Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020

I. PHẦN 1: LÝ THUYẾT

1. Điều kiện cân bằng (ĐKCB) của vật rắn dưới tác dụng của hai lực.

2. Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy, quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

3. ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song.

4. ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song.

5. Định nghĩa momen lực, viết công thức tính momen lực, nêu đơn vị đo momen lực.

6. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.

7. Định nghĩa ngẫu lực. Công thức tính momen ngẫu lực.

8. Định nghĩa động lượng của một vật, của một hệ vật. Mối quan hệ giữa lực và động lượng

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 9000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý 10 - Năm học 2019-2020
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II- MÔN VẬT LÝ 10 
BỘ MÔN: VẬT LÝ NĂM HỌC 2019-2020 
I. PHẦN 1: LÝ THUYẾT 
1. Điều kiện cân bằng (ĐKCB) của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. 
2. Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy, quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. 
3. ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song. 
4. ĐKCB của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song. 
5. Định nghĩa momen lực, viết công thức tính momen lực, nêu đơn vị đo momen lực. 
6. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. 
7. Định nghĩa ngẫu lực. Công thức tính momen ngẫu lực. 
8. Định nghĩa động lượng của một vật, của một hệ vật. Mối quan hệ giữa lực và động lượng. 
9. Định luật bảo toàn động lượng. 
10. Biểu thức tính công, công suất. 
11. Động năng. Định lý động năng. 
12. Định nghĩa lực thế. Định nghĩa thế năng. Biểu thức của thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi. 
13. Hệ thức liên hệ giữa thế năng và công của lực thế. 
14. Định nghĩa cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng. Biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong 
trường hợp trọng lực và trường hợp lực đàn hồi. Trong trường hợp cơ năng không bảo toàn thì ta có kết 
luận như thế nào về độ biến thiên cơ năng. 
15. Va chạm là gì? Va chạm tuân theo các định luật nào? 
16. Phát biểu ba định luật Kê-ple. 
17. Nêu các tính chất của áp suất chất lỏng. Viết biểu thức của áp suất thủy tĩnh tại điểm có độ sâu h so 
với mặt thoáng. Nguyên lý Pascal và ứng dụng. 
18. Viết hệ thức giữa tốc độ dòng chảy và tiết diện của ống dòng. 
Phát biểu và viết hệ thức của định luật Béc-nu-li đối với ống dòng nằm ngang. Ứng dụng của định luật 
Becnuli 
19. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết Động học phân tử của chất khí. Nêu các đặc điểm của khí lý 
tưởng. 
20. Phát biểu, viết hệ thức của định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt, định luật Sác-lơ, định luật Gay Luy-xác. 
21. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng. 
22. Viết phương trình Cla-pê-rôn Men-đê-lê-ép, giải thích ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công 
thức. 
23. Chất rắn kết tinh là gì? Phân biệt chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể? 
24. Sự biến dạng của vật rắn: biến dạng đàn hồi; định luật Húc, biến dạng dẻo. 
25. Phát biểu và viết công thức nở dài, nở khối của vật rắn. 
26. Sức căng bề mặt: phương, chiều, độ lớn của lực căng bề mặt; hiện tượng dính ướt và không dính 
ướt; hiện tượng mao dẫn; công thức tính mực chất lỏng dâng lên (hoặc hạ xuống) trong ống mao dẫn 
so với mặt thoáng bên ngoài ống; ứng dụng của hiện tượng mao dẫn. 
27. Sự chuyển thể của các chất: sự nóng chảy và đông đặc; nhiệt nóng chảy; sự hóa hơi; nhiệt hóa hơi. 
28. Độ ẩm của không khí: độ ẩm cực đại; độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối; điểm sương. 
29. Nội năng là gì? Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng. 
30. Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I và nguyên lý II của NĐLH 
2 
II. PHẦN II: Bài tập trắc nghiệm lý thuyết 
TĨNH HỌC VẬT RẮN 
1. Choṇ câu sai trong các câu sau: 
a. Tác duṇg của môṭ lưc̣ lên môṭ vâṭ rắn không thay đổi khi lưc̣ đó trươṭ trên giá của nó. 
b. Khi vâṭ rắn dời chỗ thì troṇg tâm của vâṭ cũng dời chỗ như môṭ điểm của vâṭ 
c. Khi vâṭ rắn chiụ tác duṇg của 3 lưc̣ đồng quy thì troṇg tâm trùng điểm đồng quy 
d. Nếu đường thẳng đứng ve ̃từ troṇg tâm của vâṭ không đi qua măṭ chân đế thì vâṭ không thể cân bằng 
2. Hơp̣ lưc̣ của hai lưc̣ song song ngươc̣ chiều F1 = 2N và F2 = 5N là môṭ lưc̣ có đô ̣lớn bằng: 
A. 7N B. - 3N C. 3N d. đáp án khác 
3. Môṭ vâṭ rắn cân bằng chiụ tác duṇg của 3 lưc̣ không song song, đồng phẳng, đồng quy, taọ với nhau các 
góc 1200, trong đó F1 = F2 = 5N. Tìm đô ̣lớn của F3 và góc hơp̣ bởi 𝐹3 ⃗⃗ ⃗⃗ , và 𝐹2 ⃗⃗ ⃗⃗ 
a. 2,5N và 1200 b. 2,5N và 600 c. 5N và 600 d. 5N và 1200 
4. Trường hơp̣ nào sau đây lưc̣ tác duṇg vào môṭ vâṭ có truc̣ quay cố điṇh mà không làm cho vâṭ quay? 
a. Lưc̣ có giá nằm trong măṭ phẳng vuông góc với truc̣ quay và không cắt truc̣ quay 
b. Lưc̣ có giá song song với truc̣ quay 
c. Tổng đaị số mômen các lưc̣ tác duṇg lên vâṭ khác 0 
d. Mômen của lưc̣ tác duṇg lên vâṭ theo chiều kim đồng hồ lớn hơn hoăc̣ nhỏ hơn mômen của lực tác 
duṇg lên vâṭ theo chiều ngươc̣ laị 
5. Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật. 
A. Mặt bàn học. B. Cái tivi. C. Chiếc nhẫn trơn. D. Viên gạch. 
6. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là : 
A. Cân bằng bền. B. Cân bằng không bền. C. Cân bằng phiến định. D. Không thuộc dạng 
cân bằng nào cả. 
7. Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì? 
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp 
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bi ngã 
C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã 
D. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng 
8. Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo: 
A. Xe có khối lượng lớn. 
B. Xe có mặt chân đế rộng. 
C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp. 
D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn. 
9. Phát biểu nào sau đây là không chính xác? 
 A.Đơn vị của mômen là N.m 
 B.Ngẫu lực không có hợp lực 
 C. Lực gây ra tác dụng làm quay khi giá của nó không đi qua trọng tâm 
 D.Ngẫu lực gồm 2 lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật 
10. Một ngẫu lực gồm hai lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn của mỗi lực là d. Mômen của ngẫu 
lực này là: 
 A. (F1 – F2)d. B. 2Fd. C. Fd. D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục 
quay. 
11. Chọn câu sai. Treo một vật ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng dây treo trùng với 
A. đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật. 
B. đường thẳng đứng đi qua điểm treo N. 
C. trục đối xứng của vật. 
D. đường thẳng đứng nối điểm treo N và trọng tâm G của vật. 
12. . Mômen lực tác dụng lên một vật là đại lượng 
3 ...  một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi. 
B. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó. 
C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi. 
D. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ 
9 
88. Khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí là 
A. độ ẩm cực đại. B. độ ẩm tuyệt đối. C. độ ẩm tỉ đối. D. độ ẩm tương đối. 
89. Vào một ngày nào đó nhiệt độ là 300C, trong 1m3 không khí của khí quyển có chứa 20,6g hơi nước. Độ 
ẩm cực đại A = 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí sẽ là: 
A. f = 68 %. B. f = 67 %. C. f = 66 %. D. f =65 %. 
90. Vào một ngày mùa hè, cùng ở nhiệt độ 350C thì ở miền bắc và miền nam nước ta miền nào người dân sẽ 
cảm thấy nóng hơn? Vì sao? 
