khuya đƣa khách 
 Hai chữ đầu và cuối vần trắc cao nhƣ hai bờ sông, ở giữa là mặt nƣớc thấp, 
rộng, bằng phẳng nhƣ năm thanh bằng liên tiếp. Có ngƣời kể lại rằng Chế Lan Viên 
nói ra điều đó. Xuân Diệu rất thích âm điệu câu thơ này, và chúng ta biết trong thể 
thất ngôn, Xuân Diệu sử dụng thanh bằng liên tiếp rất tài, nhƣ trong câu : 
Mây vẩn từng không, chim bay đi 
 (Đây mùa thu tới) 
 Nguyễn Hiến Lê, trong một cuốn sách Luyện văn, giải thích : năm thanh 
bằng liên tiếp gợi hình ảnh đàn chim xếp hàng ngang bay tới. Ông khen câu thơ 
Bàng Bá Lân : 
Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa 
 (Trƣa hè) 
 Nhạc điệu gợi lên hình ảnh cánh đồng lƣợn sóng, tôi không nhớ Nguyễn 
Hiến Lê giải thích ra sao. Theo tôi trên bảy từ đã có sáu điệp âm (êm+đềm, lụa+lúa, 
trôi+trên) thật ra câu này mƣợn cả ý lẫn nhạc điệu một câu thơ Pháp : 
Une ondulation majestueuse et lente 
(Midi, Leconte de Lisle) 
 Câu thơ cũng gợn sóng nhờ những nguyên âm dài, phải đọc chậm và những 
nguyên âm đôi (diphtongue). Bản thân tôi có lần, trên báo Văn - cách đây đã lâu - 
đã dùng lối « tƣợng hình » để giảng thơ bà Huyện Thanh Quan (ngày nay đƣợc 
xem nhƣ của Hồ Xuân Hƣơng) : 
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán 
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 
 Câu trên những nguyên âm tròn : o, ô, u gợi hình tròn của tàn cây ; còn 
âm ang bằng phẳng, là mặt sông bao la. Hai câu thơ, mƣời bốn chữ dùng toàn hai 
nguyên âm o và a. 
45 
 (nguyên âm ở đây phải hiểu là những nguyên âm trong tiếng nói, chứ không 
phải là trong chữ viết. Thời đó tác giả viết bằng chữ nôm. Bạn đọc giỏi chữ Nôm 
hay chữ Hán có thể phân tích vẻ đẹp của thơ xƣa một cách sâu rộng hơn. Vì chữ 
Hán, chữ Nôm là những hình ảnh vừa của thị giác vừa của thính giác, còn mẫu tự la 
tinh chỉ là những ký hiệu ngữ âm, theo quy ƣớc độc đoán. Thơ Hán nôm và thơ 
quốc ngữ, cái hay có phần khác nhau). 
 Trong Xuân Diệu, ta thƣờng bắt gặp những âm thanh tƣợng hình nhƣ trong 
bài Đây mùa thu tới đã dẫn : 
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang 
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. 
 Những âm cong, do nguyên âm đôi, i, u, và nhất là ba lần uôn vẽ ra dáng cây 
thùy liễu (cái chữ !) rũ cành xuống thấp. 
 Đến nhƣ câu : 
Những luồng run rẩy rung rinh lá 
 Thì dụng công của tác giả lộ liễu quá, câu thơ kém thi vị. Độc giả chuộng 
câu này hơn : 
Cành biếc run run chân ý nhi 
 Cũng niềm mong manh, mà kín đáo hơn. 
 Âm điệu tƣợng hình, chúng ta chỉ mới xem xét âm thanh, nhƣng còn tiết điệu 
nữa : 
Nửa chừng xuân / thoắt gẫy cành thiên hƣơng (Kiều) 
 Ai cũng biết câu Kiều này, nhịp ngắt phải thất thƣờng, so le, 3-5, thì mới có 
nghĩa ; nhịp điệu gãy đổ của câu lục bát gợi đƣợc hình ảnh của cành cây bất ngờ bị 
gãy một cách tàn nhẫn. Nhƣ vậy, nhịp cũng có nội dung của nó, đề này cần đào sâu 
thêm. 
