Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021
MỨC I: 85 CÂU
Bài 21 (16 câu)
Câu 1. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 gắn liền với sự kiện nào dưới đây trong lịch sử dân tộc?
A. Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội.
B. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
D. Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Giơnevơ.
Câu 2. Sự kiện nào được xem là ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng?
A. Thủ đô Hà nội giải phóng (10/10/1954).
B. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô (01/1/1955).
C. Pháp rút khỏi đảo Cát Bà – Hải Phòng (16/5/1955).
D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21/7/1954).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN TỔ XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn : Lịch sử -Lớp 12 MỨC I: 85 CÂU Bài 21 (16 câu) Câu 1. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 gắn liền với sự kiện nào dưới đây trong lịch sử dân tộc? A. Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội. B. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. D. Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Giơnevơ. Câu 2. Sự kiện nào được xem là ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng? A. Thủ đô Hà nội giải phóng (10/10/1954). B. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô (01/1/1955). C. Pháp rút khỏi đảo Cát Bà – Hải Phòng (16/5/1955). D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21/7/1954). Câu 3. Sự kiện Pháp rút khỏi đảo Cát Bà - Hải Phòng (16/5/1955) đánh dấu A. cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. B. miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. miền Bắc hoàn toàn giải phóng. D. đất nước thống nhất . Câu 4. Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực hiện điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ? A. Ngừng bắn, tập kết, chuyển quân. B. Tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền. C. Đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền. D. Chuyển giao khu vực . Câu 5. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau sự kiện nào? A. Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945). B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (1954). C. Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975). D. Tổng tuyển cử trên cả nước (4-1976). Câu 6. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ có hành động gì? A Ủng hộ Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam. B. Trực tiếp đưa quân đội vào thay quân Pháp. C. Đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. D. Đưa lực lượng cố Mĩ vào miền Nam Việt Nam. Câu 7. Hình thức đấu tranh vũ trang nổi bật ở miền Nam giai đoạn 1954 -1960 là A. vũ trang tự vệ. B. Tổng khởi nghĩa. C. “Đồng khởi”. D. tổng tiến công chiến lược. Câu 8. Thắng lợi quân sự vang dội đầu tiên của quân dân miền Nam trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là trận đánh nào? A. Chiến thắng ở chiến khu D. B. Trận Ấp Bắc. C. Trận Bình Giã. D. Trận Vạn Tường. Câu 9. Trong phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam, địa phương nào diễn ra sôi nổi nhất? A. Bình Định. B. Ninh Thuận. C. Quảng Ngãi. D. Bến Tre. Câu 10. Mặt trận thống nhất dân tộc nào được thành lập trong phong trào “Đồng khởi”? A. Mặt trận dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 11. Hình thức chính quyền cách mạng lập nên trong phong trào “Đồng khởi” được gọi là ủy ban A. cách mạng nhân dân. B. giải phóng dân tộc. C. nhân dân tự quản. D. nhân dân cách mạng . Câu 12. Việc làm nào sau đây của chính quyền cách mạng trong phong trào “Đồng khởi” ? A. Tổ chức nhân dân thực hiện đời sống mới, xóa bỏ mê tín dị đoan, cờ bạc. B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo. C. Mở trường học, phát động phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ. D. Tổ chức mít tinh, hội họp đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ. Câu 13. Cuộc đấu tranh diễn ra gay go và quyết liệt nhất của quân và dân miền Nam trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ diễn ra trên mặt trận A. chống và phá “ấp chiến lược”. B. chính trị. C. quân sự. D. ngoại giao. Câu 14. Chiến thuật phổ biến Mĩ sử dụng trong chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” là A. “ lấn chiếm - bình định”. B. “trực thăng vận” và “thiết xa vận” C. “năm mũi tên, hai gọng kìm”. D. “ba mũi tên, một gọng kìm”. Câu 15. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ là A. Xứ ủy Nam Kì. B. Kì bộ Nam Kì. C. Trung ương Cục miền Nam. D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 16. Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam được thống nhất có tên gọi là A. Quân đội nhân dân Việt Nam. B. Vệ quốc đoàn. C.Vệ quốc quân. D. Quân giải phóng miền Nam. Bài 22 (30 câu từ câu 17 đến câu 46) Câu 17. “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam bị thất bại nặng nề, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược A. “Việt Nam hoá chiến tranh”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. Phòng ngự “quét” và “giữ”. D. Bình định và lấn chiếm. Câu 18 Từ 1965 đến 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Việt Nam? A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”. C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 19. Chiến lược“Chiến tranh cục bộ” được thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1965 đến 1968 thuộc loại hình chiến tranh nào của Mĩ? A. Thực dân kiểu cũ. B. Ngoại giao. C. Kinh tế. D.Thực dân kiểu mới. Câu 20. Ưu thế về quân sự của Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” là A. Nhiều máy bay. B. Nhiều xe tăng. C. Quân số đông, vũ khí hiện đại. D. Thực hiện nhiều chiến thuật. Câu 21. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng lực lượng nào? A. Quân đồng minh của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy. B. Quân đội Mĩ, quân đội Sài Gòn, cố vấn Mĩ chỉ huy.. C. Quân Mĩ, quân đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Quân đội Sài Gòn, vũ khí Mĩ, do cố vấn Mĩ chỉ huy. Câu 22. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thực hiện trong giai đoạn 1965 – 1968 ở miền Nam Việt Nam là A. Quân đội Sài Gòn. B. Quân đồng minh của Mĩ. C. Quân Mĩ. D. Quân Mĩ và đồng minh. Câu 23. Năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang A. ở thế chủ động chiến lược. B. bị mất ưu thế về hỏa lực. C. bị thất bại trên chiến trường. D. bị mất ưu thế về binh lực. Câu 24. Trong những năm 1965-1968, nhân dân miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ nào? A. Chiến đấu, sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. B. Đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ chiến đấu. C. Làm nghĩa vụ hậu phương với Lào, Campuchia. D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Câu 25. Thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược “C ... n quân sự. Câu 131. Trong thời kì 1954-1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này A. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ. B. bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa. C. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. D. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của tư sản, địa chủ miền Nam. Câu 132. Từ năm 1945 đến năm 1975, mục tiêu số một của cách mạng miền Nam là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. thống nhất đất nước. C. lật đổ thực dân, phong kiến. D. loại bỏ tàn dư phong kiến. Câu 133. Các chiến lược chiến tranh Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều A. sử dụng lực lượng cố vấn Mĩ. B. sử dụng chiến thuật “tìm diệt”. C. xây dựng quân đội Mĩ làm nòng cốt. D. mở rộng chiến tranh toàn Đông Dương. Câu 134. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Nhận định trên nói về thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam? A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). B. Cách mạng tháng Tám năm 1945 C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). D. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 135. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975? A. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. C. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. D. Hậu phương miền Bắc lớn mạnh đã chi viện cho miền Nam. Bài 24 (12 câu – từ câu 136 đến câu 148) Câu 136. Nội dung nào dưới đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975? A. Đất nước đã được thống nhất về mặt lãnh thổ. B. Hậu quả chiến tranh đã khắc phục C. Mĩ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với việt Nam. D. Nền kinh tế bước đầu có tích lũy nội bộ Câu 137. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975 – 1976 đã A. tạo cơ sở để để Việt Nam gia nhập Liên Bang Đông Dương. B. tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc. C. đánh dấu việc thống nhất đất nước về kinh tế. D. Đánh dấu cách mạng XHCN đã hoàn thành. Câu 138. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)? A. Là điều kiện trực tiếp để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. B. Tạo điều kiện để tăng cường an ninh-quốc phòng của đất nước. C. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị. D. Tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 139. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)? A. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực. B. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để tăng cường sức mạnh của đất nước. C. Đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hoàn thành. D. Đáp ứng được điều kiện để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. Câu 140. Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976) là A. đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân cả nước. B. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực. C. đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 141. Sự kiện lịch sử nào sau đây không thuộc quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)? A. Hội nghị lần thứ 21, BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III). B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI tiến hành trong cả nước. C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn. D. Hội nghị lần thứ 24, BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III). Câu 142. Nguyện vọng bức thiết của nhân dân Việt Nam ngay sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là A. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. có ruộng đất, cơ giới hóa nông thôn. D. được tự do buôn bán, mở lại các chợ. Câu 143. Nội dung nào không phải là quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)? A. Đổi tên nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. B. Quốc huy mang dòng chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca. D. Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 144. Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976) là A. tạo cơ sở để thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực khác. B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH. C. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực. D. là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 145. Sự kiện lịch sử nào sau đây phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc – ”Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”? A. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra tại Đại hội VI (12-1986) . B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976). C. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác – Lênin riêng. D. Hoàn thành kế hoạch nhà nước 5 năm xây dựng CNXH (1976-1980). Câu 146. Nội dung chủ yếu của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) là thông qua A. nhiệm vụ cách mạng của miền Bắc và miền Nam sau năm 1975. B. chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. C. nhiệm vụ công nghiệp hóa, nông nghiệp hóa trên cả nước. D. kế hoạch xây dựng nền văn hóa mới, đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 147. Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam thực hiện thành công nguyện vọng „Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”? A. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết. B. Thắng lợi của trận „Điện Biên Phủ trên không”. C. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. D. Thành công của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI. Câu 148. Câu nói nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nguyện vọng chính đáng, phù hợp thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. „Không có gì quý hơn độc lập tự do”. B. „Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. C. „Nước Việt Nam một, dân tộc Việt Nam là một”. D. „Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”. MỨC 3: 16 CÂU Bài 21 (4 câu – từ câu 149 đến câu 152) Câu 149. Trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), phương pháp bạo lực cách mạng được Đảng Lao động Việt Nam đề ra lần đầu tiên tại A. kì họp thứ IV Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26/3/1955. B. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960). D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1973). Câu 150. Nhiệm vụ cách mạng chưa hoàn thành của miền Bắc sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954) là A. Dân tộc. B. Dân chủ. C. chống ngoại xâm. D. đánh đổ chế độ phong kiến. Câu 151. Chiến lược „Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược „Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam có điểm khác về A. lực lượng quân đội và quy mô. B. hình thức chiến tranh. C. lực lượng cố vấn quân sự. D. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ. Câu 152. Thắng lợi của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ có ý nghĩa nào sau đây? A. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. Tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động tiến công của cách mạng miền Nam. C. Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn “vừa đánh vừa đàm”. D. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bài 22 (4 câu – từ câu 153 đến câu 156) Câu 153. Với việc kí Hiệp định Pa ri, Mĩ buộc phải rút quân về nước, điều đó đã có tác động như thế nào đến cục diện chiến trường miền Nam? A. Tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. B. Mĩ vẫn giữ lại cố vấn quân sự đội lốt dân sự, gây khó khăn cho cách mạng. C. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, có khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn. D. Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu hoang mang, dao động, có nguy cơ sụp đổ. Câu 154. Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam là A. hình thức chiến tranh xâm lược. B. lực lượng cố vấn quân sự. C. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ. D. quân Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến Câu 155. Điểm khác nhau giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1974 về Đông Dương là A. được kí kết sau khi có những thắng lợi quân sự quyết định. B. hòa bình được thiết lập ở miền Bắc Việt Nam. C. các nước đế quốc cam kết rút quân về nước. D. quy định vị trí đóng quân của các bên. Câu 156. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam có điểm khác biệt về A. kết cục. B. quy mô. C. phương tiện. D. bản chất. Bài 23 (6 câu – từ câu 157 đến câu 162) Câu 157. Nguyên nhân khách quan nào có vai trò to lớn đới với thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Tinh thần đoàn kết của của nhân dân Lào và Campuchia với Việt Nam. B. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ và thế giới. D. Tình thần đoàn kết của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Câu 158. Phương pháp đấu tranh chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta là gì? A. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị. B. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. C. Đấu tranh quân sự là chính, đấu tranh ngoại giao phối hợp. D. Đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu. Câu 159. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về A. sự huy động cao nhất lực lượng. B. kết cục quân sự. C. mục tiêu tiến công. D. quyết tâm giành thắng lợi. Câu 160. Chiến dịch Điện Biên Phủ ( 1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh ( 1975) đều A. có sự kết hợp nổi dậy của quần chúng. B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến. C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương. D. là những trận quyết chiến, chiến lược. Câu 161. Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ ( 1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì? A. Chia cắt, từng bước đánh chiếm cơ quan đầu não của đối phương. B. Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng. C. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao. D. Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng. Câu 162. Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ( 1945 - 1975) đều xuất phát từ A. sự ủy nhiệm của Liên Xô và Trung Quốc. B. Tác động của cục diện hai cực – hai phe. C. phản ứng tất yếu trước nguy cơ bị xâm lược D. Yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc. Bài 24 (2 câu – 163, 164) Câu 163. Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước ? A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Việt Nam độc lập đồng minh. D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Câu 164. Tinh thần nào dưới đây của nhân dân Việt nam được phát huy qua 2 cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội năm 1946 và 1976? A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Đoàn kết quốc tế vô sản. C. Yêu nước chống ngoại xâm. D. Kiên cường vượt qua khó khăn. MỨC 4: Câu 165. Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công. B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. C. kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang. D. kết hợp đánh nhanh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc. Câu 166. Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam ( 1961 - 1975) là đều A.sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt. B. nhằm chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. C. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt. D. Nhằm dùng âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam. Câu 167. Bài học kinh nghiệm và là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930-1975) là: A. xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân. B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. C. truyền thống yêu bước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. D. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng. Câu 168. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là A. Đối mặt với nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài. B. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội. C. Được sự gúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. D. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của dân tộc. Câu 169. Điều kiện tiên quyết để đất nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội chính là A. tự do và thống nhất. B. độc lập và dân chủ. C. dân chủ và tự do. D. độc lập và thống nhất. Câu 170. Tính chất bao trùm trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) là gì? A. Tính nhân dân. B. Tính dân chủ. C. Tính quốc tế. D. Tính dân chủ mới. Câu 171. Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) có điểm khác biệt so với cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là A. cuộc chiến của toàn dân tộc, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. B. cuộc chiến đấu chống lại loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. C. vừa chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, vừa xây dựng cơ sở cho chế độ mới. D. kết hợp tinh thần tự lục cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12_nam_ho.doc