A. Miền bắc, vì độ ẩm của miền bắc lớn hơn B. Miền nam, vì độ ẩm của miền nam lớn hơn. 
C. Miền bắc, vì độ ẩm của miền bắc nhỏ hơn. D. Miền nam, vì độ ẩm của miền nam nhỏ hơn. 
10 
III. PHẦN III: BÀI TẬP TỰ LUẬN 
TĨNH HỌC VẬT RẮN 
1. Môṭ tấm ván năṇg 240N đươc̣ bắc qua môṭ con mương. Troṇg tâm của tấm ván cách điểm tưạ A môṭ 
khoảng 2,4m và cách điểm B môṭ khoảng là 1,2m. Hãy xác điṇh lưc̣ mà tấm ván tác duṇg lên hai bên bớ 
mương trong 2 trường hơp̣: 
a. Trên ván không có người. 
b. Trên ván có môṭ người năṇg 50kg đứng ở chính giữa ván 
2. Một sợi dây, một đầu buộc vào bức tường nhám, đầu kia buộc vào đầu A của 
một thanh đồng chất, khối lượng m = 500g, chiều dài 40cm. Dây có tác dụng 
giữ cho thanh tì vuông góc vào tường tại đầu B và hợp với thanh một góc 30o 
(H.17.3). Bỏ qua khối lượng của dây. 
a. Tính độ lớn lực căng của dây. 
b. Xác định phương chiều và độ lớn của lực mà tường tác dụng lên thanh. 
Trong đó lực ma sát nghỉ của tường có độ lớn bao nhiêu? Phương chiều như thế 
nào? 
3. Môṭ thanh AB đồng chất có troṇg lươṇg 20N, đầu A đươc̣ gắn với tường 
bằng môṭ bản lề, còn đầu kia treo với vâṭ có troṇg lươṇg 30N. (hình ve)̃. 
Thanh đươc̣ giữ đứng yên nhờ môṭ sơị dây nằm ngang buôc̣ với tường. 
a. Tính mômen của troṇg lưc̣ của thanh AB 
b. Tính mômen lưc̣ kéo của vâṭ năṇg tác duṇg lên thanh 
c. Tính đô ̣lớn của lưc̣ căng dây CB tác duṇg lên thanh 
d. Tính lưc̣ mà bản lề tác duṇg lên thanh. 
4. Một bàn đạp có trọng lượng không đáng kể, có chiều dài OA = 20 
cm, quay dễ dàng quanh trục O nằm ngang (H.18.4). Một lò xo gắn 
vào điểm giữa C. Người ta tác dụng lên bàn đạp tại điểm A một lực 
F vuông góc với bàn đạp và có độ lớn 20 N. Bàn đạp ở trạng thái 
cân bằng khi lò xo có phương vuông góc với OA và bị ngắn đi một 
đoạn 8 cm so với khi không bị nén. Lực của lò xo tác dụng lên bàn 
đạp và độ cứng của lò xo là 
5. Một cái chắn đường trọng lượng 600 N quay 
quang trục nằm ngang O. Trục quay này cũng 
là trục quay của động cơ điện dùng để nâng 
chắn đường lên. Trọng tâm G của chắn đường 
cách O : 50 cm. Để nâng chắn đường lên, 
momen ngẫu lực của động cơ phải có độ lớn 
tối thiểu là bao nhiêu? 
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 
6. Hai vật m1 = m 2 = 400 g chuyển động với cùng tốc độ 10 m/s. Xác định phương chiều và độ lớn của 
động lượng hệ 2 vật trong các TH sau 
a. 2 vật chuyển động theo phương vuông góc với nhau. 
b. 2 vật chuyển động theo 2 hướng tạo với nhau góc 600. 
7. Môṭ xe cát khối lươṇg 30 kg đang chaỵ trên đường nằm ngang không ma sát với vâṇ tốc 2 m/s. Môṭ vâṭ 
nhỏ khối lươṇg 2kg với vâṇ tốc 6 m/s đến chui vào cát và nằm yên trong cát. 
a. Xác điṇh vâṇ tốc mới của xe. 
b. Tính lưc̣ tương tác của vâṭ và xe cát trong thời gian tương tác là 0,01s 
0,8
m 
0,6m 
A 
B C 
A C B O 
11 
c. Tính đô ̣biến thiên đôṇg năng của hê.̣ 
Giải bài toán trong hai trường hơp̣ : 
a. TH1 : vâṭ chuyển đôṇg cùng chiều xe cát 
b. TH2 : vâṭ chuyển đôṇg ngươc̣ chiều xe cát 
8. Một tên lửa gồm vỏ có khối lượng m0 = 4 tấn và khí có khối lượng m = 2 tấn. Tên lửa đang bay với vận 
tốc v0 = 100 m/s thì phụt ra phía sau tức thời khối lượng khí nói trên. Tính vận tốc của tên lửa sau khi khí 
phụt ra với giả thiết vận tốc khí là: 
a. a) 1v = 400 /m s đối với đất. 
