Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP

I. QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP

Câu 1[I.1.1.1.a2] : Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?

A. Ti thể. B. Bộ máy Gôngi. C. Không bào. D. Ribôxôm.

Câu 2. [I.1.2.1 a1] Phát biểu nào sau đây là đúng về quang hợp?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 12 trang viethung 04/01/2022 8240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh Lớp 10 - Năm học 2020-2021
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN SINH LỚP 10
Nội dung kiến thức
Trắc nghiệm
Tự luận
Điểm
1. Quang hợp và hô hấp
4 câu 
(2 biết, 2 hiểu)
1,0
2. Phân bào
4 câu 
(2 biết, 2 hiểu)
1,0
3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
4 câu 
(2 biết, 2 hiểu)
1 câu vận dụng
2,0
4. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
10 câu 
(6 biết, 4 hiểu)
2 câu (1 vận dụng, 1 vận dụng cao)
4,0
5. Virut và bệnh truyền nhiễm
6 câu 
(4 biết, 2 hiểu)
1 câu vận dụng cao
2,0
TỔNG
28 câu, 7 điểm
4 câu, 3 điểm
10,0
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
I. QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP 
Câu 1[I.1.1.1.a2] : Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?
A. Ti thể.	B. Bộ máy Gôngi.	C. Không bào.	D. Ribôxôm.
Câu 2. [I.1.2.1 a1] Phát biểu nào sau đây là đúng về quang hợp?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 3. [I.1.2.1 a2]  Ở tế bào nhân thực, hoạt động quang hợp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp.	B. Bộ máy Gôngi.	C. Không bào.	D. Ribôxôm.
Câu 4. [I.1.1.4] Từ một phân tử đường C6H12O6 qua giai đoạn đường phân tạo ra các loại sản phẩm nào sau đây? 
A. 2 ATP, 2 axit piruvic, 2 NADH. 	B. 1 ATP, 2 axit piruvic, 1 NADH.
C. 2 ATP, 2 axit piruvic, 1 NADH.	D. 2 ATP, 1 axit piruvic, 2 NADH.
Câu 5. [I.1.2.4] Ôxi được tạo ra từ đâu và từ pha nào của quang hợp?
A. CO2, pha sáng.	B. H2O, pha tối.	C. CO2, pha tối.	D. H2O, pha sáng.
Câu 6. [I.1.2.4] Điều kiện, vị trí xảy ra pha sáng?
A. Có ánh sáng, chất nền lục lạp. 	B. Không cần ánh sáng, màng tilacoit.
C. Không cần ánh sáng, chất nền lục lạp.	D. Có ánh sáng, màng tilacoit.
Câu 7. [I.1.2.4] Giai đoạn giải phóng oxi trong quang hợp?
A. Pha tối.	B. Phản ứng quang phân li nước.	
C. Pha sáng.	D. Quá trình đường phân.
Câu 8.[I.1.2.5] Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của pha sáng?
1.Chỉ diễn ra khi có ánh sáng. 2. Diễn ra cả khi có ánh sáng và không có ánh sáng.
3. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. 
4. Xảy ra tại tilacoit.	5. Biến đổi CO2 thành cacbonhidrat. 
6. Xảy ra tại chất nền của lục lạp.
A.1,2,3. B. 1,3,4. C. 1,5,6. D. 1,4,5.
II. PHÂN BÀO
Câu 1: [2.1.a1] Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
	A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.	
	B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.	
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
	D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
Câu 2: [2.1.a1] Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự 
A. G1, G2, S, nguyên phân. 	B. G1, S, G2, nguyên phân.
C. S, G1, G2, nguyên phân.	D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 3: [2.1.b2] Ý nào sau đây đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình nguyên phân? 
A. Làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể lớn lên.	B. Giúp tạo ra giao tử để tham gia thụ tinh.
C. Tạo ra sự đa dạng ở các loài sinh sản hữu tính.	D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để sinh sản.
Câu 4: [2.1.b1] Sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể qua các kì nguyên phân diễn ra như thế nào?
