Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Em hãy lựa chọn đáp án đúng rồi khoanh tròn vào lựa chọn của mình :

Câu 1: Cây xanh quang hợp ở vùng ánh sáng

A: Tất cả các vùng ánh sáng.

B: Tia nhìn thấy.

C: Tia hồng ngoại.

D: Tia tử ngoại.

 

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

docx 6 trang viethung 05/01/2022 7820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020
TRƯỜNG THCS THANH QUAN
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II SINH 9
Năm học 2019 – 2020
Em hãy lựa chọn đáp án đúng rồi khoanh tròn vào lựa chọn của mình :
Câu 1: Cây xanh quang hợp ở vùng ánh sáng
A: Tất cả các vùng ánh sáng.
B: Tia nhìn thấy.
C: Tia hồng ngoại.
D: Tia tử ngoại.
Câu 2: Tài nguyên thiên nhiên nào sau đây có thể tái sinh?
A: Than đá.
B: Dầu lửa.
C: Tài nguyên sinh vật.
D: Năng lượng suối nước nóng.
Câu 3: Các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm được gọi là:
A: Tự tia ở thực vật.
B: Canh tranh cùng loài.
C: Cạnh tranh khác loài.
D: Đấu tranh trực tiếp.
Câu 4: Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường là?
A: Phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường.
B: Khắc phục suy thoái, ô nhiểm môi trường.
C: Nội dung và biện pháp giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
D: Cả A và B.
Câu 5: Biện pháp nào sau đây giúp cải tạo các hệ sinh thái thoái hóa?
A: Dùng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
B: Trồng cây gây rừng ở nơi đất trống đồi trọc.
C: Thực hiện định canh, định cư.
D: Bảo vệ nuôi trồng các loại sinh vật biển quý hiếm.
Câu 6 : Nhóm sinh vật nào sau đây sống được cả môi trường trên cạn và dưới nước ?
A: Lưỡng cư
B: Chim
C: Thú
D: Cá
Câu 7: Ở người nhóm tuổi trước sinh sản là:
A. nhỏ hơn 12 tuổi.
B. nhỏ hơn 14 tuổi.
C. nhỏ hơn 13 tuổi.
D. nhỏ hơn 15 tuổi.
Câu 8: Môi trường bị phá hủy nhiều nhất vào thời kỳ nào sau đây?
A: Thời kỳ nguyên thủy.
B: Xã hội nông nghiệp.
C: Xã hội công nghiệp.
D: Hiện nay.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã: 
A. Một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.
B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm cho quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Một tập hợp những cá thể sinh vật cùng loài cùng sống trong một không gian nhất định.
Câu 10: Cho các nhân tố sau đây:
1. Các nhân tố vô sinh.
2. Sinh vật sản xuất.
3. Sinh vật tiêu thụ.
4. Sinh vật phân giải.
5. Nhân tố hữu sinh.
Thành phần cấu trúc chuỗi thức ăn gồm:
A. 1,2,3.
B. 2,3,5.
C. 1,4,5.
D. 2,3,4.
Câu 11: Ứng dụng của sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta đã trồng:
A: Cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau
B: Cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau
C: Cây nào trồng trước là tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của 2 giống
D: Đồng thời cùng một lúc 2 loại cây này
Câu 12: Khẳng định nào sau đây không đúng về môi trường sống của sinh vật?
A: Môi trường là tập hợp tất cả những gì bao quanh sinh vật.
B: Môi trường bao gồm những nhân tố vô sinh và hữu sinh.
C: Môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.
D: Môi trường gồm môi trường bên trong và bên ngoài sinh vật.
Câu 13 : Sinh vật nào sau đây không thuộc môi trường trên cạn ?
A: Cá voi
B: Lợn rừng
C: Sư tử
D: Diều hâu
Câu 14: Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây khác. Môi trường sống của tầm gửi là môi trường :
A: Trên cạn
B: Dưới nước
C: Đất
D: Sinh vật
Câu 15: Việt Nam có mấy vùng sinh thái nông nghiệp chủ yếu?
A: 3.
B: 4.
C: 5.
D: 6.
Câu 16: Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì?
1. Thiếu nơi ở. 
2. Thiếu lương thực. 
3. Thiếu trường học, bệnh viện. 
4. Ô nhiễm môi trường. 
5. Chặt phá rừng.
6. Chậm phát triển kinh tế. 
7. Tắc nghẽn giao thông. 
8. Năng suất lao động tăng. 
Các đáp án đúng là:
A. 1,2,3,4,5,6.
B. 2,3,4,5,6,7.
C. 1,2,3,4,5,7.
D. 3,4,5,6,7,8.
Câu 17: Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
A: Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm.
B: Cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái.
C: Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
D: Cả B và C.
Câu 18: Quan hệ giữa nấm và tảo trong địa y là mối quan hệ:
A. Quan hệ hội sinh.
B. Quan hệ hợp tác.
C. Quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ hỗ trợ.
Câu 19: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là:
A. Quan hệ hội sinh.
B. Quan hệ hợp tác.
C. Quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ hỗ trợ.
Câu 20: Nhóm nào sau đây gồm những chất gây hại cho cơ thể sinh vật?
A: SO2, CO2, NO2
B: CO2, O2, CO
C: NO, H2O, SO2
D: O2, H2O, NO2
Câu 21: Quần thể sinh vật là:
A. một tụ hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, được hình thành trong một quá trình lích sử nào đó.
B. một tập hợp những cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
C. một tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định.
D. một tập hợp những cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định tại một thời định nhất định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo thành thế hệ mới.
Câu 22: Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên đất?
A: Đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
B: Đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường xá giao thông.
C: Đất là tài nguyên nhanh bị thoái hóa.
D: Cả A và B.
Câu 23: Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác về:
A. Giới tính.
B. Sinh sản.
C. Nhóm tuổi.
D. Văn hóa.
Câu 24: Màu sắc đẹp, sặc sỡ của con đực ở nhiều loài chim, cá chủ yếu để:
A. Ngụy trang.
B. Dọa nạt.
C. Báo hiệu nguy hiểm.
D. Khoe mẽ với con cái.
Câu 25: Nơi nào sau đây không phải là một hệ sinh thái:
A. Một con suối nhỏ.
B. Một cây gỗ mục.
C. Một cái ao.
D. Thái Bình Dương.
Câu 26: Khẳng định nào sau đây là không đúng về giới hạn sinh thái?
A: Là giới hạn mà ở đó cơ thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B: Vượt qua giới hạn sinh thái , sinh vật sẽ chết.
C: Giới hạn sinh thái rộng, sinh vật phân bổ hẹp và ngược lại.
Câu 27: Nhân tố sinh thái là:
A: Những yếu tố vật lý tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
B: Những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
C: Những yếu tố môi trường tác động nhưng không chi phối đến đời sống sinh vật.
D: Những yếu tố sinh học tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
Câu 28: Ve chó kí sinh trên chó. Môi trường sống của ve chó là môi trường:
A: Dưới nước
B: Trên cạn
C: Sinh vật
D: Đất
Câu 29: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì?
A: Phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu.
B: Gây ra chiến tranh làm tiêu hủy sức người, sức của và ô nhiễm môi trường.
C: Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng.
D: Cả A, B, C.
Câu 30: Tại sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?
A: Bảo vệ rừng.
B: Bảo vệ các loài động vật.
C: Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra.
D: Giảm nạn phá rừng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx