Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2020-2021
C. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Đề bài gồm có 2 phần:
I. Đọc hiểu (4.0 điểm).
- Đề đọc hiểu gồm 6 câu cho 3 mức độ: Nhận biết (3 câu), thông hiểu (2 câu), vận dụng (1 câu).
- Phần vận dụng không yêu cầu viết đoạn văn, HS có thể gạch ý để làm bài, nội dung căn cứ từ
ngữ liệu đọc hiểu.
- Phạm vi ra đề: (Ngữ liệu ngoài SGK)
+ Văn bản/đoạn trích thuộc thể phú, cáo, nghị luận trung đại
+ Văn bản văn xuôi tự sự trung đại
+ Truyện thơ, ngâm khúc trung đại
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĔN LỚP 10 NĔM HỌC 2020-2021 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II T T Kĩ nĕng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ ( %) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút) 1 Đọc hiểu 15 5 15 5 10 10 0 0 06 20 40 2 Làm vĕn 25 10 15 10 10 20 10 30 01 70 60 Tổng 40 15 30 15 20 30 10 30 07 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 B. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TT Nội dung kiến thức/kĩ nĕng Đơn vị kiến thức/ kĩ nĕng Chuẩn kiến thức, kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nhậ n biết Thôn g hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 ĐỌC HIỂU - Đọc hiểu các vĕn bản/đoạn trích thuộc thể phú, cáo, nghị luận trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Nhận biết: - Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của vĕn bản/đoạn trích. - Xác định các chi tiết tiêu biểu trong vĕn bản/đoạn trích. - Chỉ ra thông tin trong vĕn bản/đoạn trích. - Nhận diện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong vĕn bản/đoạn trích Thông hiểu: - Hiểu được đặc sắc về nội dung của vĕn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận... - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của vĕn bản/ 3 2 1 0 6 TT Nội dung kiến thức/kĩ nĕng Đơn vị kiến thức/ kĩ nĕng Chuẩn kiến thức, kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nhậ n biết Thôn g hiểu Vận dụng Vận dụng cao đoạn trích: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... - Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong vĕn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong vĕn bản. - Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung vĕn bản. - Đọc hiểu vĕn bản vĕn xuôi tự sự trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Nhận biết: - Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của vĕn bản/đoạn trích. - Xác định được các sự việc chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong vĕn bản/đoạn trích. - Chỉ ra thông tin trong vĕn bản/đoạn trích. - Nhận diện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong vĕn bản/đoạn trích Thông hiểu: - Hiểu được đặc sắc về nội dung của vĕn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của sự việc chi tiết tiêu biểu - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của vĕn bản/đoạn trích: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân TT Nội dung kiến thức/kĩ nĕng Đơn vị kiến thức/ kĩ nĕng Chuẩn kiến thức, kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nhậ n biết Thôn g hiểu Vận dụng Vận dụng cao vật... - Hiểu được một số đặc trưng của tự sự trung đại thể hiện trong vĕn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong vĕn bản; sự khác biệt giữa vĕn xuôi tự sự trung đại với vĕn xuôi tự sự tự sự hiện đại. - Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung vĕn bản. - Đọc hiểu truyện thơ, ngâm khúc trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Nhận biết: - Xác định phương thức biểu đạt, thể loại của vĕn bản/đoạn trích. - Xác định nhân vật, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của vĕn bản/đoạn trích. - Chỉ ra được thông tin trong vĕn bản/ đoạn trích. - Nhận diện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong vĕn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu được đặc sắc về nội dung của vĕn bản/đoạn trích: chủ đề, tình cảm của nhân vật... - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của vĕn bản/ đoạn trích: ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... TT Nội dung kiến thức/kĩ nĕng Đơn vị kiến thức/ kĩ nĕng Chuẩn kiến thức, kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nhậ n biết Thôn g hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong vĕn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong vĕn bản - Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung vĕn bản 2 LÀM VĔN - Nghị luận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận. - Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, dịch giả, tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. - Xác định được nội dung cảm xúc, nhân vật trữ tình của đoạn trích. - Nhận diện được từ cổ, điển tích, điển cố trong vĕn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Trình bày được nội dung và nghệ thuật đoạn trích: nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, khao khát hạnh phúc lứa đôi; nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật... Vận dụng: - Vận dụng kĩ nĕng tạo lập vĕn bản; vận dụng kiến thức về lập luận trong vĕn nghị luận, các 1* TT Nội dung kiến thức/kĩ nĕng Đơn vị kiến thức/ kĩ nĕng Chuẩn kiến thức, kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nhậ n biết Thôn g hiểu Vận dụng Vận dụng cao thao tác nghị luận; vận dụng kiến thức về tác phẩm để viết được bài vĕn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài. - Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả, dịch giả trong vĕn học Việt Nam. Vận dụng cao: - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận; - Diễn đạt sáng tạo ... duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi. - Kiều hoàn toàn rơi vào tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng. - Tiếng gọi chàng Kim vô cùng tha thiết và đau đớn. Kiều còn tự nhận rằng mình đã phụ bạc chàng Kim, nàng đã nhận lỗi hết về phần mình. Ứng xử ấy cho thấy nhân cách cao thượng và tấm lòng vị tha của Kiều. Đoạn trích bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều: Trong đau khổ tột cùng Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng: có hiếu với cha mẹ, thương em, ân cần, chu đáo, hiểu mình, hiểu đời, chịu nhận phần thiệt thòi về mình, quên đi bất hạnh của mình để cảm thông cho người khác. Đồng thời đoạn trích cũng thể hiện nỗi đau đớn cực độ của Kiều khi phải tự nguyện từ bỏ mối tình đầu của mình. Những phẩm chất của Kiều cũng là phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam qua nhiều thời đại. III. Nghệ thuật - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. - Có sự kết hợp giữa các hình ảnh ước lệ, thán từ, động từ, hình ảnh sinh động góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật. 3. CHÍ KHÍ ANH HÙNG (TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU) I. Kiến thức về tác phẩm 1. Vị trí đoạn trích : - Từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều. 2. Tóm tắt nội dung Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi rơi vào lầu xanh lần thứ hai thì Từ Hải bỗng xuất hiện và cứu Kiều ra khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống với nhau hạnh phúc. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa nĕm đã từ biệt Kiều ra đi. II. Nội dung 1. Bốn câu đầu: Quyết tâm lên đường lập sự nghiệp lớn của Từ Hải. - Hương lửa đương nồng: hình ảnh ước lệ miêu tả cuộc sống lứa đôi đang mặn nồng, hạnh phúc. - Trượng phu: người đàn ông có ý chí, hoài bão lớn lao, nhân cách cao đẹp. Dùng từ này để gọi Từ Hải, Nguyễn Du tỏ rõ thái độ trân trọng, ngợi ca đối với nhân vật này. - Động lòng bốn phương: ý muốn lên đường lập nên sự nghiệp lớn, cũng là hoài bão lớn lao của thân nam nhi. - Trời bể mênh mang: không gian rộng lớn, mang tầm vũ trụ. Không gian ấy cũng góp phần thể hiện chí khí lớn lao của người anh hùng Từ Hải. - Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong: Hình ảnh thể hiện quyết tâm vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát của Từ Hải. 2. Mười hai câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều. - Kiều không giữ chân Từ Hải, nhưng nàng muốn đi theo. Ước muốn của Kiều cũng có thể dễ dàng hiểu và thông cảm được. Đã trải qua quá nhiều sóng gió trong cuộc đời, bây giờ nàng mới tìm được bến đỗ bình yên, cho nên nàng không nỡ rời xa người đàn ông của mình. - Từ Hải từ chối yêu cầu của Kiều, nhưng bằng cách nói rất tế nhị. Đồng thời qua lời từ chối ấy, người đọc có thể nhận ra nhiều phẩm chất của người anh hùng Từ Hải. + Từ Hải rất thấu hiểu tâm lí của Kiều, cũng rất yêu thương Kiều. + Từ Hải là con người tràn đầy lòng tự tin, chàng hẹn với Kiều “Chầy chĕng là một nĕm sau” sẽ đến rước nàng. 3. Hai câu cuối: Tư thế lên đường của Từ Hải. - Quyết lời dứt áo ra đi: phong thái vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán. - Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: hình ảnh ước lệ thể hiện tầm vóc lớn lao, phi thường của người anh hùng Từ Hải. - Sử dụng hình ảnh ước lệ để nói về Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện ước mơ về một người anh hùng, ước mơ về lẽ công bằng, công lý trong cuộc đời. Với bút pháp lý tưởng hóa nhân vật kết hợp những hình ảnh ước lệ, kì vĩ, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Từ Hải, một người đàn ông có chí khí phi thường, Từ Hải là hình ảnh thể hiện lí tưởng, ước mơ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. III. Nghệ thuật - Sử dụng các hình ảnh ước lệ, kì vĩ. - Lời thoại trực tiếp, thể hiện tính cách và bản lĩnh của nhân vật. E. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1: I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Nay các thành đã phá, duy còn thành Đông Quan chưa hạ xong. Vì thế ta ĕn không ngon, ngồi không yên, ngày đêm lo buồn. Tả hữu chưa có người. Ta làm chủ tướng, mà một là già yếu vô tài, hai là ít học, ít biết, ba là trách nhiệm nặng khó đảm đương, và chưa đặt được các Tướng Quốc, Thái Bảo, Thái Phó, Thái Uý, Đại Nguyên súy còn khuyết. Các quan làm việc nước mười phần mới được có một hai. Cho nên khuất tất cầu hiền, khuyến cáo người hào kiệt, nên cùng hết sức giúp đỡ muôn dân, chớ có dấu tiếng, dấu tài để cho thiên hạ lầm than lâu nữa. Hoặc giả có bậc cao khiết như tứ Hạo(1), chính ẩn như Tử Phòng(2), thì cũng nên vì dân ra cứu nạn, đợi lúc thành công toại chí thì về ở núi rừng, không ai ngĕn cấm. (Nĕm Đinh Mùi , Lê Thái Tổ đóng quân tại Bồ Đề trên sông Lô, chép theo Sử Ký). (Chiếu khuyến dụ hào kiệt – Trích Ức Trai tập, tập thượng, Nguyễn Trãi, NXB Vĕn học 1994, tr134) Chú thích: (1) Tứ Hạo: bốn ông già ở cuối đời Tần là Đông Viên công, Lộc Lý tiên sinh, Lý Quý, Hạ Hoàng công, tránh loạn ẩn ở núi Trường-sơn. Hán Cao tổ muốn mời ra không được. (3) Tử Phòng: Trương Lương tự là Tử Phòng, giúp Hán Cao tổ đánh thiên hạ. Khi công thành được phong Lưu hầu rồi ông lui về theo học thuật thần tiên. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể loại của vĕn bản trên.(0.5 điểm) Câu 2. Theo đoạn trích, ngoài các thành đã phá thì còn thành nào chưa hạ xong? (0.5 điểm) Câu 3. Trong đoạn trích, Lê Lợi khuyên các bậc hào kiệt điều gì? (0.5 điểm). Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu vĕn: Các quan làm việc nước mười phần mới được có một hai. Cho nên khuất tất cầu hiền, khuyến cáo người hào kiệt, nên cùng hết sức giúp đỡ muôn dân, chớ có dấu tiếng, dấu tài để cho thiên hạ lầm than lâu nữa ? ( 0.75 điểm) Câu 5. Qua vĕn bản, hãy cho biết nguyên nhân nào khiến Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) “ĕn không ngon, ngồi không yên, ngày đêm lo buồn.”? (0.75 điểm) Câu 6. Anh/Chị có nhận xét gì về con người Lê Lợi qua việc ông “khuyến cáo người hào kiệt, nên cùng hết sức giúp đỡ muôn dân, chớ có dấu tiếng, dấu tài để cho thiên hạ lầm than lâu nữa”? (1.0 điểm) II. LÀM VĔN (6.0 điểm) Anh/Chị hãy phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Vĕn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) ĐỀ 2: I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa nĕm ở đất Liêu Dương lại nhà. Vội sang vương Thúy dò la, Nhìn xem phong cảnh, nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa, Song trĕng quạnh quẽ, vách mưa rã rời Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào nĕm ngoái còn cười gió đông. (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Vĕn học, 1966) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích? (0.5 điểm) Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh về vương Thúy trong đoạn trích? (0.5 điểm) Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu sau: (0.75 điểm) Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào nĕm ngoái còn cười gió đông. Câu 5. Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ mang tính chất trái ngược “vội” và “dò la” trong câu: “Vội sang vương Thúy dò la”? (0.75 điểm) Câu 6. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? (1.0 điểm) II. LÀM VĔN (6.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Ngô Tử Vĕn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. (Ngữ vĕn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.55-60) ĐỀ 3: I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Những mong cá nước vui vầy, Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời. Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ. Chàng há từng học lũ vương tôn. Cớ sao cách trở nước non, Khiến người thôi sớm thì hôm những sầu? (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, NXB Đồng Nai, 2001) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? (0.5 điểm) Câu 3. Chỉ ra những chi tiết diễn tả cảnh chia lìa trong đoạn trích? (0.5 điểm) Câu 4. Nêu hiệu quả của biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ: “Những mong cá nước vui vầy”? (0.5 điểm) Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau? Cớ sao cách trở nước non, Khiến người thôi sớm thì hôm những sầu? Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? II. LÀM VĔN (6.0 điểm) Phân tích đoạn trích sau: Lòng này gửi gió đông có tiện? Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên. Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thĕm thẳm đường lên bằng trời. Trời thĕm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn, Ngữ vĕn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.88) ĐỀ 4: I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà vĕn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua. (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Theo đoạn trích, những điều tệ hại nào dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan? Câu 3. Cĕn cứ vào mục đích nói, câu: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.” thuộc kiểu câu gì? Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu vĕn: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”? Câu 5. Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những nội dung nào trong đoạn trích? Câu 6. Từ đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì? II. LÀM VĔN (6.0 điểm) Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau: “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm, dường đã có đèn biết chĕng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương.” (Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn, Ngữ vĕn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.87) ĐỀ 5: I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Từ Đạt người ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan, ông thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giàu mà Từ nghèo, Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm. Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song họ cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ. Từ có con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng vừa suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn người mối lái, định kì cưới hỏi. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục, thờ chồng rất cung thuận.Người ta đều khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng. Nhị Khanh thường phải can ngĕn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Nĕm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét lập ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. (Trích Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXBGD, 2001) Câu 1. Xác định thể loại của vĕn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, Từ Đạt là ai? (0.5 điểm) Câu 3. Nhị Khanh được giới thiệu như thế nào trong vĕn bản? (0.5 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, chi tiết Đình thần ghét lập ngôn tính hay nói thẳng gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật? Chi tiết ấy gợi cho em nhớ đến câu ca dao nào khuyên chúng ta đúng mực khi giao tiếp ứng xử trong cuộc sống (0.75 điểm) Câu 5. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong việc xây dựng nhân vật ? (0.75 điểm) Câu 6. Từ cách giới thiệu nhân vật Nhị Khanh khi ở nhà chồng, ta thấy rõ thái độ của tác giả đối với nhân vật; anh/chị hãy rút ra thông điệp mà tác giả muốn biểu hiện ở nhân vật này? (1.0 điểm) II. LÀM VĔN (6.0 điểm) Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích dưới đây: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm kia rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm, dường đã có đèn biết chĕng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi, Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kìa với bóng người khá thương Gà eo óc gáy sương nĕm trống, Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Hương gượng đốt hồn đà mê mải, Gương gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây loan kinh đứt phím loan ngại chùng. (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn, Ngữ vĕn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_10_nam_hoc_20.pdf