 Bài Tống biệt của Tản Đà, dùng thể từ khúc tạo đƣợc nhịp thơ lạ : 
 Đá mòn, rêu nhạt, 
 Nƣớc chảy, huê trôi, 
 Cái hạc bay lên vút tận trời 
 Nhịp thơ đang ngắt quãng, bỗng dƣng câu sau kéo dài, phải đọc nhanh, vẽ 
lên không trung một đƣờng bay hun hút. 
 Câu sau đây của Bàng Bá Lân, nhịp bình thƣờng của thất ngôn nhƣng đắc 
dụng, vì cô lập đƣợc cánh diều lặng đứng trong không gian : 
46 
Đứng lặng trong mây / một cánh diều 
 Cũng nhƣ thơ Xuân Diệu : 
Đã vắng ngƣời sang / những chuyến đò 
 Nhịp 4-3 cổ điển, nhƣng tạo đƣợc khoảng im lặng giữa câu thơ gợi nên bến 
đò vắng lặng. 
 Ngƣời sành thơ Pháp liên tƣởng đến một câu nổi tiếng của Ronsard, thế kỷ 
16, nhịp lạ đời : 6-4-2 : 
Comme on voit sur la branche / au mois de mai / la rose 
 Nhƣ tríu cành xuân một đóa hồng 
 Chữ rose (hoa hồng) bị nhịp thất thƣờng cô lập ở cuối câu thơ, lơ lửng nhƣ 
một đóa hoa đầu nhánh. Chỉ nhịp thơ thôi cũng báo hiệu nội dung toàn bài thơ tả 
kiếp phù du của một đóa hồng. 
 Nếu vó câu khệp khễnh bánh xe gập ghềnh của Nguyễn Du có những âm 
thanh tƣợng hình, tạo đƣợc cái lắc lƣ của chuyến xe, thì trong câu hò Huế dƣới đây, 
nguyên gốc là của Ƣng Bình Thúc Giạ Thị, nhịp điệu đong đƣa nhƣ con đò trên 
sóng nhẹ : 
 Chiều chiều 
 Trƣớc bến / Vân Lâu / 
 Ai ngồi / ai câu / 
 Ai sầu /ai thảm / 
 Ai thƣơng / ai cảm / 
 Ai nhớ / ai mong. 
 Rồi một chiếc đò khác vụt qua, chợt biến trong sƣơng, chỉ để lại chút mơ 
màng trên sông nƣớc : 
 Thuyền ai thấp thoáng bên sông 
 Đƣa câu mái đẩy/ chạnh lòng nƣớc non 
 Đó là cảm giác chủ quan của ngƣời đọc ; về phần ngƣời sáng tác hò mái nhì, 
mái đẩy, thì nhịp câu trƣớc ngắn, nhịp đôi, cho ăn khớp với tay chèo, nhịp sau dài 
là lúc dừng chèo. Đây là nhịp dài ngắn thƣờng thấy trong dân ca Bình trị Thiên. 
Nhƣng về mặt thi pháp, thì nhịp điệu phục vụ ý tƣởng. Ta có thể chọn nhiều ví dụ 
khác, vẫn của Ƣng Bình : 
 Một giải nƣớc trong 
 Mƣời dòng / nƣớc đục 
47 
 Một trăm ngƣời tục 
 Một chục / ngƣời thanh 
 Biết ai tâm sự nhƣ mình 
 Mùa tơ thêu lấy tƣợng Bình Nguyên Quân 
 Trong Bài Ca Vỡ Đất, Hoàng Trung Thông tạo đƣợc những nhát cuốc đều 
đặn, hăm hở, khỏe mạnh : 
 Giữ chiều nắng gió 
 Chặt cây, cuốc cỏ, 
 Tỉa đổ, trồng khoai 
 Ngày còn dài 
 Còn dai sức trẻ 
 Cuốc càng khỏe 
 Càng dễ cày sâu 
 Hát lên ta cuốc cho mau 
 Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên. 