	A. sợi mảnh à co xoắn à co xoắn cực đại à sợi mảnh.
	B. co xoắn cực đại à sợi mảnh à co xoắn à co xoắn cực đại.
	C. co xoắn à co xoắn cực đại à sợi mảnh à co xoắn.
	D. co xoắn cực đại à sợi mảnh à co xoắn à sợi mảnh.
Câu 5: [2.1.b1] Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào đúng với kì sau của nguyên phân?
	A. Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách nhau và phân ly về 2 cực tế bào.
	B. Nhiễm sắc thể kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
	C. Nhiễm sắc thể kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
	D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn, phân ly về 2 cực tế bào.	
Câu 6: [2.1.a2] Quá trình nguyên phân xảy ra ở
	A. tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chín. B. tế bào sinh dưỡng tế bào sinh dục sơ khai.
	C. tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín.	D. tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng.
Câu 7: [2.2.a1] Từ một tế bào mẹ qua quá trình giảm phân tạo ra
	A. 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nst giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.	
	B. 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nst giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.	
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nst giữ nguyên so với tế bào mẹ.	
D. 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nst giữ nguyên so với tế bào mẹ.	
Câu 8: [2.2.a2] Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kì 
A. đầu I.	B. giữa I.	C. sau I.	D. đầu II.
Câu 9: [2.2.b1] Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào đúng với kì giữa I của giảm phân?
 1. NST đơn xếp thành 2 hàng. 2. NST co xoắn cực đại. 3. NST ở dạng sợi mảnh. 
 4. NST kép xếp thành 1 hàng. 5. NST kép xếp thành 2 hàng. 
	A. 1 và 2. B. 2 và 5. C. 2 và 4. D. 3 và 5.
Câu 10: [2.2.b2] Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về điểm khác nhau giữa lần phân bào 1 với lần phân bào 2 trong giảm phân? 
	A. kì đầu giảm phân 1 có hiện tượng tiếp hợp giữa các NST kép tương đồng, kì đầu giảm phân 2 có hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST kép tương đồng.
	B. kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo, kì giữa giảm phân 2, các NST đơn tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
 	C. Kì sau giảm phân 1, các NST kép trong cặp tương đồng phân ly về 2 cực tế bào, kì sau giảm phân 2, từng NST kép tách thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.	
D. Kì cuối giảm phân 1, tạo thành 2 tế bào con mỗi tế bào có bộ NST n kép; kì cuối giảm phân 2, tạo thành 4 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST n đơn.	
Câu 11: [2.2.b3] Trong các ý sau đây, ý nào đúng với ý nghĩa của giảm phân?
 1. Làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể lớn lên.	 2. Tạo ra sự đa dạng ở các loài sinh sản hữu tính.
 3. Giúp tạo ra giao tử để tham gia thụ tinh.	 4. Tạo ra tế bào mới thay thế các tế bào già.
 5. Góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
	A. 1, 2 và 3. B. 2 ... à tạo ra enzim.	
Câu 10. [3.2.b1] Điểm khác nhau giữa quá trình tổng hợp và quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật là
	A. quá trình tổng hợp chỉ diễn ra nội bào, quá trình phân giải gồm 2 giai đoạn – phân giải ngoại bào sau đó phân giải nội bào.
	B. quá trình tổng hợp chỉ diễn ra nội bào, quá trình phân giải gồm 2 giai đoạn – phân giải nội bào sau đó phân giải ngoại bào.
	C. quá trình tổng hợp gồm 2 giai đoạn – tổng hợp ngoại bào sau đó tổng hợp nội bào, quá trình phân giải chỉ diễn ra nội bào..
	D. quá trình tổng hợp gồm 2 giai đoạn – tổng hợp nội bào sau đó tổng hợp ngoại bào, quá trình phân giải chỉ diễn ra nội bào.
Câu 11. [3.2.b2] Việc làm tương, nước mắm là ứng dụng quá trình nào ở vi sinh vật?
	A. Tổng hợp protein.	B. Lên men lactic.
	C. Phân giải polisacarit.	D. Phân giải protein.
Câu 12. [3.2.b2] Quá trình phân giải ngoại bào polisaccarit ở vi sinh vật sẽ tạo ra các phân tử
	A. đường đơn.	B. đường đôi.
	C. axit amin.	D. axit béo.
IV. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Câu 1. [4.1.a1] Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là 
A. sự tăng số lượng tế bào.	B. sự tăng kích thước tế bào.	
C. sự tăng khối lượng tế bào.	D. sự tăng thể tích tế bào.
Câu 2. [4.1.a2] Đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật là 
A. tốc độ nhanh.	B. gồm nhiều giai đoạn.	
C. phức tạp.	D. gồm nhiều pha.
Câu 3. [4.1.a3] Có bao nhiêu ý đúng khi nói về môi trường nuôi cấy không liên tục?
	1. Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới.
	2. Không ngừng rút bỏ chất thải và sinh khối.
	3. Chỉ bỏ chất dinh dưỡng 1 lần.
	4. Mật độ vi sinh vật luôn luôn ổn định.
 Có bao nhiêu ý đúng: 	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4. [4.1.a3] Môi trường nuôi cấy liên tục có đặc điểm gì?
1. Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới.	2. Không ngừng rút bỏ chất thải và sinh khối.
3. Chỉ bỏ chất dinh dưỡng 1 lần.	4. Mật độ vi sinh vật luôn luôn ổn định.
 Ý đúng là: 	A. 1, 2, 4.	B. 2, 3, 4.	C. 1, 2, 3.	D. 2, 4.
Câu 5. [4.1.a4] Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trải qua 4 pha theo thứ tự là
A. lũy thừa, tiềm phát, cân bằng, suy vong. 
B. lũy thừa, tiềm phát, suy vong, cân bằng.
A. tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. 
B. tiềm phát, lũy thừa, suy vong, cân bằng.
Câu 6. [4.1.a4] Trong môi trường nuôi cấy liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật sẽ kéo dài ở pha 	A. tiềm phát.	B. lũy thừa.	C. cân bằng.	D. suy vong.
Câu 7. [4.1.b1] Thời gian thế hệ ở vi sinh vật là khoảng thời gian
A. kích thước tế bào tăng gấp đôi.	B. số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
C. của 2 lần phân chia của một tế bào.	D. kích thước của quần thể tăng gấp đôi. 
Câu 8. [4.1.b2] Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn bắt đầu phân chia ở pha nào sau đây?
A. Pha tiềm phát.	B. Pha lũy thừa.
C. Pha cân bằng.	D. Pha suy vong.
Câu 9. [4.1.b2] Cho các ý sau đây?
1. Vi sinh vật hình thành enzim phân giải cơ chất.	2. Vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.
3. Số lượng tế bào vi sinh vật không đổi.	4. Trao đổi chất của tế bào diễn ra mạnh mẽ.
 Ý nào đúng với đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy không liên tục?
	A. 1, 2, 3.	B. 2, 3, 4.	C. 1, 2.	D. 3, 4.
Câu 10. [4.1.b2] Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật bước vào giai đoạn suy vong vì 
	A. ôxi cạn kiệt, nhiệt độ quá cao và chất độc quá nhiều.	
	B. chất độc hại tích lũy quá nhiều và nhiệt độ quá cao.	
	C. chất dinh dưỡng cạn kiệt và nhiệt độ quá cao.	
	D. chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 11. [4.1.b2] Ý nào sau đây KHÔNG đúng với đặc điểm của pha cân bằng?
	A. Số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
	B. Số lượng tế bào vi sinh vật đạt duy trì ổn định.
	C. Số tế bào chết đi nhiều hơn số tế bào sinh ra.
	D. Chất dinh dưỡng bắt đầu giảm, chất thải bắt đầu tăng.
Câu 12. [4.1.b2] Tại sao nên thu sinh khối ở cuối pha lũy thừa?
	1. Số lượng tế bào đạt cực đại.	2. Kích thước tế bào lớn nhất.
	3. Mật độ tế bào cao nhất.	4. Chất thải và chất độc ít nhất.
Ý đúng là: A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3.	C. 1, 2, 3, 4.	D. 1, 3, 4.
Câu 13. [4.2.a1] Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là 
A. các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng mà chúng tự tổng hợp được.
B. các enzim cần cho sự sinh trưởng mà chúng không tự tổng hợp được.	
C. chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng mà chúng không tự tổng hợp được.	
D. chất hữu cơ phân tử nhỏ cần cho sự sinh trưởng mà chúng không tự tổng hợp được.
Câu 14. [4.2.a2] Chia vi sinh vật khuyết dưỡng và nguyên dưỡng là dựa vào khả năng
	A. tự tổng hợp nhân tố sinh trưởng.	
	B. tự tổng hợp prôtêin.
	C. tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
	D. tổng hợp và phân giải các chất.
Câu 15. [4.2.a2] Nuôi cấy vi sinh vật khuyết dưỡng cần bổ sung
A. khoáng chất.	B. các nhân tố sinh trưởng.	
C. hiđratcacbon.	D. kháng sinh.
Câu 16. [4.2.a3] Trong các hóa chất sau, có bao nhiêu hóa chất được dùng trong y tế?
	1. Cồn. 	2. Ôxi già.	3. Iôt.	4. Clo.	
	5. Chất kháng sinh.	6. Kim loại nặng.	7. Anđêhit.
Ý đúng là: A. 3. B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 17. [4.2.a4] Đối với vi sinh vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến
	A. hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào.	
	B. tính thấm qua màng và hoạt tính enzim.
	C. sự hình thành bào tử sinh sản.	
	D. tốc độ sinh trưởng của tế bào.
Câu 18. [4.2.a4] Các tia tử ngoại có tác dụng
	A. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
	B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
	C. gây co nguyên sinh làm vi sinh vật không phân chia được.
 D. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Câu 19. [4.2.b2] Vôi bột có thể tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trong chuồng trại chăn nuôi vì
	A. tạo môi trường kiềm.	B. tạo môi trường axit.	
	C. tạo môi trường khô ráo.	D. khử mùi hôi của phân.
Câu 20. [4.2.b2] Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì
	A. vi khuẩn lactic trong sữa tạo ra môi trường axit ức chế vi khuẩn gây bệnh.
	B. sữa không phải là môi trường sống của vi khuẩn gây bệnh.
	C. khả năng cạnh tranh của vi khuẩn gây bệnh kém hơn vi khuẩn lactic trong sữa chua.	
	D. vi khuẩn lactic trong sữa chua tiết ra kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh.
Câu 21. [4.2.b2] Khi muối chua rau quả nếu muốn để được lâu người ta thường cho nhiều muối nhằm
A. thay đổi pH của môi trường đề ức chế vi sinh vật tạp nhiễm.	
B. thay đổi áp suất thẩm thấu để ức chế vi sinh vật tạp nhiễm.
C. cung cấp dinh dưỡng để vi sinh vật phát triển.	
D. cung cấp nhân tố sinh trưởng để vi sinh vật phát triển.
Câu 22. [4.2.b2] Rau củ quả muối chua sẽ để được lâu vì
A. vi khuẩn lactic đã sử dụng hết chất dinh dưỡng.
B. môi trường axit đã ức chế sự sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật khác.
C. môi trường bazơ đã ức chế sự sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật khác.
D. thường được bảo quản kín trong chai lọ.
Câu 23. [4.2.b2] Thức ăn có thể bảo quản một thời gian dài trong tủ lạnh vì nhiệt độ trong tủ lạnh
A. tiêu diệt hết các vi sinh vật.	
B. làm đông cứng thức ăn của vi sinh vật. 
C. phá vỡ bào tử của vi sinh vật.
D. ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
V. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1. [V.5.1.3] Virut có những dạng hình thái nào?
A. Xoắn, khối, hỗn hợp.	B. Que, khối, hỗn hợp.	
C. Xoắn, khối, đa diện.	D. Xoắn, que, hỗn hợp.
Câu 2. [V.5.2.3] Ý nào sau đây đúng khi nói về HIV?
A. Là virut gây miễn dịch ở người.	B. Là hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người.
C. Là vi sinh vật gây bệnh cơ hội.	D. Là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
Câu 3. [V.5.3.1] Phagơ là virut kí sinh ở
A. thực vật.	B. động vật.	C. vi khuẩn.	D. con người.
Câu 4. [V.5.4.3] Những bệnh truyền nhiễm nào sau đây do virut gây ra?
A. Viêm phổi, viêm gan B, viêm đường tiết niệu.
B. Viêm màng não, bệnh SARS, đậu mùa.
C. Viêm đường tiết niệu, đậu mùa, bệnh dại.
D. Viêm dạ dày, quai bị, viêm đường tiết niệu.
Câu 5. [V.5.1.7] Hệ gen của virut khác vi khuẩn ở điểm nào?
A. Virut chỉ chứa ADN, vi khuẩn chứa cả ADN và ARN.
B. Virut chỉ chứa ARN, vi khuẩn chứa cả ADN và ARN.
C. Virut chỉ chứa ADN hoặc ARN, vi khuẩn chứa cả ADN và ARN.
D. Virut chỉ chứa cả ADN và ARN, vi khuẩn chỉ chứa ADN hoặc ARN.
Câu 6. [V.5.2.1] Trong giai đoạn hấp phụ, quá trình nhân lên của virut cần điều kiện gì?
A. Virut phải sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ.
B. Gai glicôprôtêin của virut phải đặc hiệu với bề mặt tế bào chủ.
C. Virut cần phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào trong.
D. Virut phải sử dụng enzim riêng để phá vỡ được thành tế bào.
Câu 7. [V.5.1.1] Điều nào sau đây đúng khi nói về virút?
A. Là dạng sống đơn giản nhất. 
B. Là dạng sống không có cấu tạo tế bào.
C. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nucleic. 
D. cả a, b, c đều đúng. 
Câu 8. [V.5.2.7] Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV. 
B. Bắt tay qua giao tiếp.
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV. 
D. Tất cả các hoạt động trên. 
Câu 9. [V.5.1.1] Đặc điểm chủ yếu của của virut?
A. Thực thể sống không có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ (nanomet), cấu tạo đơn giản, kí sinh nội bào bắt buộc.
B. Thực thể sống có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ (nanomet), cấu tạo đơn giản, kí sinh.
C.Thực thể sống có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ (micromet), cấu tạo đơn giản.
D.Thực thể sống không có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ (nm), cấu tạo đơn giản, hoại sinh.
Câu 10. [V.5.1.2] : Cấu tạo chung của virut gồm các thành phần?
A. Lõi + vỏ protein + vỏ ngoài.
B. Lõi + nuclêôcapsit.
C. Lõi + vỏ protein.
D. Lõi + vỏ protein + gai glicoprotein. 
Câu 11. [V.5.1.6] Đặc điểm hình thái của virut có cấu trúc xoắn?
A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều.
 B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
 C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn.
 D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có phần đuôi mới có capsome.
Câu 12: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật.
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh.
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut.
Câu 13. [V.5.3.3] Điều nào sau đây là đúng về vai trò của chế phẩm virut trừ sâu?