b. b) 1v = 400 /m s đối với tên lửa trước khi phụt khí. 
c. c) 1v = 400 /m s đối với tên lửa sau khi phụt khí 
9. Một viên đạn khối lượng 10 g đang bay với vận tốc 600 m/s theo phương ngang thì gặp một bức tường. 
Đạn xuyên qua tường trong thời gian 
1
1000
s . Sau khi xuyên qua tường, vận tốc của đạn còn 200 m/s. 
Tính lực cản trung bình của tường tác dụng lên đạn. 
10. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 0v = 25 m/s ở độ cao h = 80 m thì nổ, vỡ làm hai mảnh, mảnh 1 có 
khối lượng m1 = 2,5 kg, mảnh hai có m2 = 1,5 kg. Mảnh môṭ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc 
v1’ = 90m/s. Xác điịnh độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không 
khí. Lấy g = 10m/s. 
11. Để kéo một vật khối lượng 80 kg lên xe ô tô tải, người ta dùng tấm ván dài 2,5 m, đặt nghiêng 30o so với 
mặt đất phẳng ngang, làm cầu nối với sàn xe. Biết lực kéo song song với mặt tấm ván và hệ số ma sát là 
0,02. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công và công suất của của lực kéo. Tính công của lực ma sát, trọng lực 
tác dụng lên vật. biết vật chuyển động thẳng với gia tốc 1,5 m/s2 từ trạng thái nghỉ 
12. Muốn cất cánh rời khỏi mặt đất, một máy bay trọng lượng 10000 N cần phải có vận tốc 90 km/h. Cho 
biết trước khi cất cánh, máy bay chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường băng dài 100 m và có hệ 
số ma sát là 0,2. Lấy g ≈ 9,8 m/s2. Xác định công suất tối thiểu của động cơ máy bay để đảm bảo cho 
máy bay có thể cất cánh rời khỏi mặt đất. 
13. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu 
khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số ma 
sát giữa bánh xe và mặt đường là µ= 0,05. Lấy g = 10ms-2. 
a. Tính động lượng và động năng của ô tô sau 10giây. 
b. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó. 
c. Tìm độ lớn của lực tác dụng và lực ma sát. 
d. Tìm công của lực phát động; công suất trung bình của lực phát động và công của lực ma sát thực hiện 
trong khoảng thời gian đó. 
14. Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật nhỏ có khối lượng 1kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 
ban đầu 10m/s. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. 
a. Tính cơ năng của vật và xác định độ cao cực đại mà vật lên được. 
b. Xác định vận tốc của vật mà tại đó động năng gấp ba lần thế năng. 
c. Khi rơi đến mặt đất, do đất mềm nên vật đi sâu vào đất một đoạn 8cm. Xác định độ lớn lực cản trung 
bình của đất tác dụng lên vật. 
15. Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1m, góc nghiêng =300, sau đó tiếp tục 
chuyển động trên mặt ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt nghiêng và mặt ngang là như nhau µ= 
0,1. 
a. Tính vận tốc vật tại chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g=10m/s2 
b. Quãng đường vật đi được trên mặt ngang. 
12 
16. Một quả cầu nhỏ lăn không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương 
ngang, dài 1,6m. Cho g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát. 
a. Tính vận tốc của quả cầu ở chân mặt phẳng nghiêng . 
b. Sau đó quả cầu rơi trong không khí (sức cản của không khí không đáng kể). Tính vận tốc của quả cầu 
khi vừa chạm đất. Biết chân mặt phẳng nghiêng cách đất 0,45m. 
17. Một con lắc đơn có chiều dài 2 m, m=100g. Kéo cho dây treo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng góc 
α0=600 rồi buông nhẹ tay. 
a. Tìm vận tốc và lực căng của dây treo tại vị trí có góc lệch α bất kỳ. Vận dụng công thức để tính vận 
tốc và lực căng của dây ở vị trí có góc lệch α=300. 
b. Tại vị trí nào vận tốc cực đại, vị trí nào lực căng của dây cực đại. 
c. Xác định góc lệch cực đại của dây treo so với phương thẳng đứng sau khi dây va vào một cái đinh 
nằm trên đường thẳng đứng đi qua điểm treo, cách điểm treo 0,5m. 
18. Một con lắc như hình vẽ, l=1m, bi A nặng m=100g. Kéo con lắc lệch 
góc αm=300 rồi buông tay ra. Bỏ qua mọi ma sát, cho g=9,8m/s2. 
a. Tìm vận tốc của bi A tại vị trí cân bằng. 
b. Khi qua vị trí cân bằng, bi A va chạm đàn hồi với bi B (bi B có khối 
lượng m1=50g) đang đứng yên ở mép bàn. Tìm vận tốc của hai bi A, B 
ngay sau va chạm và góc lệch cực đại m của con lắc A sau va chạm. 
c. Bàn cao BO=0,8m so với sàn nhà. Mô tả chuyển động của B sau va 
chạm. Tìm thời gian bay, tầm bay xa, vận tốc của bi B khi chạm sàn. 
19. Bắn một viên đạn có khối lượng 10g với vận tốc v vào một túi cát được 
treo nằm yên có khối lượng M=1kg. Va chạm là mềm, đạn mắc lại trong 
túi cát. 
a. Sau va chạm túi cát được nâng lên độ cao h=0,8m so với vị trí ban 
đầu, hãy tìm vận tốc của đạn. 
b. Bao nhiêu phần trăm động năng ban đầu đã chuyển thành lượng nhiệt 
và dạng năng lượng khác? 
20. Một vâṭ nhỏ khối lươṇg m=160g gắn vào đầu môṭ lò xo đàn hồi có đô ̣ cứng k=100 N/m, khối lươṇg 
không đáng kể; đầu kia của lò xo đươc̣ gắn cố điṇh. Tất cả nằm trong môṭ măṭ ngang không ma sát. Vâṭ 
đươc̣ đưa về vi ̣ trí mà taị đó lò xo giañ 5cm. Sau đó thả vâṭ ra nhe ̣nhàng. Dưới tác duṇg của lưc̣ đàn hồi 
vâṭ bắt đầu chuyển đôṇg. Xác điṇh vâṇ tốc vâṭ khi: 
a. Vâṭ đi qua vi ̣ trí lò xo không biến daṇg b. Vâṭ đi qua vi ̣trí lò xo giañ 3cm. 
21. Một khối gỗ có khối lượng M=8 kg nằm trên mặt phẳng trơn, nối với lò xo có độ cứng k=100 N/m. Viên 
đạn có khối lượng m=20 g bay theo phương ngang với vận tốc = 600m/s cùng phương với trục lò xo 
đến xuyên vào khối gỗ và dính trong gỗ. Tính 
a. Vận tốc của khối gỗ và đạn sau khi đạn xuyên vào gỗ? 
b. Độ nén tối đa của lò xo. 
NHIỆT HỌC 
22. Một nồi áp suất có van là một lỗ tròn diện tích 1cm2 luôn được áp chặt bởi một lò xo có độ cứng 
k=1300N/m và luôn bị nén 1cm. Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển p0 = 105Pa, có nhiệt độ 
270C thì đến nhiệt độ bao nhiêu van sẽ mở ra? 
23. Ở mặt hồ, áp suất khí quyển p0 = 105Pa. Một bọt khí ở đáy hồ sâu 5m nổi lên mặt nước thì thể tích của 
bọt khí tăng lên bao nhiêu lần, giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau, khối lượng riêng của 
nước là 103kg/m3, g = 9,8m/s2: 
24. Một bơm xe đạp hình trụ có đường kính trong là 3 cm. Người ta dùng ngón tay bịt kín đầu vòi bơm và ấn 
pit-tông từ từ để nén không khí trong bơm sao cho nhiệt độ không thay đổi. Tính lực tác dụng lên pit-
tông khi thể tích của không khí trong bơm giảm đi 4 lần. Lấy áp suất khí quyển là pa= 105 Pa. 