 Thơ Việt Nam, nhịp thƣờng có vần lƣng yểm trợ. Hoặc, nhìn xa hơn, vần là 
một cách nhịp câu nói, câu thơ. Đây là một đề tài cần nghiên cứu thêm. 
 Trong tiếng Pháp hay tiếng Anh, vần và nhịp cùng một từ nguyên. Giới biên 
khảo Phƣơng tây đang lƣu tâm đến tầm quan trọng của nhịp trong câu nói, câu thơ. 
Ngoài nhạc điệu tƣợng hình, nhẽ ra, phải kể thêm nhạc điệu tƣợng thanh, thì thùng 
trống trận, rập rình nhạc quân nhƣ trong Kiều, hoặc chát chúa nhƣ trong thơ Tú 
Xƣơng : Mụ nọ chanh chua / vợ chửi chồng. 
 Nhƣng chúng ta không nên dài dòng, vì đây là một sắc thái của ngôn ngữ 
hàng ngày, chứ không phải là đặc tính của ngôn ngữ thi ca. Nhất là tiếng Việt nhiều 
nhạc điệu, nên lắm tiếng tƣợng thanh ; ngƣợc lại tiếng Pháp, mệnh danh là duy lý, 
nên quý những âm điệu tƣợng thanh (harmonie imitative) trong thơ, mà họ phân 
biệt với tiếng tƣợng thanh trong ngôn ngữ (onomatopée). Apollinaire gợi tiếng gió 
trên sông Rhin bằng nhiều âm S vàZ lẫn với âm mũi, trong lối ngắt câu bất thƣờng : 
Et le vent du Rhin / secoue sur le bord / les osiers 
Et les roseaux jaseurs / et les fleurs nues / des vignes. 
Gió lay động sậy bên bờ xào xạc 
Lau rì rào hoa mƣớp xác xơ bay 
48 
 Tinh tế hơn hai lối tƣợng thanh tƣợng hình, là lối tƣợng ý, thơ Tản Đà : 
Nƣớc non nặng một lời thề 
Nƣớc đi đi mãi không về cùng non. 
 Khi lời thề gắn bó, thì non nƣớc quấn quít lấy nhau ở đầu câu trƣớc : khi 
cách biệt nhau đằng đẵng thì nƣớc ở đầu câu, mòn mỏi trông chờ non ở mãi tận 
cuối câu. Đến giữa bài thơ, nƣớc non vẫn ngàn trùng xa biệt, non vẫn kiên trinh ôm 
ấp trong tim lời thề róc rách : 
Non cao tuổi vẫn chƣa già 
Non thời nhớ nƣớc, nƣớc mà quên non 
 Mãi đến cuối bài thơ, nƣớc non mới tái hợp, xoắn xuýt lấy nhau, nhƣ đôi vợ 
chồng son : 
Nghìn năm giao ƣớc kết đôi 
Non non nƣớc nƣớc không nguôi lời thề. 
 Những ví dụ nhƣ thế, không hiếm, miễn là ta tinh ý và chịu khó tƣởng tƣợng. 
Trong Kiều, đoạn Thúc Sinh gặp lại Kiều làm hoa nô cho vợ cả : 
Bây giờ đất thấp trời cao 
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ 
 Vì không biết phải ăn nói làm sao nên phải ấp a ấp úng, cuối câu lặp lại đầu 
câu. 
 Có ngƣời lƣu ý đến nhịp vừa tƣợng thanh vừa tƣợng ý trong câu ca dao đơn 
giản : 
Trông trời, trông đất, trông mây, 
Trông mƣa, trông gió, trông ngày, trông đêm 
Trông cho chân cứng đá mềm 
Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng. 