A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut.
B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut.
C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu.
D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut.
Câu 14. [V.5.4.1]  Bệnh truyền nhiễm là
A. bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác
B. bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
C. bệnh do vi sinh vật gây nên
D. Cả A, B và C
Câu 15. [V.5.2.7] Bệnh HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con theo con đường?
A. Truyền dọc, do động vật trung gian mang virut HIV từ mẹ truyền sang con.
B. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang thai qua nhau thai.
C. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang con qua sữa mẹ hoặc do tác động gì đó khi mẹ sinh con.
D. Cả A, B và C
Câu 16. [V.5.4.1] Miễn dịch là?
A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác.
B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh.
D. Cả A, B và C.
Câu 17. [V.5.2.5] Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào đúng với miễn dịch đặc hiệu?
1. Mang tính bẩm sinh. 2. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. 3. Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. 4. Sản xuất ra kháng thể.
A. 1, 2. B.1, 3. C. 2, 4. D. 3, 4.
Câu 18. [V.5.3.4] Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây?
A. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào.
B. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
C. Qua dung hợp tế bào.
D. Qua vết xước trên cơ thể thực vật.
Câu 19. [V.5.1.4] Thứ tự đúng các giai đoạn trong chu trinh nhân lên của virut?
A. Hấp phụà Xâm nhậpà Sinh tổng hợpà Lắp rápà Phóng thích.
B. Hấp phụà Sinh tổng hợp à Xâm nhập à Lắp rápà Phóng thích.
C. Hấp phụà Xâm nhậpà Lắp ráp à Sinh tổng hợp à Phóng thích.
D. Hấp phụà Phóng thíchà Xâm nhậpà Sinh tổng hợpà Lắp ráp. 
II.TỰ LUẬN( 2 CÂU- 2 ĐIỂM)
1. [4.1.c1] Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
2. [4.1.c2] Giải thích sự sinh trưởng của vi sinh vật trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.
3. [4.1.d1] Thời gian thế hệ của một loài vi sinh vật là 20 phút. Tính số tế bào trong quần thể trong các trường hợp sau:
	a. Quần thể ban đầu có 5.104 tế bào, nuôi cấy trong 1 giờ.
	b. Quần thể ban đầu có 6.103 tế bào, nuôi cấy trong 1 ngày.
4. [4.2.d1] Vì sao đồ hộp hoặc thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, dù đã được đun sôi vẫn có thể bị nhiễm độc?
5. [4.2.d1] Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
6. [4.2.d1] Vì sao khi làm sữa chua, ta phải ủ ấm còn khi sữa đã chua thì cần bảo quản trong tủ lạnh?
7. [4.2.d1] Với hiểu biết về vi sinh vật, bản thân em cần làm gì để hạn chế vi sinh gây bệnh và phát triển vi sinh vật có lợi trên cơ thể. (ít nhất 4 biện pháp)
8. [4.2.d1] Khi trời nắng to, người ta đem phơi lương thực (thóc, ngô, đậu), có tác dụng gì?
9. [4.2.d1] Vì sao dưa muối chua thì để được lâu hơn rau củ tươi?
10. [4.2.d1] Vì sao các loại mứt để được rất lâu?
11. [4.2.d1] Vì sao thịt cá mua về mà chưa kịp chế biến ngay thì nên rửa sạch, ướp mắm muối?
12. [4.2.d1] Xà phòng có diệt khuẩn không? Rửa tay xà phòng có tác dụng gì?
13. [V.5.1.10] Giải thích tại sao virus SARS-CoV-2 lại có thể gây nên đại dịch Covid 19 như hiện nay?
14. [V.5.1.9] Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng A với prôtêin của chủng B thì chủng virut lai sẽ có dạng như thế nào? 
Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
15. [V.5.1.8] Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn không? Vì sao?

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_lop_10_nam_hoc_2020_2021.docx