0v
13 
p(at) 
T (K) 
(2) 
(3) (1) 
1 
600 
25. Một khối khí ở nhiệt độ t=27oC, áp suất là 1atm, V=30l thực hiện qua 2 quá trình biến đổi liên tiếp: 
- Đun nóng đẳng tích để nhiệt độ khí là 177oC 
- Giãn nở đẳng nhiệt để thể tích sau cùng là 45l 
a. Tính áp suất sau quá trình đun nóng đẳng tích và áp suất sau cùng của khối khí. 
b. Biễu diễn đồ thị các quá trình biến đổi trạng thái trong các hệ 
tọa độ (P,V), (P,T) 
26. Sự biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng được mô tả như 
hình vẽ. Cho V1=3lít, V3=6lít. 
a. Xác định áp suất, thể tích, nhiệt độ của từng trạng thái. 
b. Vẽ lại đồ thị trong hệ trục (p,V) và (V,T) 
27. Ở độ cao 10km cách mặt đất thì áp suất không khí là 30,6kPa, 
nhiệt độ 230K. Tính khối lượng riêng và mật độ phân tử của 
khí ở độ cao đó. Cho khối lượng mol không khí là 28,8g/mol. 
28. Người ta nối hai pit-tông của hai xilanh giống nhau bằng một thanh cứng sao cho thể tích dưới hai pit-
tông bằng nhau. Dưới hai pit-tông có hai lượng khí như nhau ở nhiệt độ T0, áp suất p0. Áp suất khí trong 
hai xilanh sẽ thay đổi như thế nào, nếu đun nóng một xilanh lên tới nhiệt độ T1 đổng thời làm lạnh xilanh 
kia xuống nhiệt độ T2? Khi đó, sự thay đổi thể tích tương đối của khí trong mỗi xilanh sẽ bằng bao nhiêu 
? Bỏ qua trọng lượng của pit-tông và thanh nối ; coi ma sát không đáng kể ; áp suất của khí quyển là pa. 
29. Khối lượng của không khí trong một phòng có thể tích V=30m3 sẽ biến đổi một lượng bao nhiêu nếu 
nhiệt độ trong phòng tăng từ 17oC lên 27oC. Biết áp suất khí quyển là 1atm và khối lượng mol của không 
khí là 29g/mol. 
30. Vận động viên leo núi cần hít vào 2g không khí ở điều kiện tiêu chuẩn trong một nhịp thở. Hỏi khi trên 
núi cao có áp suất 79,8kPa và nhiệt độ -13oC thì thể tích cần hít vào là bao nhiêu, với khối lượng không 
khí cần hít trong mỗi nhịp thở là như nhau? Cho khối lượng riêng không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 
1,29kg/m3. 
31. Một chiếc cột bê tông cốt thép chịu lực nén F thẳng đứng do tải trọng đè lên nó. Giả sử suất đàn hồi của 
bê tông bằng 1/10 của thép, còn diện tích tiết diện ngang của thép bằng khoảng 1/20 của bê tông. Hãy 
tính phần lực nén do tải trọng tác dụng lên phần bê tông của chiếc cột này. 
32. Một thanh thép ở 20oC có tiết diện 4 cm2 và hai đầu của nó được gắn chặt vào hai bức tường đối diện. 
Xác định lực do thanh thép tác dụng lên hai bức tường nếu nó bị nung nóng đến 200oC ? Cho biết suất 
đàn hồi của thép E = 21,6.1010 Pa và hệ số nở dài của nó là 11.10-6 K-1. 
33. Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 0oC sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép luôn 
dài hơn thanh đồng một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1.và của thép là 
12.10-6 K-1. 
34. Cần dùng một lực bằng bao nhiêu để nâng được một cái vòng bằng nhôm đặt nằm ngang trong mặt nước 
ra khỏi mặt nước. Vòng nhôm giống như một vành trụ có chiều cao h=10mm, đường kính trong 
d1=50mm, đường kính ngoài d2=52mm. Khối lượng riêng 2,6.103kg/m3. Hệ số căng mặt ngoài của nước 
0,073N/m. Từ đó suy ra tỉ lệ phần trăm giữa lực căng mặt ngoài và lực cần tìm này? 
35. Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2kg nước đá ở -20oC tan thành nước và sau đó được 
tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 
3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.103J/kg.K, 
nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. 
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT!!! 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_10_nam_hoc_2019_2020.pdf