 Hai câu trên nhịp ngắt phập phồng nhƣ những lo âu dồn dập hơi thở và trái 
tim, hai câu sau nhịp dài, thanh thản nhƣ tiếng thở dài trút sạch ƣu tƣ ra khỏi buồng 
phổi, trái tim của ngƣời đi cấy. Gần đây, tại Pháp, tôi có « bịa đặt » ra một cách 
giảng thơ Apollinaire để dạy học trò : 
Le mai, le joli mai, en barque sur le Rhin 
Les Dames regardaient du haut de la montagne 
Vous êtes si jolies, mais la barque s’éloigne 
49 
Qui donc a fait pleurer les saules riverains 
 (Mai, Alcools) 
Tạm dịch : 
 Xuôi sông Ranh tháng Năm ngày ngát lộng 
 Nƣơng tử nhìn theo từ ngọn đỉnh trời 
 Nàng tuyệt diễm nhƣng thuyền lìa bến mộng 
 Liễu ven bờ thùy lệ hỏi vì ai 
 Trong câu đầu hai chữ « joli mai » quyến lấy nhau, đến câu ba, lúc thuyền 
qua không buộc chặt, phải lìa xa bến, thì ý cách biệt tách rời hai chữ « jolies / 
mais » nhƣ vầng trăng ai xẻ làm đôi vậy. 
* 
 Lối kiến giải theo cách hình dung đó, tuy hấp dẫn nhƣng đặt ra một số vấn 
đề. 
 Trƣớc tiên, ngƣời ta tự hỏi : tác giả có cố tình, hoặc có ý thức, vẽ ra những 
hình tƣợng đó không ? Câu hỏi tự nhiên nhƣng chỉ là một « giả vấn đề » : thơ 
là quán tha hồ muôn khách đến, là một cánh hoa gửi hƣơng cho gió, muốn cảm thụ 
thế nào tùy thích, mà không cần biết đến cái dụng tâm của tác giả. Ngƣời mình 
thƣờng nói : thơ có hồn – nghĩa là có đời sống riêng, chiếu tỏa ra một thứ ánh sáng 
riêng, chính tác giả cũng khó ngờ đƣợc. Thơ hay nhƣ ngọc quý, mỗi lúc lung linh 
một tia sáng khác nhau. 
 Thứ đến, là câu hỏi thực tế : những câu gợi hình, gợi ý nhƣ vậy, chỉ là số ít. 
Còn bao nhiêu câu thơ khác, tuyệt diệu mà không thể suy diễn ra đƣợc thành những 
sơ đồ, thì sao ? Từ đó nảy ra vấn nạn cuối cùng, là một nguyên tắc. Chúng ta đã 
từng quan niệm thơ không miêu tả nhƣ văn xuôi, thì không nên đòi hỏi thơ phải 
lƣợc họa một ngoại vật, hay minh họa một ý tƣởng. Giảng giải bằng cách họa hình, 
nhƣ ta đã làm trong bài này, chỉ hữu hiệu trong phƣơng diện mô phạm, để gợi sự 
chú ý của những bạn trẻ không sành thơ. Qua lối kiến giải đó, bạn đọc thấy là 
ngƣời giảng thơ tinh tế, chứ không thấy thơ hay : luật giảng thơ, không nên để lời 
bình giảng của mình lấn át tiếng thơ. Không nên đặt cây đàn vĩ cầm của mình cao 
hơn nghệ thuật âm nhạc. Cây vĩ cầm phục vụ âm nhạc chứ không phải ngƣợc lại. 
 Ngày nay, ngƣời sành điệu không ai đòi hỏi một họa phẩm phải vẽ lại trung 
thực, những đƣờng nét, màu sắc của tạo vật ; thì ngƣời yêu thơ lại càng không nên 
tìm ở thơ những tƣơng quan sẵn có của ngoại giới. Thơ phải có khả năng tạo ra một 
50 
vũ trụ mới, với những kích thƣớc, những quan hệ, những định luật riêng, bằng cách 
khai thác đặc tính của ngôn ngữ, mà ta sẽ xét trong một dịp khác. 
 Đặng Tiến 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
 Qua bài viết trên, đồng chí rút ra đƣợc kinh nghiệm gì trong việc giảng dạy 
các tác phẩm thơ cho học sinh? 

File đính kèm:

  • pdfde_gop_phan_day_tot_ngu_van_thcs_cuon_1.pdf